Hãn Phu

Chương 6: Chương 6




Nếu muốn kiếm tiền, trước hết phải tìm hiểu giá cả thị trường. Ký ức nguyên chủ tuy rằng có thể dùng để tham khảo, nhưng chính mình tự đến nhìn vẫn hay hơn. Huyện Vĩnh Tu lớn cỡ nào, Thiệu Vân An không rõ, bất quá lại rất náo nhiệt. Nguyên nhân cũng do vị trí địa lý thuận lợi. Dạo qua hai con phố, Thiệu Vân An nhìn thấy một tòa kiến trúc tương đối khác biệt, cẩn thận nhìn lên, lại thấy bảng hiệu ngoài cửa viết "Vĩnh Tu Thư viện". Hắn liền biết nơi này là chỗ nào, hẳn là Vương Chi Tùng đang ở đây đọc sách.
Chế độ khoa cử ở Yến quốc chia làm hai loại. Thông thường, phàm là thư sinh đọc sách tại học đường được quan phủ nhận định gọi là đồng sinh. Vì vậy, muốn thi tú tài, trước hết phải thông qua đợt thi tuyển đồng sinh. Chỉ có vượt qua thi khảo ở huyện, ở phủ thì mới chính thức gọi là đồng sinh, cũng mới có được tư cách thi tú tài. Muốn ghi danh thi tú tài, cần phải có thư giới thiệu của học đường đảm bảo. Thư đảm bảo này đều là thư trực tiếp từ phu tử. Chỉ cần ở học đường đọc sách, thi đậu đồng sinh, phu tử đều sẽ viết thư đảm bảo, trừ phi thanh danh bản thân không được tốt lắm.
Phương thức này là dùng cho các thư sinh nhà nghèo. Nếu là học ở Quốc Tử Giám cấp Châu phủ, thì không cần thi đồng sinh mà trực tiếp ba năm hai lần khảo tú tài. Nếu ở cấp kinh thành, chỉ cần có thể tốt nghiệp từ học đường, liền có tư cách làm quan, địa vị tương đương với cử nhân. Đương nhiên có thể trực tiếp làm quan hoặc tiếp tục tham gia khảo thí. Còn một dạng tư cách khác chính là được đại nho đức cao vọng trọng đề cử, bỏ qua thi đồng sinh, trực tiếp thi tú tài. Hai phương thức phía sau đối với thư sinh nhà nghèo ở nông thôn mà nói là cực kì khó khăn. Đầu tiên, mặc kệ là đại nho đề cử hay Quốc Tử Giám, khả năng muốn vào học là cực kì mong manh, người từ nhỏ được tiếp thu nền giáo dục như vậy không thể nào lại có xuất thân từ nông thôn. Mà nếu muốn được đại nho đề cử, thư sinh nghèo làm gì có cơ hội tiếp xúc đại nhân vật như vậy.
Chế độ thi cử ở Yến quốc có thể coi như là dành riêng cho các thế gia vọng tộc. Quốc Tử Giám hay đại nho cũng đều nằm trong giai cấp danh gia, Những nơi lệ thuộc vào học viện của triều đình lại càng vì thế mà cố gắng giúp đỡ các học sinh nghèo đi thi.
Ở Yến quốc, đọc sách là một việc có ý nghĩa trọng đại, người đọc sách địa vị cũng rất cao, nếu là người có công danh thì càng không tầm thường. Ở quốc gia này có ba tầng lớp chính, sĩ, nông, công thương. Hai giai cấp sau phân hoá cũng không rõ ràng. Địa vị của thương nhân tuy đứng cuối, cũng không có hiện tượng trọng nông, nhẹ thương, nhưng sĩ lại là giai cấp cao nhất.
Dù là tiền triều hay triều đình hiện tại, khoa cử tuyển chọn rất nghiêm khắc. Dù là học trò ở Quốc Tử Giám, có thể thi đậu cống sĩ, lại tiến tới thi đình trở thành tiến sĩ, chân chính bước vào quan trường số lượng rất ít giống như lông phượng sừng lân. Khoa cử tổ chức mỗi ba năm một lần, trở thành tiến sĩ chỉ có mấy người, từ rất lâu trước đây đến hiện tại cũng chỉ có khoảng mười mấy hai mươi người. Một nửa trong đó có xuất thân từ Quốc Tử Giám hoặc đại nho đề cử.
Thôn Tú Thuỷ cả trăm năm nay mới có được hai vị tú tài. Hai vị này một thuộc Triệu tộc, một thuộc Vương tộc. Cũng nhờ hai vị tú tài này mà Triệu tộc, Vương tộc cùng dòng tộc đời đầu của thôn Tú Thuỷ, Tôn tộc, trở thành ba đại gia tộc. Đối với thư sinh nhà nghèo mà nói, có thể thi đậu đồng sinh đã là rất vẻ vang. Thi đồng sinh cùng thi tú tài đều được tổ chức ba năm hai lần, nhưng không cùng thời điểm. Trước phải thi đậu đồng sinh mới có thể thi tú tài. Thi đậu tú tài lại mới có tư cách chính thức tham gia đại khảo ba năm một lần. Vương Chi Tùng mười lăm tuổi đã thi đậu đồng sinh, đối với nhiều người ba mươi tuổi đang chờ đợi thi đậu tú tài mà nói có thể xưng là thần đồng.
Đồng sinh khoa cử diễn ra vào ngày tám tháng mười hai cách năm. Ở các huyện, châu, phủ tương ứng đều tổ chức hai vòng. Có được danh hiệu đồng sinh liền có thể tham gia khảo thí tú tài vào tháng tám năm sau. Có được danh hiệu tú tài liền có thể tham gia thi hương mỗi ba năm một lần vào mùa thu để lấy chức cử nhân. Cử nhân sau đó có thể tham gia thi hội vào tháng bốn năm kế tiếp, thi đậu được gọi là cống sinh. Cuối cùng là thi đình. Hoàng đế sẽ đặc biệt chọn người giám thị đến giám sát, chấm thi, tuyển chọn ra tam giáp tiến sĩ. Đối với toàn bộ thư sinh mà nói, tiến sĩ chính là mục tiêu cuối cùng của họ. Mà trong tam giáp tiến sĩ, trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa thì trạng nguyên lại mà mục tiêu cuối cùng trong mục tiêu cuối cùng.
Tuy nói thế, nhưng chỉ cần danh hiệu tú tài thôi cũng đã là vô cùng vinh dự. Không những có thể miễn thuế ba mươi mẫu ruộng đất, mỗi tháng còn được hưởng lương bổng hai lượng bạc cùng số lượng lớn lương thực. Gia đình giàu có thì không ham gì chút đồ cỏn con này, nhưng đối với hộ nghèo là ngược lại.
Vương Chi Tùng năm nay thi đậu đồng sinh, tháng tám năm sau là có thể thi tú tài. Nhưng y mới mười lăm tuổi, không chỉ Vương gia, cả Vương tộc, thôn Tú Thuỷ đều ngóng trông y có thể thi đậu tú tài năm sau, thậm chí có thể là cử nhân đầu tiên của thôn từ trước đến nay, có lẽ còn có khả năng tiến thêm một bước trở thành cống sinh, thậm chí là chức Trạng Nguyên cũng không chừng.
Đối với điều này, Thiệu Vân An trong lòng thầm bĩu môi. Không phải hắn khinh thường thư sinh nhà nghèo, mà loại người như Vương Chi Tùng cùng phẩm hạnh giáo dục của nhà họ Vương, thi đậu tú tài cũng có khả năng, nhưng lên cao nữa thì miễn đi. Chế độ khoa cử nghiêm khắc như vậy, ai mà chả muốn leo lên cao, lỡ gặp phải người có tâm đụng đến Vương gia, chỉ chuyện Vương Chi tùng bất kính với huynh trưởng cũng đủ để hắn uống nước đắng.
Bởi vì nhập sĩ gian nan, nên đối với thư sinh, thanh danh, phẩm tính cực kì quan trọng. Triều đình tuyển chọn quan viên cũng muốn tránh tuyển chọn những người có nhân phẩm không tốt, có thể mang đến tai hoạ cho giang sơn quốc gia. Bởi vậy có thể thấy, con mắt của Vương Chi Tùng cùng người Vương gia, bao gồm cả Vương tộc rất thiển cận, không biết rằng chuyện trong nhà có thể ảnh hưởng đến con đường công danh sau này của Vương Chi Tùng.
Nếu Vương Chi Tùng cùng người nhà họ Vương sau này thành thật không trêu chọc bọn họ, Thiệu Vân An sẽ không quản Vương Chi Tùng thi đến cấp bậc nào. Nhưng nếu Vương gia tự cho mình là thông minh, hắn không ngại việc thọc gậy bánh xe đâu.
Từ chế độ thi cử của Yến quốc có thể thấy được xã hội Yến quốc đã phát triển tương đối, không quá lạc hậu. Nhưng bất đồng chính là, nền sản xuất, kinh tế của Yến quốc xác thực không phát đạt. Khoa cử Minh triều cũng phát triển, là thời kỳ hoàn thiện, nhưng kinh tế ở Yến quốc lại kém xa Minh triều, so với Đường triều còn không bằng huống chi so với Tống triều. Sản lượng lương thực ở Yến quốc không cao, lúa, kê, lúa mạch, thục, bắp loại nào cũng có, nhưng dân chúng bình thường trong nhà ăn chủ yếu là hoa màu. Các chủng loại rau dưa cũng không nhiều, chỉ có khoai tây, cải thảo, củ cải trắng, đông quỳ, đậu nành, rau hẹ, rau chân vịt cùng cà tím và vài loại rau dại khác. Dưa chuột và cà chua đều không có.
Nền nông nghiệp như thế này, mức sống người dân đều rất thấp. Tiên đế lúc về già, đầu óc không còn minh mẫn, ra nhiều quyết định không tốt, ảnh hưởng đến sự yên ổn của Yến quốc. Sau khi tiên đế băng hà, Thái tử lên thế chỗ. Tân hoàng xem như một minh quân, chăm lo việc nước, thay đổi quốc gia, cuối cùng cũng có chút khởi sắc. Có điều, lúc tiên đế còn tại vị đã cho xây cất rất nhiều công trình, đến khi ngài mất cũng chưa xây xong. Những công trình đó bỏ đi thì thật tiếc, nên lại thêm bạc đắp vào. Một ít công trình trong đó đối với dân chúng cũng có chỗ hữu dụng, có nhiều lợi ích với quốc gia. Tân hoàng cắn môi, từ trong quốc khố lấy ra một bút bạc, cũng từ trong tư khố của mình bỏ ra một ít, lại khắp nơi kêu gọi người dân quyên tiền. Dừng hết các công trình không cần thiết, còn lại vẫn kiên trì kiến tạo. Đây cũng là lý do Vương Thạch Tỉnh đi phục dịch đến hai năm.
Mấy công trình này còn chưa xây cất xong thì ngoại địch lại ngo ngoe rục rịch, còn có thiên tai lớn bé hàng năm. Tân hoàng quyết định lần nữa tăng thuế dù đã tính đến việc bá tánh bất mãn. Nhưng biết làm sao khi công trình cần bạc, đánh giặc cũng cần bạc, cứu tế yêu cầu bạc, duy trì quốc gia lại cần bạc. Thiệu Vân An ngẫm lại cũng chỉ có thể cảm thông với nỗi ưu sầu của hoàng đế lão nhân. Bởi vì thuế má tăng, giá hàng hoá so với lúc trước cũng cao hơn. Rất nhiều nông hộ không chịu nổi tiền thuế phải bán rẻ đất đai, rời đi quê quán. Huyện Vĩnh Tu vị trí địa lý tương đối tốt, là địa điểm giao lưu giữa nam và bắc, hơn nữa đất đai lại phì nhiêu, dân cư cũng nhiều, cho nên được xem là địa phương tương đối giàu có. Thôn Tú Thuỷ cách huyện Vĩnh Tu không xa, lại dựa núi gần sông, nằm trong phạm vi quản hạt của huyện nên cũng được xem là thôn trang khá giả, đối với mùa hạn hán trải qua không quá gian nan. Nếu là địa phương ở biên quan hay địa phương bị thiên tai tàn phá, thì chính là nhà không vườn trống, bá tánh trôi dạt khắp nơi. Vương lão thái gia có hai mươi bảy mẫu đất, ở thôn Tú Thuỷ thuộc tầng lớp trung lưu, đúng hơn chính là nhà giàu, bởi vì chữa bệnh cho Vương Chi Tùng mà bán đi không ít.
Vị trí huyện Vĩnh Tu thuận lợi, đương nhiên ruộng đất của nông hộ bình thường cũng không quá ít. Thiệu Vân An không biết Vương lão thái gia một năm thu vào bao nhiêu. Thiệu gia có hai mươi tám mẫu đất, hơn nữa Thiệu lão gia cùng Thiệu Đại Hổ cũng đi ra ngoài làm công ngắn hạn, nếu cần mẫn làm việc, một năm có thể thu vào hai ba mươi lượng. Bất quá hiện tại thuế má tăng cao, mùa màng lại không tốt. Thuế đồng ruộng, thuế nhân khẩu cùng các loại sưu thuế khác cộng lại một năm mười hai lượng là ít. Ngày thường còn muốn ăn, muốn uống, muốn mặc, hiện tại giá cả hàng hoá cao, tổng lại cũng phải hai ba mươi lượng. Nếu thêm thuế lao dịch, thuế trưng binh thì không phải phải đi mượn sao. May đây là huyện Vĩnh Tu, thuộc Sắc Nam phủ, là châu phủ nổi tiếng giàu có của Đại Yến. Nếu là địa phương nghèo khó, không biết có bao nhiêu người tử nạn, bao nhiêu người rời xa quê hương trở thành lưu dân.
Hiện trạng này đối với thế cục trong ngoài của Yến quốc là có quan hệ. Một phương diện quan trọng khác chính là thương nghiệp không phát triển. Triều đình thu thuế chủ yếu đánh vào nông dân, như vậy kết quả chính là mùa hạn hán trôi qua ngày càng khó khăn, thuế thu vào sụt giảm, quốc gia ngày càng nghèo.
Thiệu Vân An nhớ rõ, tiền thuế ở Tống triều thu vào bảy mươi phần trăm là thương nghiệp, nông nghiệp chỉ chiếm ba mươi phần trăm, cho nên người dân Tống triều rất giàu có. Bất quá không quá hoàn hảo, cũng có người này người kia. Thiệu Vân An vừa đi vừa suy nghĩ biện pháp kiếm tiền. Đi tới đi lui, khi nhìn thấy hai người lạ, hắn đột nhiên nảy ra ý tưởng. Ở quán bánh bao bên đường mua năm cái bánh bao thịt, trong tay nắm chặt bốn văn tiền, hắn hướng phía hai người kia đi qua.
Hai vị khất cái rúc ở chân tường chờ người qua đường ngang qua bố thí. Một vị thiếu niên ăn mặc bình thường đi đến trước mặt bọn họ, cười tủm tỉm đem bánh bao thịt thơm phức phóng tới, hai vị khất cái nhận lấy liền nói.
"Cảm ơn quý nhân, cảm ơn quý nhân."
Thiệu Vân An cũng không chê bọn họ bẩn thỉu, chờ hai vị khất cái dùng bàn tay đen thùi lùi cầm bánh bao lên ăn, hắn nói: "Hai vị đại ca, ta có chút việc muốn hỏi thăm."
Một vị khất cái ngon lành đem bánh bao thịt nuốt xuống, mãnh liệt gật đầu: "Vị tiểu ca này cứ hỏi."
Vị khất cái còn lại cũng gật đầu, bọn họ từng gặp không ít người đến bố thí, nhưng lại là lần đầu tiên gặp người hướng bọn họ mỉm cười, trong mắt cũng không có ý tứ ghét bỏ, thiếu niên này lớn lên cũng rất tuấn tú!
Thiệu Vân An cao hứng nói: "Ta lần đầu đến huyện thành, muốn biết chút tình huống trong huyện. Các ngươi biết cái gì thì nói cái ấy, càng kỹ càng tỉ mỉ càng tốt." Dứt lời, hắn đem bốn văn tiền nắm trong lòng bàn tay bỏ xuống. "Đây là phí cảm tạ."
Phí cảm tạ?
Từ này nghe qua thực mới mẻ, nhưng hai vị khất cái đều lắc đầu: "Không nên, không nên, ngươi đã cho chúng ta bánh bao, không thể lại đưa thêm tiền."
"Không quan hệ, cũng không nhiều lắm. Nói không chừng sau này còn phiền toái hai vị đại ca hỗ trợ tìm hiểu tin tức đâu!"
Hai người quay đầu nhìn nhau liền không chối từ. Có bánh bao ăn, còn có tiền, hai người lập tức ngươi một lời, ta một lời đem toàn bộ điều họ biết về huyện Vĩnh Tu nói ra. Thiệu Vân An tuỳ ý ngồi ở một bên khiến người qua đường để ý. Thiếu niên sạch sẽ như vậy cũng là khất cái?
Được hai vị khất cái cung cấp tin tức, Thiệu Vân An lại hỏi thêm vài câu, đối với huyện Vĩnh Tu cũng xem như có hiểu biết rõ ràng. Những tin tức này cũng giúp hắn hiểu thêm nhiều điều về thế giới này.
Có được thứ muốn biết, Thiệu Vân An liền mua thêm mấy cái bánh bao cấp hai người rồi mới rời đi. Lúc hắn rời khỏi cũng không phát hiện hai vị khất cái phía sau vẫn luôn quan sát hắn, thẳng đến khi hắn biến mất trong dòng người. Một vị khất cái đem bốn văn tiền cất vào, người còn lại đem hắn nâng dậy.
"Đại ca, tiểu ca kia là người tốt."
"Ân. Hy vọng người tốt sẽ gặp chuyện tốt."
Huyện Vĩnh Tu có hai cửa hàng trang sức, một là cửa hàng của dân bản xứ, một là của thương nhân nơi khác mở. Từ nam đến bắc huyện có rất nhiều người, loại cửa hàng nào cũng có, đương nhiên trong mắt Thiệu Vân An là vô cùng lạc hậu. Dựa theo lời hai người khất cái nói, Thiệu Vân An tìm đến cửa hàng trang sức gọi là "Điệp Trang Các", là cửa hàng của vị thương nhân kia.
Vừa đến cửa tiệm, lập tức có một tiểu nhị chạy lại đón tiếp: "Khách nhân, thỉnh vào bên trong, ngài muốn mua cái gì?"
Tiểu nhị không vì Thiệu Vân An mặc quần áo mộc mạc mà đuổi khách, trên mặt là ân cần tươi cười, Thiệu Vân An cũng cười lại. "Ta trước nhìn xem."
Tươi cười trên mặt tiểu nhị bất biến. "Mời ngài!"
Thiệu Vân An đi theo tiểu nhị đến kệ hàng trước. Nơi này không có thuỷ tinh, cũng không có quầy hàng, hàng hoá đều được kê trên kệ. Trong tiệm ngoài tiểu nhị, còn có hai đại hán thân hình cao lớn trấn giữ. Thiệu Vân An đến kệ trang sức nhìn một hồi mới theo tiểu nhị chuyển sang khu để ngọc khí.
Vàng, bạc, ngọc khí đều được chế tác thủ công, cũng rất tinh xảo, so với trang sức hiện đại sản xuất đại trà trông xinh đẹp hơn nhiều. Thiệu Vân An thầm nghĩ chờ khi nào có tiền sẽ mua vài món trang sức, đều là đồ cổ tinh xảo a. Xem xét một vòng, Thiệu Vân An đối tiểu nhị nói. "Ta có một bộ trang sức bằng ngọc, muốn đưa cho chưởng quầy xem thử."
Tiểu nhị đầu tiên là sửng sốt, rồi mới nói: "Khách quan, nếu ngài muốn cầm đồ, đi thẳng phía trước, đến ngã ba quẹo phải là tiệm cầm đồ."
Thiệu Vân An đáp. "Ta không tới cầm đồ, ta tới là muốn cấp chưởng quầy xem vài thứ mới lạ."
"Thứ mới lạ?" Tiểu nhị không rõ.
Thiệu Vân An cười cười. "Bộ ngọc khí này của ta không phải địa phương nào cũng có thể mua, là độc nhất vô nhị."
Tiểu nhị do dự, lúc này ở đầu cầu thang lầu hai truyền đến một đạo thanh âm: "Ngọc khí độc nhất vô nhị? Vị khách quan này xin mời lên đây."
Thiệu Vân An ngẩng đầu nhìn lên, tiểu nhị cũng nhìn theo, lập tức nói:
"Đây là chưởng quầy của chúng ta."
"Đa tạ." Nói cám ơn tiểu nhị xong, Thiệu Vân An đi qua, đối phương cũng đi xuống lầu, ôm quyền. "Tại hạ Bỉ Tằng, không biết khách quan họ gì?"
"Ta họ Thiệu, cảm ơn chưởng quầy đồng ý gặp mặt."
"Thiệu công tử, mời!"
Thiệu Vân An liền theo chưởng quầy lên lầu.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.