Đại Tấn Đẹp Đến Như Vậy (Đổi Nữ Thành Phượng)

Chương 197: Ngoại truyện 21




Dương Hiến Dung vẫn luôn duy trì thư từ qua lại với Thanh Hà. Mỗi lần đều nói dài dòng về cuộc sống hàng ngày. Hơn nửa cuộc đời của bà sống trong cung cấm, chỉ là cung đình Đại Tấn nhấp nhô như múa trên mũi đao. Ở Hậu Triệu thì bắt đầu bình yên như nước, không bấp bênh sóng to gió lớn.
Lưu Diệu bảo vệ bà rất tốt. Một phụ nữ người Hán làm hoàng hậu của người Hung Nô, vậy mà không hề có một chút khó khăn nào. Triều đình của Lưu Diệu một nửa là người Hán. Nhưng không giống Đại Tấn tôn sùng huyễn học, Lưu Diệu vẫn luôn thúc đẩy nho học ở nước Triệu - Bởi vì Nho học dễ học. Trong thành Trường An xây dựng Thái Học. Trong thời kỳ Hán tộc và người Nhung chung sống với nhau, sự hòa nhập dân tộc thông qua văn hóa khá hiệu quả.
Vương Duyệt chịu sự ảnh hưởng sâu sắc từ Lưu Diệu, lúc mở học đường cũng lấy nho học làm chủ. Vừa vặn gia tộc Hoàn Ôn có nguồn gốc Nho học, tiếp thêm sức mạnh cho Vương Duyệt. Hoàn Ôn lấy sách cổ về Nho học trong nhà ra sao chép. Khởi đầu của huyền huyễn cao thâm, cần phải có ngộ tính và thiên phú về huyễn học. Nho học thì tương đối thiết thực, dễ hiểu, dần dần được phát triển trong tầng lớp bình dân và thứ dân.
Nếu không phải nói Dương Hiến Dung ở Tiền Triệu gặp khó khăn gì đó, vậy thì có một chuyện xảy ra sau loạn Tô Tuấn ở Đại Tấn.
Lưu Diệu hỏi Dương Hiến Dung: "Ta so với chồng trước Tư Mã gia của nàng như thế nào?"
Dương Hiến Dung nói: "Bệ hạ là minh chủ khai sáng cơ nghiệp thiên cổ. Ông ta là vua của vong quốc, ngay cả thê nữ cũng không bảo vệ được, thường xuyên bị phàm phu tục tử nhục nhã. Đã rất nhiều lần ta muốn chết đi, làm sao nghĩ đến sẽ có một ngày như hôm nay? Ta xuất thân sĩ tộc quyền quý, cảm thấy nam tử trên thế gian này đều giống nhau. Từ khi gả cho bệ hạ, mới biết trên thế gian này thật sự có đại trượng phu." (Ghi chú: Trích từ "Tấn thư - Quyển 31 - Liệt truyện thứ nhất)
Những lời này của Dương Hiến Dung lan truyền đến Đại Tấn ở phía nam Trường Giang, nhấc lên một trận náo động lớn. Nhiều người ở Đại Tấn lên án Dương Hiến Dung trời sinh lương bạc, không biết liêm sỉ, vì lấy lòng chồng hiện tại mà bôi nhọ chồng trước.
Thực ra Dương Hiến Dung nói không sai. Lúc bà làm Hoàng hậu Đại Tấn năm lần phế năm lần lập, con gái công chúa Thanh Hà bị thất lạc trong loạn Vĩnh Gia, bị bán làm nô lệ. Thử hỏi xem có triều đại nào có công chúa thảm như vậy không?
Cùng lan truyền tin đồn đó đến Giang Nam, còn có thư từ của Dương Hiến Dung. Dương Hiến Dung nói bà không nói những lời này, chính là Hoàng đế Hậu Triệu Thạch Lặc đã cố tình tung tin đồn để gia tăng mâu thuẫn giữa người Hán và người Nhung, nói giống như thật.
Trước sức ép của quý tộc Hung Nô. Lưu Diệu không thể công khai phủ nhận những tin đồn này, vì vậy đế hậu chỉ có thể im lặng chấp nhận, chờ sau này bình định Hậu Triệu, lại dẹp loạn chuyện này.
Đại Tấn và Tiền Triệu vẫn luôn không thiết lập ngoại giao. Thanh Hà và Dương Hiến Dung thư từ qua lại gọi là thông đồng với ngoại quốc. Để tránh phiền phức, mỗi lần đọc xong thì đốt ngay. Thanh Hà ném lời giải thích của mẹ vào bếp lò hủy thi diệt tích, thở dài: "Ngay cả một vị vua tài trí kiệt xuất cường thế như Lưu Diệu cũng không thể muốn làm gì thì làm."
Làm hoàng đế không dễ, mà Lưu Diệu kiên trì phong Dương Hiến Dung làm hoàng hậu, phong con trai mà Dương Hiến Dung sinh ra làm thái tử. Đã từng có rất nhiều quý tộc Hung Nô bất mãn với ông, ông có đủ loại khó khăn, nhiều chuyện không tiện làm.
Vương Duyệt một câu nói trúng: "Hậu Triệu Thạch Lặc bịa đặt lời đồn này, sợ là lúc loạn Tô Tuấn, sợ là do chuyện Lưu Diệu xuất quân vây Triệu cứu Tấn. Nhưng lúc Thạch Lặc sắp chiếm được Duyễn Châu, thì Lưu Diệu xuất quân đi, hắn ta chỉ có thể lui binh trở về phòng thủ. Si Giám có thể chia quân vượt sông cần vương. Sau khi hắn ta trở về, Lưu Diệu tùy tiện đánh một trận rồi đi. Mà lúc này loạn Tô Tuấn ở Đại Tấn đã kết thúc. Đoán chừng là Thạch Lặc đã hồi phục lại tinh thần, cảm thấy tất cả không thể trùng hợp như vậy. Đại Tấn và Tiền Triệu sợ là có âm mưu. Nàng là nữ nhi của Dương hoàng hậu, Thạch Lặc đoán nàng ở giữa giật dây, muốn Lưu Diệu xuất quân giải vây. Vì vậy cố ý bịa đặt tin đồn ác ý. Ngoài việc tạo ra mâu thuẫn giữa người hán và Hung Nô ở Tiền Triệu, còn khiến có nàng khó chịu nữa."
Dương Hiến Dung bị mắng, tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến thanh danh của Thanh Hà. Năm đó sau khi Dương Hiến Dung ở Tiền Triệu được phong hậu, nàng thiếu chút nữa bị phế ngôi vị công chúa. Chính Vương Duyệt hùng hồn phân trần, tranh cãi kịch liệt với quần thần, giữ lại tôn hào của hoàng hậu Đại Tấn Dương Hiến Dung và công chúa Thanh Hà.
Thanh Hà nói: "Ta không quan tâm. Đóng cửa, thì sẽ không nghe thấy mấy lời linh tinh đó."
Dương Hiến Dung ở trong thư chưa bao giờ đề cập đến tình hình sức khỏe gần đây không tốt hay bệnh tật, vì vậy Thanh Hà nhận thư như bị giáng một gậy vào đầu, khó mà chấp nhận được - Nếu không phải là khoảnh khắc chia tay cuối cùng, tuyệt đối sẽ không nói nàng đến Trường An.
Thủ phủ Trường An, Hoàng cung, Cung Hoàng Huấn.
Lúc Vương Duyệt, Thanh Hà vội vàng chạy đến cung, Phan mỹ nhân đã bắt đầu chuẩn bị đồ tang lễ, ôm hy vọng "may mắn" cuối cùng.
Phan mỹ nhân lấy trong rương áo quần ra một cái váy cũ, "Dùng cái này đi. Đây là do công chúa Thanh Hà tặng, hoàng hậu thường xuyên mặc. Cho dù linh hồn có bị quỷ sai dẫn đi, nhìn thấy kiện y phục này, có lẽ có thể triệu hồi về lại."
"Mỹ nhân, hai vị khách đến rồi."
Phan mỹ nhân vội vàng đặt y phục xuống, chạy vào tẩm cung. Thanh Hà ngồi ở bên giường bệnh, nhìn thấy mẫu thân hôn mê, im lặng rơi lệ.
Vương Duyệt đứng sau Thanh Hà, cũng nhìn Dương Hiến Dung.
Lưu Diệu nửa quỳ bên tháp, nắm chặt bàn tay lạnh giá của Dương Hiến Dung.
Phan mỹ nhân bước đến, Thanh Hà giống như lúc nhỏ, nhào vào lòng Phan mỹ nhân, bật khóc.
Phan mỹ nhân cũng trấn an Thanh Hà như lúc còn nhỏ, nhẹ nhàng vỗ về lưng nàng: "Con đến đây thật tốt. Hoàng hậu lúc tỉnh táo còn lo lắng sẽ không được nhìn thấy con lần cuối cùng, để lại tiếc hận. Bây giờ không cần lo lắng nữa. Hoàng hậu có thể ra đi bên cạnh những người mà bà ấy yêu thương nhất rồi."
Phan mỹ nhân đã sớm xem nhẹ việc sống chết: "Ta đã đánh cuộc với Tào Thục, xem ai sẽ sống lâu hơn. Người thua cuộc sẽ phải đưa người thắng mười vạn tiền. Hoàng hậu cũng muốn tham gia. Lần mắc trọng bệnh này, bệnh triền miên nhiều ngày, bà ấy đã chuẩn bị hai mươi vạn, đưa cho ta, còn muốn ta cầm giúp phần của Tào Thục. Lúc sống bà ấy không tiếc hận gì. Nếu có thể trước khi chết gặp được con, vậy chính là dệt gấm thêu hoa."
Thanh Hà khóc càng to hơn, biến thành một đứa nhỏ trước mặt Phan mỹ nhân: "Ta sẽ không để cho bà ấy chết. Nếu bà ấy chết, ta sẽ trở thành là một người không cha không mẹ. Ta không đồng ý."
Trước đây, mặc dù mẹ con cách nhau hai nơi, nhưng Thanh Hà có mẹ nên tâm trạng tất nhiên rất khác. Có sức mạnh, biết được cho dù gặp phải chuyện gì, nàng còn có mẹ làm chỗ dựa.
Thanh Hà rất coi trọng tình thân. Trước đây lúc hoàng đế ngu ngốc qua đời, mặc dù vì cha bị mất trí khôn, bắt nàng từ nhỏ đã phải học cách bỏ độc giết người trên yến tiệc, gánh vác trách nhiệm gia tộc, bảo vệ cha mẹ. Nhưng cha vẫn luôn là nóc nhà che mưa che nắng cho nàng. Trong mắt người khác, cha là một trong những hoàng đế ngu ngốc của Đại Tấn, nhưng trong mắt Thanh Hà, ông ta là người cha duy nhất. Kể từ lúc nóc nhà biến mất, hai mẹ con các nàng châm vào nguy cơ lớn.
Sau đó lại tương phùng với Vương Duyệt, thành hôn. Thanh Hà có nóc nhà mới, nhưng Dương Hiến Dung vừa chết trong lòng lại khoét ra một cái lỗ không thể lấp lại được.
Đã từng là đứa trẻ được cha mẹ yêu thương, cho dù có lập gia đình hay không, bao nhiêu tuổi, sau khi mất cha, đều thành cô nhi.
Thanh Hà sinh ra trong loạn thế, lớn lên trong loạn thế nhưng lại không thiếu tình yêu thương. Con người lớn lên, đã định phải rời xa những người yêu thương.
Thanh Hà khóc ngon lành trong lòng Phan mỹ nhân, hơn nữa bả vai của Phan mỹ nhân ướt đẫm.
Dương Hiến Dung hôn mê trong một mảnh hỗn độn. Bà cảm thấy mình như đang rơi xuống, rơi xuống không có điểm dừng, đột nhiên từ trong hỗn độn xuất hiện tiếng khóc. Tiếng khóc từ xa đến gần, từ nhỏ đến to, giống như một thanh kiếm phát sáng, chiếu sáng hỗn độn không bờ không ranh giới, mạnh mẽ xé rách nó ra.
Dương Hiến Dung từ từ mở mắt ra. Đầu tiên là xuất hiện vô số vòng sáng, đồng tử dần dần có tiêu cự. Nhìn thấy bóng lưng quen thuộc quay lưng về phía bà, núp trong lòng Phan mỹ nhân khóc, mà Phan mỹ nhân thì đang khẽ an ủi nàng.
Lưu Diệu nắm chặt tay bà, nửa quỳ ở bên cạnh giường, đầu dựa vào giường gật gù. Hắn gầy rồi, mắt thâm quầng, hẳn là đã thức mấy đêm không ngủ rồi.
Chỉ có một người duy nhất phát hiện bà đã tỉnh lại, đó chính là con trai ruột Vương Duyệt.
Vương Duyệt đang định gọi Thanh Hà thì Dương Hiến Dung đã lắc đầu trên gối, đôi môi hơi hé mở, nói gì đó với hắn.
Vương Duyệt cúi xuống đưa tai qua.
Dương Hiến Dung hơi thở mỏng manh nói: "Đừng... Đừng nói với con bé biết, mãi mãi. Đừng để con bé phải chịu đựng nỗi đau mất mẹ lần thứ hai." Ý là đừng nói cho Thanh Hà biết chuyện Tào Thục mới là mẹ ruột sinh của nàng.
Vương Duyệt nói: "Được, ta thề."
Lúc này, Phan Mỹ nhân nhìn thấy Dương Hiến Dung tỉnh lại, vội vàng đẩy Thanh Hà trong lòng: "Hoàng hậu, con bé đến rồi, mang theo nữ tế đến nữa. Giai nhi giai phụ, là một đôi trai tài gái sắc."
Lưu Diệu mệt mỏi rã rời bị động tác này đánh thức, thấy Dương Hiến Dung mở mắt, vội vàng đem bát canh nhân sâm đã chuẩn bị trước đó đút cho bà ăn, có chút tủi thân nói: "Nàng đã hôn mê ba ngày ba đêm rồi. Thanh Hà đến nàng mới tỉnh."
Lúc này ngay cả nuốt Dương Hiến Dung cũng cảm thấy khó khăn, cảm thấy đại nạn đã đến, lại không muốn làm tổn thương Lưu Diệu, nói: "Chàng để đó, lát ta lại uống."
Lưu Diệu ngoan ngoãn đặt bát sành xuống.
Thanh Hà nhìn thấy vật này, biết ngay đây đều là đồ gốm do chính tay nàng làm: "Mẫu thân vẫn luôn sử dụng những đồ gốm này."
Dương Hiến Dung muốn đưa tay ra chạm vào mặt con gái, nhưng tay lại vô lực. Phan mỹ nhân thương bà nhất, cầm tay bà đặt lên má Thanh Hà.
Mặt Thanh Hà ướt đẫm vì khóc, có chút nhớp nháp.
Dương Hiến Dung dùng hết sức lực nhéo má Thanh Hà: "Nữ nhi của ta, ai cũng phải có ngày này. Một đời này của ta, không oán không ân hận, yêu có hận có, nghèo túng có, vinh quang có, ta chưa bao giờ hối hận lựa chọn của mình. Được làm mẫu thân của con, là điều hạnh phúc nhất trong cuộc đời này của ta."
Lúc này ngay cả Phan mỹ nhân cũng không nhịn được rớt nước mắt. Nghe thấy Dương Hiến Dung nói những lời này, đó là chuyện năm đó đổi nữ thành phượng. Bà yêu Thanh Hà, Thanh Hà chính là con gái của bà. Sau khi đổi thì không thể đổi lại được, Thanh Hà mãi mãi là con gái của bà.
Dương Hiến Dung nói với Phan mỹ nhân: "Sau khi ta rời đi, một mình muội ở đây sẽ rất cô đơn. Muội hãy coi Thanh Hà như nữ nhi của mình, đối xử tốt hết lòng hết dạ với con bé. Con bé là một đứa trẻ hiểu được sự biết ơn. Muội hãy theo con bé đến Đại Tấn, cùng nhau dưỡng lão với tỷ tỷ Tào Thục, muội sẽ sống thọ nhất hơn ai hết, xem ai là người chiến thắng cuối cùng trong vụ cá cược mười vạn tiền. Với tính cách của Tào tỷ tỷ, tuổi già của muội nhất định sẽ rất náo nhiệt. Ba người chúng ta là hảo hữu, ta đi trước một bước, sau này muội và Tào tỷ tỷ về bầu bạn."
Cuối cùng Dương Hiến Dung nghiêng đầu nhìn Lưu Diệu: "Kiếp sau... sớm đến thú ta. Đừng bắt ta... đợi lâu."
Nghe vậy, một đại hán tử kiên cường như Lưu Diệu cũng không nhịn được, chôn mặt bên gối Dương Hiến Dung bật khóc.
Dương Hiến Dung giao phó xong hậu sự, dùng hết sức lực, nghiêng đầu về phía Lưu Diệu, bàn tay đang đặt bên má Thanh Hà rơi xuống trên chăn. Hồng nhan khuynh thế, ngọc vẫn hương tiêu.
Thanh Hà ôm thi hài mẹ khóc.
Vương Duyệt ở bên cạnh an ủi.
Phan mỹ nhân nhịn đau ra ngoài sắp xếp chuyện tang lễ, chuyến hành trình cuối cùng của Dương Hiến Dung.
Lưu Diệu không thể chấp nhận hiện thực, lao vào tẩm cung, giật chiếc váy mà Dương Hiến Dung thường mặc nhất trên tay Phan mỹ nhân, thuận thế dọc theo chiếc thang đã chuẩn bị sẵn leo lên mái nhà, huơ huơ bộ y phục cũ về hướng Bắc, bắt đầu nghi lễ phục hồn, hét lớn: "Hồn này, trở lại! Hồn này, trở lại!"
Nghi lễ phục linh hồn thịnh hành ở triều Ngụy Tấn. Người ta nói rằng khi một người vừa mới chết, linh hồn của họ còn chưa đi xa. Nếu lấy quần áo cũ để triệu hồi linh hồn, người chết có thể sẽ sống lại.
Lưu Diệu đứng trên mái hiên phía bắc, vẫy quần áo từ trưa cho đến lúc mặt trời lặn, rồi đến lúc bầu trời đầy sao, linh hồn vẫn một đi không trở lại, một mình bi thương rơi nước mắt.
- -----oOo------

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.