Để Hôn Em Lần Nữa

Chương 36: Chương 36




Quỳnh len lén thở nhẹ. Dường như câu nói bừa bạt mạng vẫn thường bị mọingười trong nhà mắng là “vớ va vớ vẩn” của cô đã được chấp nhận. Lúmđồng tiền vừa lặn đi khỏi một bên má của người có gương mặt cute chỉ kém Hyun Bin một chút giờ lại hiện lên, sâu hơn. Cô cũng không dám chắc đólà một nụ cười, nhưng rõ ràng anh sẽ không bắt cô phải xé tờ giấy ranuốt hết như lúc trước cô tưởng tượng. Đăng cầm “tấm thiệp cảm ơn” quáđơn điệu, dài dòng và long trọng kia lên đọc lướt một lần nữa rồi quayvề phía quầy gọi tính tiền. Không nhìn cô, anh rút ví, gấp nhỏ tờ giấy, gài nó vào chỗ vẫn dành để ảnh.
Đường phố đã lên đèn. Một ngày nóng bức và ngột ngạt đang qua, đủng đà đủng đỉnh.
* Thơ Lưu Quang Vũ.
Đợt nắng nóng hung hãn đang hun, rang, thiêu, đốt cả miền Bắc đột ngộtchấm dứt bằng một cơn mưa giông nhiệt lúc sáng sớm. Tiếng sấm rền rền vô hại từ cuối chân trời vọng lại trong phút chốc bị từng đợt gió lốc giật đến gần hơn, biến thành những tiếng sét đanh gọn, xé toạc không trunglao xuống dựng cả thành phố khỏi giấc ngủ đã tương đối no nê. Trận mưamà người Anh vẫn nói là “chó và mèo”* trút xuống sau đó ngay lập tứcbiến những nẻo đường giờ cao điểm thành một khối hỗn loạn lõng bõng gồmngười, xe và nước.
Đăng về số, giảm ga cho chiếc Serow 225 trôi xuống hầm toà nhà. Vào giờnày mọi khi, tấm biển báo hết chỗ chắc chắn đã án ngữ trước cửa và những người chậm chân đã phải quay xe ra gửi ngoài bãi của phường. Nhưng hômnay thì không, hầm gần như trống trơn, lèo tèo vài chiếc xe sũng nước,phần lớn là xe đạp. Hai tay bảo vệ trẻ măng thường ngày liên tục sắm bộmặt khó đăm đăm đi lại nhắc mọi người để xe gọn gàng, nay nhàn rỗi ngồibên bàn nước, đọc báo nghe đài. Thấy tiếng động, họ ngẩng lên, nhìn anhvà con cào cào sắt bằng cặp mắt kính nể. Một người đứng dậy ghi vé,không quên hỏi han mấy câu về chiếc xe – việc mà họ đã làm rất nhiềulần, mỗi khi thấy nó xuất hiện trong những ngày mưa ngập. Đăng tranh thủ tán gẫu với họ về tình hình giao thông, thời tiết, an ninh trật tự… một lát rồi mới đi lên. Nước vẫn nhỏ tong tỏng theo mỗi bước chân, nhưnganh mặc kệ, đằng nào thì cũng chẳng có ai nhìn.
Đúng như anh dự đoán, sảnh tầng một vẫn vắng hoe, cả quầy lễ tân chungcủa toà nhà lẫn thang máy và quầy lễ tân riêng của báo cũng vậy. Hai cây kim đen sì của chiếc đồng hồ treo ở đầu hành lang dường như bất động ởngưỡng tám giờ. Đăng mở điện thoại, nhìn lướt một loạt cuộc gọi nhỡ vàtin nhắn (chắc chắn để xin phép làm việc tại nhà) của nhân viên trongnhóm, thở ra một hơi dài, chẳng biết nên vui hay nên buồn. Lâu nay, aitrong toà soạn cũng ngầm hiểu “làm việc tại nhà” là một khái niệm tươngđương với chuyện bài vở chệch choạc. Điều này cũng có nghĩa là tráchnhiệm đổ lên vai anh hôm nay sẽ nặng nề hơn. Nhưng viễn cảnh không phảilên tiếng hết nhắc người này sửa lỗi lại giục người khác dịch gấp cáinày cái kia như mọi ngày cũng làm anh thấy nhẹ nhõm. Cổ họng đang ngâmngẩm rát của anh sẽ được nghỉ ngơi, ít nhất là hết buổi sáng.
Tiếng cọt kẹt rất khẽ của cánh cửa phòng khi mở bình thường khó có thểnghe thấy, hôm nay vang lên rõ mồn một. Luồng gió từ ống điều hoà tổngtrên cao đang táp từng đợt xuống những chiếc ghế chưa có ai ngồi và mànhình chưa bật. Không khí trong phòng buồn hiu, lạnh quá mức cần thiếtvới một người vừa dầm mưa! Đăng che miệng ho khan, cúi xuống mở ngăn kéo dưới cùng của bàn làm việc. Hồi còn làm cho chỗ cũ, để ứng phó vớinhững chuyến công tác bất ngờ tuy ngắn ngày nhưng toàn đến những nơi hẻo lánh thiếu tiện nghi, anh đã có thói quen để sẵn ở văn phòng một túi du lịch chứa những đồ dùng cá nhân thiết yếu như thuốc men thông dụng,quần áo, bàn chải, khăn mặt…

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.