Chuyện Này Quá Sức Rồi

Chương 31: Chương 31




Dịch: LTLT
Kỳ thi năng khiếu mỹ thuật là kỳ thi chung chuyên nghiệp do các tỉnh cùng tổ chức, cũng là một cuộc thi kiểm tra trình độ của các thí sinh thi mỹ thuật, các thí sinh đậu kỳ thi này thì mới có tư cách đăng ký tham dự cuộc thi do các trường đại học và cao đẳng mỹ thuật tổ chức. Trong phòng vẽ, những thí sinh thi mỹ thuật mong muốn vào các trường mỹ thuật khác nhau đều đang phấn đấu để có thể thi được điểm số lý tưởng.
Bọn họ phải không ngừng luyện tập mấy môn thi bắt buộc, số giấy vẽ dùng còn cao hơn cả người.
Hạng nhất toàn thành phố là khái niệm gì?
Hầu như không khác gì với thí sinh thi môn văn hóa tùy tiện thi đại học thì đã được thủ khoa.
Chưa nói đến hạng nhất toàn thành phố, chỉ cần có thể vào được top 50 thì có thể đào hết tất cả học sinh ở trong phòng vẽ, năm sau mọi người sẽ ào ào đến học vẽ.
Mà hằng năm khi phòng vẽ mời chào học sinh cũng sẽ lấy câu “năm ngoái chỗ chúng tôi có bao nhiêu người đạt được thứ hạng bao nhiêu đó, tỉ lệ đậu khoảng bao nhiêu phần trăm” để làm lời quảng cáo.
Khang Khải vừa nói câu này xong thì người bạn học kia suýt nữa không nắm chặt cây cọ hình quạt ở trong tay, ngàn vạn lời muốn nói nhưng cuối cùng chỉ nói được một câu: “Đm?”
Khang Khải lắc đầu, dùng giọng điệu không hoảng sợ khi gặp chuyện lạ nói: “Tuổi của cậu còn rất trẻ, núi này cao còn có núi khác cao hơn, đọc thầm câu này ở trong lòng nhiều lần đi.”
Bạn học kia: “Thật sự lợi hại vậy sao?”
Khang Khải không nói nhiều nữa, chỉ nói: “Vừa rồi bảo cậu đọc cái gì đó, tóm lại có vài người, cậu không thể không phục.”
Thật ra trước khi Khang Khải gặp Hứa Thịnh, cậu ta cũng chưa từng nhìn thấy kiểu người này, hoặc nói đơn giản hơn là không phải người, mà là ma quỷ. Phòng vẽ nhà bọn họ tuy nhỏ, nhưng mẹ cậu ta lại chẳng phải nhân vật đơn giản, trước đây bà giảng dạy ở học viện mỹ thuật, sau đó có một đợt sức khỏe không tốt mới nghỉ hươu, sau khi rời khỏi trường mỹ thuật thì tự mình mở phòng vẽ.
Khang Khải dưới sự dạy dỗ của mẹ Khang, tự nhận mình có chút năng khiếu mỹ thuật, cho đến khi có một người phụ nữ đến gõ cửa phòng vẽ của bọn họ, còn mang theo một đống quà: “Xin chào, thật sự ngại quá… Bình thường tôi bận bịu công việc, để thằng bé một mình ở nhà tôi lại không yên tâm.”
Sau một đống lời khách sáo, người phụ nữ đó khéo léo nói ra đề nghị.
Lần đầu tiên cậu ta gặp mặt Hứa Thịnh, chỉ có một ấn tượng: Tên này trông huênh hoang quá đi.
Tướng mạo của Hứa Thịnh dễ khiến người ta có cảm giác xa cách, nhưng tính cách hoàn toàn không phải như vậy, EQ cậu cao đến không ngờ. Mùa đông, Hứa Thịnh mặc một cái áo len màu đen, làm nổi bật làn da trăng trắng, khóe mắt có mấy phần ý cười, chiêu thức vô cùng thâm sâu, mở miệng chào hỏi: “Chào chị ạ.” Sau đó lại nhìn về phía Khang Khải, “Đây là em trai của chị à?”
Câu nói này đã bắt được mẹ của Khang Khải, mẹ cậu ta ước gì ngày nào Hứa Thịnh cũng đến phòng vẽ, cười đến mức run rẩy cả người: “Gọi chị gì chứ, ây dà, dì đã từng tuổi này rồi… Gọi dì là dì Khang được rồi.”
Đương nhiên những việc này không phải trọng điểm.
Trọng điểm là thời gian Hứa Thịnh ở phòng vẽ chưa đến ba tháng, thế giới quan của Khang Khải đã nứt ra rồi.
Đó là vào một tiết dạy ký họa, mẹ cậu ta ngồi ở phía trước làm động tác lật sách làm mẫu cho bọn họ: “Thời gian ký họa 30 phút, sau 30 phút thì thu giấy vẽ, lát nữa cô sẽ phát điểm tại lớp cho các em luôn.”
Tờ giấy vẽ nộp lên cuối cùng lại là một tờ giấy hơi mỏng, rõ ràng là tờ giấy bị người ta tiện tay xé từ một quyển vở ghi chép, trên góc trái tờ giấy có viết mấy chữ rất nghênh ngang, chữ đầu tiên là “giải, nội dung hoàn chỉnh là: “Giải: Đề này không biết làm.”
Ngoại trừ dòng chữ này thì trên giấy còn vẽ một bức ký họa cấu trúc hoàn chỉnh, nét vẽ là dùng bút mực bình thường nên không thể dùng các nét thẳng nhọn nghiêng mỏng của bút than truyền thống hoặc là bút chì để xử lý kỹ thuật và phương pháp của ký họa lên bóng, nhưng vẫn có thể nắm bắt được thần thái của người phụ nữ rất sống động, đường nét quyết đoán.
Nếp gấp chỗ khuỷu tay tùy tiện phác hoạ mấy nét, thể hiện được cảm giác thể tích.
“…” Khang Khải thấy mẹ mình đang chấm điểm được một nửa thì ngẩn người rất lâu, “Bức này là ai vẽ vậy?”
Một hồi sau, cậu bé ngồi ở hàng cuối cùng của phòng vẽ, bởi vì không muốn làm bài tập cho nên nửa gục xuống bàn hơi nhúc nhích, giữa ngón tay kẹp một cây viết mực màu đen, giơ tay lên: “Làm bài tập chán quá nên tùy tiện vẽ ạ.”
Dì Khang kinh ngạc, im lặng mấy giây mới hỏi: “Trước đây con từng học vẽ à?”
“Không ạ.” Hứa Thịnh ngồi dậy, đặt viết trong tay xuống, không để ý lắm, “Rất khó sao?”
Dì Khang: “…”
Hứa Khải sau khi tiến đến gần nhìn thấy bức vẽ kia: “…”
Mới đầu cậu ta còn định coi Hứa Thịnh là kẻ thù cả đời của mình, kết quả không bao lâu thì ngay cả đuôi xe của người ta cậu cũng không nhìn thấy.
Từ hôm đó trở đi, hai chữ “Hứa Thịnh” trong lòng Khang Khải cơ bản đã đồng nghĩ với việc bật hack nghịch thiên rồi.
Bồn rửa tay của phòng vẽ có một hàng dài, vòi nước để san sát nhau, tiện cho học sinh tan học rửa họa cụ, trên gạch sứ dính lốm đa lốm đốm mấy vệt màu sắc sặc sỡ chưa có rửa sạch.
Hứa Thịnh bật hack nghịch thiên rửa tay xong, Khang Khải đã đứng ở cửa phòng vẽ chờ cậu. Cậu ta ngồi bên cạnh bồn hoa ở cửa phòng vẽ, thấy Hứa Thịnh bước ra, cậu ta phủi phủi ống quần: “Đến trạm xe à? Tiễn anh một đoạn.”
Hứa Thịnh: “Có mấy bước chân, mày có thời gian như vậy không bằng về sửa bức chân dung kia của mày đi.”
“Đm.” Khang Khải nói, “Hai chúng ta lâu như vậy mới gặp lại nhau vậy mà chỉ chọc em thôi.”
Hứa Thịnh cười một tiếng, không có nói đùa nữa.
Đi ra ngoài một đoạn, Khang Khải mới nói: “Lần trước em đến nhà kho, nhìn thấy giấy vẽ bị người khác đụng đến, anh từng về đó à?”
“Chắc là lúc mới nhập học.” Hứa Thịnh phản ứng mấy giây mới nhớ ra “lần trước” mà Khang Khải nói là ngày nào, nói, “Có đến một chuyến, quay về nhìn một chút.”
Nhà kho kia là của bạn Khang Khải, bỏ không nhiều năm không có sử dụng, sau đó thì cho Hứa Thịnh mượn để cất những dụng cụ vẽ tranh cậu đã dùng. Vào khoảnh khắc khóa lại phủ bụi tất cả, cái tên Khang Khải đứng bên cạnh nhìn thôi cũng đã thấy khó chịu. Hứa Thịnh không nói lời nào, đeo chìa khóa vào cổ, sau đó không còn nhắc đến chuyện này nữa.
Khang Khải: “Vốn dĩ còn muốn thường xuyên liên lạc với anh, kết quả anh cũng không thèm trả lời tin nhắn.”
Hứa Thịnh: “Không sao, sau này muốn liên lạc vẫn có thể liên lạc.”
Khang Khải thầm nói chẳng phải Lục trung vẫn luôn được mệnh danh là nhiều quy tắc sao, vô cùng cứng nhắc: “Lục trung Lâm Giang không phải có nhiều nội quy à?”
“Có rất nhiều, nội quy trường nhiều vô cùng, cộng lại có thể hơn năm trăm mấy điều đó.” Hứa Thịnh nói đến đây, lạ nói, “Nhưng mà có khi nào tao làm đúng nội quy đâu?”

Cái tư tưởng giác ngộ này!
Khang Khải thật sự cảm thấy người anh em này của mình đỉnh vãi linh hồn.
Trong lòng cậu ta cảm thán xong thì mới nhớ đến lúc ở trong phòng vẽ Hứa Thịnh không có nói như thế, Hứa Thịnh nói không trả lời tin nhắn của cậu ta là vì trường học quản lý nghiêm khắc.
“Chẳng phải vừa rồi anh còn nói… Sao anh lại một hồi có một cái giải thích khác vậy?”
Hứa Thịnh: “Vừa rồi xạo mày đó.”
Khang Khải: “Đm!”
Xe buýt 15 phút thì có một chuyến, hai người khi đi đến trạm xe thì đúng lúc xe buýt số 2 chầm chậm vào trạm.
“Tiễn đến đây là được rồi.” Hứa Thịnh nói.
Khang Khải không trả lời, một hòi sau cậu ta chợt gọi: “Anh Thịnh.”
Hứa Thịnh quay đầu lại.
Khang Khải không biết mình có nên nhắc đến chuyện này nữa không, sau khi Hứa Thịnh nói không vẽ tranh nữa, chủ đề này vô hình trung trở nên nhạy cảm, cuối cùng cậu ta vẫn nói: “Em thật sự cảm thấy nếu như anh tham gia kỳ thi tuyển sinh năng khiếu thì mỹ thuật Thanh Hoa hay mỹ thuật Trung ương gì đó đều không thành vấn đề.”
Sắc trời dần tối, xe buýt chầm chầm chạy tới, đèn xe chiếu thẳng về phía này, ánh sáng phân tán ra che khuất gương mặt của Hứa Thịnh, không nhìn rõ lúc này cậu có vẻ mặt gì, cuối cùng cậu nói: “Đi đây.”
Hứa Thịnh về nhà phát hiện trong nhà không có ai, cúi đầu xem wechat mới nhìn thấy tin nhắn nửa tiếng trước Hứa Nhã Bình nhắn cho cậu.
– Mẹ đến công ty rồi, tạm thời có việc.
– Buổi tối con mới ăn mấy miếng, nếu như đói thì gọi đồ về ăn.
Hứa Nhã Bình bận rộn công việc, bà làm HR cho một công ty tư nhân. Năm ấy khi sinh Hứa Thịnh thì nghỉ việc, ở nhà nghỉ ngơi một năm, khi đi làm lại thì phát hiện xã hội đang thay đổi từng ngày, trăn trở nhiều lần mới tìm được công việc này, sau đó thì từng bước từng bước đến được vị trí hiện tại.
Vì chèo chống gia đình này, bà sống rất mệt mỏi, áp lực công việc đè nặng.
Ai thấy cũng đều phải khen một câu: Không dễ dàng gì.
Hứa Thịnh không thể bỏ qua hai tin nhắn này, cậu thở dài, trả lời lại một câu: Biết rồi ạ, chú ý sức khỏe, đừng tăng ca hoài.
Cậu mang dép lê đi về phòng.
Điện thoại lại vang lên mấy tiếng.
Lần này, biểu tượng thông báo nhấp nháy, là tin nhắn của nhóm chat.
Nhóm chat chính thức của lớp 11-7 có một cái tên vô cùng nghiêm chỉnh: Người một nhà yêu thương lẫn nhau.
Cái tên này vừa nhìn đã biết ngay là do Hầu Tuấn đặt.
Trong nhóm chat chính thức có học sinh và cả giáo viên, bình thường không ai nói chuyện, nguyên nhân đám zombie này sống lại là vì Đàm Khải đang cẩn thận rào Mạnh Quốc Vĩ để nghe ngóng tin tức của kỳ kiểm tra tháng.
Đàm Khải: Thầy Mạnh, kết quả của kỳ kiểm tra tháng khi nào có vậy ạ?
Mạnh Quốc Vĩ: Rất nhanh!
Tốc độ xuất hiện của Hầu Tuấn cũng rất nhanh, rõ ràng là hai tên Đàm Khải và Hầu Tuấn đã bàn bạc trước với nhau rồi.
Hầu Tuấn: Rất nhanh là nhanh bao nhiêu ạ?
Mạnh Quốc Vĩ: Em yên tâm đi, tụi thầy đang cố gắng giành thời gian chấm bài, tranh thủ đến thứ Hai tới thì có thể giảng bài kiểm tra lần này cho các em.
Hứa Thịnh thầm nói: … Cũng không cần nhanh như vậy đâu.
Người trong nhóm chat lớp đương nhiên cũng chỉ mong có kết quả muộn, nghe thấy tin này lập tức nhao nhao thấy thất vọng.
Hầu Tuấn: Vâng ạ, thầy vất vả rồi. Thật ra thì em càng lo lắng cho sức khỏe của thầy hơn là kết quả kiểm tra ạ.
Đàm Khải theo sau phụ họa: Đúng đó ạ, đừng có làm mệt mỏi bản thân quá, kết qua có chậm cũng được, không cần vội đâu ạ.
Trong lòng Hứa Thịnh lặng lẽ nhấn nút like cho hai người, thoát khỏi giao diện nhóm chat, mở ra một tài khoản khác.
Chỉ nhìn ảnh đại diện của Thiệu Trạm thôi cậu gần như có thể tưởng tượng ra được gương mặt của Thiệu Trạm.
Hứa Thịnh nhớ lại mình đã mang theo cái tên của Thiệu Trạm phát huy thế nào ở phòng thi, càng nhớ lại càng chột dạ.
S: Xem nhóm chat lớp chưa?
S: Thứ hai tuần sau… cậu có muốn xin nghỉ không?
Khi Thiệu Trạm nhận được tin nhắn thì vừa vặn làm xong một đề thi.
Thiệu Trạm dựa vào lưng ghế, hiếm khi bớt chút thời gian khỏi các loại đề thi này, ra hiệu cho Hứa Thịnh nói tiếp: Sau đó.
S: Sau đó cậu xem thử kết quả cụ thể với phản ứng của lão Mạnh, rồi lại nghĩ kế đối phó.
Thiệu Trạm: Đều là chết, còn phải lựa ngày à?
S: …
Bà cụ sống ở lầu dưới của tòa chung cư này thích nghe hí, tai của bà hơi bị lãng, vì thế tiếng của TV được bật rất lớn, tiếng í í a a trong chiếc TV kiểu cũ không ngừng truyền đến đây. Tuổi tác của dân cư khu Nam Bình đa số đều già rồi, nơi này khác biệt với trung tâm thành phố, trường trung học cũng không có bao nhiêu trường, tin tức không nhạy lắm.
Hai phòng ngủ một phòng khách, trong phòng trống hoác, chỉ có một mình Thiệu Trạm.
Vị trí đặt khung ảnh trước đây trong phòng khách đã không còn, chỉ còn lại dấu vết một hình chữ nhật.
Thiệu Trạm vào phòng bếp rót một ly nước, chuẩn bị làm thêm một đề nữa thì điện thoại rung lên.
S: Đền cho cậu nhé, tuần sau mang đồ ăn sáng cho cậu? Cậu muốn ăn gì?
S: Hoặc cái khác cũng được, dù sao thì coi như tôi nợ cậu một lần.
S: Cậu muốn thế nào cũng được.
Cậu-muốn-thế-nào-cũng-được.
Đm.
Sau khi gửi câu cuối cùng đi Hứa Thịnh mới thấy nó mang nghĩa khác.
Hai giây sau, thu hồi liền.
Mạnh Quốc Vĩ nói các giáo viên đang dồn sức chấm bài, câu này không hề nói dối.
Giáo viên Lục trung không nghỉ cuối tuần, tăng ca để chấm bài, nếu nhanh thì cuối tuần có thể thống kê xong bảng điểm với điểm trung bình của các lớp.
Khi trả lời tin nhắn trong nhóm chat lớp Mạnh Quốc Vĩ đang ở văn phòng, trước mặt đặt mấy chồng bài kiểm tra, vì để đảm bảo tính công chính chấm bài, ở bên cạnh có thể nhìn thấy cột họ tên và số thứ tự của học sinh đều bị dán lại, các giáo viên không biết bài kiểm tra mình đang chấm rốt cuộc là của ai… nhưng mà cũng có bất ngờ.
Chấm bài đến giờ này, Mạnh Quốc Vĩ tháo mắt kính xuống, đưa tay bóp bóp sống mũi, muốn làm giảm bớt sự mệt mỏi của đôi mắt.
“Thầy Mạnh” Giáo viên Ngữ Văn lớp bên cạnh đúng lúc chấm xong chồng bài thi bên cạnh, không nhịn được hỏi, “Thầy chấm đến bài của Thiệu Trạm chưa?”
Mạnh Quốc Vĩ lại đeo kính lên, nói: “Tôi chưa chấm đến, chắc là ở bên chỗ cô đó?”
Chữ của Thiệu Trạm viết rất đẹp, điểm thi cao, các giáo viên chỉ cần chấm bài của cậu thì không cần nhìn tên cũng có thể nhận ra. Đương nhiên ngoại trừ Thiệu Trạm thì cũng có một trường hợp rất dễ nhận biết khác, chính là chữ xấu đến mức không nhìn ra của Hứa Thịnh.
Trong lòng giáo viên Ngữ Văn lớp bên cạnh cảm thấy kỳ lạ, bài kiểm tra Ngữ Văn tổng cộng chỉ có hai giáo viên chấm, cô lật từ đầu đến đuôi chồng bài kiểm tra mình vừa chấm xong, xác nhận mình chắc chắn không có chấm, suy đoán: “Số lượng bài thi đủ chưa? Chắc chắn thu đủ hết rồi à? Bên thầy thật sự không có sao?”
Mạnh Quốc Vĩ vẫn chưa chấm xong, phần còn lại không nhiều lắm, anh lật sơ qua xem, chữ của mỗi bài kiểm tra đều không giống như Thiệu Trạm viết: “Bên tôi cũng không có.”
Giáo viên Ngữ Văn lớp bên cạnh còn muốn nói gì đó, Mạnh Quốc Vĩ lại rất vô tư, anh xua tay, không để ý, cũng không lo lắng cho học sinh Thiệu Trạm của mình chút nào, thậm chí đã nghĩ xong lần này phải chúc mừng Thiệu Trạm giành được hạng nhất như thế nào từ lâu rồi: “Không sao đâu, kết quả của Thiệu Trạm tôi không lo lắng chút nào, chắc chắn lại hạng nhất. Đến lúc tôi thống kê điểm xong thì lựa bài thi của em ấy ra, cô cầm đi photo mấy bản! Còn bảng thông báo xếp hạng kiểm tra tháng của khối chúng ta, vị trí thứ nhất có thể điền tên em ấy trước rồi.”

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.