Anna Karenina

Chương 31:




Khuôn mặt đầu tiên Anna trông thấy khi về đến nhà là cậu con trai. Mặc cho nữ gia sư phản đối, chú bé cứ chạy vụt xuống thang gác, miệng kêu: "Mẹ! Mẹ!" trong nỗi vui sướng cuống cuồng. Chạy tới bên mẹ chú đu ngay lên cổ.
- Em đó bảo đúng là mẹ mà, - chú reo lên với nữ gia sư. - Em biết mà!
Nhưng con nàng, cũng như ông chồng, gợi cho Anna một cảm giác gần như thất vọng. Nàng đó tưởng tượng con đẹp hơn trong thực tế.
Nàng đành quay trở về thực tại mà vui với đứa con trai vốn chỉ thế thôi, không hơn không kém; tuy nhiên nó thật kháu khỉnh với mớ tóc búp, cặp mắt xanh, đôi chân nhỏ, rắn chắc đi tất thật căng. Anna cảm thấy một niềm vui gần như thể xác khi được nhìn mặt con, được nó vuốt ve, và một an ủi tinh thần khi thấy lại cái nhìn đầy yêu thương trong trắng và tin cậy, và được nghe những câu hỏi ngây thơ của nó.
Anna giở những quà của lũ con Doli gửi cho nó và kể cho nó nghe là ở Moxcva có đứa con gái tên là Tania, và cô bé Tania này biết đọc, lại còn dạy các em trai em gái đọc nữa.
- Thế con không ngoan bằng nó ư? - Xerioja hỏi.
- Với mẹ, thì không ai ngoan hơn con ở trên đời này cả.
- Con biết mà, - Xerioja mỉm cười nói.
Anna chưa kịp uống cà phê thì người nhà đó vào báo có nữ bá tước Lidia đến. Nữ bá tước là một người cao lớn, mặt vàng bủng và bệnh hoạn, đôi mắt đen, đẹp và tư lự. Anna mến bà ta nhưng hôm đó, lần đầu tiên nàng như nhìn thấy tất cả các tật xấu của bà.
- Thế nào, bà chị thân mến, bà chị đó mang được cành ôliu về rồi chứ 1? - nữ bá tước Lidia Ivanovna vưa bước vào phòng đó hỏi ngay.
- Vâng. Xong xuôi cả rồi, nhưng không đến nỗi nghiêm trọng như chúng mình tưởng đâu, - Anna trả lời. - Bà chị dâu 2 tôi thường hay quyết định vội vó quá đó thôi.
Tuy nữ bá tước Lidia Ivanovna hay quan tâm đến tất cả những gì không dính dáng đến mình, nhưng lại có thói quen không bao giờ chịu nghe những điều bà quan tâm; bà ngắt lời Anna.
- Phải, trên đời này, thật có biết bao điều buồn phiền và đau khổ.
Tôi thấy kiệt sức rồi.
- Tại sao thế? - Anna hỏi, cố giấu một nụ cười.
- Tôi bắt đầu chán cái cảnh đi tranh luận vô ích cho chân lý, và thỉnh thoảng tôi hoàn toàn thất vọng. Công cuộc của các bà phước (đây là một tổ chức từ thiện và ái quốc - tôn giáo) lúc đầu thì tốt, nhưng đối với các ông ấy thì không thể nào làm được việc gì, - nữ bá tước Lidia Ivanovna nói thêm, giọng nhẫn nhục mỉa mai. - Họ vớ ngay lấy dự kiến của tôi để bóp méo đi và họ có nhiều lối nhìn thật ti tiện, thật vô nghĩa! Chỉ có hai hay ba người, trong đó có ông chồng chị, là biết được hết tầm quan trọng của công cuộc này, còn những người khác chỉ độc dèm pha. Hôm qua, Pravdin viết thư cho tôi...
Pravdin nổi tiếng là một người chủ trương thuyết liên kết người Xlav, ông ta sống ở nước ngoài. Nữ bá tước Lidia Ivanovna kể lại những điều ông viết trong thư.
Sau đó, bà kể những điều phiền toái và mắc mớ mà công việc của liên hiệp Hội thánh gặp phải, rồi vội vó ra đi vì hôm đó bà còn phải dự họp ở một hội nào đấy và ở uỷ ban Xlav.
"Nhưng trước đây, chị ta đó thế rồi, sao mình không sớm nhận ra điều ấy? Anna tự nhủ. Hay có lẽ hôm nay chị ta bị kích thích thần kinh một cách đặc biệt chăng? Thật cũng nực cười: mục tiêu của chị ta là đức hạnh, chị ta có đạo, thế mà lúc nào cũng nổi nóng, lúc nào cũng có thù địch, mà kẻ thù của chị ta lại là những người có đạo, chỉ lấy đức hạnh làm mục tiêu".
Sau nữ bá tước Lidia Ivanovna, một người bạn gái, vợ một quan chức cao cấp, đến kể cho Anna nghe tất cả các chuyện phiếm trong tỉnh. Alecxei Alecxandrovitr đang ở Bộ. Còn một mình trong lúc đợi bữa ăn chiều, Anna ngồi xem con ăn (nó ăn riêng), thu dọn đồ đạc, xem thư từ chất đống trên bàn và viết thư trả lời.
Nỗi bối rối và hổ thẹn vô cớ nàng cảm thấy trong lúc đi đường hoàn toàn mất hẳn. Trở về hoàn cảnh quen thuộc của cuộc sống riêng, nàng lại thấy mình vững vàng và không có gì đáng chê trách.
Nàng ngạc nhiên nhớ lại tâm trạng của mình hôm trước. "Việc gì đó xảy ra nhỉ? Không có gì cả. Vronxki có nói một câu tầm bậy, mình có thể dễ dàng chấm dứt việc ấy, và mình trả lời anh ta thích đáng rồi. Chẳng cần phải nói lại với chồng chuyện đó nữa, như thế là quan trọng hóa những việc không đáng kể". Nàng nhớ có lần cho chồng biết chuyện một gó thanh niên dưới quyền ông đó buông lời tỏ tình bóng gió với nàng, Alecxei Alecxandrovitr trả lời là một phụ nữ thượng lưu lúc nào cũng có thể gặp những chuyện như vậy, nhưng ông hoàn toàn tin ở sự tế nhị của nàng, và không bao giờ tự cho phép mình ghen tuông, làm thế chỉ nhục cho nàng và cả cho ông. "Vậy thì chẳng việc gì mà phải nói. Vả lại, đội ơn Chúa, mình cũng không có gì để nói kia mà", nàng thầm nhủ.
--- ------ ------ ------ -------
1 ý nói: "bà chị đó hòa giải được đôi bên rồi chứ? ". ở phương Tây, cành ôliu (olivier) tượng trưng cho hòa bình.
2 Belle soeur (tiếng Pháp trong nguyên bản).

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.