Bí Kíp Dưỡng Nhan

Chương 3: Chương 3




10
Ngay khi tôi nghĩ Thanh Thanh đang có một cuộc sống bình dị hạnh phúc thì một mình cô ấy trở về.
Cô ấy quay lại với tâm trạng nhếch nhác và điên loạn, bụng hơi to lên chứng tỏ cô ấy đang mang thai.
Tôi nghe người dân làng bên cạnh nói Đại Dũng đã bỏ Thanh Thanh, ra ngoài làm việc.
Tôi sợ cô ấy bị bố mẹ đánh nên thỉnh thoảng lại lẻn qua nhà hỏi thăm.
Nhưng kỳ lạ là kể từ khi Thanh Thanh trở về, thái độ của bố mẹ cô ấy khác hẳn.
Bọn họ không những không bắt cô ấy làm việc mà còn cho cô ấy ăn ngon.
Có người khuyên bố mẹ Thanh Thanh dẫn cô ấy đi phá thai, nếu không sẽ trì hoãn hạnh phúc cuộc đời cô ấy.
Nhưng lần này bố mẹ Thanh Thanh cũng chỉ đồng ý cho có lệ.
Hôm nay, tôi thấy dì út đến nhà Thanh Thanh.
Tôi trốn dưới bậu cửa sổ nghe rõ cuộc trò chuyện của họ.
Dì út nói: "Chỉ cần đứa bé chào đời, giá cả không thành vấn đề."
Mẹ của Thanh Thanh: "Được được, nó nhất định sẽ sinh được con."
Dì út: "Tôi muốn đứa bé vào thời điểm nó vừa chào đời, không được sớm cũng không được muộn hơn."
...
11
Sau ngày hôm đó, Thanh Thanh thoải mái ở nhà dưỡng thai.
Thỉnh thoảng lại có người đến tận cửa thuyết phục cô ấy phá thai nhưng mẹ của Thanh Thanh lại đuổi người ta ra ngoài.
Dần dần không còn ai quan tâm đến chuyện này nữa, bố mẹ tôi cũng nghiêm cấm tôi đi tìm Thanh Thanh.
Thanh Thanh trông vẫn điên cuồng, còn không chịu gặp tôi.
Tôi thường thấy cô ấy ra ngoài sân tắm nắm với mẹ.
Bà ta vuốt ve bụng cô ấy với nụ cười tham lam trên mặt.
Cảnh tượng hết sức kỳ lạ.
12
Kỳ nghỉ hè năm nay tôi ở nhà.
Bụng của Thanh Thanh đã rất lớn nhưng trông cô ấy ngày càng hốc hác, cứ như đứa bé trong bụng đã hút hết chất dinh dưỡng trong người cô ấy vậy.
Hôm nay bố mẹ và dì út của tôi phải lên thành phố mua đồ nên ra ngoài từ sáng sớm.
Nghe tiếng rao bán kẹo táo bên ngoài, tôi chạy sang phòng bố mẹ để tìm tiền lẻ, nhưng nhìn quanh lại không có đồng tiền nào cả.
Đang định bỏ cuộc, tôi vô tình đá trúng chiếc hộp ở chân giường.
Đó là một chiếc hộp cũ kỹ bám đầy bụi.
Tôi tò mò muốn mở ra xem nhưng nó lại bị khóa.
Bố tôi thường hay cất chìa khóa trong hộp sắt đặt trên bàn cạnh giường ngủ.
Tôi lấy chùm chìa khóa, thử từng chiếc một.
Cuối cùng hộp gõ cũng mở ra, bên trong có một chồng ảnh.
Xem từng tấm ảnh, toàn thân tôi bắt đầu run rẩy.
Mỗi bức ảnh đều là bố mẹ tôi chụp cùng với mỗi đứa trẻ khác nhau.
Tôi chưa từng gặp những đứa trẻ này.
Những tấm ảnh này hoàn toàn không chụp trong cùng một thời đại, thậm chí còn có vài tấm ảnh màu đen trắng.
Trang phục của bố mẹ cũng trải dài từ thời đại này sang thời đại khác, từ sườn xám dài tay đến áo thun quần jeans.
Kỳ lạ hơn là khuôn mặt của bố mẹ hầu như không thay đổi.
Họ sống lâu đến vậy sao?
Tay tôi run rẩy, một nỗi sợ không rõ nguyên nhân bỗng chốc dâng lên.
13
Tôi sợ hãi chạy ra khỏi nhà, đối với tôi mọi thứ xúc quanh lúc này đều như không phải sự thật.
Gặp hàng xóm đi ngang, tôi giả vờ bình tĩnh tiến tới hỏi thăm.
"Ông Lưu, ông biết bố mẹ cháu bao lâu rồi?"
"Cũng nhiều năm rồi, có gì không cô bé?"
"Thế lúc cháu còn nhỏ ông có bế cháu không?"
"Vậy thì không, lúc bố mẹ cháu chuyển đến đây cháu mới hai tuổi."
...
Tôi sợ hãi trốn trong ngõ nhỏ.
Những đứa bé trong ảnh là ai?
Tôi trốn như vậy cho đến khi trời tối, mãi đến khi có hai bóng người đứng trước mặt tôi.
Lúc ngẩng đầu, tôi sợ đến mức run rẩy.
Đó là bố mẹ.
Sắc mặt họ hồng hào, trông vô cùng hạnh phúc.
Thấy tôi ngơ ngác, mẹ vẫy tay trước mặt tôi: "Tiểu Uyển, con tới đây làm gì?"
Tôi cố gắng nở nụ cười: "Không có gì đâu ạ, tại ở nhà chán quá thôi."
Bố mỉm cười kéo tôi về nhà. Ông ấy rất mạnh, tôi cũng không dám vùng vẫy.
Trên đường về, tôi giả vờ ghen tị và hỏi: "Con hâm mộ những người có anh chị em quá. Mẹ, con có anh chị em không?"
Mẹ bật cười: "Con bé ngốc, con là con một của bố mẹ, tìm đâu ra anh chị em cho con?"
Câu trả lời nằm trong dự đoán, tôi không dám hỏi thêm.
Về đến nhà, tôi đi thẳng vào phòng, khóa trái cửa lại.
Những gì tôi nhìn và nghe thấy hôm nay khiến tôi nhận ra rằng bố mẹ đang có bí mật.
Nhưng tôi không đoán được đó là gì.
Đúng lúc này, tay nắm cửa đột nhiên xoay, có người đang mở cửa.
"Tiểu Uyển, sao con lại khóa cửa?"
Là mẹ.
Tôi đứng dậy mở cửa, mẹ đang tươi cười đứng bên ngoài.
Thật kỳ lạ, tâm trạng của họ hôm nay dường như rất tốt.
Mẹ cầm ly sữa đậu nành bốc khói nghi ngút, thì ra đã đến giờ uống sữa.
Nhưng bây giờ tôi không khỏi hoài nghi về ngôi nhà này và không muốn uống nó.
"Mẹ đưa con đi, con để nguội rồi uống."
Tôi đặt ly sữa đậu nành lên tủ đầu giường.
Tắt đèn, nằm xuống, tôi cứ nghĩ đến những tấm ảnh nhưng nghĩ mãi vẫn không ra, cứ trằn trọc lăn đi lăn lại.
Đột nhiên tôi phát hiện có điều không ổn.
Dưới ánh trăng, tôi vẫn có thể loáng thoáng nhìn thấy mọi thứ trong phòng, cánh cửa chưa đóng lại, một đôi mắt đang ở chỗ khe cửa nhìn tôi chằm chằm.
"A!"
Tôi sợ hãi hét lên, vội bật đèn thì thấy mẹ đang ngồi xổm trước cửa, mặt áp sát vào.
"Mẹ, mẹ đang làm gì đấy!" Giọng tôi run run.
Mẹ đứng dậy, mở cử, hướng mắt nhìn ly sữa đậu nành đặt ở đầu giường.
"Tiểu Uyển, uống sữa đi, tốt cho sức khỏe."
Lúc này bố cũng xuất hiện sau lưng mẹ, lặng lẽ nhìn tôi.
Tôi như muốn gục ngã, chỉ biết run rẩy cầm cái ly lên uống một ngụm.
Đó là hương vị quen thuộc, hương vị mà tôi đã uống suốt mười bảy năm.
Thấy tôi uống xong, bố mẹ mới hài lòng rời đi.
Cả đêm đó tôi không ngủ.
Sáng sớm hôm sau, bố mẹ lên núi, nói rằng phải đi giúp dì.
Tôi bàng hoàng bước ra khỏi nhà, mơ mơ màng màng đến nhà trưởng thôn.
Trưởng thôn sinh ra và lớn lên ở đây, có lẽ ông ấy biết được điều gì đó.
Vừa bước vào, tôi đã thấy trưởng thôn đang dùng báo cũ để dán tường.
Tôi chạy tới để giúp đỡ thì thấy trên báo có thông báo tìm người mất tích cùng hình ảnh của những đứa trẻ và thông tin liên lạc của phụ huynh các em.
Khi nhìn rõ những bức ảnh kia, tôi liền rùng mình.
Tôi đã từng nhìn thấy những đứa trẻ này trong những tấm ảnh ở phòng bố mẹ.
Nhìn lại ngày tháng trên tờ báo, hóa ra đó là một tờ báo cũ từ ba mươi lăm năm trước.
Làm sao một đứa bé mất tích cách đây ba mươi lăm năm có thể chụp chung với bố mẹ tôi?
Nhân lúc trưởng thôn không để ý, tôi lén xé bức ảnh trên tờ báo.
Bây giờ bố mẹ đang không ở nhà, tôi phải về xác nhận xem hai đứa bé có phải cùng một người hay không.
Tôi dễ dàng đến phòng bố mẹ, mở chiếc hộp gỗ kia ra.
Ghép hai bức ảnh lại, khuôn mặt của hai đứa trẻ dần chồng lên nhau, chỉ có điều đứa bé ngồi cùng bố mẹ tôi trông lớn hơn nên chắc tấm ảnh này chụp muộn hơn.
Tôi che miệng lại, cơ thể run rẩy vì sợ, hoàn toàn không phát hiện đang có một bóng đen đang dần tiến về phía sau mình.
Ngay khi tôi nhận ra, một cơn đau nhói xuyên qua cổ.
Trước lúc hoàn toàn mất đi ý thức, tôi nghe thấy giọng nói quen thuộc của bố mẹ.
"Biết ngay nó đã chạm vào chiếc hộp mà."
"Không sao, dù gì nó cũng chỉ còn mấy ngày nữa."
...
14
Đến khi mở mắt, tôi thấy mình trần truồng, tay chân bị trói không thể cử động, chỉ có cái đầu có thể nhúc nhích được một chút.
Tôi nhìn quanh, chợt nhận ra rằng mình đang ở căn phòng vô khuẩn trong trung tâm cứu hộ, xung quanh là những đứa trẻ đang ngủ.
Lúc này có tiếng bước chân vang lên.
Dì út duyên dáng bước vào, trên môi nở nụ cười dịu dàng.
Nhưng bây giờ tôi đã biết tất cả chỉ là sự ngụy trang.
Dì đến gần từng đứa bé, ngửi mùi hương trên người chúng một cách thỏa mãn, ngón tay trắng như ngọc vuốt ve những khuôn mặt đáng yêu, ánh mắt đầy sự đam mê và điên cuồng.
Dì út thế này khiến tôi thấy vô cùng xa lạ, nhưng trong thâm tâm tôi biết đây mới chính là dì út.
Cuối cùng, dì đi về phía tôi.
"Tiểu Uyển, cháu đã biết được gì?"
Tôi lắc đầu theo phản xạ.
Dì khẽ cười, đưa mua bàn tay lên xuống mặt tôi.
"Tiểu Uyển, da cháu mềm mại quá, dì thật sự ghen tị với cháu, cháu có thể đưa nó cho dì không?"
Dứt lời, dì út cười lớn rồi hất mặt tôi ra.
"Đừng sợ, da của cháu dù mềm mịn đến đâu thì cũng không thể sánh được những đứa trẻ này."
Nói rồi, dì lấy một chiếc gương nhỏ ra tự chiêm ngưỡng khuôn mặt xinh đẹp của mình, từng cái cau mày hay nụ cười đều như một con quái vật chứ không phải con người.
Bỗng dưng biểu cảm của dì thay đổi, khuôn mặt đột nhiên trở nên vặn vẹo.
"A! Mặt của tôi!"
Tôi phát hiện dì ấy đang nói về nếp nhăn trên khóe mắt của mình.
Dì ấy như trở nên mất trí, thản nhiên bế một đứa trẻ lên, dùng móng tay sắc nhọn cào vào làn da non nớt của nó, máu từ cổ chảy xuống.
Đứa bé kêu lên trong đau đớn, không lâu sau, nó hoàn toàn tắt thở.
Lúc này, trên tay dì dính đầy máu.
Bầu không khí nồng nặc mùi máu, tôi sợ đến mức không dám phát ra âm thanh nào.
Dì út giơ ngón tay lên xé da mặt của mình.
Dưới lớp da ấy không có máu thịt, chỉ có bộ khung xương đáng sợ.
Dì ta xé da đứa trẻ thành từng miếng to cỡ lòng bàn tay rồi đắp lên mặt.
Làn da của đứa bé bắt đầu hợp nhất với da của dì ta.
Một lúc sau, khuôn mặt của dì trở về trạng thái ban đầu, nếp nhăn ở khóe mắt cũng đã biến mất.
Sau đó dì ta thuận tay ném xác đứa bé ra ngoài cửa, một bảo mẫu nhanh chóng chạy tới dọn dẹp.
Đến lúc này, cuối cùng tôi cũng biết được bí quyết giữ gìn sắc đẹp của dì út.
15
Tôi cứ bị nhốt như thế, không thể nhìn thấy ánh sáng mặt trời, cũng không thể gặp lại bố mẹ.
Thỉnh thoảng sẽ có người thành phố đến phòng vô khuẩn để chọn một đứa bé ưng ý.
Hầu hết họ đều là phụ nữ, hơn nữa còn rất xinh đẹp.
Thậm chí có một ngôi sao mà tôi từng thấy trên TV đến, ngoài đời cô ta cũng rất đẹp, tuy nhiên lại không hiền lành như trên TV.
Cô ta bước vào, liếc nhìn xung quanh rồi ném cho tôi một cái nhìn ghê tởm.
"Thể loại này giữ lại làm gì? Ai mà thèm chứ?"
Dì út mỉm cười: "Tôi có cách dùng riêng với người này, cô có thể xem những đứa bé khác."
Nữ minh tinh chọn một bé gái sáu tháng tuổi rồi bước vào phòng tối.
Tôi biết họ đến đây để thay da, dùng mạng sống của những đứa trẻ này để lấy thanh xuân và sắc đẹp ngắn hạn.
Nhưng kỳ lạ là dì út có thể trực tiếp đắp da trẻ con lên mặt, còn những người này thì phải vào phòng tối rất lâu rồi mới trở ra.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.