Vĩnh Xuân đã cố tránh né chuyện bài vở, Hoàng đế vẫn lôi ra cho kì được. Thế
là, vào một ngày nắng khoảng đầu tháng mạnh hạ, cung tỳ Thu Lê mang chồng tập vở của công chúa tới điện Bàn Long trình lên thánh giá.
Thân Long Chương rút đại quyển áp chót chồng tập vở ra xem thử. Ngài vốn chỉ mong Vĩnh Xuân được bình an, vui vẻ chứ không đặt nặng chuyện học hành, thậm chí có thể xem như nuôi thả con bé. Nhưng Lâu mỹ nhân nói đúng, một công chúa không biết gì hết sẽ bị giới quyền quý trong kinh thành chê trách ngấm ngầm. Hoàng đế và hoàng huynh của con bé có thể bảo vệ con bé nhất thời chứ không thể bảo vệ mãi mãi.
Vả lại, độ hai hoàng tử mới học vỡ lòng, ngài thường xuyên kiểm tra, đốc thúc hai đứa nó; nay Vĩnh Xuân cũng nên được như vậy. Sang năm Nghi Ninh lên sáu, đến độ tuổi công chúa bắt đầu học hành cũng không ngoại lệ.
Theo Hoàng đế thấy chữ viết cũng ngay ngắn, không đẹp không xấu nhưng bài văn thì... ừm... (3)
Thân Long Chương nghĩ mãi cũng không ra câu từ nào nhẹ nhàng chút để đánh giá. Ngài bèn chấm bút lên mực chu sa, phê chữ đã xem lên tập vở của Vĩnh Xuân, hệt như lúc phúc đáp tấu chương của chúng quan thần.
- Tạm thời cứ để ở đây đi. Trẫm nghỉ tay sẽ xem sau.
Thu Lê xin cáo lui. Hoàng đế gật đầu, giữa chừng nhớ ra, bèn cho gọi cô ta quay lại hỏi chuyện:
Dạo gần đây cung Phồn Dương xảy ra chuyện gì sao? - Bởi hai hôm gần đây nhất ngài đến Phủng Nguyệt các, nàng đều mất tập trung. Bộ dạng mắt rớm lệ, gác cắm lên vai ngài, hỏi gì cũng chỉ vâng dạ chứ không nói của Lâu Nguyệt Dao khiến Hoàng đế sôi sục khí huyết theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Hưng phấn qua đi, Thân Long Chương bắt đầu thấy bất mãn.
Ngài ghé thăm mà nàng lại bày ra dáng vẻ đó tức là có ý gì?
Chê thú phòng khuê không được trọn vẹn? Hay chê người chung chăn gối với nàng là ngài đây?
Hoàng đế tức đến mức suýt tí nữa là định ghẻ lạnh Lâu mỹ nhân cho nàng biết mặt! Nhưng nghĩ tới công lao của Lâu Nguyệt Dao, ngài quyết định thư thư cho nàng vài ngày để điều chỉnh tâm tình.
- Tâu, có một chuyện nô tỳ thấy lạ. Gần đây Lâu nương nương ngủ không ngon giấc. Nô tỳ trực gác, nửa đêm thức giấc thấy nương nương đứng ở bên giường công chúa rơi nước mắt. - Thu Lê nhớ lại cũng sợ hãi. Nghĩ mà xem, đang thiu thiu bỗng mở mắt ra thấy một người tóc tai xõa rượi như ma đứng trước mặt mình, thử hỏi có ai không sợ hết hồn?
- Trong bao lâu rồi? - Hoàng đế nhướng mày, cố nhớ lại mọi biểu hiện bất thường của Lâu Nguyệt Dao trong vòng một tháng trở lại đây. Ngài bỗng nhớ ra hình như nàng mất ngủ, một đêm trở mình rất nhiều lần. Hình như nàng muốn xuống giường đi đâu đó, nhưng dùng dằng mãi vẫn không xuống.
Hàng mày ngài ép sít vào nhau. Cõi lòng dâng lên cảm giác bất thường.
- Tâu, chừng mươi ngày ạ. - Thu Lê không chắc chắn lắm.
- Những mười ngày?
Hoàng đế không thể nói rõ tên tuổi của mấy loại tâm tình đang giày vò lòng mình. Thế là, trong ánh nhìn kinh ngạc xen lẫn nghi hoặc của viên thái giám Kính Sự phòng, Thân Long Chương chủ động hỏi thăm khi nhìn lướt qua một lượt thẻ bài ngà mà vẫn không tìm thấy cái mình muốn lật:
- Thẻ ngà của Lâu mỹ nhân đâu?
- Dạ. Thân thể chủ nhân Phủng Nguyệt các không tiện. Sớm nay nương nương đã phái người tới báo rút thẻ bài xuống ạ.
Thân mình không tiện là cách giảm nói tránh của đến kì nguyệt tín.
Thái giám nọ trộm nhìn Hoàng đế, thấy mặt ngài sa sầm. Ngài im lặng hồi lâu, sau cùng buông câu khẳng định.
- Chọn Phủng Nguyệt các đi.
Viên thái giám kinh ngạc. Tuy hôm qua, hôm xưa thánh giá nghỉ ở điện Bàn Long không vào hậu cung, nhưng gộp với hai ngày trước đó thì đã tròn ba ngày Phủng Nguyệt các hầu tẩm.
Có lẽ là ánh mắt của viên thái giám nọ có tính ám chỉ quá mức rõ rệt, Hoàng để đâm ra khó ở. Ngài liếc hắn bằng nửa con mắt.
- Sao? Còn chuyện gì nữa?
Viên thái giám vội vàng bảo không việc gì.
Khi mặt trời ngả về tây, xa giá đưa Hoàng đế tới cung Phồn Dương. Độ ấy, công chúa Vĩnh Xuân đang chống má ngồi chờ ba nàng phi tần bàn luận kinh sách xong để còn ra vườn rau tưới nước với con bé.
Thấy cha mình ghé thăm, công chúa vui sướng tới trước vấn an Hoàng đế. Lâu Nguyệt Dao, Tôn Mộng và Liễu Thanh Thanh cũng vội buông giấy bút bái lạy thánh giá.
Nhận được ánh mắt ám chỉ của Hoàng đế, Liễu Thanh Thanh cười hì hì, tiến lên dỗ Vinh Xuân ra vườn tưới rau với mình và Tôn Mộng. Công chúa không mảy may nghi ngờ, hớn hở theo ra. Trong gian thư phòng khi ấy chỉ còn lại đôi người.
Lâu Nguyệt Dao e ngại né tránh ánh nhìn nóng rẫy từ Hoàng đế.
- Hôm nay thần thiếp không tiện. Bệ hạ...
Hoàng đế kệ xác không tiện với chả có tiện. Ngài sải bước ôm ngang Lâu mỹ nhân lên đi vào nội tẩm. Bức rèm châu ngăn cách bị đôi người lướt qua đẩy tung lên, kêu rào rào. Hoàng đế đặt nàng lên trường kỷ, chân phải ngài chặn giữa buộc đôi chân nàng phải mở ra, không sao khép chặt lại được.
Hoàng đế nắm cằm Lâu Nguyệt Dao, ép nàng quay đầu lại nhìn mình.
- Tránh mặt trẫm hử?
Lâu Nguyệt Dao đặt tầm nhìn ngang yết hầu đang trượt lên xuống của Hoàng đế, đá vấn đề lại cho ngài.
- Do đâu mà bệ hạ nói thế?
Hoàng đế nghe mà cười khẩy.
Giờ tỵ hôm qua trẫm bắt gặp nàng trong vườn ngự uyển. Trẫm cho vời, nàng chỉ hành lễ từ xa, không chịu đến bái kiến. Rốt cuộc là ai không tránh mặt trẫm, hử?
Lâu mỹ nhân nhìn ngài trận trận rồi chảy cả nước mắt.
Thân Long Chương đã từng được trông thấy một Lâu Nguyệt Dao dịu dàng e ấp, một Lâu Nguyệt Dao bạo dạn mị hoặc, một Lâu Nguyệt Dao đoan trang hờ hững, một Lâu Nguyệt Dao hoạt bát vui tươi. Duy độc nàng khổ sở, lặng yên rơi lệ như bây giờ là chưa nhìn thấy bao giờ.
Ngài bỗng luống cuống khôn tả, bàn tay đưa ra rồi hạ xuống không chừng. Lâu Nguyệt Dao lại là kẻ chủ động trước, chủ động nắm lấy tay Hoàng đế áp lên má mình.
- Bệ hạ sẽ không làm thế đâu, phải không ạ? - Nàng nỉ non trong màn nước måt.
Mắt nàng đỏ hoe. Cơn nức nở kéo dài bóp nghẹt trái tim Hoàng đế.
- Trẫm làm gì? - Đã ai làm gì nàng đâu? Thân Long Chương hoang mang. Nước mắt của nàng đáng lẽ phải rơi dưới thân ngài, rơi vì sung sướng cùng cực. Chứ sao lại rơi một cách khổ sở thế này?
Lâu Nguyệt Dao xoay người, đẩy Hoàng đế xuống trường kỷ, bản thân nằm đè lên người ngài. Nàng áp mặt lên lồng ngực cường tráng của ngài, lẳng lặng nghe tiếng tim đập vững vàng, tham lam hít ngửi mùi huân hương lành lạnh ngài quen dùng.
Hoàng đế không dùng long diên hương như bao đế vương khác. Có lẽ vì thứ hương liệu mang đến cảm giác lạnh lẽo này khiến ngài tỉnh táo hơn, giữ thần trí minh mẫn hòng nhìn thấu những kẻ lòng dạ thâm độc như nàng chăng? Lâu Nguyệt Dao đã nghĩ như thế suốt cả hai kiếp.
- Thần thiếp nằm mơ một giấc chiêm bao.
Hoàng đế đặt tay vuốt ve lọn tóc của Lâu mỹ nhân, nghe giọng nàng khàn đặc.
- Trong mơ, công chúa đổ bệnh, trở thành kẻ giết người không ghê tay. Suýt chút nữa công chúa Nghi Ninh đã bỏ mình dưới kiếm con bé. Cả thái y viện chung lưng đấu cật cũng không thể chữa khỏi. Bệ hạ và tam hoàng tử ra sức bảo vệ công chúa. Triều thần mắng con bé bất nhân bất nghĩa, đẩy cha anh vào vũng lầy suy đồi đạo đức. Sau, có ai đó kiến nghị có bệnh thì nên vái tứ phương, bệ hạ chịu lời, ban bố chiếu lệnh tìm người khắp thiên hạ, ai cũng được miễn là có thể chữa khỏi bệnh cho công chúa.
Theo dòng hồi ức hiện về, giọng nàng êm ái dần. Tiếng sụt sịt mũi cũng vơi bót.
- Một hôm có người nọ ăn mặc rách rưới nhưng phong thái thoát tục đến tự xung I là có phép tiên có thể cứu chữa công chúa. Tiên nhân nọ xưng ngoại hiệu là Đoạn Trần, bảo để có thể thi hành phép tiên, buộc phải có người đánh đổi. Thần thiếp tình nguyện đưa chân. Thần thiếp chỉ nhớ là mình được đưa đến cung điện được bệ hạ ban cho ông ta làm nơi chữa bệnh, khi tỉnh dậy đã không còn nhớ nổi chuyện xảy ra nữa rồi. Sau đó, bởi vì thần thiếp không nhớ, mà công chúa mê man ba ngày chưa tỉnh lại, bệ hạ cho là thần thiếp cấu kết với Đoạn Trần dối gạt mắt thánh. Đoạn Trần lại là thân nam tử.
Hoàng đế nghe tới đây, chừng như đã ngộ ra điều gì, mắt ngài mở to đầy phẫn nộ. Nàng đã kịp thời đưa ngón tay phong bế mỗi ngài, ngăn ngài quát mắng, nức nở kể tiếp.
Bệ hạ nghi ngờ thần thiếp thất tiết, bảo với Lã Xuân Ẩn đi lấy ba thước lụa trắng ban cho Lâu mỹ nhân.
Mấy chữ cuối bị biến điệu trong tiếng sụt sùi của nàng. Ngón tay đặt trên môi ngài, toàn thân đè lên người ngài run lẩy bẩy.