Giam Nàng Trong Trướng - Tụ Tụ Yên

Chương 39: Thành Trường An




Trạm dịch toạ lạc giữa mảnh đất hoang vu, phía sau là cánh rừng rậm rạp, lúc này trăng đã treo cao, tiếng chim rừng vọng về, phá tan màn đêm tĩnh lặng.
Tống Hành cầm một bình sứ nhỏ ngồi xuống mép giường, dưới ánh nến mờ ảo hắn cởi váy giúp nàng thoa thuốc trên đầu gối rồi rửa tay trong chậu, lau khô trước khi dùng đến một loại thuốc mỡ khác, ngón tay thon dài linh hoạt như đuôi cá. 
Trong phòng yên tĩnh đến mức có thể nghe được tiếng kim rơi, thi thoảng lại có tiếng chim hót thánh thót truyền tới ngoài cửa sổ, khung cửa tràn ngập sắc xanh tạo nên cảm giác thư thái dễ chịu. 
Thi Yến Vi mím chặt môi, không để bản thân phát ra tiếng, bàn tay trắng nõn vô thức nắm chặt vải áo trên vai Tống Hành. 
Tống Hành nhìn ra nàng không quá khó chịu, cúi xuống phủ lên cánh môi ép nàng phải mở miệng ra, lưỡi dài thô ráp mạnh mẽ đi vào rồi hút lấy, cắn nhẹ đầu lưỡi cùng phiến môi nàng.
Hơi thở hắn từng bước lấn chiếm, đầu óc Thi Yến Vi dần trở nên mơ hồ, không còn đủ sức để suy nghĩ.
Bất tri bất giác, vải áo trên vai Tống Hành đã bị Thi Yến Vi vò nhàu nhĩ, Tống Hành nuốt trọn tiếng rên rỉ từ cổ họng nàng, rồi bất ngờ rời khỏi đôi môi son, làm như nghiêm túc nhắc nhở: “Phòng bên cạnh có không ít người, nếu nương tử phát ra tiếng để người khác nghe thấy thì đừng trách ta không nhắc nhở trước.”
Thi Yến Vi nghe vừa nghe thấy thì đã sợ đến mức sống lưng căng cứng, mở to mắt đẩy Tống Hành ra lại bị hắn dễ dàng khống chế chỉ bằng một tay, ép nàng nằm trên chăn gấm.
Tiếng gió thổi bên tai dường như càng gấp rút. 
“Buông ra…” Thanh âm của Thi Yến Vi trở nên không rõ ràng, nhướn mi mắt đẫm lệ yếu ớt nói ra hai chữ này, thân thể nõn nà hơn tuyết cố gắng giãy ra.
Trên bàn là cành hải thạch lựu đặt đang kỳ nở rộ, giống như nữ lang nhỏ bé đang nằm trong lòng hắn. 
Tống Hành nhấc nàng lên, xem nàng như trân bảo ôm trọn vào lồng ngực, thỏa mãn khi được ngắm nhìn từng biểu cảm nhỏ trên mặt nàng cũng như tận hưởng cảm giác rung động đánh vào thị giác mà nàng mang đến.
“Dáng vẻ nương tử lúc này đúng là xinh đẹp tuyệt trần, thu thủy vi thần bạch ngọc vi cốt, có lẽ Lạc Thủy thần nữ cũng chỉ đến thế thôi.” Tống Hành cẩn thận đặt nàng trở lại chăn gấm, rửa tay xong thì dùng khăn ẩm, tỉ mỉ lau đi “ngọc lộ” vương trên “hải đường”, rồi thoa thêm thuốc cho nàng.
“Hai ngày tới, mỗi sáng tối ta sẽ đều đặn thoa thuốc giúp nương tử, nương tử phải nhanh khỏe lại để đền đáp sự chăm sóc tận tình của ta tối nay.”
Những lời ám chỉ trong đó cũng đủ rõ ràng.
Thi Yến Vi thầm mắng hắn biến thái, chăm sóc gì kia chứ, rõ ràng là hắn muốn nhìn nàng mất khống chế nhưng lại nói như thể hắn đã hạ mình để hầu hạ nàng.
Dù nàng không thèm phản ứng lại nhưng Tống Hành cũng không có vẻ tức giận, chỉ thản nhiên quét mắt nhìn qua sạp thấp cách đó không xa rồi về phía gương mặt vẫn còn hơi ửng hồng của Thi Yến Vi, khẽ cười nói: “Thân thể nương tử yếu ớt, ở đây lại không có những vật dụng giữ ấm như ấm sưởi hoặc lò sưởi tay, suy đi tính lại nếu nàng chịu nằm chung với ta trên chiếc giường này thì tiện hơn hẳn đấy.”
Thời cổ đại, điều kiện chữa bệnh còn hạn chế, phong hàn cũng có thể làm chết người, nhất là khi nàng vẫn đang trên đường đến Trường An, không dễ để tìm được đại phu giỏi đến chữa trị, càng không thể tìm được nơi để mua thuốc, nếu chẳng may nhiễm phải phong hàn thì người chịu khổ vẫn là nàng, không biết chừng còn gây nguy hiểm đến sinh mệnh quý giá lần hai này. 
Huống chi lúc này nàng cũng chưa vào đường cùng, đương nhiên cũng không muốn chết sớm, Dung Thành cùng Nam Thành ngàn năm trước có dáng vẻ thế nào nàng vẫn chưa được nhìn thấy…
Thi Yến Vi cân nhắc một hồi, cuối cùng cũng không cự tuyệt, vén chăn dịch người vào trong, nhường ra một khoảng giường lớn cho Tống Hành.
Giường ở trạm dịch không so được với giường ở quý phủ, Thi Yến Vi vừa “nhường” chỗ nên cả người nàng gần như phải dán sát vào tường.
Bên ngoài màn, Tống Hành tự cởi áo bào xong thì nằm lên giường, một tay kéo nàng sang, ôm chặt nàng vào lòng. 
Nhiệt độ từ cơ thể Tống Hành ngay lập tức xua tan cái lạnh trên người Thi Yến Vi, nom hắn chẳng khác gì hỏa lô hình người cực lớn. 
Dù trong lòng Thi Yến Vi cực kỳ căm ghét hắn nhưng không thể không thừa nhận, có hắn ôm từ phía sau thực sự là hiệu quả hơn nhiều so với việc đắp chăn hay dùng đến ấm sưởi.
Cả ngày lắc lư ngồi trong xe ngựa, đêm đến lại bị hắn làm phiền nên lúc này Thi Yến Vi đã mệt mỏi đến cực điểm, chẳng mấy chốc đã ngủ thiếp đi trong vòng tay hắn.
Tống Hành vòng tay qua đặt trên ngực nàng, cảm nhận được hơi thở bình ổn và nhịp tim đều đặn của nàng, lòng chợt dâng lên cảm giác nhẹ nhõm khác thường.
Đó là loại cảm giác mà ngay cả khi đặt được chiến thắng tuyệt đối nhưng khi ngả lưng xuống hắn vẫn không thể có được. Chỉ một lúc sau, hắn cũng dần ngủ thiếp đi, mùi xà phòng cùng mùi hương nữ nhi vẫn quanh quẩn trong hơi thở Tống Hành, khiến hắn vô thức chôn đầu vào cổ nàng, thậm chí là hạ thấp xuống, ngủ một giấc say sưa. 
Chớp mắt lại hai ngày nữa trôi qua, xe ngựa đã gần đến Hà Trung, chỉ cần đi thêm nửa ngày nữa là ra khỏi địa phận Hà Đông. 
Thi Yến Vi vẫn nhớ rõ câu nói của Tống Hành vào đêm xuất phát rằng nàng được phép nghỉ ngơi hai ngày. Nay đã là ngày thứ ba nên vừa ăn sáng xong, tâm trạng liền có phần thấp thỏm, lo sợ chờ màn đêm buông xuống.
Đến giờ lên đèn, Tống Hành mới từ lầu dưới trở về.
Thi Yến Vi cả người cứng đờ chắp tay trước ngực hành lễ với Tống Hành, hỏi hắn có muốn gọi người mang nước vào không.
Tống Hành lắc đầu, tự mình lấy một cuốn binh thư trên giá sách tới đưa tận tay cho Thi Yến Vi, bảo nàng đọc phần “Nội Trữ Thuyết Hạ” trong cuốn “Hàn Phi Tử” [1]
[1][1] Hàn Phi Tử là một cuốn sách do Hàn Phi (280 TCN – 233 TCN) là học giả nổi tiếng Trung Quốc cuối thời Chiến Quốc theo trường phái Pháp gia biên soạn. “Nội Trữ Thuyết Hạ” là một phần trong cuốn “Hàn Phi Tử”.
Thi Yến Vi không hiểu vì sao hắn đột nhiên muốn nàng đọc sách, nhưng nghĩ lại, chỉ cần không phải thì bảo nàng làm gì nàng cũng sẽ chấp thuận, liền dựa vào mục lục lật đến trang tương ứng, cất giọng đọc to.
Ban đầu nàng cũng không mấy để ý, cho đến khi đọc đến mấy chữ “Nữ nhạc nhị bát, dĩ huỳnh kì chí, nhi ‌loạn kì chính” [2] thì đôi mày thanh tú của Thi Yến Vi không khỏi hơi nhíu lại, như thể có thứ gì đó mắc nghẹn ngay cổ họng, khiến nàng không thể tiếp tục đọc.
[2][2]Nữ nhạc nhị bát, dĩ huỳnh kì chí, nhi ‌loạn kì chính: Câu ngày nghĩa là: “Mỹ nữ ở tuổi mười sáu (nhị bát) có thể làm cho mê hoặc tâm trí, làm xao nhãng chí hướng của ai đó, khiến họ không thể tập trung xử lý chính sự.
Tống Hành khẽ cười, đứng dậy khỏi ghế đi đến trước mặt nàng, ôn tồn hỏi: “Sao nương tử không đọc tiếp nữa?”
Thi Yến Vi buông cuốn sách đang cầm trong tay xuống ngẩng đầu nhìn Tống Hành, ma xui quỷ khiến thế nào lại buột miệng hỏi câu: “Gia chủ thấy bốn chữ hồng nhan họa thủy này có đúng không?”
Bốn mắt đan xen vào nhau, Tống Hành cúi người lấy lại quyển sách từ tay nàng, thong thả đóng lại, giọng điệu nhẹ bẫng: “Chỉ có những kẻ vô dụng mới cho là đúng, trên đời này chỉ cần là người có chút bản lĩnh, nếu thất bại thì phải từ bản thân tìm ra vấn đề, chứ không phải đổ lỗi cho nữ lang không được phép can dự chính sự, cả ngày quanh quẩn nơi hậu trạch.”
Vế đầu nghe cũng ổn nhưng vế sau thì không nhất thiết phải nghe. Thi Yến Vi thấy quan điểm của hắn thật khó để bình phẩm, liền đứng dậy, bước tới bàn rót một chén trà ấm đưa lên môi nhấp vài ngụm để làm dịu cổ họng.
Tống Hành ung dung nhìn nàng uống trà, đặt cuốn binh thư trả về chỗ cũ rồi gọi người đưa nước nóng tiến vào.
Thi Yến Vi từ từ đặt chén trà xuống, trái tim lại trở nên bứt rứt khó yên, tuy đã phải làm với Tống Hành không biết bao nhiêu lần, nhưng vì hắn vừa thô lỗ lại không biết kiềm chế nên nàng vẫn không thể nào thích ứng nổi, chuyện kia đã để lại không ít bóng ma trong lòng nàng. 
Vừa nghĩ tới đã thấy nguy hiểm ngập tràn.
Chẳng bao lâu sau, Tống Hành đã rửa mặt xong, cởi ngoại bào đi về phía giường, Thi Yến Vi vờ như không thấy, nằm vào mép trong giường, nàng còn tưởng sẽ bị Tống Hành kéo qua “hành sự” nhưng bất ngờ thay, hắn chỉ ôm nàng ngủ giống như ba đêm trước.
“Nương tử yên tâm ngủ đi, đêm nay sẽ không chạm vào nàng.”
Lời của Tống Hành đối với Thi Yến Vi không khác gì nắng gắt gặp mưa rào, nàng như được uống thuốc an thần kịp thời, cõi lòng nhanh chóng an ổn lại, gối đầu lên cánh tay hắn đặt trên gối mềm, từ từ ngủ thiếp đi. 
Đến buổi trưa, xe ngựa chở Thi Yến Vi đã rời khỏi đất Hà Đông, đi vào địa phận Hà Trung. 
Khác với những ngày trước, sau khi cùng binh sĩ dừng ở ven đường dùng lương khô thay cho bữa rồi nghỉ ngơi chỉnh đốn một phen, Tống Hành không chọn cách cưỡi ngựa nữa mà lên xe, ngồi chung với Thi Yến Vi. 
Khoang xe vốn rộng rãi nhưng vì sự xuất hiện của Tống Hành mà bỗng trở nên chật chội, bóng dáng cao lớn của hắn che mất ánh nắng trước mặt Thi Yến Vi,  hoàn toàn bao trùm lấy nàng.
Giờ này nàng vẫn hay chợp mắt nghỉ trưa, nhưng vì Tống Hành đang ngồi ở ghế đối điện nên cơn buồn ngủ của Thi Yến Vi cũng theo đó tan biến, hai người cứ như vậy ngồi yên lặng trong khoang xe, không ai chịu mở miệng để bắt chuyện với ai trước. 
Bầu không khí trầm mặc kéo dài rất lâu, cuối cùng Tống Hành vẫn phải lên tiếng, hỏi Thi Yến Vi có muốn chợp mắt chút không. 
Thi Yến Vi do dự một lúc rồi chậm rãi lắc đầu.
Tống Hành xử sự như thể không nghe lọt, chuyển đến ngồi bên cạnh nàng, dịu dàng dỗ dành: “Nương tử ngoan, nàng dựa vào ta chợp mắt chút đi, nếu không lát nữa nàng sẽ khó mà ngủ được đấy.”
Lời này của hắn khiến Thi Yến Vi như lạc vào sương mù, đầu óc mệt mỏi vì phải dậy sớm sáng nay khiến nàng còn chưa hiểu ra dụng ý bên trong thì đã bị Tống Hành kéo vào lòng, tận lực tìm một tư thế thoải mái nhất để nàng dựa vào.
Thi Yến Vi vốn không muốn ngủ, nhưng lồng ngựa hắn vừa vững vàng lại ấm áp, chỉ mất vài giây nàng ngáp nhẹ một cái rồi chìm dần vào giấc ngủ.
Tống Hành thấy nàng có vẻ đã ngủ say thì cũng nhắm mắt lại tranh thủ chợp mắt để dưỡng sức.
Đường núi gập ghềnh nên Thi Yến Vi cũng không thể ngủ yên, chỉ hai khắc đồng hồ (khoảng 30 phút) sau nàng đã tỉnh lại, cảm thấy người có chút nóng lên liền vô thức giãy giụa trong lồng ngực Tống Hành, muốn thoát ra khỏi người hắn. 
Tống Hành vốn rất cảnh giác, động tác này của nàng khiến hắn ngay lập tức tỉnh lại, rũ hàng lông mi dài chăm chú nhìn đôi mắt vẫn còn vẻ ngái ngủ của Thi Yến Vi, khóe môi cong lên thấp giọng hỏi: “Ngủ đủ rồi?”
Thi Yến Vi đưa tay xoa hốc mắt đau nhức, mơ màng gật đầu.
“Nương tử đã ngủ no rồi thì vận động gân cốt cùng ta một lúc nào.” Tống Hành vừa nói, ánh mắt vừa hạ xuống, dán chặt vào đôi gò bồng đào đang phập phồng.
Giờ đang là giữa ban ngày, sau xe lại có rất nhiều binh sĩ, quả thực Thi Yến Vi đã bị lời nói điên rồ của hắn dọa cho khiếp vía, càng cố sức muốn vùng ra khỏi vòng tay hắn thì lại càng bị Tống Hành dễ dàng chế ngự được. Hắn xoay người nàng lại, đặt nàng ngồi xổm trên đùi hắn.
Tư thế này nhìn thật chướng mắt, như thể là nàng đang mời gọi hoặc dụ dỗ hắn làm gì.
Thi Yến Vi cúi đầu, vừa định phản kháng thì Tống Hành đã dùng ngón tay ấn nhẹ lên môi nàng, mắt phượng thâm thúy đầy vẻ uy hiếp và cảnh cáo. 
“Nếu nương tử phát ra tiếng bị người khác nghe thấy, sau này e là không thể lấy thân phận tỳ nữ để tiếp tục ở cạnh ta, chi bằng nhân cơ hội này trực tiếp công khai nàng là sủng thiếp của ta, nàng thấy thế nào?”
Lời này khiến Thi Yến Vi liên tục lắc đầu, ánh mắt biểu thị rằng nàng sẽ không tùy tiện phát ra tiếng.
Tống Hành thấy vậy hài lòng gật đầu, rút lại ngón tay đang đặt trên môi nàng đi dần xuống dưới, nhẹ nhàng kéo váy nàng lên buộc lại thành nút ở bên eo. 
Tiếng vải sột soạt vang lên, Thi Yến Vi xấu hổ đến mức trái tim nhỏ bé đập loạn không ngừng.
Nếu không phải tiếng xe ngựa lăn bánh và thanh âm tiến quân của đội ngũ vẫn còn văng vẳng bên tai, hoàn toàn át đi cả những âm thanh nhỏ nhặt mà Tống Hành mang lại thì Thi Yến Vi đã tưởng mình đã chết lặng từ bao giờ.
Ngọc thạch va vào nhau phát ra âm thanh trong trẻo, Thi Yến Vi đại khái có thể đoán được hắn đang cởi thắt lưng điệp tiệp trên hông.
“Làm khó nương tử phải nhịn xuống rồi.” Tống Hành vừa nói, vừa đưa ngón giữa ra.
Thi Yến Vi không còn cách nào khác ngoài vịn vào cổ Tống Hành nhằm giữa thăng bằng cho cơ thể trên xe ngựa xóc nảy, hàm răng trắng tinh cắn mạnh vào môi dưới, kìm nén âm thanh nơi cổ họng, hàng mi cong vút cũng phát run. 
Tống Hành nhẫn nại kìm nén, sống lưng giữ thẳng. 
Thi Yến Vi ngẩng đầu trừng mắt với Tống Hành, bàn tay càng ra sức vò nát vải áo trên lưng Tống Hành, dường như làm vậy mới khiến nàng dễ chịu hơn đôi chút. 
“Nương tử ngoan nàng đừng sợ, thoải mái tinh thần xem nào, lần này ta nhất định sẽ để ý đến cảm nhận của nàng.” Tống Hành khẽ mở môi mỏng thì thầm bên tai để dỗ dành nàng, tiện tay kéo xuống cả ngoại bào lẫn trung y, để lộ bờ vai và cánh tay với những thớ cơ cuồn cuộn, mặc nàng dùng móng tay cào vào tấm lưng to dày vạm vỡ. 
Mùa đông hoa rừng nở rộ, tản ra mùi hương thanh nhã, lọt vào tai là tiếng chim hót cùng tiếng bước chân của binh sĩ hành quân. 
Xe ngựa rung rắc liên hồi khiến Thi Yến Vi không thể ngồi yên tiếp nữa, đôi chân tê cứng khiến nàng chỉ muốn rời khỏi người hắn đi lại cho đỡ mỏi chân, lại sợ âm thanh trong xe sẽ bị người bên ngoài nghe thấy nên càng không có lòng dạ nào để ý đến những lời này của Tống Hành, cắn chặt môi dưới khóc thút thít.
Tống Hành có thính giác hơn người nên vẫn có thể nghe thấy tiếng nức nở nhỏ nhẹ của nữ lang đang nằm trong lòng, trái tim như bị tảng đá đè mạnh lên. Hắn thấy cực kỳ khó chịu nhưng lại không biết nên làm gì để xoa dịu nàng, đành nâng mặt nàng lên, hôn lên môi nàng, tạm thời án binh bất động.
Bên trong thùng xe, lửa than ấm áp như mùa xuân, Thi Yến Vi được hắn ôm vào lòng, vuốt ve nhẹ nhàng sau lưng, lúc này mới từ từ ngừng khóc. 
Tống Hành lau đi nước mắt nơi khóe mắt nàng, môi mỏng hạ xuống, dịu dàng hôn lên cần cổ và xương quai xanh nàng.
Bất tri bất giác, ánh tà dương đã ngả về hướng tây.
Tống Hành ngước mắt nhìn vào đôi mắt long lanh vệt nước của nàng, vừa dỗ dành vừa âu yếm hỏi nàng có muốn ghé thăm cung Đại Minh và tháp Đại Nhạn trong thành Trường An không, có muốn đến Hạnh Hoa lâu trên phố Chu Tước uống trà không…
Thi Yến Vi dùng ánh mắt mê ly gật đầu đồng ý từng thứ một, gương mặt không còn vẻ căng thẳng như trước nữa, cánh môi căng mọng như anh đào mọng nước, quyến rũ đến mức Tống Hành không nỡ dời mắt.
Hơi ấm từ than ngân sương được đốt trong lò vẫn đang tỏa ra đều đặn, Thi Yến Vi dựa sát vào ngực Tống Hành làm hắn nóng đến mức mồ hôi mỏng rịn ra trên trán.
Tống Hành nhìn chằm chằm vào phiến môi anh đào của nàng, hơi thở nóng bỏng, một lúc sau hắn lại cúi xuống hôn nàng, ôm chặt nàng, giam cầm nàng giữa vòng tay cứng như sắt.
Thi Yến Vi không thể thoát ra, nước mắt khó khăn mới ngừng lại từ từ rơi xuống, nàng chỉ biết chôn đầu vào hõm cổ hắn, làm ướt lớp vải mềm trên người hắn.
Không dám phát ra dù chỉ một chút thanh âm mà chỉ có thể âm thầm chịu đựng.
Nữ lang nhỏ bé đang nằm trong lòng như một đóa hoa sen lẻ loi không chịu nổi cuồng phong mưa bão, vừa đáng thương vừa bất lực nhưng cũng u buồn và lạc lõng đến nhường nào. 
Đợi đến khi mọi thứ kết thúc, than trong lò đã được đốt gần hết, Tống Hành một tay ôm nàng, tay còn lại dùng kẹp gắp thêm than, hỏi nàng có lạnh hay không.
Phiến môi đỏ mọng của Thi Yến Vi hơi phồng lên, nàng thở ra một hơi rồi lơ đãng lắc đầu, đưa tay lau mồ hôi rịn ra trên trán.
Những giọt mồ hôi trên trán Tống Hành lớn bằng hạt đậu, sau lưng hắn là những vết cào hoặc sâu hoặc nông, hoặc dài hoặc ngắn đan vào nhau chằng chịt, trên vai còn lộ ra dấu răng cực kỳ rõ ràng. 
Từ sau thuyền hoa yến, những suy nghĩ đeo bám Tống Hành trong suốt mấy chục ngày qua cuối cùng cũng trở thành hiện thực, Tống Hành chỉ thấy toàn thân nhẹ nhõm, được an ủi vô cùng, so với ở trong phòng thì tư vị khi làm trên xe ngựa chật hẹp cũng đặc biệt hơn không ít.
Khổ nỗi thân thể nàng quá mức mỏng manh, chỉ cần trải qua một phen giày vò thì đều phải nghỉ ngơi năm ba ngày mới có thể khôi phục được, nếu muốn ôn lại mộng cũ hôm nay thì e là phải đợi đến khi giải quyết xong sự vụ ở Trường An, trên đường quay về Thái Nguyên cũng không chừng.
Chẳng mấy chốc, sắc trời dần trở nên u ám, Thi Yến Vi vô lực nằm gọn trong ngực Tống Hành, chỉ còn mỗi đầu ngón tay là còn đủ sức để ấn xuống huyệt Quan Nguyên, ngoài ra nàng không còn chút tinh thần nào để tâm đến động tĩnh của Tống Hành.
Tống Hành thấy nàng luồn tay vào trong áo, tưởng rằng bụng dưới nàng khó chịu nên mới dùng tay xoa nhẹ, hiếm khi thể hiện cảm xúc tự trách, cẩn thận từng li từng tí ôm nàng vào lòng, trầm giọng nói: “Vóc người thế nào không phải thứ ta có thể điều chỉnh, khiến nương tử chịu tội, mong nương tử rộng lòng tha thứ.”
Thi Yến Vi nghe xong thì chỉ thấy ghê tởm, lấy tay ôm mặt, không chịu nhìn hắn.
Vạt áo hai người đều ướt thành mảng lớn nhưng không một ai quan tâm.
Chẳng bao lau sau, xe ngựa chậm rãi dừng lại trước trạm dịch Hà Trung, Tống Hành không chút kiêng dè, ôm nàng xuống xe ngựa, Thi Yến Vi sợ bị nhìn thấy dáng vẻ chật vật lúc này nên giống như đà điểu, chôn đầu vào lồng ngực Tống Hành.
Ai nấy nhìn thấy cảnh tượng này, ngoại trừ sự kinh ngạc ra thì cũng chỉ nghĩ nàng đã ngủ say, Tiết soái không đành lòng gọi nàng dậy nên lúc này mới tự mình ôm nàng xuống. 
Từ xưa có câu, “Anh hùng khó qua ải mỹ nhân”, Tiết soát cũng không ngoại lệ.
Sau ngày hôm đó, trong mắt chúng binh sĩ, thân phận của Thi Yến Vi đã biến chuyển từ tỳ nữ thành sủng nô, có thể khiến Tiết soái xưa nay không gần nữ sắc phải hạ mình, không chút ngại ngần ôm nàng xuống xe tiến vào trạm dịch trước mặt bao người, nhất thời cũng không rõ là ai đang phải hầu hạ ai.
Mỗi khi lên xuống xe ngựa Thi Yến Vi đều dùng đến mạng che mặt nên đến đêm trước khi vào thành Trường An, mọi người vẫn chưa thể nhìn thấy dung mạo thật sự của nàng, chỉ có thể từ thân hình thon gầy và mái tóc dài đen bóng như lụa mà suy đoán rằng: nàng vốn là mỹ nhân hiếm có. 
Tống Hành để lại bốn trăm binh mã đóng quân ngoài thành, chỉ dẫn theo hai trăm kỵ binh tinh nhuệ vào thành qua cổng Minh Đức.
Cổng Minh Đức đối diện với cổng Chu Tước của Hoàng Thành, đồng thời là cổng Nam của Trường An. Cổng thành khí phái uy nghi, dưới cổng còn có năm cổng phụ rộng chừng một trượng sáu được trọng binh canh gác nghiêm ngặt.
Tống Hành cưỡi đại mã cao lớn, thắt lưng treo thanh kiếm dài chừng bốn thước và một tấm ngư phù bằng vàng, đầu đội tử kim ngọc quan, mũi cao như núi, mắt phượng sâu thẳm như biển, hắn mặc một kiện trường bào cổ lật đen tuyền khảm vàng hoa văn lưu vân in chìm, phô bày vai lưng rắn chắc cùng eo bụng tinh tráng, nhìn từ vóc người thì quả là giống với những võ sĩ người Hồ đến từ thảo nguyên phương bắc.
Giờ đã là thời điểm ánh nắng chói chang, mặt trời lên cao đến đỉnh, áng vàng từ chân trời rọi xuống, phác họa hình dáng nghiêm nghị, oai phong như một vị thần.
Trình Diễm xoay người xuống ngựa, đưa chiếu thư cho thành môn lang (người gác cổng thành).
Thành môn lang gác cổng nhìn kỹ một lượt rồi chắp tay hành lễ với lang quân đang ngồi trên lưng ngựa: “Thì ra là Hà Đông Tống tiết sử, ti hạ không tiếp đón từ xa, mong rằng tiết sử chớ trách.”
Tống Hành thản nhiên nhìn lướt qua hắn, cất cao giọng nói không sao.
Thành môn lang tuổi gần bốn mươi thấy Tống Hành khí thế bức người, lại chắp tay hành quân lễ rồi phất tay lệnh binh lính đang đứng cạnh. “Nhanh cho qua đi.”
Đội ngũ gồm hàng trăm người trùng trùng điệp điệp kéo vào trong thành, thành môn lang dõi theo bóng lưng Tống Hành, chỉ thấy vóc dáng và thanh trường kiếm huyền thiết đeo bên hông hắn đặc biệt bắt mắt, quả nhiên đúng với lời đồn, cao lớn kỳ vĩ, sức lực siêu phàm.
Thi Yến Vi cảm thấy tò mò kéo rèm lụa ngọc bích trên xe nhìn ra ngoài, lọt vào mắt là ngã tư đường lát đá xanh biếc, người ngựa qua lại như dệt cửi, hai bên đường tòa lâu cao san sát, thềm rộng ngói xanh, bao bọc bởi những mảng tường được quét vôi trắng. Hồ Cơ đứng trong tửu lâu cổ tay như tuyết, mặt như hoa đào, tân khách nối đuôi nhau vào ra không ngớt. 
Nàng đang nhìn đến nhập thần thì chợt nghe phía trước vọng đến tiếng ồn ào huyên náo, đám thương nghe thấy tiếng hô hoán kia thì đều thất hồn lạc phách, gấp gáp nâng đòn gánh lẩn vào những con hẻm nhỏ lánh nạn.
Thi Yến Vi không khỏi cảm thấy khó hiểu, nhíu mày, thò đầu ra xem đã xảy ra chuyện gì.
Thì chợt thấy nội thị mặc trường bào viên lĩnh, tay cầm văn thư đang chỉ huy các cung nhân đoạt đi giỏ trúc của ông lão bên đường. 
Ông lão gầy đến trơ xương, y phục đơn bạc, mặc dù sợ hãi vô cùng nhưng vẫn nắm chặt giỏ trúc không buông, sợ hãi đến hai mắt đỏ bừng nhưng lại không dám phản kháng.
Viên nội thị kia thấy thế liền chỉ vào ông lão, cao ngạo nói: “Điêu dân to gan, dưới chân Thánh nhân mà ngươi vẫn muốn kháng chỉ đúng không? Ta phụng khẩu dụ Thánh nhân, đặc biệt đến thu mua mứt táo và quả cam, nếu còn không chịu buông ra thì đừng trách ta không nương tay, trị ngươi tội bất kính với Thánh nhân.”
Nói rồi dùng ánh mắt hiệu cho các cung nhân khác không cần phải khách khí đạp ông lão ngã lăn ra đất, lại ném nửa trượng vải xuống xem như trả tiền. 
Thi Yến Vi không thể nhẫn tâm nhìn thêm được, xốc mành định gọi xa phu dừng xe. Phùng Quý biết nàng mủi lòng thương ông lão kia, liền nói: “Nương tử cần gì phải tự mình đi xuống, để nô lấy hai lượng bạc cho ông ta là được.”
“Chờ đã.” Thi Yến Vi gọi hắn lại, cởi đôi khuyên tai trân châu xuống đưa tận tay hắn nói: “Phùng lang quân có gia nương phải phụ dưỡng, còn chưa thú thê thì sao lại để anh chi tiền được, đôi khuyên tai này ta có cũng được mà không có cũng chẳng sao, anh đưa cho ông lão kia, bảo ông ấy là có thể đổi được ít nhất mười lượng bạc.”
Phùng Quý hai tay nhận lấy, cung kính đồng ý rồi dặn xa phu giảm lại tốc độ, thả người nhảy xuống xe ngựa.
Ông lão khó khăn lắm mới có thể bò dậy, phủi bụi đất trên người, khom lưng lặng lẽ nhặt mảnh vải lên, thở dài chảy cước mắt, không biết làm sao để cùng bà lão ở nhà vượt qua mùa đông này. 
Nội thị kia chiếm được mứt táo và sọt cam liền bỏ đi nơi khác. Phùng Quý tiến lên ngăn ông lão lại, đưa cho ông đôi khuyên tai, giải thích rằng tân phụ mới vào cửa có lòng, đưa cho ông đổi thành bạc mà trang trải cuộc sống.
Ông lão vô cùng cảm kích, hướng về xe ngựa liên tục bái lạy, nhận đôi khuyên tai Phùng Quý đưa giấu kỹ trong vạt áo rồi xách đòn gánh rời đi.
Phùng Quý trở về xe ngựa trong lòng vẫn không người cảm thán, Dương nương tử xuống tay thật hào phóng, đôi khuyên tai nam châu ấy chí ít cũng phải trăm lượng bạc nhưng qua miệng nàng thì chỉ còn vỏn vẹn mỗi mười lượng, chẳng rõ là vì con mắt hạn hẹp hay đang xem nhẹ sự sủng ái mà gia chủ dành cho nàng. 
Tống Hành không nói lời nào ngồi ở trong xe, mắt phượng chưa khi nào rời khỏi người Thi Yến Vi, dáng vẻ tập trung không biết là đang nghĩ gì. 
Đêm đó, đoàn người đến ở tại trạch viện Tống Hành đặt mua trên phố Hưng Ninh.
Quý phủ rộng lớn chỉ có mỗi hai tiểu tư trông coi, đầu bếp cùng bốn tỳ nữ lão mụ làm nhiệm vụ vẩy nước quét nhà chăm sóc hoa cỏ nên dư sức để tiếp đón một đoàn hơn trăm người. 
Thi Yến Vi đã mấy ngày liền phải ngồi trên xe ngựa, không được ngâm nước nóng một cách thoải mái, lúc này không dễ dàng gì mới kiếm được chỗ đặt chân nên ăn tối tản bộ xong, việc đầu tiên nàng làm là phải tắm rửa. 
Tất cả người hầu ở quý phủ đều do Tống Hành phái tới từ Tống phủ, vì Tống Hành đã ba năm chưa từng trở lại Trường An, lần cuối gặp được là ở Thái Nguyên lúc vào phủ dập đầu với ngài và Thái phu nhân trong dịp Tết, từ đó đến nay ấn tượng về ngài vẫn dừng ở chuyện hôn sự không thuận. 
Lần này thấy ngài chỉ dẫn theo mỗi mình Thi Yến Vi thì không tránh khỏi nổ ra chuyện phiếm, ai nấy đều bắt đầu tò mò về thân phận của vị nương tử kia.
Lúc Thi Yến Vi đang ngâm tắm nước nóng thì Tống Hành đã rời khỏi phòng của Trình Tư mã, đi về phía chính phòng, vì không thấy Thi Yến Vi đâu nên mới hỏi một câu rồi được đôi tỳ nữ khoảng chừng mười tuổi đồng thanh đáp: “Hồi bẩm gia chủ, nương tử vừa mới đi vào phòng tắm.”
Tống Hành khẽ ừ một tiếng, đẩy cửa rảo bước vào phòng.
Khoảng hai khắc đồng hồ (khoảng 30 phút) sau, Thi Yến Vi khoác áo choàng về phòng, vừa mới bước qua ngưỡng cửa, ngẩng đầu lên thì bắt gặp Tống Hành đang ngồi trên giường La Hán, thân hình sừng sững ngọn núi lớn. 
“Gia chủ đã xong việc rồi sao?” Thi Yến Vi vừa hỏi để giảm bớt sự ngượng ngùng, vừa khép cửa lại, lấy chiếc khăn do tỳ nữ chuẩn bị ngồi xuống chiếc ghế cách Tống Hành một khoảng không xa không gần lau khô tóc. 
Tống Hành gật đầu, đứng dậy tiến lại gần nàng, đưa tay nhẹ nhàng vuốt ve vành tai trắng mịn của nàng, “Nương tử đưa đôi khuyên tai nam châu cho ông lão kia, giờ nàng có gì muốn nói với ta không?”
Thi Yến Vi bị hành động thân mật của hắn mà trở nên cảnh giác, đôi mắt trong veo nhìn thẳng về phía hắn, nhẹ nhàng nhắc nhở: “Gia chủ đã nói hai ngày tới sẽ không làm gì thiếp, khi nào có thời gian sẽ dẫn thiếp đến thăm cung Đại Minh và tháp Đại Nhạn.”
Tống Hành nghe vậy nở nụ cười, lấy chiếc khăn trong tay nàng giúp nàng lau tóc, miệng trêu chọc: “Nương tử ngoan ta còn chưa nhắc đến việc đó? Xem ra nương tử đang muốn dụ dỗ ta giao hoan yến hảo, cùng nhau vào chốn vu sơn cực lạc.”
Quả nhiên đã muốn gán tội thì không sợ thiếu lý do, Thi Yến Vi bị những lời này của hắn chọc giận nhưng lại không biết đối đáp thế nào nên đành mím môi, làm như không thèm để ý.
Tống Hành sợ nàng thật sự nổi giận nên vội thu lại nụ cười, điều chỉnh sắc mặt rồi nói: “Những chuyện như chuyện xảy ra sáng nay đã có từ thời Đức Tông, gọi là cung thị. Đám hoạn qua sẽ dựa cầm văn kiện của Thánh nhân ra ngoài cung thu mua những vật cần dùng trong cung, không cần biết là thứ gì, chỉ cần bị nhìn trúng thì sẽ dùng một ít tiền bạc hoặc vải lụa để cưỡng ép thu mua.”
Thi Yến Vi hôm nay được tận mắt chứng kiến cảnh tượng như vậy, không khỏi nhớ đến câu thơ dưới ngòi bút của thi nhân thời Đường, “Khả liên thân thượng y chính ‌ đan, tâm ưu thán tiện nguyện thiên hàn” [3], nàng hỏi lại hắn: “Hành động này có khác gì cướp bóc tiền bạc của người khác?”
[3][3] Hai câu thơ trích từ bài “Mại thán ông” (Ông lão bán than) của Bạch Cư Dị.
Bản dịch của Anh Nguyên (thivien.net):  Thương thay, thân tấm áo đơn/ Lo than giá rẻ, lạnh hơn vẫn cầu.
Tống Hành hơi dừng tay, một lúc sau mới gật đầu khẳng định: “Nương tử nói đúng, hai chuyện này không hề có sự khác biệt.”
Thi Yến Vi quay đầu nhìn hắn, ma xui quỷ khiến thế nào lại buột miệng hỏi câu: “Nếu ngày nào đó gia chủ được như ý nguyện thì liệu có chấm dứt những chuyện hoang đường này không?”
“Dương Sở Âm, nàng có biết nàng vừa nói gì không?”
Tống Hành ném khăn nắm lấy cằm của Thi Yến Vi, mặt đối mặt với nàng, sắc mặt tối sầm, ánh mắt bỗng trở nên sâu thẳm…

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.