Cuộc Sống Hạnh Phúc Ở Nông Trường

Chương 70: Bần Cùng Sinh Đạo Tặc




Lúc đầu, bà Mai nghĩ nếu có thể mua được cặp sách cho Vệ Gia là tốt rồi, hơn một chút thì mua cho cả Vệ Quốc, vì cặp của Vệ Quốc dù chưa hỏng nhưng đã nhàu nát rất nhiều.
Giờ thấy cây vải, bà lại muốn mua để làm áo bông cho ông chồng già. Áo bông của ông ấy đã bị vá chằng chịt, quá cũ rồi.
Nhưng giá tiền...
"Nếu lấy hết thì bao nhiêu vậy cháu?"
"Cây vải này lúc trước cháu mua 50, bác trả lại cháu 50 là được."
Bây giờ Cung Tiêu Xã bán một bộ đồ gần mười đồng, một cây vải thì bốn mươi cũng có, năm mươi cũng có. Nhưng đều phải kèm theo phiếu vải, không có là không được.
Cây vải này tuy cũng 50 đồng, nhưng chất vải tốt, hơn nữa không cần phiếu, nghĩ thế nào đều cảm thấy có lời.
Vật này lại hiếm, nếu bây giờ không mua thì lần tới chưa chắc mua được.
Đắn đo mãi, bà Mai gật đầu đồng ý, đoạn muốn Mạc Lệ Quyên giữ cây vải để bà quay về nhà lấy tiền.
Mạc Lệ Quyên cười cười, cô nhét cây vải vào tay bà.
"Bác mang vải về trước rồi mang tiền qua cho cháu sau cũng được ạ."
Hàng xóm với nhau mà, không cần phải quá cứng nhắc.
Bà Mai cũng cười, ôm cây vải và xách giỏ đi về, vừa ra tới cửa thì thấy Lý Cường và Lệ Vân trở lại.
"Cháu đi đâu sớm thế?"
"Dạ nhà bên kia đánh nhau nhờ cháu qua phân xử."
Nghe vậy, bà Mai không gặng hỏi.
"Lệ Quyên đang chờ cháu về ăn cơm đấy."
"Dạ, thôi cháu vào trước nha bác."
"Ừ."
Lý Cường nhanh chân bước vào nhà, quả nhiên thấy cơm canh đã được dọn sẵn, vẫn còn nghi ngút khói.
Bất chợt, anh cảm thấy rất ấm lòng. Cả trái tim như mềm mại hẳn ra. Khuôn mặt ngạnh lãng thường ngày trở nên nhu hoà.
Đây chính là cảm giác mà cho dù anh đi đâu, làm gì, khi trở về vẫn có mâm cơm canh nóng hổi và người con gái anh thương đang chờ sẵn.
Bao nhiêu mệt mỏi muộn phiền đều tan biến hết đi.
Dù có gian khổ hay mỏi mệt, chật vật hay khó khăn, anh đều vững tin mình có thể tiến lên phía trước, vì sau lưng anh là cả một gia đình cần anh che mưa che gió.
Nơi này vừa là động lực, lại vừa là nguồn sống của anh, bây giờ và mãi mãi...
Bữa cơm trưa diễn ra êm ấm. Hai vợ chồng không nhắc gì đến chuyện buổi sáng.
Lệ Vân Lệ San thấy anh chị không cãi nhau nữa, không đúng, phải nói là thấy chị hai không bắt nạt anh rể nữa thì họ lén lút thở phào ở trong lòng. Nếu hai người lại tiếp tục như lúc sáng thì họ không biết giúp ai, anh rể quá đáng thương mà.
Vì vậy, bữa ăn này, Lý Cường và Mạc Lệ Quyên hưởng thụ sự chăm sóc nhiệt tình có phần nịnh nọt của hai đứa em nhỏ. Lý Cường chẳng hiểu vì sao, tuy vậy thường ngày anh và chúng như anh em ruột nên không để ý nhiều. Còn Mạc Lệ Quyên thì biết đấy, có điều cô chẳng thèm nói nhiều hay giải thích.
Dù sao lâu rồi mới được mấy đứa nhỏ phục vụ chu đáo như vậy, hà cớ gì không hưởng thụ nha?
Những ngày nắng nóng trôi qua khá chậm chạm. Cơn mưa mang theo hy vọng của mọi người lại mãi chẳng chịu đến.
Nếu không phải con sông vẫn còn khá nhiều nước, chắn chắn đã gây ra khủng hoảng rồi.
Dù vị trí địa lý tốt như vậy, nhưng người trong nông trường vẫn không dám lơi lỏng. Sáng tối hai lần tưới nước đều đặn. Họ đã chuyển từ cơm sang cháo từ lâu, hy vọng có thể tiết kiệm lương thực, bởi ai cũng chẳng biết cơn hạn này kéo dài đến khi nào.
Nhà Mạc Lệ Quyên cũng vậy. Tuy gia đình cô không thiếu lương thực, nhưng nếu mọi người xung quanh đều gầy tong teo mà nhà mình lại trắng trẻo mập mạp thì không được tốt lắm. Nhưng cô không nỡ để chồng và các em ăn cháo loãng. Suy nghĩ trước sau, cô quyết định vẫn nấu cơm. Nếu ngày trước nấu thức ăn đủ mọi người ăn no mười phần thì bây giờ, cô chỉ để họ ăn sáu bảy phần. Thịt cũng từ mỗi ngày đều ăn giảm xuống một tuần ăn hai lần. Sự thay đổi này dần dần có khác biệt rất rõ, cả năm người trong gia đình đều nhanh chóng gầy xuống một ít. Có gầy là đủ rồi. Bọn họ so với người xung quanh đã không quá đặc thù.
Thời gian trôi đi, một số nơi ở nông trường bắt đầu có tình trạng đất đai bị nứt nẻ.
Trần Thái Học rầu thúi ruột. Hàng ngày ông đều đi tuần tra vòng quanh nông trường vì sợ có sự cố phát sinh.
Bên ngoài, có người đã đói đến nỗi phải ăn rễ cây rồi. Nhiều nhà chạy vạy mượn lương ở khắp nơi. Nhưng thời buổi khó khăn, nhà ai dư thừa lương thực để cho mượn chứ?
Ai mà cho mượn thì sẽ bị đeo bám như đỉa đói, ai không cho thì bị nguyền rủa mạt sát, chọn cách nào cũng không phải.
Có những người đói quá, không mượn được lương thì đi trộm, đi cướp, giết người đốt nhà đều làm hết, tất cả chỉ vì miếng ăn mà thôi.
Trong nhất thời, chuyện gì cũng có thể xảy ra cả.
Cây bắp ngoài ruộng lớn dần, Lý Cường lại lo lắng có người trộm bắp. Anh kêu gọi đội viên dựng lều gần những mảnh ruộng của mình để trông chừng.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.