Chiếc Vảy Trên Cổ

Chương 4: Chương 4




Mười lăm.
Tôi đưa rượu gạo và đậu hũ đến Triệu  phủ, cái chân què vấp phải hốt rác trên mặt đất khiến tôi lảo đảo một cái.
“Chú để đó, tôi tự chuyển.”
Là giọng của Hữu Lâm, lạnh giống như không có nhiệt độ. Y đi ra khỏi phòng, bước chân rất nặng như thể buộc một tấn than đá vừa đốt thành tro.
Tôi vội vàng “Vâng” một tiếng, đoạn lùi sang bên cạnh mấy bước.
Giọng thiếu gia vang lên theo sau, cậu ấy nói trong bậc cửa: “Ngươi đừng trốn tránh chủ đề, quay lại!”
Hữu Lâm mắt điếc tai ngơ, y ôm vật nặng mười mấy cân lên một cách dễ dàng rồi đi vào bếp.
Thiếu gia bước nhanh đi tới ngăn y lại, cậu ấy thẳng thừng nói toạc ra ngay trước mặt tôi: “Đường Hữu Lâm, có phải từ đầu đến cuối ngươi chưa bao giờ động lòng với ta không?”
“Mấy năm trước người trở về là có mục đích, ngươi ngã ở cửa nhà ta, trên người có bao nhiêu vết thương, tỉnh lại sẽ nói những lời gì, thậm chí mỗi sợi tóc cũng đã sắp xếp xong. Đúng không?”
Bước chân Hữu Lâm dừng lại, quay đầu nhìn thiếu gia một lúc lâu, miệng không thốt ra một từ nào. Y xách theo những thứ kia, tôi thậm chí mỏi tay thay y.
Người ngoài không thể nghe lời này, tôi nhanh chóng cúi đầu đi ra ngoài, thiếu gia bảo tôi ở lại.
Tôi biết thiếu gia đang nổi nóng, cậu ấy nói: “Nói ngay trước mặt chú Ngu đi, ta không sợ chú ấy cười. Tính cách ngươi thẳng thắn, chưa bao giờ sợ người ta đàm tiếu, nếu như ngươi sợ vậy chứng tỏ những gì ta nói là sự thật.”
“Ta bằng lòng cho ngươi cả mạng sống, nhưng ngươi lại xem như diễn một vở tuồng với ta, ngươi cảm thấy mạng của ta rẻ rúng, phải không?”
Triệu tiểu gia nói lời tàn nhẫn này vẫn liều mạng nắm lấy cọng cỏ, chờ Hữu Lâm bác bỏ, cậu ấy nói: “Ngươi nói đi, ngươi lại không nói nữa.”
“Nếu ngươi ngầm thừa nhận những gì ta nói là đúng, vậy ngươi đi đi, ta không giữ ngươi lại nữa. Sau này hai chúng ta không có quan hệ gì.” Triệu tiểu gia nói, “Đường Hữu Lâm, mạng của ta không rẻ.”
Hữu Lâm đặt đồ xuống đất và giơ tay về phía Triệu tiểu gia, tôi muốn tiến lên ngăn cản nhưng lại cảm thấy không cần vẽ vời thêm chuyện. Chắc chắn Hữu Lâm không nỡ đánh Triệu tiểu gia, lúc trước cũng vậy.
Quả nhiên bàn tay không rơi xuống, giọng Đường Hữu Lâm run rẩy nói: “Cẩn Trúc, ngươi đọc sách hơn hai mươi năm, sách tạp lục, kỷ truyền chí thư lần lượt lật về mấy ngàn năm trước, Hán Ngụy Tấn lần lượt đếm xem, ngươi thấy bao nhiêu người đồng tính đồng bóng có kết cục tốt.”
Thiếu gia nói: “Ta đang hỏi suy nghĩ của ngươi, ngươi nhắc đến lịch sử với ta làm gì?”
“Ta hỏi ngươi thấy chưa.”
“Ta chưa từng thấy.” Triệu tiểu gia cả giận, “Nhưng bên kia đại dương lúc nào cũng có. Suốt ngày ngươi xưng là sư di trường kỹ[1], những thứ nhìn thấy ở bên ngoài cũng nhiều hơn ta, tại sao lại không đưa những tư tưởng cởi mở kia vào đầu.”
[1]“Sư di trường kỹ lấy chế di” giải thích hoàn chỉnh là “Học tập kỹ thuật tiên tiến của phương tây sau đó đó chống lại cường quốc phương tây xâm lấn”
“Vậy bây giờ ngươi đang sống ở bên kia đại dương à.”
“Ngươi bằng lòng ta có thể dẫn ngươi qua đó sống.”
“Triệu Cẩn Trúc ngươi đừng si tâm vọng tưởng nữa!” Hữu Lâm túm chặt cổ áo cậu ấy, “Trên mảnh đất ngày ngươi được xem là tiểu thiếu gia, ngươi vượt qua đại dương thì được xem là gì, không là gì cả, bình an vui sướng là kết cục mà nhà tư bản mới xứng có được. Ngươi ở đây tạm thời có thể dựa vào ruộng đất tiếp tục gánh vác. Ngươi đến đó sẽ bị xem như côn trùng dị loại bị thiêu chết, bị treo cổ. Kẻ có tiền không tán đồng ngươi, ngươi chết cũng phải chết theo ý của họ!”
Trong mắt thiếu gia chứa nước, cậu ấy nói: “Ta si tâm vọng tưởng? Hữu Lâm, ngươi đi đến tận bây giờ, không phải vì ‘si tâm vọng tưởng’ từ nhỏ à.”
Tôi nhìn hai người trong khoảng sân trống trải, mái tóc ngắn kỳ lạ, bên tai có cơn gió rì rào lùa qua.
Hữu Lâm ngẩn người, tiếp tục nghe Triệu tiểu gia nói: “Ngươi dạy ta đừng chấp nhận số phận, đừng quỳ gối. Nhưng những lời này của ngươi đang nói gì vậy, mẹ nó chẳng phải ngươi đã chấp nhận số phận sao?”
Hữu Lâm buông cổ áo của thiếu gia ra, nhìn cậu ấy một lúc lâu sau đó xoay người, xách theo rượu gạo và đậu hũ đi đến phòng bếp.
Còn lại thiếu gia đứng tại chỗ, tôi không đành lòng nên tiến lên khuyên nhủ: “Thiếu gia, ngài đừng để dụng, Hữu Lâm thông minh quá, nhưng con người không thể thông minh, càng thông minh càng dễ suy nghĩ nhiều, đi lên con đường cực đoan.”
Tôi nghe người phụ nữ giặt đồ ở sông nói là những người trong nhà có chuyện sẽ dập đầu nhiều hơn người bình thường, người già không tin thần sau khi con gái đi ra ngoài cũng thắp nén hương cho bồ tát. Nếu là người trong lòng không có chuyện lo lắng hay để ý quá mức, nếu chỉ cần một mình lẻ con một người một con đường đi đến khi trời tối, ai lại bằng lòng xem sắc mặt của số phận.
Nếu tôi có vợ con già trẻ ở nhà, lúc trước liệu có nghe lời lão gia bỏ thuốc cho Hữu Lâm không?
Nhẹ thì vứt đi bát cơm của cả nhà, nặng thì nợ máu trả bằng máu.
Vậy cho dù Triệu lão gia cầu xin tôi, tôi cũng không dám.
Thì ra Hữu Lâm cũng khó thoát kiếp này.
Nhưng tiểu thiếu gia chịu liều mạng vì y, y lại cam chịu số phận vì tiểu thiếu gia.
Tôi luôn cảm thấy đây là một chút manh mối của bi kịch. Giống như một con dê trong chuồng ngẩng đầu nhìn thấy chim ưng giữa không trung, từ đó nhớ cả ngày lẫn đêm. Mà chim ưng trên bầu trời vì thấy phong cảnh trên đất nên bằng lòng để thợ săn giam cầm nuôi nhốt.
Hai người sẽ không có kết quả tốt.
Tôi đang nghĩ vậy, Hữu Lâm bỏ đồ vào bếp xong chạy ra khỏi bếp, y túm lấy cổ tay thiếu gia, kéo Triệu tiểu gia đang ngây người tại chỗ vào trong phòng.
Họ đã nói gì, tôi không biết được nữa.
Mười sáu.
Tôi quay lại Triệu phủ đã lâu không gặp, lụa trắng tế Triệu lão gia vẫn đang tung bay trong sảnh đường.
Tôi đi thu dọn di vật của Triệu lão gia, trong hai lỗ thủng bên dưới Bồ Tát tôi lại nhìn thấy bức chân dung kia.
Những lời mấy năm trước lão gia nói với tôi lại lờ mờ hiện lên trong đầu tôi.
Cầu Phúc táng gia bại sản cũng không trị khỏi cho đứa con ngốc của hắn, cầu thần bái phật cả ngày, trong căn nhà tranh nhỏ bị dột hương khói nghi ngút.
Máu gà máu lợn không có tác dụng với con trai của Cầu Phúc, Cầu Phúc đã rạch ngón tay lấy máu mình cho con uống.
Con của Cầu Phúc khóc suốt ngày, nôn máu tanh tươi của cha nó ra. Cầu Phúc tát nó một cái, nó lại đàng hoàng nhăn mặt nuốt vào bụng.
Cầu Phúc vừa cho con ăn vừa rơi lệ, hắn nói làm vậy tốt cho nó. Nếu con của hắn lớn sẽ không thể quên được đã từng uống máu hắn.
Tôi mới từ nhà Cầu Phúc về, nhìn thấy đứa con ngốc kia ngồi ở đó gặm đầu ngón tay, khi nhìn thấy bức tranh này một lần nữa, trong lòng tôi cảm xúc ngổn ngang.
Lão gia nói Hữu Lâm là thiên tử sinh sai thời điểm.
Vậy sau gáy y có miếng vảy không? Con của Cầu Phúc ăn xong có thể khỏi bệnh không.
Cầu Phúc có ơn với tôi, lúc chân tôi bị thương không thể canh tác hắn thường làm luôn việc của nhà tôi. Tôi phải có ơn tất báo, ít nhất nói nguồn gốc phương thuốc này cho hắn.
Trong mắt Cầu Phúc bỗng nhiên có hy vọng, nhưng hắn và tôi lại không dám có suy nghĩ gì với vảy rồng ở gáy Hữu Lâm, bóc vảy rồng là giết người. Cầu Phúc chỉ dự tính ngày nào đó Hữu Lâm chết hắn sẽ đi lấy cái vảy trên xác chết – cũng không biết cái vảy trên cổ của người chết còn có tác dụng không.
Mười bảy.
Năm nay không thái bình, nhìn trời nhìn đất là biết. Thời tiết khác thường, đồng ruộng thu hoạch cũng không tốt.
Năm mất mùa thường sinh ra kẻ trộm, đây xem như là năm mất mùa nhỏ, kẻ trộm sinh ra lại không ít hơn năm mất mùa lớn.
Trong huyện có thổ phỉ, nghe nói là từ bên ngoài tới, có súng pháo hiện đại. Địa bàn của chúng đã bị phản quân chiếm, bất đắc dĩ mới dời hang ổ. Hình như chúng muốn ra oai phủ đầu cho đám cùi bắp ở địa bàn mới, khoảng thời gian này tình thế rất gay go, buổi tối dám lẻn vào nhà người ta ăn cướp, tìm gạo vét lương thực, dắt trâu dê của người ta, còn lừa bán phụ nữ và trẻ em. Quan binh cũng không giải quyết được – họ chỉ vẽ bánh diễn trò trước những hộ gia đình gặp nạn, diễu võ giương oai làm đủ thủ tục chứ trên thực tế không quan tâm đến chuyện đó.
Bọn chúng đến nhà Cầu Phúc không cướp bóc nhưng ôm đứa con ngốc của hắn đi, mấy gia đình lân cận cũng bị ôm mấy đứa trẻ con vừa biết đi.
Thổ phỉ bảo họ mang tiền đến chuộc, Cầu Phúc lo lắng tới mức dập đầu khắp nơi, trong tay không vay mượn được đồng nào.
Đôi mắt Cầu Phúc ngơ ngác nói với tôi, ông nói xem họ có thể làm gì Lai Vận – Lai Vận là con của Cầu Phúc, trẻ con khác còn có thể bán lấy tiền, hoặc là nuôi lớn làm lao động chân tay hoặc thổ phỉ. Nhưng đầu óc Lai Vận đần độn nó chỉ có thể bị người ta ném vào trong giếng, chỉ có thể bị ném vào nồi nấu ăn!
Cầu Phúc càng nghĩ càng khổ, nằm rạp trên đất khóc.
Chúng tôi cũng hết cách, cánh đồng hoang mấy dặm này có mấy ai có cách.
Nhưng lại có người mẹ bị cướp con đánh bạo đi tìm Hữu Lâm. Cô ta nghe tin đồn thất thiệt nói là Đường Hữu Lâm tham gia phản quân – thật ra rất ít người biết chuyện này, thỉnh thoảng có tin tức ngầm truyền đến tai quan binh, họ cũng chỉ có thể giả vờ không nghe thấy.
Hoàng đế keo kiệt, đám đại thần mang danh hiệu vang dội thì cắt xén củi lương và thù lao của họ từng lớp một, phần hông của họ cũng không đeo thánh chỉ, lỡ như xung đột với phản quân và xảy ra thương vong, chỉ có thể tự “chùi đít”. Lại nói Đường Hữu Lâm rất an phận, chưa bao giờ gây chuyện trong huyện, sao họ phải tự rước phiền phức.
Nói tiếp về người mẹ kia, cô ta đi đến Triệu phủ quỳ xuống, cầu xin Hữu Lâm ra tay xử lý – những tên thổ phỉ hung ác tàn bạo kia không sợ ai cả, chỉ sợ phản quân đã từng đánh họ tan tác tả tơi. Chồng của người phụ nữ kia chê cô ta mất mặt trước cửa Triệu phủ, muốn kéo cô ta về nhà, người phụ nữ thì khóc mắng gã là rùa đen, con nhà mình đã bị cướp đi rồi gã còn để ý đến chuyện bị mất mặt hay không.
Kết quả hai vợ chồng cãi nhau ỏm tỏi lên, ầm ĩ đến mức Hữu Lâm và triệu Tiểu gia nghe tiếng đi ra ngoài.
Người đàn ông cắn răng nghiến lợi nói cũng không phải đi đến đường cùng, họ đòi tiền chuộc con tôi sẽ đi xin từng nhà, đi vay là được! Dù sao cũng tốt hơn mình không có khí phách quỳ gối trước cửa nhà người ta khóc!
Người phụ nữ đỏ mắt nói, tôi hỏi mình, chỗ chúng ta có nhà nào chưa bị cướp? Mượn tiền ở đâu được? Nếu mình nói ra được tôi đi xin, đi mượn với mình!
Người đàn ông nói chuyện này không cần mình lo, tôi đập nồi bán sắt bán khế nhà cũng kiếm ra tiền, mình đứng lên về nhà cho tôi nhanh.
Người phụ nữ nói nhưng đám trộm cắp kia vốn làm hành vi trộm cướp, chúng ta cả đời chưa bao giờ làm việc ác kêu trời trời không biết, kêu đất đất chẳng hay, còn phải đập bể đầu đưa tiền chuộc cho họ, đây là lý lẽ gì, trong lòng tôi khó chịu, không cam lòng.
Người đàn ông đáp trong lòng tôi không khó chịu à? Lại nói mình đi tìm ai đây? Phản quân cũng là kẻ tám lạng người nửa cân với thổ phỉ còn gì!
Người phụ nữ nói tôi không quan tâm, ai bằng lòng chủ trì công đạo cho người nghèo chúng ta thì người đó là thanh thiên.
Hữu Lâm và thiếu gia nhìn mọi chuyện ở trong mắt, nghe vào trong tai. Thiếu gia bỗng mở miệng nói: “Kẻ tám lạng người nửa cân là gì, quân khởi nghĩa cướp đồ của các ngươi hả?”
Người đàn ông lắc đầu nói chúng tôi không bị cướp, nhưng trong huyện khác chắc chắn có người từng bị cướp, bởi vì người già đều nói quản quân không phải thứ tốt.
Hữu Lâm không nói gì, chỉ đỡ người phụ nữ kia dậy bảo hai người đi về nhà.
Đường Hữu Lâm lúc nào cũng không nói mà chỉ làm.
Buổi tối ba ngày sau tôi nghe thấy Triệu phủ có tiếng người và ánh lửa, tôi giả vờ ngủ, chỉ dám híp mắt nhìn thấy cái bóng mờ mờ.
Tôi nhìn thấy bên trong đám người có bóng dáng thẳng tắp, dắt một con ngựa, cái bóng của y được ánh lửa miêu tả lên bức tường, một nét vẽ dài đến mức đội trời đạp đất.
Chạng vạng tối hôm sau, Đường Hữu Lâm và những người y mang theo đã đưa những đứa trẻ, trâu dê bị cướp đi, còn có phần lớn bao gạo trở về.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.