Đại Tấn Đẹp Đến Như Vậy (Đổi Nữ Thành Phượng)

Chương 152: Chương 152




Có thể chọc một người tốt tính như Vương Đạo thành như vậy cũng không phải dễ dàng gì.
Vương Đạo cực kỳ tức giận, nhưng lại càng yên lặng hơn, dặn dò con trai: "Trước đây Đại Vũ trị thủy, người khác đắp đê chặn nước, Đại Vũ khai thông sông hồ biển, để nước lũ chảy ra đó. Đối phó với hoàng thượng và Lưu Ngỗi, quang minh chính đại chắc chắn là không được, phải học cách khai thông. Dù sao hoàng thượng cũng là hoàng thượng, chỉ cần không phạm sai lầm lớn, thì hắn vẫn luôn có thể ngồi vững trên ngai vàng, Lưu Ngỗi cũng vậy, chỉ cần hoàng thượng không ngã, hắn ta cũng sẽ không ngã. Chúng ta không quen nhìn bọn họ, lại không thể để bọn họ như thế. Nếu đã như thế, vậy để cho bọn họ tự giết lẫn nhau, bị mọi người xa lánh."
Liên quan đến luật lệ quốc gia, nếu thừa tướng Vương Đạo không đồng ý, thì sẽ không được thông qua. Thái Hưng Đế và Lưu Ngỗi thấp thỏm không yên. Nhưng Vương Đạo cười ha ha ký tên, ấn con dấu "Luật giải phóng nô lệ" có hiệu lực.
Thái Hưng Đế và Lưu Ngỗi mừng như điên, cầm ngay "Luật giải phóng nô lệ" đến kéo lông cừu trên đầu sĩ tộc, đầu tiên là lôi kéo Lang Gia Vương thị có nhiều nô lệ nhất.
Thân là tộc trưởng Lang Gia Vương thị, Vương Đạo vậy mà không từ chối!
Ông vung tay lên, thả năm nghìn nô lệ thân thể cường tráng, được Lưu Ngỗi thu nhận ngay vào Vũ Lâm quân, trở thành đội quân của riêng mình.
Thái Hưng Đế nhìn Vũ Lâm Quân hơn năm nghìn người có thể lên chiến trường đánh, từng người thề trung thành với hoàng đế, ông ta cực kỳ vui mừng. Bởi vì thân là hoàng đế, trung lĩnh quân của Đài Thành, trung hộ quân của thành Kiến Khang đều là thứ mà ông ta không thể sai sử. Mà năm nghìn quân níu kéo từ chỗ Vương Đạo thì khác. Đều là người của trẫm - Dù sao Thái Hưng Đế cũng nghĩ như vậy. Mỗi tháng đều đúng ngày phát bổng lộc nuôi quân, để ổn định quân tâm, để những người này "vui vẻ không nhớ nhung gì đến Vương Đạo".
Vì vậy Thái Hưng Đế đều lấy hết ra tất cả vốn liếng gia sản tích cóp nhiều năm, dốc lòng bồi dưỡng Vũ Lâm quân của bản thân, chế tạo áo giáp mới, phát binh khí. Tất cả đều cần tiền.
Ngọn giáo đánh trúng đầu chim, Vương Đạo chịu thua, ngoan ngoãn giao ra năm nghìn nô lệ. Lưu Ngỗi giành thắng trận đầu tiên, cực kỳ đắc ý, nghĩ rằng thiên hạ chính là thiên hạ của hoàng thượng, còn Vương Đạo ngươi cũng chỉ có thể ngoan ngoan nghe lệnh.
Rút xong Lang Gia Vương thị, Lưu Ngỗi cầm "Luật giải phóng nô lệ" bắt đầu ra tay với các sĩ tộc khác, ngay cả nhà mẹ đẻ của nữ anh hùng Tuân Hoán cũng không buông tha. Tuân Hoán tức giận lập tức cưỡi ngựa chạy về nhà mẹ đẻ đánh Lưu Ngỗi, nửa đường bị công chúa Thanh Hà cản lại.
Thanh Hà thủ thỉ bên tai Tuân Hoán mấy câu. Tuân Hoán hiểu ra lập tức: "Có tử tất có phụ. Vương Duyệt thông minh như vậy, phụ thân của hắn càng thông minh hơn. Lần này tất cả sĩ tộc đều căm thù Lưu Ngỗi và hoàng đế."
“Cũng không phải tất cả.” Thanh Hà chỉ vào Tuân Hoán: “Chu gia của muội đều không bị ảnh hưởng gì cả. Lưu Ngỗi không động đến nô lệ của Chu gia.”
Đều là giãy dụa cầu sống trong thời kỳ hỗn loạn. Chu gia thân là thế gia vọng tộc vùng Giang Nam. Sức chiến đấu cốt lõi của mỗi trận chiến đều là từ những nô lệ kiên cường mà bọn họ nuôi dưỡng mấy đời, tuyệt đối trung thành với Chu gia, binh đao nước chảy. Tướng quân sau khi đánh trận xong, sẽ trao trả binh quyền cho triều đình, nhưng nô lệ cuối cùng cũng đều là người nhà của mình.
Cửa Kiến Thành Huyện Công Chu gia rất yên tĩnh. Lưu Ngỗi không đến cửa ép buộc những nô lệ không cần thiết.
Tuân Hoán hừ lạnh: "Vị hoàng đế này có chút đầu óc. Bây giờ ông ta chỉ ra tay với sĩ tộc Trung Nguyên, không phải đụng vào sĩ tộc Giang Nam. Đây là cố ý lôi kéo người bản địa Giang Nam, làm suy thiếu thế lực sĩ tộc Trung Nguyên phụ thuộc Vương thừa tướng. Cho dù sau này sĩ tộc Trung Nguyên công kích, hoàng thượng cũng có quan viên bản địa Giang Nam làm chỗ dựa."
Thanh Hà khinh thường Thái Hưng Đế: "Những năm gần đây Vương thừa tướng luôn chủ trương nam bắc hợp nhất. Nhưng hoàng thượng vì lòng ích kỷ của bản thân, không ngại dùng "Luật giải phóng nô lệ" để gây xích mích mâu thuẫn nam bắc. Kích động sĩ tộc Giang Nam và Trung Nguyên đối địch nhau. Điều này lại do vua của một đất nước gây nên. Quân chủ này, ghế rồng này, ngồi không ổn định rồi."
Tuân Hoán nói: "Nếu sau này thật sự xảy ra tranh chấp... Tỷ yên tâm, phía Chu gia có ta ở đây, ta nhất định sẽ bảo vệ tỷ chu toàn."
Tuân Hoán xuất thân sĩ tộc Trung Nguyên. Nàng gả vào Chu gia, cũng ảnh hưởng đến địa vị của Chu gia. Mà Chu gia hiện là sĩ tộc bản địa Giang Nam có quyền lực nhất. -- Sĩ tộc quyền lực nhất Giang Nam vẫn là "Hạc lệ hoa đình" Ngô Quận Lục thị. Nhưng Lục gia đã sớm bỏ võ theo văn, có lực ảnh hưởng, nhưng không có uy tín và mạng lưới trong quân như Chu gia.
Vương Đạo và Thái Hưng Đế đã thực sự đi đến bước giương cung bạt kiếm, thái độ của Chu gia là điểm mấu chốt.
Tuân Hoán gả vào Chu gia hơn một năm, có lẽ cha chồng Chu Phỏng có suy nghĩ riêng, nhưng chồng Chu Phủ của nàng, tuyệt đối là người nghe lời vợ, Tuân Hoán chỉ đâu đánh đó.
Thanh Hà nhào đến ôm lấy Tuân Hoán: "Nếu thật sự đi đến mức đó, ta hy vọng chuyện nhanh kết thúc một chút, đừng náo đến sinh linh đồ thán là được."
Tuân Hoán quá hiểu Thanh Hà: "Ta biết. Thái tử không lên đài, hôn sự của tỷ và Vương Duyệt một ngày sẽ không thành. Nếu một ngày không thành, thì -"
Tuân Hoán liếc nhìn bụng của Thanh Hà: "Ta và Chu Phủ đã nói, sau này nếu tỷ và Vương Duyệt có con, cho dù là nhi tử hay nữ nhi nhất định sẽ đẹp như thần tiên. Chúng ta phải quyết định trước, để sau này không bị người khác cướp mất."
Tuân Hoán bày tỏ thẳng ý định chỉ phúc vi hôn, Thanh Hề xấu hổ nói: "Hai người cứ sinh một đứa đi đã rồi nói."
Tuân Hoán rất chân thành nói: "Bọn ta thật sự rất cố gắng. Từ ăn uống cho đến ngày chung chăn gối, rồi đến tư thế, ta -"
Thanh Hà che miệng Tuân Hoán: "Đừng có nói cái chuyện hai người làm như thế nào để sinh trẻ con trước mặt ta!"
Vương Đạo cố ý dung túng Thái Hưng Đế và Lưu Ngỗi, chỉ là để Thái Hưng Đế kích động nhiều người tức giận. Như vậy ông mới có cớ ép hoàng đế thoái vị làm thái thượng hoàng, sau đó lập thái tử Tư Mã Thiệu nghe lời hiểu chuyện lên làm hoàng đế.
Vương Đạo chính là Vương Đạo, bị ép đến bước này, từ đầu tới cuối ông chưa từng sinh ra sát tâm với Thái Hưng Đế.
Ông thực sự là một tuyệt thế quyền thần độc nhất vô nhị, có một không hai, nắm hết quyền lực nhưng lại lấy dĩ hòa vi quý làm trọng. Người bình thường lăn lộn đến địa vị của ông, đã sớm là Tào Tháo và Tư Mã Ý thứ hai, bắt nạt hoàng đế không dám than một tiếng nào. Tào Tháo giết hoàng hậu, đưa con gái lên ngôi hoàng hậu. Tư Mã Ý còn tàn nhẫn hơn, nhốt thẳng hoàng đế vào thành Kim Dung, nhốt cho đến chết mới thôi, đổi một hoàng đế ngoan ngoãn khác làm bù nhìn.
Còn Vương Đạo chỉ muốn thực hiện lý tưởng chính trị. Bạn tốt, tôi tốt, mọi người tốt. Không muốn bắt nạt hoàng đế. Thái Hưng Đế thật sự là thân đang ở trong phúc mà không biết phúc.
Lưu Ngỗi lấy "Luật giải phóng nô lệ" đặc biệt túm lông sĩ tộc Trung Nguyên. Mặc dù triều đình Đại Tấn đã tái sinh ở vùng Giang Nam, nhưng tám phần mười quan lại trong triều là sĩ tộc Trung Nguyên. Mà trong tám phần mười quan viên đó, thì có tám phần mười là quan viên do Vương Đạo sắp xếp.
Kết quả là triều đình nhanh chóng loạn bát nháo, tiếng oán than khắp nơi. Ngoài mặt đều mắng Lưu Ngỗi là đồ ăn cướp. Trong tối thì âm thầm mắng hoàng đế ăn cháo đá bát, không có ánh mắt -- Thiên hạ này là thiên hạ của hoàng gia hả?
Không, thiên hạ này bắt đầu từ thời Tam Quốc, đều là thiên hạ của sĩ tộc!
Năm đó Tào gia làm sao thuận lợi soán ngôi? Bởi vì Tào gia đã hứa hẹn với sĩ tộc sẽ thực hiện quy định trung chánh cửu phẩm. Sĩ tộc thiên hạ, chỉ cần ủng hộ nước Ngụy, là có thể nhận được một phần của miếng bánh. Người sĩ tộc vĩnh viễn làm quan, đều có thịt ăn.
Tào gia tại sao lại để mất thiên hạ? Chính là vì Tào gia muốn xóa bỏ quy định trung chánh cửu phẩm, muốn đề bạt thứ tộc, không muốn chia miếng thịt cho sĩ tộc nữa. Tư Mã Ý thừa cơ nhảy vào. Đi theo Tư Mã gia chúng ta là có thịt ăn, sĩ tộc nhao nhao ủng hộ Tư Mã gia, phản bội Tào Ngụy. Nước Ngụy diệt vong, Đại Tấn thành lập.
Vương Đạo phân chia miếng thịt cho sĩ tộc ăn, vì vậy ông làm thừa tướng. Thái Hưng Đế và Lưu Ngỗi cắt một miếng thịt lớn của sĩ tộc, đám sĩ tộc sao có thể chịu phục được?
Em họ của Vương Đạo, đại đô đốc Cửu Châu thống lĩnh quân đội Đại Tấn, phò mã Vương Đôn tính tình hấp tấp, cũng nổi danh ngang ngược, viết thư cho Lưu Ngỗi ngay lập tức, nói: “Bệ hạ đã sớm tín nhiệm ngươi hơn cả đường huynh Vương Đạo của ta. Ngươi là rường cột của đất nước, ta vẫn luôn ngưỡng mộ tài hoa và nhân phẩm của ngươi. Nếu ngươi và ta hợp lực, nhất định có thể ổn định xã tắc, giành lại Trung Nguyên, đem lại hạnh phúc cho Đại Tấn. Nhưng nếu ngươi cô phụ sự tín nhiệm của bệ hạ, vì lợi ích của mình mà che giấu bệ hạ, làm điều ngược lại, hại nước hại dân, làm hại Đại Tấn, ta nhất định sẽ phái binh đi ngăn cản ngươi. Đến lúc đó Đại Tấn không thể an bình."
Lưu Ngỗi trả lời, viết "Thư trả lời Vương Đôn" nổi tiếng, hành văn: "... “Cá ở trong sông, hồ, vui thích mà quên mình, người ở trong đạo thuật, vui thích mà quên thân. Chí hướng của ta là cống hiến vì hoàng đế, vì Đại Tấn. "(Chú thích: Trích từ "Đại Tấn - Lưu Ngỗi truyền.")
Ý nói con đường làm người và làm thần của chúng ta không giống nhau, cũng giống như hai con cá ở trong sông, hồ, vui thích mà quên mình, tam quan bất đồng, hà tất phải cố chấp hòa tan? Không phục, vậy ngươi đến cắn ta đi!
- -----oOo------

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.