Chương 0.14: Du và cô bạn diễn giả 2 ( Đam mê là gì, cách xác định đam mê)
Trong phần trước cô bạn Du đã cố khuyên Du phải theo đuổi đam mê và từ bỏ công việc hiện tại và giờ là diễn biến tiếp theo.
Sau khi con bạn ra về, không chấp nhặt với con bạn dở hơi, Du lên mạng và tra google.
Và đây là định nghĩa đam mê Du tìm được trên Wikipedia: "Đam mê - Ham thích thái quá, thường là cái không lành mạnh, đến mức như không còn biết việc gì khác nữa. Đam mê cờ, bạc, rượu chè."
Đọc xong cái định nghĩa trên mà Du bị sốc toàn tập, thế mà trước giờ Du lại cứ cho là đam mê là một điều gì đó rất tốt đẹp, rất cao lớn.
Trộm nghĩ, vào một ngày đẹp trời, khi Du đang hăng say chém gió với lũ trẻ con trong làng về thành công, về cuộc đời...
Bỗng dưng một chú, à không một anh say rượu đi qua, tất nhiên giống như trong các bộ phim, trên tay anh là một chai rượu trắng vẫn còn non nửa.
Lúc này miệng Du vẫn đang bô bô: Chỉ có theo đuổi đam mê bạn mới có thể thành công.
Nghĩ thôi cũng thấy phê rồi ha ha.
Cho nên theo Du đã liên quan đến cờ bạc rượu chè thì không thể được gọi là "đam mê" phải gọi là "ham mê" mới chính xác.
Thế đam mê là gì? Du nghe nhiều về đam mê rồi nhưng chưa tìm hiểu kĩ bao giờ mà chỉ biết đó là một công việc mà mình yêu thích.
Sau khi suy nghĩ hồi lâu mà không có đáp án, Du đi tắm qua một cái cho mát người rồi quay đầu lên giường đi ngủ.
Tối đó Du nằm mơ rất nhiều mỗi tội không nhớ được điều gì.
Sáng hôm sau Du rủ nó đi ăn sáng và hai đứa lại bắt đầu tâm sự.
- Đã biết đam mê là gì chưa? nó hỏi.
- Chưa, tao tìm trên mạng thấy toàn nói chung chung khó hiểu chả muốn đọc.
- Bây giờ mày đã thấy lợi ích khi có một đứa bạn đọc rộng biết nhiều như tao chưa?
Nói xong, không đợi Du trả lời nó đã tự đắc nói tiếp:
- "Đam mê là một công việc mà mày yêu thích, có sở trường và có ích cho xã hội.
Tại sao phải là công việc mà mày yêu thích bởi vì có yêu thích mày mới thoải mái khi làm và có thể kiên trì đến lúc thành công mà không phải bỏ cuộc giữa chừng.
Còn tại sao phải có sở trường và có ích cho xã hội, điều này ảnh hưởng đến mức độ thành công và số tiền mày có thể kiếm được từ đam mê của mình.
Tao sẽ lấy ví dụ cho mày dễ hiểu.
Hai người cùng thích hát, nhưng một người hát rất hay còn một người hát dở thì người hát hay chúng ta sẽ bảo là đam mê ca hát vì cô ta có sở trường và đem lại giá trị cho công đồng. Điều này khiến cô có thể kiếm tiền từ đam mê của mình.
Còn người hát dở chỉ là yêu thích ca hát nếu theo đuổi nghiệp hát cô ta chắc chắn sẽ là t·hảm h·ọa của showbiz và bản thân cô có lẽ sẽ phải đi ăn mày nếu cứ cố theo đuổi nó.
Rất dễ hiểu phải không?
Bây giờ nói về mày nhé.
Mày yêu thích đọc truyện nhưng đọc truyện là một việc làm không tạo ra giá trị nên không thể coi là đam mê. Nhưng nếu mày yêu thích viết truyện thì đây là một công việc có tạo ra giá trị, bây giờ mày chỉ cần xem xét liệu mày có sở trường với việc viết truyện hay không thôi.
Nếu có sở trường thì đam mê của mày là viết truyện. Còn nếu mày đã viết nhiều mà vẫn bị mọi người chê như chó thì tốt nhất là nên từ bỏ cho sớm, lúc này mày phải tìm một đam mê khác để thay đổi. "
- Vậy làm sao để tìm kiếm đam mê khác?
- Quá đơn giản, từ định nghĩa đam mê tao nói cho mày thì có 2 cách để mày tìm kiếm đam mê.
Cách 1 là thử làm những công việc mà mày yêu thích và cảm thấy nó đem lại giá trị cho cộng đồng như: nấu ăn, ca hát, viết lách... Lúc này công việc nào mày đạt thành tựu cao nhất thì hãy theo đuổi nó.
Cách 2 là thử làm những công việc mà mày có sở trường và tất nhiên nó cũng phải đem lại giá trị cho cộng đồng, biết đâu sau một thời gian tìm hiểu, có một vài thành tựu mày sẽ yêu thích nó thì sao.
Cách 1 sẽ dễ dàng hơn vì mọi người thường biết mình thích gì hơn là mình giỏi gì. Lắm người có rất nhiều sở thích mà không thể biết mình giỏi cái gì. Và dù không có công việc yêu thích thì cũng có thể làm những công việc liên quan đến sở thích.
Thích nghe nhạc, có thể thử làm trang web về âm nhạc.
Thích câu cá có thể thử mở khu du lịch sinh thái phục vụ cho sở thích câu cá.
Thích du lịch có thể thử làm hướng dẫn viên, viết blog về du lịch...
Còn mày thích đọc truyện có thể thử viết truyện xem sao.
- Thế còn cách 2 thì sao?
- Cách 2 sẽ khó khăn và mất thời gian hơn nhưng thành tựu mà mày đạt được cũng thường cao hơn.
Nếu cảm thấy mình là một người chỉ thích nghỉ ngơi hưởng thụ mà không biết mình muốn làm gì thì hãy thử làm những công việc mày làm giỏi nhất tức sở trường của mày.
Đây là những công việc mày có thể làm một cách dễ dàng và cảm thấy rất bình thường nên chẳng mấy khi chú ý, nhưng đối với những người khác nó lại là một công việc rất khó khăn.
Giống hồi đi học, mày cảm thấy những phương trình hóa học hết sức bình thường nhưng đối với tao và nhiều đứa khác thì nó chả khác gì ma trận. Dù tao có thể đọc hiểu tất cả các chữ trong sách nhưng khi chúng ghép lại với nhau tao thì lại chả hiểu gì.
Cho nên hãy thử làm những công việc mày giỏi nhất hoặc nếu không biết mình giỏi việc gì thì hãy làm những việc mày cảm thấy dễ dàng, miễn là nó tạo ra giá trị là được.
Biết đâu được tại một thời gian khác, trong hoàn cách khác mày lại bỗng thấy hợp và yêu thích công việc đó thì sao.
Ban đầu dù chưa thích cũng hãy làm việc một cách thật chăm chỉ, nâng cao các kỹ năng chuyên môn mà nghề nghiệp yêu cầu.
Bởi vì đó là sở trường của mày nên mày sẽ tiến bộ rất nhanh và khả năng phát triển lên cao của mày cũng rất lớn.
Khi những thành công nho nhỏ nhưng vô cùng ngọt ngào bắt đầu đến với mày, mày sẽ nhận ra rằng đó là một công việc tuyệt vời và mày đã yêu thích nó từ lúc nào."
- Nghe cũng hợp lý phết.
- Chả hợp lý thì sao, bao nhiêu công tao ngồi đọc sách cả tối hôm qua thì nó phải khác chứ.
- Thế nếu tao không có sở thích cũng không có sở trường thì sao, thế là hết cách à.
- Hết là hết thế nào, ngoài 2 cách trên vẫn còn 1 cách dự phòng nhé.
Nếu mày không biết mình thích gì cũng không biết mình giỏi làm gì thì cũng không sao. Có lẽ trải nghiệm của mày bây giờ vẫn còn ít nên chưa gặp được công việc mình thích hay sở trường mà thôi.
Cho nên cách 3 là hãy tích lũy trải nghiệm của bản thân bằng việc thử làm thật nhiều việc khác nhau, những công việc mà mày cho rằng tạo ra giá trị cho cộng đồng. Biết đâu đam mê của mày lại ẩn trong những công việc mày chưa hề biết đến.
- Tại sao công việc nào mày cũng phải nhấn mạnh rằng phải tạo ra giá trị cho cộng đồng như vậy.
- Bởi vì tiền là thước đo giá trị sức lao động của mỗi người, mày tạo ra giá trị thì mày mới kiếm được tiền để nuôi sống người thân và gia đình. Mày mang cho người khác sự tiện lợi, thoải mái hay giúp họ giải quyết vấn đề đó là tạo ra giá trị và họ sẽ trả lại mày bằng tiền hoặc một giá trị nào đó.
Hơn thế tạo ra giá trị cho cộng đồng còn cho thấy rằng mày đang nỗ lực để tạo ra của cải vật chất hoặc một giá trị tinh thần nào đó mà không phải một kẻ chỉ biết ăn bám gia đình, người thân xã hội và kéo thấp sự phát triển của loài người.
- Thế kinh doanh, buôn bán có coi là tạo ra giá trị không, tao thấy mấy người bán hàng không tạo ra sản phẩm mà còn lãi hơn cả người sản xuất.
- Tất nhiên là có. Họ giúp người sản xuất đảm bảo đầu ra và đem lại sự tiện lợi cho người mua qua đó thúc đẩy kinh tế phát triển. Tuy nhiên rất nhiều thương nhân chỉ mang vai trò trung gian để kiếm chênh lệch về giá thì sẽ không tạo ra giá trị. Nhưng khi thương mại điện tử ngày càng phát triển thì những người như vậy sẽ rất khó tồn tại và ngày càng ít đi.
Quên mất, còn 1 lưu ý nhỏ trước khi bắt đầu tìm kiếm đam mê là mày phải xóa bỏ hết mọi niềm tin giới hạn bản thân trước đã.
Đừng để những ý nghĩ tiêu cực như mình học dốt thì chỉ hợp với những việc chân tay hay mình là người nhút nhát không thể làm những công việc nói chuyện trước đám đông..v..v.. làm hẹp phạm vi tìm kiếm của mày. Biết đâu đam mê lại nằm trong số công việc mày cho là không thể đó thì sao.
Và hãy nhớ là khi làm bất cứ công việc gì cũng phải nỗ lực hết sức, cháy hết mình cho công việc đó. Có thế mày mới đạt được những thành tựu và biết được mình có thật sự đam mê nó hay không.
Hai đứa nói chuyện tập trung quá mà 30 phút vèo phát đi qua.
Ăn lốt bát phở, Du đứng dậy trả tiền và hai đứa mỗi người một ngả về nhà đi làm.