Cẩm Chướng Xanh Xin Đừng Tàn

Chương 2: Định kiến




Tôi nhớ hình như hôm ấy vào tháng 12, Bắc Kinh có tuyết. Tuyết rơi rất dày bám trên cửa sổ, băng tuyết đóng băng trên những ngọn cây, bầu trời u ám. Những thân cây gầy khô thiếu sức sống giơ những nhành cây khẳng khiu trông như những bóng ma đứng hai bên đường.
Tôi nhớ mùa đông hôm ấy, Chính Đông có tới tìm tôi.
Em vẫn không buông tha giấc mơ của tôi sao. Tôi biết mình đã hại em, đã vì tiền để buộc em nhận tội. Cả đời tôi đều xoay quanh tiền, danh vọng và vật chất. Tôi hại nhiều người, nhưng chỉ có em khiến tôi day dứt.
Tôi biết, đó có thể là đôi mắt của em đã theo tôi. Một đôi mắt ngạo mạn lúc ấy lại bình thản đón nhận, cô độc và u buồn tới vậy. Tôi trong đôi mắt của em giống như một kẻ tội đồ.
Ngày hôm ấy, em tới tìm tôi. Tôi không còn nhớ chi tiết nhưng em cũng nhìn tôi như vậy. Bất an và tự ti.
– Chính Đông à.
Tôi thốt lên, chỉ hi vọng em trong giấc mơ của tôi có thể tha thứ cho tội, một Hà Ngạo Quân vì tiền, vì danh vọng,
– Chính Đông.
Em lùi lại, lưng em chạm tới mép của chiếc bàn đặt giữa căn phòng trọ nhỏ hẹp và bừa bộn của tôi. Bàn tay em bất ngờ chạm tới chiếc ly cà phê đặt trên mép bàn. Chiếc ly theo đà rơi xuống đất, tôi hốt hoảng giơ tay ra đỡ nhưng không kịp. Những mảnh thủy tinh cứa vào ngón tay của tôi.
Đau…
Khi mơ ta cũng có cảm giác đau sao?
Tôi nhìn em không hiểu. Em là mơ hay là thật. Tôi muốn chạm vào em.
Em liền rụt người lại, hơi ấm của em lướt qua đầu ngón tay của tôi. Khoảnh khắc ngắn ngủi nhưng tôi cũng cảm nhận được.
Là thật rồi. Em là thật. Nhưng sao tôi lại ở đây, trước mặt Chính Đông 18 tuổi. Chính Đông của ngày hôm ấy.
Tôi soi mình trước gương. Không phải Hà Ngạo Quân một ông già nhăn nheo yếu ớt, mà là Hà Ngạo Quân tuổi trẻ và sức sống tràn đầy. Là tôi thật sao?
– Chính Đông, đây là.
– Thầy, em đã làm phiền.
Chính Đông trả lời. Giọng em hơi khàn khàn.
Nhưng em lại gọi tôi là thầy. Chính Đông 16 tuổi xem mọi thứ chẳng vừa mắt, xem một Hà Ngạo Quân là kẻ cứng nhắc, vậy mà bây giờ trước mắt tôi lại có thể gọi tôi là thầy.
“Thầy, em đã làm phiền”.
Chuyện gì đã xảy ra vào hôm ấy. Tôi không nhớ gì cả.
Tôi nhìn em, một Chính Đông không giống trong trí nhớ của tôi. Một Chính Đông mặc trên người chiếc quần jean cũ, áo sơ mi trắng giản dị. Chỉ đáng tiếc, chiếc áo sơ mi trắng bị lấm bẩn, ngả sang màu vàng, cổ áo hơi nhăn, để lộ ra vùng cổ trắng. Tôi đứng hình khi nhìn thấy một vết bầm trên cổ em. Nếu là Hà Ngạo Quân lúc trước sẽ chẳng hiểu đó là gì, nhưng tôi đã là một ông già gần 80 tuổi, lẽ nào lại không nhìn ra đó là dấu hôn. Nhận ra ánh mắt của tôi, em kéo lại cổ áo, rồi bước nhanh về phía cửa, trước khi tôi kịp ngăn lại.
– Chính Đông. Chờ đã.
Em không hề nghe tôi gọi.
Tôi không thể đuổi theo em xuống tới chân cầu thang. Tôi chỉ có thể gọi cho ba em, luật sư Đường nhưng cũng chẳng mấy hi vọng ông ta để ý tới con trai mình. Nhưng tôi cần biết ngày hôm đó đã xảy ra chuyện gì. Tại sao em lại tới tìm tôi? Tại sao em lại chạy đi với ánh mắt lảng tránh như vậy?
Tôi quả thật không nhớ ra.
Qủa nhiên, luật sư Đường chẳng mấy quan tâm, ông chỉ bảo Đường Chính Đông nếu gây ra chuyện thì đừng trách ông ác.
Đột nhiên tôi cảm thấy lo lắng vô cùng. Chính Đông có thể đi đâu? Thật tiếc kí ức của tôi lúc hai mấy tuổi chỉ có chán ghét, ghê tởm em và lần gặp cuối đầy ám ảnh trước vành móng ngựa.
Tôi không biết bạn bè của em, tôi không biết gì về người thân của em. Tôi càng không biết em thường đi tới những đâu.
Cuộc sống của Hà Ngạo Quân hai mươi hai tuổi chỉ biết có chính bản thân mình.
– Bác có thể cho cháu địa chỉ trường của Chính Đông không ạ? Cháu cần tới gặp cậu ấy.
Luật sư Đường tuy lấy làm lạ nhưng tôi thuyết phục rốt cuộc đã đồng ý.
Tôi tới trường em, thì cô giáo chủ nhiệm của em nói cả tuần nay đều không thấy Chính Đông đi học. Cô giới thiệu một người bạn của Chính Đông cho tôi, tôi đành phải đưa cho cậu ta số điện thoại của mình và hẹn nếu có tin gì về Chính Đông nhớ báo cho tôi đầu tiên.
Đêm hôm ấy, tôi biết tin Chính Đông gây tai nạn.
Tôi không biết lý do vì sao mình lại trở về thời điểm hai hai tuổi. Tôi không biết tại sao ông trời lại cho tôi gặp lại Chính Đông một lần nữa. Có thể ông trời cũng muốn tôi bù đắp cho em. Có thể ông trời cho tôi cơ hội để sửa sai. Tôi nhất định sẽ không phạm sai lầm của kiếp trước.
Chính Đông gặp tai nạn. Tôi không nhớ rõ Chính Đông của kiếp trước có gặp tai nạn hay không. Bởi một thay đổi nhỏ của tôi cũng có thể đảo lộn trật tự của quá khứ.
Nếu ông trời cho tôi trở về, nhất định sẽ không quá tàn nhẫn. Nhất định em không sao.
Chính Đông gặp tai nạn khi đua mô tô, xe của em vỡ tan nát dưới gầm chiếc xe tải. Em bị gãy xương sườn, và dập lá lách, gãy tay và đầu bị choáng. Chính Đông hôn mê suốt ba ngày ba đêm. Tôi luôn túc trực bên em, chờ tới khi em tỉnh lại.
Một buổi sáng, em chậm rãi mở mắt. Nhìn thấy tôi ngồi bên giường bệnh, ánh mắt không giấu nổi sửng sốt.
Miệng em phải đeo bình thở oxy nên không thể nói được. Tôi chỉ có thể xoa đầu em, mắng cũng không nỡ:
– Tên ngốc này. Sao lại đua mô tô rồi. Không sợ ba em sao?
Nhắc tới ba, em hơi nhìn xung quanh, ánh mắt tìm kiếm. Đột nhiên, tôi thấy em rất giống một đứa trẻ đáng thương, đi tìm tình thương yêu của ba nhưng chẳng bao giờ tìm thấy. Em thất vọng thu hồi lại ánh mắt. Tôi không định gọi cho luật sư Đường. Sống một đời ở kiếp trước, tôi biết luật sư Đường không quan tâm tới em, tất cả tình yêu thương và tin tưởng ông đã dành cho con trai cả. Có thể nói kiếp trước Đường Chính Đông chính là nỗi ô nhục của ông. Ngày xét xử Đường Chính Đông, luật sư Đường thậm chí còn không đến. Ông không những không đứng về phía Đường Chính Đông mà ngay cả việc mời một luật sư bào chữa cho con trai cũng không làm. Nhưng ngay ngày hôm sau, vụ án Đường Chính Đông khép lại, luật sư Đường liền lên tivi bày tỏ nỗi khổ tâm khi có một đứa con nghịch tử, vừa là một kẻ đồng tính, vừa là một tội phạm giết người. Không lâu sau, tin tức trên tivi còn chưa có nguội lạnh, đã có một bài báo nói Đường Chính Đông không phải là con của luật sư Đường. Em ở tù, nhưng có người mang cả dụng cụ y tế vào để lấy xét nghiệm chứng minh huyết thống.
Những chuyện đó tôi đều biết. Nhưng tôi ngoảnh mặt coi như không trông thấy. Nhưng giờ khác rồi, tôi sẽ là người thân của Chính Đông, tôi sẽ phải bảo vệ em.
– Chính Đông, em ăn một chút cháo đi.
Chính Đông đã có thể tháo bình thở oxy ra, và ăn được một chút cháo theo lời dặn của bác sĩ. Em được tôi chăm sóc nhưng không hề nói chuyện một câu nào. Thậm chí ngay cả khi tôi hỏi, em cũng chỉ im lặng như một pho tượng. Chính Đông 18 tuổi, là bình thản như vậy hay là ngỗ ngược. Đôi lúc tôi dường như không hiểu em.
– Chính Đông.
Em quay lại nhìn tôi, ánh mắt mê man. Tôi biết em thấy lạ lùng. Hẳn bất cứ ai rơi vào hoàn cảnh như em không cảm thấy chuyện này thật nực cười, cũng sẽ cảm thấy khó tin. Một gã từng nói ghê tởm em, vậy mà lại ở đây chăm sóc cho em.
Tôi biết, Chính Đông thích tôi. Tôi giờ không còn cảm thấy ghê tởm tình cảm em dành cho tôi, nhưng tôi biết tình cảm ấy sẽ không có kết quả. Tôi không yêu em, nhưng giờ tôi chẳng thể bỏ rơi em.
– Chính Đông. Anh coi em như em trai. Đừng lo vì có anh ở đây rồi.
Tôi đỡ Chính Đông nằm xuống và đắp chăn cho em. Tôi chỉ hi vọng Chính Đông có thể sống thật tốt ở kiếp này, không bị luật sư Đường lợi dụng, không phải tự mình nhận tội giết người cho bất cứ ai, không vì tôi mà chết oan.
Và có lẽ tôi muốn bù đắp cho Chính Đông cũng vì lý do cá nhân của tôi. Ngày em chết trong tù vì mắc bệnh tim, em đã kí tên vào tờ giấy hiến tặng giác mạc cho vợ tôi. Mỗi khi nhìn thấy cô ấy, vợ mình tôi lại như trông thấy em đứng trước mặt tôi, làm tôi dằn vặt, làm tôi sống trong tội lỗi.
Chính Đông ở đây. Tôi nhất định khiến em sống thật tốt.
– Vấn đề của mày anh em tụi tao giải quyết hết rồi
Kiệt Hào gọi điện cho tôi. Nếu không phải tôi quên mất là việc mình đã trọng sinh, có lẽ tôi đã muốn giết cái thằng Kiệt Hào phản bạn kia. Kiệt Hào là thằng bạn thân nhất của tôi hồi đại học. Chúng tôi có bạn gái hay có phi vụ làm ăn gì đều nói cho nhau. Lúc còn trẻ, tôi quá ngây thơ, cứ tưởng ai đối tốt với mình sẽ là người tốt, và cho rằng lòng người sẽ chẳng bao giờ thay đổi. Vậy mà Kiệt Hào đã thay đổi, bán đứng tôi và ôm tiền cao chạy xa bay. Chuyện cậu ta lừa tiền thôi thì không nói, nhưng cậu ta đã từng suýt nữa khiến tôi vào tù vì lấy tên tôi để làm người đại diện cho công ty của cậu ta. Tôi quá ngây thơ khi tin tưởng cậu ta thật sự khó khăn trong việc giấy tờ nên thản nhiên đồng ý. Rốt cuộc, khi công ty vỡ lở ra chuyện làm ăn phi pháp, chính tôi là người gánh vác trách nhiệm. – Có chuyện gì?
Tôi gằn giọng. Tôi biết mình cử xử lúc này trong mắt người khác sẽ thật kỳ quặc. Nhưng tôi không thể thoải mái, làm như không có gì với một kẻ phản bội cho dù lúc này cậu ta hoàn toàn chưa làm gì cả:
– Mày kì lạ quá đấy Ngạo Quân. Bộ ai chọc tổ kiến lửa hả?
Tôi biết cậu ta đang cười và tôi chỉ muốn đấm vào bản mặt của cậu ta.
– Chuyện gì nói nhanh.
– Tao biết ai chọc mày rồi. Mày vì thằng đó mà giận cá chép thớt vậy hả? Yên tâm, yên tâm. Vấn đề của mày, tao kêu người giải quyết cả rồi?
– Giải quyết chuyện gì?
– Thì thằng con trai luật sư Đường. Cái gì mà Đường Chính Đông gì đó. Cái thằng cả gan tới lớp học của mày nói mày là bạn trai nó.
Tôi tự nhiên cảm thấy bất an. Kiệt Hào là người như thế nào không phải tôi không biết. Cậu ta có thể bất chấp thủ đoạn, cũng có thể là người hai mặt, lật lọng. Kiệt Hào vì cái gì mà có liên quan tới Đường Chính Đông. Rốt cuộc xảy ra chuyện gì?
– Người anh em. Mày chẳng cập nhận tin tức gì cả. Lên mạng mà xem.
Tôi cụp máy của Kiệt Hào và facebook. Kiệt Hào đã chia sẻ cho tôi một đường link. Là một đoạn clip, rất nhiều người chia sẻ và bình luận.
Người trong clip không ai khác chính là Chính Đông. Chính Đông nằm dưới thân một người đàn ông trong tư thế bò, tay bị trói chặt bằng cà vạt, quần jean cũ bị kéo xuống đùi của em. Một người đàn ông che mất mặt mũi đang ra sức ra vào. Trong clip là tiếng thở của họ, tiếng rên rỉ, và cả những tiếng van xin của Chính Đông. Em mặc bộ quần áo hôm trước em gặp tôi. Quần jean cũ, áo sơ mi màu trắng.
Tôi không muốn xem hết đoạn clip dài 15 phút đó. Ở dưới rất nhiều bình luật, họ dùng những từ như “nam kĩ”, “cave” “trai bao” “đồng tính” để nói về em. Tôi thấy họ cười cợt, khinh bỉ và thậm chí cả thương hại.
Kiệt Hào quả nhiên dám làm những chuyện như vậy. Nhưng tại sao kiếp trước với chuyện này tôi chẳng chút nào ấn tượng.
Tại sao tôi không biết những việc làm của Kiệt Hào.
“Hà Ngạo Quân, nếu tao giúp mày giải quyết rắc rối. Mày sẽ giúp tao vụ em Tử Yến chứ”
” Mày đừng nhắc tới thằng chó đó”
” Mày ghét nó vậy”
” Nó chết đi thì hơn”
Đâu tôi ong ong, đột nhiên rất nhiều câu nói chuyện lại tái hiện trong đầu tôi lúc đó.
Hình như Kiệt Hào đã từng đề cập tới chuyện này. Cậu ta nói cậu ta muốn giúp tôi giải quyết là giúp tôi hại Chính Đông.
” Anh, giúp em”
Chính Đông bộ dạng thật thê thảm xuất hiện trước cửa phòng của tôi.
” Tại sao cậu biết nhà tôi. Cậu điên tới mức theo dõi cuộc sống của tôi. Bệnh hoạn”
” Không. Là bạn anh nói, anh muốn gặp em. Ngạo Quân, cho em vào được không? Bọn chúng giết em mất”
” Vào! Tôi sợ bệnh cậu lây sang tôi lắm. Mà đừng gọi tên tôi. Tôi từng là gia sư của cậu. Nhưng giờ không còn nữa”
” Ngạo Quân. Em thích anh là sai sao?”
” Cậu rất bệnh hoạn. Đàn ông với đàn ông cậu có thể nói thế được hả. Đầu óc cậu thật sự có vấn đề sao?”
Tôi mở cửa và để Chính Đông vào trong. Chính Đông không thể ngồi xuống vì em bị đau, nhưng em không nói được, chỉ có thể đứng trong phòng của tôi.
Lúc đó, tôi phát hiện ra em có vấn đề. Là một đàn ông, lúc đó tôi có thể ngửi thấy mùi dịch thể trên người của em, thấy vết bầm trên người của em. Tôi biết em đồng tính, và tôi có thể đoán được đã có chuyện gì xảy ra.
” Không ngờ cậu bẩn thỉu tới vậy. Tránh xa tôi ra”
Từng câu nói như quay chậm lại trong trí óc tôi lúc này. Tôi nói với em, tôi từng khinh bỉ, nhạo báng em. Thời trẻ không biết gì là đúng hay sai. Ngay khi biết có một thằng con trai thích mình, tôi chỉ thấy rùng mình. Tôi cho rằng đó là cảm giác ghê tởm. Và tôi nghĩ chỉ cần em ở trước mặt tôi sẽ khiến tôi không chịu nổi. Hồi ấy, ở trường tôi có nhiều người gay, tôi chỉ thấy họ ẻo lả, nam không ra nam, nữ không ra nữ. Tôi nổi da gà mỗi khi thấy có hai tên đàn ông hôn nhau.
Và tôi lúc ấy, nghiễm nhiên gán cho em những thứ xấu xa cho dù em không phải như vậy. Eỏ lả, đàn bà, và bệnh hoạn.
Kiếp trước tôi không nhớ những việc mình đã làm tổn thương em.
Tôi không nhớ những câu nói như nhát dao vô hình đó.
Tôi quên mất nét mặt của em ngày hôm đó. Sững sờ, thất vọng, tuyệt vọng và đau khổ.
Tôi lúc ấy chỉ muốn chạy trốn khỏi em.
Thậm chí khi Kiệt Hào của kiếp trước gọi điện tới thông báo. Tôi còn bảo rằng tôi không muốn quan tâm. Là tôi hại Chính Đông, nhưng tôi lại lấy tiền của bố Chính Đông đưa cho đi ra nước ngoài du học. Trở về, lại chính tôi đẩy em vào trong tù.
Chính Đông từ cậu bé 16 tuổi ngạo mạn, coi trời bằng vung, vô thiên vô pháp trưởng thành thành một đàn ông ở một nơi nào tôi không hề biết.
Tôi lúc này chỉ muốn tìm em, tôi muốn xin lỗi em. Cho dù em bắt tôi quỳ gối tôi cũng có thể làm.
Tới bệnh viện ngay lúc đấy, em đã không còn ở đó. Ga trải giường đã được gấp, quần áo bệnh nhân của em đặt ở đầu giường.
– Bác sĩ, Chính Đông ở đâu?
– Bệnh nhân phòng này. Cậu ta được người khác đưa đi rồi.
– Đi đâu? Chính Đông còn bị thương không phải sao?
Tôi nhớ em chỉ có thể ăn một chút cháo, em chẳng thể đi lại bình thường nếu như không có ai đỡ. Chính Đông như vậy có thể được đưa đi đâu?
Người nhà hay bạn bè?
– Một người đàn ông mặt chữ điền, mắt sắc, cao tầm này. Nói tên là Đường….
– Luật sư Đường.
– Có lẽ là vậy. Vừa tới bệnh viện đã lao vào đánh cậu ta, rồi lôi cậu ta đi. Có vẻ là luật sư, ông ta còn đòi kiện cả bệnh viện ra tòa. Chúng tôi cũng không có cách đành để bệnh nhân xuất viện.
Đường Qúy Giác, chính ông ta đã đưa Chính Đông đi. Ông ta có thể đưa Chính Đông đi đâu? Lòng tôi hoảng loạn.
Tôi một lần nữa lại để mất em.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.