Ám Thị

Chương 60: Được cứu rỗi (2)




"Cầu mong sao cho em không được yên nghỉ chừng nào tôi còn sống! Em nói tôi đã gϊếŧ em - vậy thì hãy ám tôi đi! Những người bị gϊếŧ thường ám kẻ gϊếŧ mình, tôi tin thế. Tôi biết là xưa nay ma vẫn lang thang trên cõi trần. Hãy luôn ở bên tôi - dưới bất kỳ hình thức nào - hãy làm tôi phát điên! Có điều là đừng bỏ mặc tôi trong cái vực thẳm này, nơi tôi không thể tìm ra em! Ôi, lạy Chúa! Nói sao nên lời! Tôi không thể sống thiếu cuộc đời của tôi! Tôi không thể sống thiếu hồn của tôi!"
Đồi gió hú | Emily Brontë
---
Mạc Kỳ Yến trong cơn mơ thấy mình đã gϊếŧ Tần Y Lạc. Cô mơ thấy đôi tay mình ôm chặt lấy thi thể lạnh tanh của đối phương gào khóc. Tâm can cô đau đớn đến mức tưởng có thể chết theo người kia. Giật tỉnh khỏi giấc mơ, Mạc Kỳ Yến liên tục thở dốc. Cô đã ngủ thϊếp trong chính xe hơi của mình, đầu gục trên vô lăng, nhìn đồng hồ trong xe, cô chỉ mới thϊếp đi tầm nửa tiếng. Sau lần chung đụng với Tần Y Lạc cô không còn muốn trở về nữa. Đoạn tình cảm này thật sự đã gây tổn thương cho Mạc Kỳ Yến rất nhiều, yêu một người, bị người đó liên tục cự tuyệt. Một ai đó đã nói để yêu cũng cần phải biết gϊếŧ - tình cảm như thế có phải quá cực đoan? Mạc Kỳ Yến đứng trước Tần Y Lạc tựa như cả tâm tư đều bộc lộ, nhưng Tần Y Lạc mãi vẫn như một quyển sách đóng mà cô chỉ có thể nhìn bìa sách. Xin đừng bỏ mặc tôi trong vực thẳm này... Mạc Kỳ Yến trong đầu chợt nghĩ, nhìn bên ngoài cô rất điềm tĩnh nhưng trong lòng đang gào thét dữ dội. Còn nhớ khi bắt đầu vụ án, Mạc Kỳ Yến như đã hụt chân rơi xuống vực, lúc đó Tần Y Lạc nói sẽ cùng cô giải quyết vụ án. Tuy ngoài mặt không biểu lộ nhưng thực tâm cô đã rất vui. Lần đầu tiên Mạc Kỳ Yến hiểu cảm giác có người kéo lại khi chuẩn bị rơi là thế nào. Nhưng bây giờ thì sao? Lần nữa Tần Y Lạc lại cự tuyệt cô.
Trong thế giới của Mạc Kỳ Yến luôn có một con thuyền được thả neo ở biển, cái neo đó giữ cho cô không phải sa ngã. Nhưng từ khi tiếp xúc với Tần Y Lạc chiếc neo đó đã không còn vững vàng nữa, Tần Y Lạc có lúc khiến cô cảm thấy được yêu thương, có lúc lại lạnh lùng đẩy cô đi thật xa. Mạc Kỳ Yến vẫn còn nhớ những lúc cùng Tần Y Lạc nói về sách, những cuốn tiểu thuyết tưởng chừng chẳng còn mấy ai đọc thế nhưng họ lại đồng điệu nói đủ thứ về nó. Mạc Kỳ Yến vẫn nhớ lần Tần Y Lạc làm bửa sáng cho cô. Thật ra đã từ rất lâu rồi Mạc Kỳ Yến chưa được ăn đồ ăn từ ai khác nấu tại nhà như vậy. Tần Y Lạc có thể gọi là người đầu tiên. Nhưng rồi cũng chính Tần Y Lạc đẩy con thuyền là cô ra tận biển đầy giông tố. Là người năm lần bảy lược đẩy cô ra thật xa.
T
hật sự rất đau lòng...
Người đầu tôi gϊếŧ là anh trai của mình.
Lời này của Tần Y Lạc vô thức lại vang lên trong tâm trí Mạc Kỳ Yến. Cô có thể đoán Tần Y Lạc là một nạn nhân bị xâm hại bởi chính người thân trong gia đình mình. Sự tổn thương trầm trọng đó của tuổi thơ đã khiến Tần Y Lạc biến chất thành một sát nhân. Nghĩ đến đây lòng Mạc Kỳ Yến lại dâng lên sự đau đớn, cô tưởng tượng hình ảnh một Tần Y Lạc còn rất nhỏ phải bị đày đọa, phải khóc trong sợ hãi. Giá như tôi có thể ôm em lúc đó. Mạc Kỳ Yến thầm nghĩ.
Hóa ra cảm giác khi yêu một ai đó là vì quá khứ bất hạnh của họ mà phẫn uất, lại vừa trách bản thân vô dụng vì chẳng thể xóa nhòa đi sự đau đớn đó. Làm sao Mạc Kỳ Yến có thể thay đổi quá khứ của Tần Y Lạc, cô chỉ có thể chấp nhận sự tổn thương và hậu quả của nó. Và trong khoảnh khắc cô đã chọn chấp nhận con người thật của Tần Y Lạc. Nhưng khi tổn thương quá lớn người ta chỉ muốn cự tuyệt khi được yêu thương. Mạc Kỳ Yến tiến một bước, Tần Y Lạc sẽ lùi hai bước.
Mạc Kỳ Yến lặng người ngã vào ghế, cô hiểu rõ tình cảm của bản thân dành cho đối phương, càng đau đớn vì đối phương chính là càng yêu. Có phải chăng tình yêu của họ cũng đi đến hồi kết như Heathcliff phải đào mộ để ôm xác của Catherine... Dằn vặt dày vò nhau đến một sống một còn ư? Liệu Mạc Kỳ Yến có cam tâm tình nguyện để Tần Y Lạc làm tổn thương mãi như vậy? Câu trả lời là có. Cô yêu Tần Y Lạc đến sắp mất đi chính bản thân mình rồi. Mạc Kỳ Yến lúc nhỏ bị chính cha ruột bạo hành, mẹ cô biết điều đó nhưng lại thờ ơ cho qua. Mạc Kỳ Yến vẫn nhớ lúc đó Mạc Thái Long từng nói nếu cô ngoan ngoãn để hắn đánh, hắn sẽ không đụng vào Mạc Kỳ Hạ. Bây giờ nghĩ lại cổ họng của Mạc Kỳ Yến chỉ muốn nôn mửa. Có phải vì quá khứ mất đi tình thương nên cô liên tục vào bám đoạn tình cảm của Tần Y Lạc để tìm mục đích sống?
Cô rời khỏi Mạc gia vì chính sự căm ghét của cha ruột. Giữa cô và em gái mình dường như là hai hình ảnh đối lập. Một Mạc Kỳ Hạ luôn khoác lên mình những bộ đồ đắt tiền nhất, khí chất cao ngạo nhất. Còn Mạc Kỳ Yến là sự điềm đạm, quá trầm lắng. Sự tổn thương bên trong quá nhiều khiến cô tự bao bọc bản thân bằng vẻ ngoài khó gần gũi. Rồi Tần Y Lạc đã xuất hiện, Tần Y Lạc chưa một lần hỏi về quá khứ của cô nhưng luôn xoa dịu tổn thương của cô. Hai người họ gắn kết nhau không phải vì những cuộc vui đùa mà chính vì có thể im lặng bên nhau. Tổn thương gắn kết tổn thương. Những cử chỉ nhỏ bé chất đầy quan tâm, chính vì thế mà Mạc Kỳ Yến luôn tin rằng Tần Y Lạc có tình cảm với cô chỉ là chính Tần Y Lạc ngăn cản bản thân đến bên cô. Suy cho cùng Tần Y Lạc có muôn phần biếи ŧɦái đến đâu Mạc Kỳ Yến chưa hề chứng kiến, nếu Mạc Kỳ Yến biết được liệu có cảm thấy ghê tởm Tần Y Lạc. Đôi khi giữ cho nhau một khoảng cách lại chính là bảo vệ cho nhau khỏi sự tổn thương.
Giống như Heathcliff và Catherine, vì quá yêu điên cuồng mà trở nên tự hủy hoại. Nếu gϊếŧ đi một người, người đó còn ở bên ta dưới hình thức nào ngoài là hồn ma? Nhưng có khi hồn ma chỉ là một ảo giác của tâm trí. Mạc Kỳ Yến thở hắt ra, cô đang nghĩ cái gì vậy... Cô không thể sa vào những suy nghĩ tiêu cực như thế. Điều mà cô thích nhất ở Tần Y Lạc không phải là nhìn thấy đối phương đau đớn, cô muốn Tần Y Lạc luôn vui vẻ, cô muốn trông thấy nụ cười thật lòng từ đối phương.
Thậm chí là cười giễu cợt cô cũng được. Cô muốn được một lần mù quáng vì ai đó. Muốn thấy ai đó vui thì phải chịu được nỗi buồn của họ. Nếu muốn bên cạnh Tần Y Lạc phải chấp nhận được sự tổn thương do cô ấy gây ra.
Tần Y lạc không hoàn hảo, Mạc Kỳ Yến cũng thế. Chúng ta được sinh ra và trưởng thành bởi sự tổn thương.
-----
Tần Y Lạc đứng ở bếp, đầy những lọ gia vị.
Để chế biến lưỡi cần lưu ý về mùi hôi từ lưỡi, khử mùi tanh từ lưỡi. Hoa hồi, quế, tỏi,.. những gia vị lý tưởng để dùng cho việc sơ chế. Người sành ăn lưỡi hẳn sẽ thích nhất là lưỡi nướng hoặc luộc với một nguyên liệu rau củ đơn giải như nấm, thưởng thức nguyên liệu đạm này một cách tinh khôi nhất.
Tần Y Lạc đặt một chiếc đĩa than từ vở Karmen Gei của Joseph Gaï Ramaka, ngón tay cô nhẹ nhàng cầm lấy lưỡi, rửa sạch bằng nước rồi dùng khăn lông trắng thấm nước đặt vào dĩa. Tần Y Lạc vẫn mặc một chiếc sơ mi trắng, mang tạp dề ngang hông, mái tóc dài được buộc phía sau. Khiến cô vừa đẹp đẽ vừa đáng sợ, gương mặt ánh lên nụ cười như thường lệ. Cô vừa có chút tận hưởng theo điệu opera, vừa rửa đi vết máu trên con dao. Mọi thứ dễ ra theo một nhịp điệu chậm rãi, từ tốn. Tần Y Lạc nhớ lúc nhỏ từng bị ép buộc phải xem một phim tài liệu về trang trại nuôi bò, nơi người ta sẽ gϊếŧ những con đực hàng loạt khi chúng mới sinh ra đời. Cách mà người ta biến việc gϊếŧ mổ thành một công xưởng ra sao. Sự ngược đãi tinh thần trong gia đình đã diễm ra rất nhiều lần. Một luật sư từng nói trên báo, rằng ngược đãi tinh thần cũng nên được xem là ngược đãi trong gia đình. Cho đến bây giờ, cô đã nghe câu đó tận hơn mười năm trước, đến giờ luật pháp vẫn chưa chấp nhận khái niệm đó. Tần Y Lạc bị những thứ đó ám ảnh cả tuổi thơ mình.
Tần Y Lạc thích giai điệu của vở opera, Karmen hay Carmen là một vở bi kịch, kết thúc bằng cái chết của và sự sám hối trên thi thể. Tần Y Lạc tìm những nguyên liệu cần thiết để khử mùi tanh của lưỡi. Sau đó nhẹ nhàng đặt lưỡi vào dĩa, rắc những nguyên liệu cần thiết như quế, tỏi, hoa hồi và một ít muối vào. Vừa làm ngón tay cô vô thức đung đưa theo nhạc. Bài L'amour est un oiseau rebelle của Carmen là tác phẩm kinh điển, người ta có thể nghe nhiều lần trong đời chỉ là không thể biết tên chính xác của nó.
Đông Phương Điểm đang nằm trên bàn phẫu thuật, miệng cô ta còn vương vết máu. Bác sĩ Đông Phương, xưa giờ chỉ có cô ta cầm dao mổ người, bây giờ cũng là nên nếm cảm giác đó. Có những người đáng lẽ phải cứu người thì lại gϊếŧ người, gã bác sĩ Harold Shipman là minh chứng cho việc đừng bao giờ phán đoán qua vẻ ngoài, Đông Phương Điểm cũng vậy. Nhưng chưa từng có ai nghĩ đến để trừng trị cô ta. Pháp luật cần bằng chứng, cảnh sát cần người đến tố giác. Nhưng nạn nhân thì không thể chờ.
Tần Y Lạc đành phải ra tay. Điều đáng lưu ý là cô cần tìm cách để đánh lạc hướng được pháp y, chính là Thuần Dương Thần. Những cuốn sách giáo trình pháp y của Thuần Dương Thần trên kệ cô đều đã đọc hết. Nhưng với Thuần Dương Thần là một người được đào tạo bài bản và có IQ rất cao. Nghề pháp y cần quan sát tốt và một sự logic trong xác định. Thuần Dương Thần có cả hai. Có thể nói cô gái đó sinh ra là để làm một pháp y.
Tần Y Lạc chỉ có thể đánh vào một số thứ, trong đó bao gồm thời gian tử vong. Bởi không có công nghệ sinh học nào có thể xác định chính xác tuyệt đối thời gian chết. Chỉ có con số tương đối. Để xác định một người chết người ta dựa theo ECG, không hô hấp, ngừng tim trong nhiều phút. Sự ngừng tuần hoàn của đáy mắt, những mạch máu võng mạc là một trong những dấu hiệu ngoại quan có thể quan sát. Mắt cũng là cơ quan có thể ước tính thời gian chết, sức căng của nội nhãn cầu dần giảm xuống 0 trong 2 giờ đầu khi chết. Người ta có hẳn tên gọi riêng cho sự hạ nhiệt tử thi là Algor mortis, đồ thị sigmoid. Bởi môi trường là yếu tố rất quan trọng để xác định thời gian tử vong nên pháp y cần phải tinh tường nhìn nhận hiện trường. Một người chết trong nước sẽ hạ nhiệt nhanh hơn trên bờ. Người béo phì và người gầy ốm cũng sẽ có tốc độ hạ nhiệt hoàn toàn khác nhau. Tuyệt đối không chỉ nên nhìn vào sự cứng cơ để kết luận thời gian tử vong. Kể cả viết hoen, còn gọi là Livor mortis cũng có thể đánh lừa, phải phân biệt sự ức đọng máu ở mạch sau khi chết với vết bầm do tác động vật lý. Ngoài ra quan sát bên ngoài tử thi còn có Rigor mortis, tức sự cứng cơ sau khi chết. Khi cạn kiệt adenosine triphosphate và sự tích tụ của lactate, các cơ không thể giải phóng actin-myosin. Các cơ nhỏ sẽ cạn kiệt adenosine triphosphate nhanh hơn, ví như mí mắt. Sự thú vị tiếp theo là hiệu tượng mềm cơ, trong 6 đến 12 tiếng, các enzym phân hủy liên kết với actin, myosin. Gọi là sự mềm cơ thứ phát. Ngoài những yếu tố bên ngoài, pháp y sẽ tiến hành giải phẫu tử thi trong phòng lạnh. Hóa học cũng là một lựa chọn xác định thời gian chết, chất trong dịch ngoại bào ví như nồng độ k+ hay Na+, Cl- ngoại bào, acid lactic, hay thậm chí nồng độ giảm đường. Màng tế bảo kiểm soát chọn lọc các Ion, phân tử hữu cơ thấm qua, giống như một cách cổng cho phép di chuyển của các chất ra và vào của tế bào. Khi chết màng tế bào không còn khả năng này, chính vì điều này dẫn đến gradient nồng độ bằng với máu trong thời gian đầu tử vong.
Tiếp đến là sự phân hủy xác chết, từ giai đoạn tươi, đầy hơi, đến phân hủy, thối rữa. Sự giải phóng từ các tế bào enzym gây ra sự tan rã tế bào và mô. Ngoài ruồi thì đom đóm cũng là côn trùng đầu tiên tìm đến xác chết, vẻ đẹp của đom đóm có khi chính là bắt nguồn từ xác chết. Chúng đẻ trứng tạo nên ấu trùng cho một vòng đời tiếp theo. Ruồi và đom đóm. Tần Y Lạc có thể lợi dụng điều này.
Lúc này thời gian đã tròn 20 phút, Tần Y Lạc mở bếp, nhẹ nhàng đặt lưỡi vào. Một âm thanh vang lên khi thịt tiếp xúc vào chảo nóng. Đến bây giờ việc Tần Y Lạc có ăn thịt người hay không luôn là một thắc mắc trong lòng Mạc Kỳ Yến. Nghĩ đến đây cô lại vô thức nhớ tới đối phương, khi cô buông lời đuổi Mạc Kỳ Yến đi, cô đã thấy được sự tổn thương từ đối phương. Chính Tần Y Lạc cũng tổn thương nhưng có thể làm gì? sau khi vụ án này kết thúc, Tần Y Lạc sẽ bỏ đi thật xa. Cô không muốn chạm mặt Mạc Kỳ Yến nữa. Cô không muốn kết thúc của họ như Heathcliff và Catherine, hay như Carmen. Khi mà những lời yêu thương chỉ có thể nói bên xác chết đối phương. Nhưng nếu có thể, cô thật sự mong Mạc Kỳ Yến hãy gϊếŧ cô đi. Liệu có quá kỳ quái không khi bản thân chỉ muốn chết dưới tay người mình yêu thương. Để yêu cũng cần phải biết gϊếŧ nữa.*
---
*Để yêu cũng cần phải biết gϊếŧ: là câu nói trong Cánh cửa của nhà văn nổi tiếng Szabó Magda.
Nguyên văn:
[...] bởi ta không thể cho họ thứ gì khác để thay thế cuộc sống. Bà nghĩ tôi không yêu Polett, nghĩ tôi thờ ơ khi bà ấy chán đời và muốn quyên sinh? Chỉ có điều để yêu cũng cần phải biết gϊếŧ nữa.
Trong tình huống một người muốn tự sát, và nhân vật chính "không thể cho người khác lý do muốn sống" nên bà tôn trọng ý nguyện tự sát của Polett.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.