Người dũng cảm ăn con cua này nhất định phải là một cô nương nhà lành. Hơn nữa còn là người không liên quan tới rạp hát thì mới có tính thuyết phục. A Hạnh đã từng nghĩ đi thuyết phục một vài cô nương đến xem kịch, nhưng nghĩ kỹ thì lại thấy không ổn. Nếu làm như vậy chỉ sợ gia đình các nàng ấy sẽ tranh cãi, đối với họ mà nói là điều chẳng tốt đẹp gì. Dù sao ở cái thế giới này, nam nhân luôn chiếm vị trí chủ đạo trong gia đình, trừ phi có thể khiến bọn họ đồng ý, nếu không thì việc để nữ nhân đi xem kịch là chuyện rất khó. Hơn nữa, rạp hát quá chủ động cũng sẽ khiến mọi người phẫn nộ. Làm lòng người bất mãn với Thính Tùng mà ảnh hưởng đến việc làm ăn, đó không phải là chuyện tốt. Cho nên đứng ở góc độ rạp hát mà nói, có thể làm thì cũng đã làm rồi, giờ chỉ có thể chờ thôi.
Thời gian trôi qua từng ngày, buổi diễn buổi chiều dành riêng cho nữ tử vẫn không có ai đến. Tất cả mọi người trong rạp hát đều không ôm hy vọng với chuyện này, dù sao cũng là biểu diễn miễn phí, mọi người không để trong lòng. Thậm chí còn cho là A Hạnh đang làm việc mù quáng, nhưng vì nàng là chủ rạp hơn nữa lại được mọi người kính trọng hết mực, nên mặc dù không hiểu ý nghĩa việc nàng làm nhưng vẫn hợp tác. Nhưng thời gian dần trôi qua, tất cả mọi người đều nghĩ đây là một quyết định sai lầm của A Hạnh, đương nhiên cũng không ai trách móc nàng.
A Hạnh cũng từ từ coi nhẹ chuyện này, nàng đã cố hết sức, nếu như mọi người không thể chấp nhận thì nàng cũng không còn cách nào khác. Nàng không thể lấy sức một người để chống lại quy tắc hàng trăm ngàn năm qua. Muốn thì nàng vẫn muốn nhưng kết quả thế nào thì nàng không quyết định được.
Nhưng dù sao xuất chiếu buổi chiều nàng vẫn để lại, nàng tin tưởng đợi một thời gian nữa. Một năm hoặc mười năm, cũng có thể lâu hơn nhưng nàng biết là sẽ có một ngày, nữ nhân có thể bước vào rạp xem kịch.
Nhưng mà khi mọi người sắp quên mất chuyện này thì vào một buổi chiều, có gã sai vặt báo lại A Hạnh rằng có một nữ nhân muốn xem kịch miễn phí, tuy nhiên lại không có phiếu giảm giá, hỏi nàng nên làm gì bây giờ? Đôi mắt A Hạnh sáng lên, nghĩ thầm, người dám ăn cua đã tới! Mang theo vui mừng, nàng cùng gã sai vặt ra đại sảnh, nàng muốn nhìn xem người dám ăn con cua này là nữ nhân như thế nào.
A Hạnh đến sảnh kịch, thấy có một nam nhân và một nữ nhân trẻ, nam nhân đó đang cõng một bà lão lớn tuổi. Nam nhân tuổi chừng hai mươi, quần áo cũ rách, nữ nhân trẻ bên cạnh hắn áo vải cũng đã sờn, nhìn bộ dáng có vẻ tương đối bần hàn. Mấy gã sai vặt đang nói gì đó với bọn họ, nam tử vẫn luôn cúi đầu, vẻ mặt hèn mọi khẩn cầu.
A Hạnh đi đến, nói với những gã sai vặt đó: "Sao không cho họ vào?"
"A Hạnh cô nương, bọn họ không có phiếu giảm giá."
Nam tử kia thấy nhân viên nói chuyện với A Hạnh tỏ ra cung kính thì lập tức biết A Hạnh là người có thể quyết định, vội vàng quay sang A Hạnh, nói: "Cô nương! Nhà chúng ta nghèo, không thể đến xem kịch nói cho nên không có phiếu giảm giá. Mẫu thân ta biết tin Thính Tùng có biểu diễn miễn phí nhưng mà ta lại sợ người khác chê cười nên không chịu cho bà đi. Bây giờ mẫu thân ta nhiễm phong hàn, bệnh tình càng ngày càng nghiêm trọng, cũng không biết có thể kéo dài bao lâu, mỗi ngày bà đều nhắc chuyện đi xem kịch. Đều tại ta là đứa con bất hiếu, lúc bà còn khỏe lại không cho bà đi. Bây giờ ta chẳngsợ người đời nói gì cả, chỉ cần có thể thoả mãn ý nguyện trước khi chết của bà là được. Cô nương, coi như người mở lòng thương xót, xin hãy giúp ta lần này, để mẫu thân ta không còn tiếc nuối nữa. Van xin cô nương!"
Lời nói của nam nhân kia tha thiết, đôi mắt lúc nói chuyện đã ngấn lệ, vẻ mặt hối hận. Sau khi hắn nói xong, thấy A Hạnh không lên tiếng, hai đầu gối nhẹ chùng xuống, muốn quỳ trước A Hạnh.
A Hạnh hoảng sợ, liền vội vàng tiến lên ngăn hắn lại, không cho hắn quỳ xuống,nói: "Vị đại ca này, ngươi làm thế là muốn giết ta đấy. Thính Tùng chúng ta có biểu diễn riêng cho nữ nhân. Đã là miễn phí thì có phiếu hay không đâu quan trọng gì, các ngươi vào đi!" Nói xong nàng xoay người, bảo gã sai vặt chạy vào thông báo cho đào hát.
Gã sai vặt lưỡng lự: "Vì một hai người mà mở kịch sao?" Thật lãng phí mà.
A Hạnh nói rất nghiêm túc: "Chỉ cần có người đến xem, bất kể là bao nhiêu người, đều phải mở kịch như thường!" Gã sai vặt thấy vẻ mặt nàng nghiêm túc, đành phải làm theo lời nàng, chạy vào báo với tổ kịch.
Nam nhân kia cảm động không thôi, giọng nói nghẹn ngào, cúi đầu cảm tạ không ngừng "Cảm ơn cô nương, cảm ơn cô nương. Ngươi tốt như vậy, kiếp sau tại hạ cắn rơm cắn cỏ báo đáp cô nương."
A Hạnh bảo hắn đỡ mẫu thân ra ghế, sắc mặt bà tái nhợt. Hơi thở không ổn định, thân thể gầy gò, nhìn thấy đã biết bệnh khá nghiêm trọng. Bà nhìn A Hạnh, đôi môi khẽ run run, nói mấy lời không ra hơi, A Hạnh không nghe rõ, con trai bà cúi xuống đưa tai sát gần miệng bà để nghe, xong quay đầu lại nói: "Cô nương, mẫu thân ta cảm ơn người, nói là không ngờ rằng đời này còn có thể xem kịch..." Hắn nói xong nước mắt đã lăn xuống, vội vàng lấy tay áo lau nước mắt. Nữ tử bên cạnh cũng nhẹ nhàng khóc.
Trong lòng A Hạnh buồn bã, nữ nhân thể giới này thật khổ, nàng xoay người gọi gã sai vặt mang một bình trà nóng lên, lấy thêm một cái chăn bông sạch sẽ, đệm ở sau lưng bà cho thoải mái một chút. Nàng tỉ mỉ chăm sốc khiến hai vợ chồng nam nhân cảm kích vô cùng, hận không thể quỳ gối dập đầu để tỏ rõ tấm lòng.
Không quá một tuần trà, tiếng chiêng đã vang lên, kịch nói sắp bắt đầu.
Vẻ mặt A Hạnh khó xử nói với người nam nhân kia: "Vị đại ca, buổi diễn này dành riêng cho nữ tử, không thể để cho nam tử vào đây. Ta cũng biết người muốn chăm sóc mẫu thân nhưng mà đây là quy định của chúng ta, không thể có ưu tiên. Ngươi yên tâm, ta và nương tử ngươi nhất định sẽ trông nom mẫu thân ngươi thật tốt!"
Mẫu thân có thể xem kịch nói, thoả mãn tâm nguyện của bà trước khi chết, nam tử kia đã rất thoả mãn. Hơn nữa trong lời nói của A Hạnh không hề có một chút gì coi thường hắn, điều này làm hắn càng cảm động hơn, làm sao có thể làm khó A Hạnh? Hắn nói với nương tử mình vài câu, rồi đi ra chờ ở bên ngoài.
Tuồng kịch bắt đầu, lão thái thái rất chăm chú xem, khuôn mặt luôn nở nụ cười, trong ánh mắt khôi phục một ít thần thái. Mà A Hạnh và nữ tử trẻ tuổi kia tán gẫu mới niết được nam tử kia vẫn là một người đọc sách nhưng đợt thi vừa rồi không đỗ, lại khôngcó bản lĩnh kiếm sống nên cuộc sống mới vất vả. Lão thái thái cũng vì không có bạc nên mới không mời đại phu chữabệnh được, bệnh càng ngày càng nặng.
A Hạnh nghe càng cảm thông, lấy bạc từ trong ngực, đếm ra khoảng năm lượng rồi nhét vào tay nữ tử, nói: "Xuất diễn buổi chiều dành riêng cho nữ tử đã có lâu như vậy, các ngươi là những vị khách đầu tiên. Coi như đây là duyên phận, ở đây có ít bạc, ngươi cầm lấy, đi mời đại phu xem bệnh cho lão phu nhân, còn bao nhiêu thì mua đồ bồi bổ thân thể cho lão phu nhân. Ta thấy bà chỉ là bị cảm lạnh, mời được đại phu là sẽ tốt lên!" Năm lượng này đối với A Hạnh mà nói chỉ là chút lòng thành. Hôm nay gặp chuyện này, dùng chút tiền có thể cứu một mạng người là chuyện hoàn toàn không cần tính toán.
poke taitro
Nữ tử trẻ tuổi cảm động không biết nên nói gì cho phải, chỉ biết cầm lấy hai tay A Hạnh mà khóc. Lão thái thái cũng lệ hai hàng.
Kịch nói kết thúc, A Hạnh đi khỏi sảnh. Nàng sợ nếu nam nhân kia biết nàng tặng ngân lượng sẽ quỳ gối dập đầu mất. Da mặt nàng mỏng, không chịu nổi lễ lớn như vậy nên thừa dịp đã đi khỏi.
Nam nhân kia lúc vào đón mẫu thân, biết chuyện A Hạnh tặng bạc, ngay lập tức quỳ gối dập đầu ba cái về hướng nàng đi. A Hạnh sau khi biết thì thầm cảm thấy may mắn là nàng đã đi trước!
Sau khi ra về, nam nhân kia đã dùng bạc A Hạnh tặng đi chữa bệnh cho mẫu thân. Hắn là người con có hiếu, mẫu thân khỏi hẳn bệnh nên hắn vô cùng mừng rỡ. Hắn lập tức tuyên truyền người xung quanh về sự nhân từ thiện lương của A Hạnh, cũng nói về cái nhìn của bản thân về việc nữ nhân đi xem kịch. Nói với người xung quanh: "May mà ta để cho mẫu thân đi xem kịch nói, bằng không sẽ tạo thành tiếc nuối cả đời của ta. Tất cả vị huynh đệ, các ngươi thừa dịp thân thể mẫu thân còn tốt, hãy để cho họ đi rạp hát xem kịch đi, thừa dịp Thính Tùng bây giờ vẫn còn miễn phí! Trăm họ chữ hiếu đầu tiên, đừng giống như ta, mãi đến khi mẫu thân bệnh nặng mới thấy hối hận!"
Mà lão thái thái sau khi khỏi bệnh cũng mặt mày hớn hở, vung tay múa chân với bạn bè xung quanh, bà kể về Tây Du Ký, cuối cùng nói: "Chúng ta đều gần đất xa trời rồi, còn có gì phải băn khoăn, không đi rạp hát xem kịch chính là uổng một kiếp làm người! Các ngươi cũng đi xem đi, không nên bỏ qua cơ hội như này! Còn nữa, bên trong đó có một cô nương dung mạo như Bồ Tát sống. Ta chính vì dính tiên khí của nàng, có khi được sống lâu trăm tuổi."
Mọi người đều suy nghĩ về lời nói của bà, trong đó có một người do dự: "Chỉ sợ con của ta không chịu!" Lão nhân đều dựa vào nhi tử, già rồi ít nhiều cũng phải nể mặt mấy đứa con.
Lão thái thái hừ một tiếng, nói: "Hắn dám phản đối, ngươi liền mắng hắn. Mắng hắn bất hiếu, nếu hắn dám tỏ thái độ khó chịu với ngươi thì hãy nói với chúng ta biết. Để cho mọi người biết hắn là người bất hiếu!" Cái thế giới này rất nặng hiếu đạo, bất hiếu sẽ bị đánh bằng roi.
Vừa nói xong, mọi người ai cũng động lòng, sống cả đời rồi, người nào không muốn đi xem kịch, mà nhi tử không cần bỏ tiền. Mọi người tụ cùng một chỗ to nhỏ bàn luận ngày nào cùng nhau đi.
Mẫu thân đòi đi xem kịch không thể so sánh với con hay nương tử, mấy người kia còn có thể mắng, có thể bỏ. Nhưng mẫu thân thì phạt không được, mắng chửi cũng không được. Nói nặng một chút thì nước mắt nước mũi lập tức tuôn ra rồi chửi mình bất hiếu, khiến các đại nam nhân rất đau đầu. Nghĩ đến Thính Tùng đâu cần tiền của mình, cộng thêm Thượng Trương tú tài (nam tử từng đưa mẫu thân đi xem kịch) luôn ở bên cạnh thuyết phục bọn hắn, cuối cùng cũng đành phải bất đắc dĩ đáp ứng. Cũng may mẫu thân mọi người cùng đi, người này không dám chê người kia.
Cứ như vậy, một ngày trước khi Thẩm Nguyên Phong trở về, buổi diễn miễn phí dành riêng cho nữ tử của A Hạnh mở xuất diễn nghênh đón nhóm khách thứ hai, tổng cộng mười mấy người, có lão thái thái lần trước đến dẫn đầu, xem ra mọi người đều ở cùng một khu.
Vở kịch cũ, nhưng các lão thái thái xem lại vô cùng hưng phấn. Thế mới biết đến xem kịch là chuyện thú vị thế nào, chẳng trách những nam nhân kia chi tiền đến xem. Mà bọn họ lại có thể khi còn sống đi xem kịch, cả đời này coi như không uổng phí! Rạp hát Thính Tùng lại còn diễn kịch không lấy tiền, trong lòng mọi người đều rất cảm kích.