Cuộc Sống Làm Nông Của Tống Đàm

Chương 8: Cỏ Đậu Tím (Tử Vân Anh)




Tống Tam Thành nhíu mày: “Con định trồng toàn lúa trên mấy chục mẫu đất à?”
Nếu không phải thế thì cần gì nhiều cỏ đậu tím để bón đất đến vậy, hàng chục cân? Cỏ đậu tím chỉ cần 5-6 cân giống cho mỗi mẫu đất là đủ.
Giờ cuối tháng hai, vẫn còn phải mặc áo lông vũ và áo khoác dày, đợi qua tháng ba, nhiệt độ sẽ tăng nhanh, chỉ cần không có rét nàng Bân, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm không lớn nữa thì phần lớn các loại cây trồng đều có thể xuống giống.
Nếu gieo cỏ đậu tím, ít nhất cuối tháng tư hoặc đầu tháng năm mới có thể xới đất trồng vụ khác… cũng ổn, không ảnh hưởng đến việc trồng thêm.
Theo kinh nghiệm trồng trọt của Tống Tam Thành, tháng năm là lúc thích hợp nhất để gieo trồng, hằng năm vào tháng ba, tháng tư thường có rét nàng Bân, chênh lệch nhiệt độ lớn, hạt giống nảy mầm dễ bị c.h.ế.t rét, không hợp.
Chỉ là ông thấy đầu tư nhiều tiền và mất nhiều thời gian ngay từ đầu, trong lòng khó chịu.
Tống Đàm đêm qua đã suy nghĩ rất kỹ, lúc này không vội vàng: “Dưới cùng có hai thửa đất trồng lúa, nhà mình để ăn.”
Hai thửa đất đó cộng lại khoảng ba, bốn mẫu, năng suất lúa bây giờ cũng cao, đủ cho nhà ăn, còn có thể tặng bạn bè thân thiết.
Thế là Tống Đàm không tính trồng thêm lúa, vì trồng lúa vất vả, trồng một ít đủ ăn là được.
Nuôi cá trong ruộng lúa cũng có thể thử xem sao.
“Những thửa khác thì trồng cỏ đậu tím cho đất thêm màu mỡ, đến khi ấm lên, con sẽ trồng rau.”
Tống Tam Thành không phản đối nữa: “Trồng rau tốt đấy, rau dễ bán, đến lúc đó chạy xe ba bánh ra chợ bán.” Chi phí thấp, thu hoạch nhanh, mà lại nhàn hơn trồng lúa nhiều.
Tống Đàm mỉm cười: “Vâng, con cũng tính thế.” Thật ra thì… thị trấn nhỏ lắm, có mấy người đâu mà bán?
Đi thì cũng phải lên thành phố chứ.
Thực ra, đêm qua Tống Đàm ngẫm lại công việc của mình, nảy ra vài ý tưởng khác, dạo này mọi người thích xem video về cuộc sống nông thôn, thư giãn và bình yên, nhưng vùng quê thì nhiều vô kể, làm sao để nổi bật được?
Phải đẹp hoặc phải độc đáo.
Quê cô, thôn Vân Kiều, thật ra rất bình thường.
Thế nên phải đầu tư vào cái “đẹp” rồi.
Cỏ đậu tím có chu kỳ phát triển ngắn, dễ trồng, hoa nở cũng rất đẹp, khi đó quay video, dùng cánh đồng hoa cỏ đậu tím để gây chú ý ngay từ đầu.
Nếu không, trồng rau trồng lúa nhiều đến thế, biết bao giờ mới nổi bật lên được?

Cuối tháng hai, cửa hàng nông sản vắng vẻ, Tống Đàm mở miệng hỏi mua 70 cân hạt giống cỏ đậu tím, ông chủ cũng bất ngờ:
“Cô trồng bao nhiêu đất thế? Giống nguyên chất chỉ cần 5 cân cho một mẫu là đủ, giống đã xử lý thì phải 10 cân. Giá như nhau, 10 tệ một cân.”
Giống nguyên chất là hạt giống chưa xử lý.
Còn giống đã xử lý thì đã bọc thuốc chống sâu bệnh, khả năng chống chịu tốt hơn.

Tống Đàm nghĩ mình đâu có trồng linh thực cả trăm năm, biện pháp phòng trừ sâu bệnh vẫn có, nên dứt khoát chọn:
“Lấy giống nguyên chất!”
Ngoài cỏ đậu tím, những hạt giống khác cũng phải mua đủ, ví dụ như hạt rau, từ rau cải có chu kỳ phát triển ngắn nhất, cho đến các loại cần ươm như ớt, cà, dưa chuột… đều phải mua hết.
Hạt giống bán tại địa phương có thể không đầy đủ như mua online, nhưng với người mới bắt đầu thì giống địa phương dễ thích nghi nhất. Thế là cuối cùng, Tống Đàm chi hơn một nghìn tệ, khiến Tống Tam Thành nhăn mặt.
Tống Đàm vẫn hỏi:
“Có giống lúa nào ăn ngon không ạ?”
Ông chủ đáp: “Có đây, giống lúa thơm dài, ăn ngon cực kỳ, đến 10 tệ một cân cũng khó mua được. Nhưng năng suất thấp, mỗi mẫu chỉ khoảng 800 cân.”
Tống Đàm cảm thán, khoa học đúng là lực lượng sản xuất!
Nếu ở giới tu chân, loại linh cốc chưa qua lai tạo, dù cô dốc hết linh lực, mỗi mẫu cũng chỉ đạt 500-600 cân là cùng.
“Bán thế nào vậy?”
Ông chủ không do dự: “Giống này đắt, 80 tệ một cân, mỗi mẫu cần hai cân.”
Bốn mẫu thì cần tám cân giống, đắt đến mấy cũng phải chịu thôi! Nghĩ đến cơm gạo thơm ngon không lẫn tạp chất, nước miếng Tống Đàm như sắp chảy ra:
“Lấy luôn!”

Tiền mua giống cũng hết hai nghìn, Tống Tam Thành rít một hơi thuốc, nghiêm giọng bảo:
“Đàm Đàm à, mọi thứ cứ từ từ, đừng vội, chi phí cày đất cũng đắt, con phải chuẩn bị thêm tiền đấy.”
Máy cày cần thêm các lưỡi cày sâu cạn khác nhau, nếu mua thì phải mua riêng. Nhà họ thuê nên không phải lo điều này.
Nhưng đất của họ đã bỏ hoang nhiều năm, cỏ dại, cây bụi phải thuê người dọn, ít nhất cũng phải 150 tệ một người mỗi ngày. Bảy thửa đất, làm trong một ngày cần cả chục người, lại tốn thêm 2.000 tệ.
Nếu không thuê người, chậm trễ thì ảnh hưởng đến việc trồng trọt của họ.
Sau đó phải đốt cỏ trong ruộng để cày. Phơi đất hai ngày mới có thể gieo trồng.
Dù dùng máy móc, nhưng ruộng ở đây mỗi ngày cũng chỉ có thể cày sâu năm mẫu đất, mười lăm mẫu cũng phải mất ba ngày, hết 1.500 tệ.
Sau đó còn phân bón thuốc trừ sâu… Tống Tam Thành nghĩ đến số tiền phải chi, cảm thấy con gái tiêu tiền quá hào phóng!
“Con trồng nhiều rau vậy, ươm giống có cần dựng nhà kính không? Không phải còn định thuê người đào núi à? Trên núi con định làm gì?”
Nghe tính toán, Tống Đàm cũng hơi sốt ruột.
Chưa bắt tay làm mà đã tính ra cả chục nghìn tệ rồi.
Tống Đàm quyết đoán: “Ba, núi chưa đào vội, con định trồng mộc nhĩ đen và tuyết nhĩ trên núi, dùng cây sồi trong núi mình làm phôi nấm, khỏi cần dọn dẹp gì hết.”

Trong vùng có rất nhiều cây sồi, còn gọi là cây dẻ gai, loại cây này gỗ chắc, đốt lửa lâu, giờ nhà Tống Đàm cũng đang dùng loại này để sưởi.
Tất nhiên, đây cũng là nguyên liệu tốt để trồng mộc nhĩ và tuyết nhĩ.
Chỉ là bây giờ người ta dùng bịch phôi để trồng nấm trực tiếp, phương pháp này đã không còn phổ biến. Đồng thời, nấm trồng từ thân cây có giá cao hơn.
Tống Đàm lờ mờ nhớ lại, hồi nhỏ nhà cô cũng từng trồng mộc nhĩ và tuyết nhĩ như vậy.
Kết quả là nhà nhà đều trồng, thế mà thương lái không tới thu mua, cuối cùng phải phơi khô, cất đi ăn dần mấy năm.
Tống Tam Thành nghe vậy như c.h.ế.t lặng.
Trồng mộc nhĩ và tuyết nhĩ á?
Không phải là phải đốn cây rồi xử lý thân cây sao? Cây vừa vặn phải c.h.ặ.t ra, khoan lỗ từng cây rồi mới cấy phôi nấm…
Vì tốn diện tích, sản lượng thấp nên phương pháp này dần bị phôi nấm thay thế. Nhưng Tống Đàm nói cũng có lý, giờ mọi người chuộng tự nhiên, không ô nhiễm, dù có hay không thì nấm trồng từ cây cũng ít mùi vị hơn.
Tống Tam Thành thở dài.
Nghĩ lại — thôi thì vậy, dù sao cây sồi cũng nhiều, mấy ngọn núi cũng chen chúc, đốn một ít cũng tốt.
Cứ tiêu đi, tiêu sạch thì cũng đỡ nhức đầu!
Ông uể oải nói: “Để ba đi hỏi chỗ bán phôi nấm.”
Tống Đàm thấy ba mình như vậy, trong lòng cũng hơi áy náy — vì đêm qua cô còn mua một máy tính và vài linh kiện, để đảm bảo hiệu quả khi dựng phim, hết 8.000 tệ.
Nhưng mà, tiêu cũng tiêu rồi.
Tống Đàm nhanh chóng nói tiếp: “Ba, chuồng lợn ở cổng nhà mình dọn lại nhé, năm nay nuôi ba bốn con đi.”
Rau có ngon thì t.hịt cũng phải ngon mới được!
Tống Tam Thành gần như bật lên: “Con làm nhiều thế, định hành hạ ba với mẹ con à?”
Nhưng nghĩ đến giá t.hịt lợn hiện nay cũng khá cao, ông lại hơi xiêu lòng, dịu mặt:
“Nhà mình giờ không được phép dựng chuồng lợn ở cổng đâu, làng bảo ảnh hưởng mỹ quan, cả nhà kho củi cũng phải dọn.”

**Mộc nhĩ: Nấm mèo**
**Tuyết nhĩ: Nấm tuyết, hay còn gọi là Ngân nhĩ**
**Lưu ý**: Về việc c.h.ặ.t cây, ở vùng núi nông thôn, mỗi nhà đều có phần đất rừng của mình, mọi người ngầm hiểu rằng nếu c.h.ặ.t cây thì sẽ trồng lại, nên không lo bị c.h.ặ.t trụi.
 

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.