Trời mưa lất phất, tuyết đọng trên con đường nhỏ đầy ổ gà dưới quê, vô cùng lầy lội.
Sợ trơn trượt, xe chạy rất chậm, nhưng vẫn rất xóc nảy.
Trong làn mưa, ngọn núi xa xa được mây mù quấn quanh, mờ mờ ảo ảo, hoang vắng cô quạnh.
Trần Nham ngồi trên ghế phụ, lẳng lặng nhìn cảnh vật trôi qua ngoài cửa sổ.Hạt mưa rơi vào theo khe cửa sổ, làm ướt bệ cửa sổ bên trong.
Hàng sau, Tôn Bằng cũng nhìn ngoài cửa sổ. Tôn Phi đã bị xóc đến mức ngủ thiếp đi.
Vì mùng sáu cô bắt đầu đi làm, ban đầu bọn họ dự định mùng năm tết về. Hôm mùng hai Cường Tử gọi điện thoại hỏi khi nào họ về. Tôn Bằng sợ CườngTử vội về quê thăm bà nội, nên quyết định về sớm, mùng ba đi.
Biết họ sắp đi, cả nhà họ Tôn đều gắng hết sức giữ lại.
Buổi tối ăn cơm xong, Tôn Tường đi lên gõ cửa phòng họ.
Trần Nham đi tới mở cửa có phần bất ngờ. Mấy ngày bọn họ ở đây, Tôn Tườngrất tránh né, mãi không lên lầu. Tôn Bằng thu dọn hành lý bên trongngẩng đầu nhìn thấy anh hai mình, dừng tay lại, im lặng đi xuống cùnganh ta.
Bên ngoài rét mướt, hai anh em mỗi người châm một điếuthuốc đứng bên con sông nhỏ bị đóng băng trước cổng nhà. Trong ánh tuyết sáng lóa, rất lâu không có ai mở miệng.
Trong không khí có tiếng cười nói đâu đây, tiếng xào mạt chược cạch cạch, Tôn Bằng rít một hơithuốc, nhìn mấy căn nhà lầu nhỏ sáng đèn bên cạnh.
“Không ở chơi thêm hai ngày ư?”
“Cường Tử vẫn chưa về đón tết, em về thay cho nó.”
“Vậy không thể đóng cửa hai ngày à, cũng đâu mất việc làm ăn hai ngày này.”
“…”
Làn khói xanh trong miệng họ vừa thở ra liền bị gió lạnh thổi tan, haingười đàn ông cao lớn đứng im tại chỗ như cọc gỗ, không nhúc nhích.
Một cơn gió lớn thổi qua, vài khối tuyết đọng trên cây rơi rào rào xuống.
Tôn Tường nhìn về phía cái cây đó một cái, ánh mắt chuyển qua mặt Tôn Bằng, “Đại Bằng… Chị dâu chú nói gì cũng đừng để trong lòng, cô ấy thối mồmthôi.”
“Không có.”
“Chú dẫn Tiểu Trần về, anh hai rất vui. Ngày mai hai đứa về, đừng dẫn Tôn Phi đi nữa, để ở nhà cho mọi người chăm sóc.”
“Anh hai, Tôn Phi đi theo em.”
Ngón tay kẹp thuốc hơi tê tê, Tôn Bằng giơ tay lên rít một hơi, “Mấy năm nay anh ấy quen đi theo em rồi, em cũng quen anh ấy. Mọi người yên tâm đi, ở ngoài em làm ăn được, sẽ không để anh ấy đói.”
Tôn Tường nhấp môi mấy cái, khẽ hỏi, “Tiểu Trần biết ý này của em sao?”
“Ừm.”
“Tiểu Trần đồng ý?”
“Đồng ý.” Tôn Bằng búng tàn thuốc xuống đất.
Tôn Tường nhìn đèn đóm đối diện, trong lòng đủ chua cay mặn ngọt, nhất thời lặng thinh.
Anh ta suy nghĩ rất lâu mới hạ quyết tâm nói với anh lời này, không bàn bạc với ai cả.
Cái nhà này, anh ta nghĩ mình hẳn còn có thể đưa ra quyết định. Người emtrai 30 tuổi này, vẫn chưa lập gia đình, mình chỉ lớn hơn nó hai tuổi,con cái cũng sắp học tiểu học rồi. Bây giờ anh ta khó khăn lắm mới cóthể quyết định, Tôn Tường nghĩ cho dù gia đình mình tan rã, thì anh tacũng nhất định phải hoàn thành chuyện này cho anh.
Anh cả như cha, trong gia đình này, anh ta chính là anh cả.
Nhưng không nghĩ tới, lần này, Tôn Bằng lại quyết định trước một bước. Anh ta chợt nhớ đến năm Tôn Bằng thôi học, cũng là một mùa đông. Mùa đông lạnh lẽo mười mấy năm trước.
Khi đó công xưởng nhỏ trong trấn mà bốTôn làm việc lặt vặt sắp phá sản, bị khất lại mấy tháng tiền lương. Vìchăm nom Tôn Phi mà mẹ Tôn mãi không sao ra ngoài làm việc được, cày hai mẫu đất của nhà mình. Bản thân anh ta từ nhỏ thành tích đã không tốt,học đến cấp 2 là không học nữa, luôn làm công việc thời vụ trợ giúp chiphí trong nhà.
Khi nhà nghèo đến mức sắp không còn gì ăn, TônBằng nói ra việc không muốn đi học nữa, định đi theo mấy người trongthôn ra ngoài làm việc.
Tôn Tường nhớ lúc đó cả nhà đang ăn cơm,nghe thấy anh nói, mọi người đều dừng đũa, không ai đáp lời. Khi ấy, gia đình quả thực đã không cung cấp nổi cho anh đi học, anh ra ngoài làmviệc chẳng những có thể giảm bớt tiền học, mà trong nhà còn dư ra mộtphần tiền phụ cấp. Ở thôn này, có khối người không đi học ra ngoài làmviệc. Chỉ là thành tích của Tôn Bằng tốt, trước đây người trong nhàtrông chờ anh có thể ăn học thành tài.
Cuối cùng, trên bàn, chỉ có Tôn Tường 20 tuổi nói một câu, “Học hết học kì này đi, đã đóng học phí cả rồi…”
Nhiều năm sau, điều anh ta hối hận nhất chính là năm đó không cắn răng gánh vác thêm, chu cấp cho thằng em trai này.
Bầu trời đêm có mây, che nửa ánh trăng sáng dưới quê. Trong bóng tối, Tôn Tường nghiêng mặt sang nhìn anh.
Hai năm trước, lúc dọn nhà, anh ta lục ra được giấy khen hồi anh đi học,từng tờ giấy vuông ố vàng, anh ta cẩn thận giữ lại hết cho anh, bọc mấylớp túi nilon bên ngoài.
Anh ta kìm lòng không đặng nghĩ, khi ấymình chịu khổ thêm chút nữa thì tốt rồi, để cho nó học tiếp, học thànhtài, tốt biết bao nhiêu.
Hút xong một điếu thuốc, Tôn Bằng vứt đầu lọc, nhìn anh ta, “Lạnh quá rồi, đi vào thôi.”
Tôn Tường giẫm tắt thuốc trong tuyết, nhìn anh, “Nếu Tiểu Trần có ý kiếnthì cứ dẫn Tôn Phi về. Trong nhà này… nói thế nào thì cũng có anh haichú ở đây.”
Tôn Bằng gật đầu, “Vào nhà thôi, anh hai.”
Cảnh vật dưới quê nhanh chóng đi xa trong màn mưa.
Có lẽ là do nỗi nhớ nhà như một mũi tên, đường xe giống y như vậy, nhưngTrần Nham cảm thấy đường về đi nhanh hơn đường lúc đến rất nhiều.
Buổi tối hôm trở về, Tôn Bằng dẫn Tôn Phi cùng đến nhà cô ăn cơm tối, mangtheo ít đặc sản dưới quê. Đây là lần đầu tiên người nhà Trần Nham gặpmặt Tôn Phi.
Bất ngờ là, mẹ Trần và ông bà ngoại cô vô cùng chăm sóc Tôn Phi, trong lòng Trần Nham cảm động.
Khoảng thời gian ăn cơm xong dọn dẹp trong bếp, mẹ Trần nhắc nhở cô, “Thángsau phải đi viếng mộ bố con, đừng bận quá mà quên đấy, thu xếp thời gian trước đi.”
“Biết ạ,” Trần Nham dừng một chút, nói một câu không đầu không đuôi, “Mẹ, cảm ơn mẹ.”
Tay mẹ Trần khựng lại, mũi chua xót, bà đổ thức ăn thừa vào sọt rác, mở vòi nước.
Tiếng nước chảy che đậy một chút run rẩy trong giọng nói, “Nói cảm ơn mẹ gìchứ, người mình thích, sau này cứ sống tốt là tốt hơn tất cả.”
Cổ họng Trần Nham nghẹn ứ lại, cô đáp một câu vô cùng đơn giản, “Vâng, con biết ạ.”
Thoáng cái, kì nghỉ năm mới đã hết.
Hôm nay mùng bảy, rất nhiều người mang theo hi vọng của một năm mới quay trở lại vị trí công tác.
Năm ngoái, đón tết xong, Phùng Bối Bối đã mua một căn nhà hai phòng ngủ một phòng khách ở phía nam thành phố, vẫn luôn để đó sửa sang. Thời điểmnăm trước lắp thiết bị điện gia dụng, bây giờ nhà cũng đã trang tríxong, cô ấy định chính thức vào ở, cũng coi như là năm mới bầu không khí mới.
Khi cô ấy mời Trần Nham ăn cơm, Trần Nham ngẫm nghĩ, mời cô ấy đến thẳng quán của Tôn Bằng tụ tập. Bối Bối vẫn chưa đến quán TônBằng bao giờ nên đồng ý ngay.
Buổi tối tan làm, cô ấy gọi Trình Đông Bình đi sang cùng. Bốn người ngồi xuống vị trí gần bên cửa sổ, gọi vài món thích ăn.
Ngay giờ cơm, trong bếp vô cùng bận rộn, đầu bếp đội nón đứng trước bếp bịlửa hun đổ đầy mồ hôi, nhân viên phục vụ chạy vào chạy ra, liên tục giục món thêm món. Tôn Bằng đi vào dặn dò đầu bếp mấy câu, vừa quay đầu,phát hiện cửa sau đang mở. Trong khoảng sân nhỏ khi đêm xuống, một ngọnđèn đang sáng, một mình Cường Tử đứng hút thuốc trong gió.
Anh vừa về là bảo Cường Tử về quê, ngoài miệng anh ta nói được, nhưng cứ lần lữa mãi chưa đi.
Nghe được tiếng động sau lưng, Cường Tử xoay nửa người lại. Anh ta búng tànthuốc, cười với Tôn Bằng, “Chọn món xong rồi à? Mấy con cá hôm nay lãoHồ mang tới ngon lắm, cá sông đấy, anh nhớ làm một con.”
“Sang ăn cùng đi.”
“Không ăn nữa, vẫn còn việc. Đúng lúc nói với anh một tiếng, lát nữa em đi trước.”
“Được.”
Tôn Bằng nhìn anh ta, cuối cùng vỗ vai anh ta một cái, đi vào trong.
Quay lại phía trước, Phùng Bối Bối đang nói với Trần Nham một tin tức thú vị lan truyền trong nhà đài hôm nay, hai người thản nhiên nói cười. TrìnhĐông Bình ngồi một bên cũng mỉm cười im lặng nghe, nhìn thấy Tôn Bằngngồi xuống, anh ta cười với anh một cái.
Tôn Bằng gật đầu với anh ta, khui hai chai bia, rót đầy cho bốn người.
Chỉ chốc lát sau, nhân viên phục vụ bắt đầu bưng thức ăn lên.
Bối Bối nhìn món ăn thơm nức mũi trên bàn, cười nâng ly với Tôn Bằng, “Tối nay cảm ơn ông chủ Tôn chiêu đãi.”
Tôn Bằng đáp lễ, “Chuyển nhà thuận lợi.”
Trình Đông Bình nhìn Trần Nham, “Gì vậy chứ, cùng nhau làm một hơi đi.”
Trần Nham mỉm cười nâng ly, bốn người cùng cười cụng ly.
Đây là lần đầu tiên bọn họ ăn cơm chung, ban đầu có chút dè dặt, uống haichai, dần dần thân quen, bầu không khí bắt đầu càng ngày càng tốt. BốiBối và Trần Nham chỉ được chia một chai, muốn uống nữa, nhưng hai ngườiđàn ông đều không cho.
Bản thân họ cũng không ham bia rượu, nên yên tâm dùng bữa nói chuyện phiếm, nhìn hai người kia uống.
Một bữa cơm ăn thẳng đến hơn tám giờ mới kết thúc. Trước đó đã hẹn tối nayTrần Nham đến ngủ với Bối Bối ở nhà mới. Trình Đông Bình biết phải uốngrượu, nên đã tìm tài xế lái thay trước, tài xế gọi điện thoại nói đếnngay, Bối Bối đi cùng anh ta ra ngoài chờ.
“Không uống nhiều đấy chứ?”
“Không sao đâu, nếu không phải sợ dọc đường kiểm tra, thì anh tự lái về rồi.”
Họ đi dọc theo lề đường, gió rất lớn, Bối Bối mặc chiếc áo khoác dài,khoanh tay, hờ hững liếc anh một cái, “Anh tự kiểm điểm đi.”
Anh cười cười, không nói gì, khoác vai cô đi hai bước, bỗng hôn lên mặt cô một cái.
Bối Bối lườm anh, dùng mu bàn tay lau.
Anh dừng lại nhìn cô, lại hôn môi cô.
Bối Bối đẩy anh ra, “Say khướt rồi à?”
Anh sờ mặt cô, rồi lại sờ tóc cô, thở ra một hơi, chậm rãi ôm chặt cô.
“Lạnh phải không? Mặt lạnh ngắt cả rồi.” Anh lẩm bẩm bên tai cô, “Chưa thấyngười phụ nữ nào trọng bạn khinh sắc như em bao giờ, nhà mới sao khônggọi anh tới lăn giường (1) cho em, hả?”
(1) Tục lăn giường: Mộttrong những phong tục của Trung Quốc, sau khi giường cưới trang tríxong, trẻ em hay được cho lăn lộn trên giường để chúc phúc cho cặp đôimới đông con nhiều cháu.
Bối Bối cảm thấy buồn cười, “Anh tưởng anh là trẻ con à? Lại còn lăn giường nữa…”
Ôm một lúc, Trình Đông Bình nắm tay cô đi dưới hàng cây ven đường.
Dừng lại ở bảng chỉ đường đã hẹn với tài xế, anh nhìn phía sau, nói, “Ngườibạn này của em tốt lắm, thảo nào em nhắc đến cô ấy suốt ngày. Ánh mắtnhìn người của cô ấy cũng không tệ, rất tốt.”
Bối Bối không ngờTrình Đông Bình sẽ hợp với Tôn Bằng, nói, “Anh ta là một người tốt, cóđiều không biết sau này họ sẽ sống như thế nào. Thật ra em rất lo choTrần Nham.”
“Em ấy à, có biết tổ quốc chúng ta có một câu châm ngôn không?”
Bối Bối ngẩng mặt lên nhìn anh.
Ánh đèn đường chiếu rọi khuôn mặt Trình Đông Bình, anh thu lại nụ cười thờơ, chậm rãi nói ra năm chữ: “Đừng khinh thiếu niên nghèo.”
“Xãhội hiện nay của chúng ta ấy à, điểm xuất phát của mọi người khác nhauquá nhiều. Rất nhiều người nghèo, nghèo của cải chứ không phải bản thân. Khi còn trẻ, đàn ông nghèo một chút cũng chẳng sao cả, chịu đựng được,chịu khổ được, tùy tiện làm nghề gì đó cũng có thể kiếm ra tiền. Sợ làsợ có người được ăn cả, ngã về không, còn chưa ra sao cả, mà đã tựthương cảm cho mình trước. Vậy thì tiêu rồi. Hễ là người xuất thân từdưới đáy xã hội, có mấy người có thể không kiêu ngạo không nhún nhườngthật sự?”
Giọng Trình Đông Bình tùy ý, “Từ lúc vừa sinh ra thìcon người đã không công bằng. Nhưng em lại không thể không thừa nhận,ông trời công bằng đã cho mỗi người cơ hội leo lên, phải xem bản thân em có chịu leo hay không.”
Phùng Bối Bối không nói được một lời nhìn anh.
Anh cười cười, “Sao thế, có phải mấy lời này nhàm chán quá không?”
Cô lắc đầu, “Em cảm thấy anh nói rất hay.”
Trình Đông Bình cười một tiếng, vừa muốn bày tỏ một chút về phản ứng đáng yêu này của cô, thì di động rung lên.
Trần Nham nhận được điện thoại của Bối Bối, nói tài xế lái thay đến rồi, sẽ đưa hai cô về trước.
Tôn Bằng tiễn Trần Nham ra ngoài.
Sau khi Bối Bối và Trần Nham lên xe, Trình Đông Bình nói với Tôn Bằng, “Yên tâm đi, tôi sẽ đưa đôi hoa tỉ muội này an toàn đến nhà rồi mới đi.”
Tôn Bằng cười, “Hôm nay không uống nhiều chứ?”
“Thế này mới bao nhiêu, lần sau tụ tập, uống một bữa cho đã.”
Tôn Bằng gật đầu, “Có thể tới bất cứ lúc nào.”
Trình Đông Bình nói được làm được, đưa hai người này thẳng lên lầu, bật điềuhòa và đèn, nhìn họ đổi dép ngồi vững vững vàng vàng trên sofa giục anhta đi, anh ta mới cười nói chúc họ ngủ ngon, rồi vội vàng xuống lầu.
Bối Bối bảo Trần Nham đi tắm trước, mình thì đi ra ban công, vừa gọi điệnthoại với anh ta vừa nhìn xe anh ta biến mất trong màn đêm.
Trần Nham tắm xong đắp mặt nạ đi ra, nằm trên giường chơi di động một lúc. Bối Bối cũng đang đắp mặt nạ, trùm khăn tắm đi ra.
Nhà mới đã để tản mùi mấy tháng, đặt mười mấy chậu trầu bà, nhưng vẫn còn phảng phất ít mùi sơn.
Bối Bối nhạy cảm hỏi, “Cô cảm thấy mùi này có nặng không? Ở được không?”
Trần Nham nói, “Cũng tạm, ít nhiều gì cũng có một chút mà.”
Họ nằm ngửa trên một chiếc giường lớn, vô thức nhìn ngọn đèn treo rũ xuống trên trần nhà.
Một lát sau, Bối Bối hỏi, “Nham Nham, cô thấy Trình Đông Bình thế nào?”
“Rất tốt.”
“Đừng có lấy lệ với tôi.”
“Không có.” Giọng Trần Nham hơi lười biếng, “Cảm giác được, lần này cô thật sự sắp ổn định rồi. Rất vui cho cô.”
Bối Bối nói, “Cô biết không, tôi cũng vui cho mình.”
Nhìn ánh đèn có hơi lóa mắt, giọng Bối Bối rất khẽ, “Hồi tết, anh ấy đến nhà tôi ăn cơm.”
“Sau đó bố tìm tôi nói chuyện một lần. Bố tôi nói với tôi, ông và mẹ tôichưa bao giờ trông mong tôi gả cho người tốt thế nào. Yêu cầu họ dànhcho tôi rất đơn giản, sau này nhà người ta mua được cái gì, thì tôi cũng phải mua được cái đó. Người ta mua được xe, tôi phải mua được xe. Người ta có thể mua nhà, thì tôi cũng phải mua được nhà. Chỉ cần sau này tôicó thể theo kịp dòng chảy của xã hội, là hai người họ đã hài lòng.”
Bố mẹ Phùng Bối Bối là người làm ăn dựng nghiệp từ hai bàn tay trắng. Khicô ấy học tiểu học, gia đình mở một siêu thị nhỏ, về sau làm đại lý củamột thương hiệu sàn nhà, từng mở nhà xưởng nhỏ bán ấm nước nhôm. Mấy năm nay bắt đầu kinh doanh phụ tùng ô tô.
Đối với bố mẹ có trình độvăn hóa không cao, cô ấy vẫn không ngưỡng mộ quá nhiều. Hết tết năm nay, cô ấy chợt hiểu ra, làm ăn nhỏ như gia đình họ có thể thuận buồm xuôigió đi đến ngày hôm nay, hoàn toàn không phải nhờ vào may mắn.
Gia đình kinh doanh phụ tùng ô-tô, nhưng mãi cho đến bây giờ, phương tiệngiao thông bố cô ấy hay dùng nhất vẫn là xe điện, chưa bao giờ giống mấy người đàn ông trung niên mới phát tài mà đã thở hổn hển, quan hệ nam nữ bừa bãi. Mẹ cô là người phụ nữ trung niên thông thường nhất, một lòngmột dạ lo cho gia đình, giao tiếp xã hội rất ít, thú vui duy nhất làđánh mạt chược nhỏ với mấy người họ hàng.
Có một dạo cô ấy chorằng mình và bố mẹ thành thật an phận là người của hai thế giới, chorằng mình đã sớm đứng trên bậc thang cao hơn. Ngoảnh lại mới phát hiện,thế giới của họ mới là thế giới cô ấy mong muốn.
“Lần này về, tôi thấy bố mẹ tôi đã già hơn rồi, trong lòng thật ra rất chua xót. Trướckia ngày nào cũng muốn cách họ càng xa càng tốt, bây giờ tôi nghĩ, chờsang năm ổn định sẽ đón họ đến sống bên cạnh mình.” Bối Bối nói, “Cóđiều cũng không biết họ có đồng ý không, vẫn chưa nói với họ nữa.”
Mặt nạ tỏa ra mùi thơm dịu, Trần Nham vén sợi tóc dính bên mặt nạ. Lời củaPhùng Bối Bối, gần như mỗi một chữ đều gõ vào lòng cô.
Cô không nói gì, nhưng cũng không kềm được nghĩ đến bố cô.
Từ nhỏ đến lớn, cô rất ít khi nhớ ông, hoặc là nói cố hết sức không nghĩ đến.
Bởi vì vừa nghĩ sẽ đau lòng, sẽ khóc, dần dà, đã không nhớ rõ khuôn mặt của ông nữa rồi.
Ở cái tuổi phản nghịch nhất, cô đã từng chôn sâu nỗi hận ông nơi đáy lòng.
Hận ông bị ốm, hận ông khiến cho gia đình mang nợ, thậm chí có lúc còn cốchấp hận họ mang mình đến thế giới cô độc này, không nuôi nấng không dạy dỗ.
Cô nhớ rất sâu sắc, sau khi bố mất, có một năm tổ chức sinh nhật, người trong nhà đã mua bánh kem cho cô.
Gia đình cậu cũng đến, khi đó em họ của cô còn rất nhỏ, rất quậy. Thức ăncòn chưa làm xong, đứa em họ nhỏ đột nhiên vừa khóc vừa quấy đòi ăn bánh kem, dỗ thế nào cũng không được. Cuối cùng bà ngoại Trần Nham mở bánhkem ra trước, cắt một miếng cho nó.
Chờ đến khi dọn cơm, người trong nhà náo nhiệt cắm nến lên chiếc bánh kem thiếu một góc, bảo cô cầu nguyện.
Ánh nến yếu ớt, cô chắp hai tay nhắm mắt lại, trong lòng không cầu nguyện gì cả.
Nếu như ý nghĩ lướt qua trái tim khi đó tính là ước nguyện, vậy ước nguyệncủa cô là: Sau này không bao giờ muốn tổ chức sinh nhật nữa.
Một góc bánh kem ấy, đã cắt đứt tất cả mong ước đơn thuần, ước nguyện hoàn mỹ đối với thế giới này của một cô gái.
Trần Nham nhận ra rõ một sự thật từ rất sớm: Cả đời cô, trong tất cả hạnh phúc niềm vui, mãi mãi sẽ thiếu một góc nho nhỏ.
Hôm nay chỗ thiếu sót ấy vẫn còn, nhưng trong sự trưởng thành thời gian mang đến, từ lâu cô đã không còn hận nữa.
Nỗi hận đó là sự ích kỉ, cũng là sự ấu trĩ, chỉ lôi kéo người ta chìm xuống dưới.
Cuộc sống thời thơ ấu niên thiếu là gia đình trao cho, cô không cách nàothay đổi được. Nhưng cuộc sống sau khi trưởng thành là do bản thân lựachọn, cô chỉ muốn nỗ lực hết sức mình.
Nếu như bố cô có thể nghe thấy, lúc này đây, cô rất muốn nói với ông một tiếng xin lỗi.
Bởi vì trong những năm tháng ấy, nỗi oán hận cực đoan của người trẻ nhấtđịnh khiến cho người bố trên thiên đường cảm thấy tự trách và bi thương.
Trong tĩnh lặng, di động dưới gối rung một cái, vô cùng đột ngột.
Trần Nham hoàn hồn lại, móc ra, là tin nhắn của Tôn Bằng.
—— Ngủ rồi ư?
Trần Nham nhìn chằm chằm màn hình một hồi, ngồi dậy. Bối Bối ở bên cạnh nhìn cô, “Tôn Bằng hả?”
“Ừm. Tôi đi rửa trước.”
“Giai đoạn yêu nhau tha thiết của hai người dài thật đấy.” Bối Bối nhắc nhở, “Đồ dưỡng da ở cả trên bệ, cô tự tìm thử đi.”
Trần Nham đứng dậy xuống giường, đi vào toilet bóc mặt nạ ra, trả lời tin nhắn.
—— Chưa. Anh về nhà rồi?
—— Mới vừa xong, đang định về.
—— Bên ngoài lạnh đấy, đừng lái xe.
Sau khi gửi tin này, không nhanh chóng nhận được tin nhắn lại.
Trần Nham soi gương vỗ nhè nhẹ nước tinh dầu trên mặt, dùng bông tẩy trang lau sạch phần còn thừa lại, rửa tay.
Điện thoại trên bệ lại rung một cái, cô thoa kem dưỡng da tay xong, cầm lên.
—— Có hơi nhớ em.
Dấu vân tay in trên màn hình, hơi dinh dính. Cô dùng ngón tay lau hai cái, càng dính hơn.
Dựa vào bồn rửa mặt, Trần Nham lẳng lặng nhìn bốn chữ in thể Tống nho nhỏ trên màn hình, ngây ra một hồi, nhắn lại.
Nơi đầu đường trong thành phố đèn đóm không tắt, “cạch” một tiếng, Tôn Bằng kéo cửa cuốn xuống, ngồi xổm dưới đất móc khóa lại. Tôn Phi đứng bêncạnh nhìn động tác của anh.
Tối nay, nhà văn hóa thành phố cóhoạt động công ích, cũng đặc biệt mời Tôn Phi đến cùng, sau khi kết thúc người của thư viên lại đích thân đưa anh ta đến quán, nói biểu hiện của anh ta tốt vô cùng.
Khóa cửa xong, Tôn Bằng phủi phủi bụi trên tay, nhìn Tôn Phi một cái, lấy di động ra.
Trần Nham trả lời ba chữ: Em cũng vậy.
Anh mím môi, đi đến ven đường, lắc điếu thuốc ra ngậm vào miệng, bấm gọi đi. Giây đầu tiên đã nối được.
“Sao vẫn chưa ngủ?”
“Vừa đắp mặt nạ xong.”
“Ngủ quen không?”
“Cũng được.”
“Đi ngủ đi, ngày mai còn phải dậy sớm đi làm.”
“Được.”
“… Em cúp máy đi.”
“Tôn Bằng.”
“Hửm?”
“Tháng sau ngày giỗ bố em, đi viếng mộ cùng em nhé.”
“Được…”
Nhìn góc sâu trong ngõ phố ánh đèn lờ mờ, anh móc bật lửa ra châm thuốc, từtừ nhả khói thuốc, “Ngủ sớm chút đi, đừng suy nghĩ lung tung nữa.”
Cúp điện thoại, Trần Nham để di động xuống, ngước mắt nhìn gương.
Cô đã từng cho rằng, phải yêu rất nhiều rất nhiều mới có thể lấp đầy những vết thương kia.
Nào đâu biết rằng, nỗi đau không chịu nổi một đòn như thế, chút xíu ngọt ngào thôi là có thể đẩy chúng vào góc chết trong kí ức.
Trong chiếc gương này, cô chợt nhìn thấy cô bé buồn bã thổi nến năm ấy.
Nếu như có thể, cô rất muốn quay về nói cho cô bé biết:
Bánh kem thiếu một góc cũng có thể cầu nguyện.