Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite

Chương 41: Lần đầu gặp mặt




Quyển I: Nó là Hoàng Anh Kiệt
Chương 41: Lần đầu gặp mặt
Ngày rằm ở một tháng bình thường, tuy không có lễ gì lớn, nhưng với nhà nào có tiền một chút thì cũng có một mâm con hương hoa nải quả để cúng tổ tiên, cho nên Trương Xuân Thắng để cho bọn học sinh nghỉ ngơi chút đỉnh để thư giãn. Cũng nhân ngày nghỉ này, người thầy ra chợ xem cảnh. Suốt mấy tháng qua chuyên tâm dạy dỗ đám học trò, rèn luyện uốn nắn tác phong, Thắng cảm thấy bọn học trò cuối cùng đã ra dáng người có học, đồng thời bọn nó cũng không còn dám cậy mình nhà có tiền mà dám vô lễ với thầy đồ trong trường nữa.
Đi ra chợ để dạo chơi một chút, thầy đồ Thắng nhân tiện cũng xem xem bọn nhỏ này khi được nghỉ ngơi sẽ làm gì. Đi qua một số cửa hàng, thấy bọn nhỏ có bố mẹ buôn bán đang giúp đỡ cha mẹ, thầy đồ Thắng tươi cười chào hỏi. Với Nho học, chữ Hiếu luôn được đề cao, giúp đỡ cha mẹ làm việc là việc kẻ quân tử nên làm, dù rằng những việc đó có thể là việc thấp kém như buôn bán.
Đi tới khoảng giữa chợ, thầy đồ chợt thấy cửa hàng dầu thực vật. Từ khi tới huyện thị Sơn Hải, một trong những nơi khiến thầy đồ Thắng hay tới là cửa hàng bán dầu dừa này. Mạnh Tử nói rằng “Quân tử tránh xa phòng bếp”, ý là nói: nhà bếp là nơi sát sinh, bất nhân, chứ không phải khuyên người quân tử không nấu ăn, không xuống bếp. Tất nhiên việc ăn thịt là cần thiết nên giết động vật không cấm được, nhưng không nên tùy tiện giết mổ hay giết mổ quá nhiều để lấy làm đồ ăn ngon cho sướng miệng. Dầu dừa, do là nguyên liệu thực vật, nên không sợ sát sinh, dùng để chiên xào rất ngon, lại có một vị thơm nhẹ, nên Thắng ưu dùng món này để nấu ăn. Hơn nữa, nghe nói dầu dừa có thể dưỡng tóc, giữ ẩm da, nên vợ ông cũng dùng thử, hiệu quả cũng tàm tạm. Nhưng quan trọng nhất, chính là dầu dừa có giá cả khá là phải chăng. Nếu không phải số lượng quá ít, thành ra bán cũng phải hạn chế, thì ông thầy này nhất định phải mua nhiều một ít.
Cửa hàng hôm nay còn bán một ít dầu dừa, nhưng hiện tại thì nhà cũng sẵn có, nên ông không vào hỏi mua. Hơn nữa hôm nay ngày rằm, những món chiên xào ít làm tới, người ta thường mua hoa quả hơn, nên cửa hàng cũng vắng khách.
- Chào thầy đồ!- Vợ chồng chủ quán đi ra chào hỏi thầy đồ Thắng khi ông tới.- Thầy mua dầu dừa hay là thịt.
- Cho tôi ít thịt đi! Khoảng nửa cân- Thắng cười. Do hôm nay ít người mua thịt, giá thịt sẽ hơi thấp một tí. Là một người trung niên rồi, đảm bảo chi tiêu hợp lý với số tiền kiếm được là thứ ông thầy đồ này đã được cuộc sống dạy dỗ nhiều lần.
Trong khi Hoàng Văn Đình đang cắt thịt, thầy đồ Thắng quay sang hỏi chuyện người vợ chủ hàng thịt:
- Sao tôi không thấy cháu Minh và mẹ cháu đi đâu cả?
- Dạ, chị dâu tôi thì hôm nay có việc phải về quê, còn thằng Minh thì đang đi chơi với cháu Anh Kiệt, em nó.

- Tôi thấy cháu nó học cũng rất giỏi, siêng năng cần cù, chắc ở nhà nó phải ngoan lắm...- Ông thầy đồ bắt đầu ca ngợi Hoàng Anh Minh. Dù sao cũng khen vài câu cho người nhà vui vẻ.
- Vâng!- Vợ của Hoàng Văn Đình cũng đáp lại, nhưng nét mặt hơi gượng cười. Không lẽ phải nói sổ toẹt cái vụ Hoàng Anh Minh là con riêng của chị dâu mình, chứ cứ nghe ông ta khen thằng nhóc đó thì cũng hơi ngượng, vì đó đâu phải con cháu nhà mình. Thái độ kỳ lạ của vợ Hoàng Văn Đình cũng làm Thắng thấy lạ, nhưng ông chưa kịp hỏi thì Hoàng Văn Đình đã ra với miếng thịt trên tay
- Của thầy đây! Ba đồng tám.- Người chủ quán cân thịt rồi đưa cho thầy đồ Thắng.
- À, vâng. Tiền đây.- Thắng đưa tiền xong liên cần miếng thịt lên. Dù không tắt nụ cười, nhưng mặt ông thầy đồ cũng hơi cứng lại, đúng nửa cân thịt.
Các thầy đồ dạy học ở trên huyện thị này rất các tiểu thương có con em đi học trong trường coi trọng, vì những thầy đồ là người truyền dạy tri thức cho con em họ, giúp con em họ tiến thân. Với thầy đồ Thắng, mọi việc cũng y như vậy, đặc biệt là dưới phương pháp giáo dục tận tình của ông thầy đồ này thì đám trẻ thực sự đã có phong thái thư nhân một tí. Cũng vì thế, mỗi khi Thắng đi mua đồ, các tiểu thương có con em học thầy thường dúi thêm cho ông ta một tí đồ. Đáng nửa cân họ cho lên thành 10 lạng ( cân này là cân Đại Hoa, một cân = 16 lạng, nên nửa cân là tám lạng, giống như câu thành ngữ Kẻ tám lạng người nửa cân vậy) hay bớt tí tiền. Giờ đây, gia đình này không có thêm thắt tí gì, tiền tính đúng giá, nên cũng làm Thắng hơi hơi khó chịu. Đây không phải thầy đồ xấu tính, mà quả thực là do nhận chút lợi nhỏ đã quen, nay không có thì khó chịu.
Tuy khó chịu một chút, nhưng rồi ông thầy cũng sớm quên luôn, ông đâu phải kẻ hẹp hòi và tham lam vô độ. Tiện thể qua chợ, thầy đồ ghé qua hàng nước, làm ngụm chè tàu- trà cho nhuận giọng trước khi về. Uống trà là một thú vui tao nhã, nhưng khốn nỗi tiền trà tương đối là đắt, nên không dám mua, mà thỉnh thoảng ra chợ làm một chén cho đỡ thèm. Cầm miếng thịt rồi đi quanh chợ xem có đồ gì hay hay để mua thêm không trước khi quay về nhà, thầy đồ Thắng chợt thấy một đám trẻ đang tụ tập lại với nhau, hò hét rất khí thế.
Tò mò lại gần, Thắng nhận ra hóa ra đó là đám học trò của mình. Tuy nhiên, điều khiến ông phải chú ý là việc bọn nó đang quây lại để nhìn một trận thi đấu túc cầu. Túc cầu- chơi bóng bằng chân là một môn thể thao từ Đại Hoa truyền sang, có điều ít ai chơi nó, môn này dùng những quả bóng da nhồi bông để đá với nhau, đã vào khung thành dựng lưới đối phương để tính điểm. Ở đây, bọn nhóc này đang dùng bóng làm từ tre đan để đá với nhau. Cái này là cải tiến của Kiệt, khi cậu nhận ra cầu mây cũng có lực nảy rất khá. Hơn nữa, để đảm bảo khả năng linh hoạt các đội, cơ chế chơi giống chơi futsan- bóng đã trong nhà hơn là bóng đá thực thụ. Do cải tiến lối chơi này giúp chơi được theo nhiều đội, thời gian ngắn tạo tính cạnh tranh cao, trò này lại mới và được ưu chuộng nhiều.
Đám Thổ Bảo vốn dĩ đang ở nhà giúp bố mẹ, nhưng rồi nghe tin về trò chơi lạ, đã lũ lượt kéo nhau ra để xem. Kiệt phổ biến luật xong, chia đội cho bọn nó rồi để trận đấu bắt đầu. Kiệt tự nhận làm trọng tài, vì cậu nhận mình hiểu luật nhất.
Trận bóng diễn ra đúng thật là sôi nổi, căng thẳng, nhiệt huyết và nhiều lỗi. Kiệt liên tục cầm cái kèn lá định đưa lên miệng thổi ra hiệu dừng trận đấu lại để nhắc nhở, nhưng rồi lại thôi. Bọn này chưa hiểu luật, làm căng quá mất hay. Chỉ khi có pha phạm lỗi rõ ràng, hoặc dừng trận đấu do hết giờ thì mới thổi thôi. Chứng kiến bọn nhóc chơi tới quên cả trời đất, Trương Xuân Thắng chỉ biết lắc đầu bỏ qua. Chúng thực đúng là chưa thành niên gì cả.
- Toét!- Đột nhiên, một hồi kén lá vang lên, tất cả khán giả, có cả thầy đồ Thắng thấy cảnh ông trọng tài nhỏ con liên tục thổi còi, rồi rút ra tờ giấy màu vàng với một cầu thủ, sau đó là một tờ giấy màu đỏ, tay chỉ ra ngoài. Ngay tức thì, những tiếng ồ vang lên, còn đứa nhóc bị chỉ lập tức sừng cồ lên với ông trọng tài nhí.
Trái ngược với sự hung hăng của cầu thủ, Hoàng Anh Kiệt chỉ dùng tay ra hiệu việc không nghe và yêu cầu rời sân. Điều này nhanh chóng làm cầu thủ bị đuổi nổi sùng. Thằng nhóc bắt đầu chửi bậy, rồi đi ra ngoài sân. Nhưng rồi nó đột ngột quay lại, chửi một tràng và vung tay toan đánh nhau. Trương Xuân Thắng nghiêm mặt nhưng ông thầy còn chưa kịp quát lên để ngăn người học trò thì Kiệt đã ra tay. Một dẫm mạnh vào mũi chân, thiết đầu công vào mũi và sau đó là một trận mưa đòn giáng xuống đầu kẻ dám thách thức Hoàng Anh Kiệt.

Nhìn thấy bạn mình bị đánh, đám nhóc cùng đội lao vào, nhưng Kiệt cũng rất nhanh, lui ra thủ thế. Hoàng Anh Minh từ hàng ghế khán giả lao nhanh tới, tay cầm hai cây gậy, một đưa cho Kiệt, một cầm trong tay.
- Chúng ta đã đồng ý với luật chơi từ đầu, phạm những lỗi nào thì bị thẻ vàng, hai vàng bằng một thẻ đỏ, thẻ đỏ ra khỏi sân.- Hoàng Anh Minh tay lăm lăm cây gậy, tay chỉ mặt kẻ dám phá luật.- Nếu ai cũng được châm chước thì còn gì là luật nữa. Khi đã không có luật, thì ai cũng có thể chơi xấu, rồi chơi xấu lại, thậm chí đánh nhau. Khi đó trò chơi có còn vui vẻ được nữa không.
- Mày nên tránh, nếu không...
- Nếu không thì sao
Lúc này, người thầy đồ đáng kính mới kịp phản ứng. Ông vội quát đám học trò xem bọn nó định làm gì, đồng thời tiến lại gần thằng nhóc bị Kiệt đánh bầm mặt mũi. Kiểm tra một hồi thì thấy ngoại trừ vết thương cơ bản là ở bay, bụng và vài vết tát vào má, không có vết thương ở chỗ hiểm cả, chứng tỏ Kiệt cũng là đứa biết đánh nhau.
- Tôi đã nhìn thấy hết điều mấy anh làm rồi đấy. Sao trò ra tay đánh người.
- Tại con đã nói hết mức, thậm chí năn nỉ mà thằng nhãi kia nó không có nghe.
- Anh bạn đã phạm luật rõ ràng, Kiệt đã làm đúng nhiệm vụ. Còn nếu định phá luật, thì tất cả phải cùng đồng ý phá luật.- Minh quát to, đồng thời cũng tuyên truyền- Nếu mọi người đều đồng ý phá luật thì sẽ như điều tôi đã nói, trò chơi không thể vui vẻ được nữa đâu.
Nghe Minh nói, thầy đồ Thắng rất hài lòng. Luật hay quy định thực ra chính là để đảm bảo cuộc sống cho mọi người, đảm bảo ai cũng được bảo vệ, được sống như một con người chứ không phải như lũ thú vật. Vì vậy, ông liền kêu tụi học trò của mình hãy tạm giải tán, mai tới học thì ông sẽ nói về việc này. Nghe thầy nói, bọn nhóc tiu nghỉu đi về, dù cho trận đấu đang hay thì bị phá vỡ bởi một chút xô xát thì rồi nó cũng sẽ lại tiếp tục nhanh thôi, nhưng thầy đã bảo về là thôi coi như xong trận đấu.
- Hôm nào được nghỉ ra đá nữa nhé!- Kiệt chợt gọi vống lên với cả đám.
- Nhưng mày có lên đều đều được đâu!- Thằng nhóc bị Kiệt đánh hỏi lại. Dù bị ăn đòn, nhưng giờ khi đã bớt nóng máu, đồng thời nhìn cách ông thầy gật gù với điều thằng Minh nói nên dù không muốn cũng phải tỏ ra là đã hiểu điều nó làm sai thế nào. Còn may là lúc nãy không cãi lại thằng Minh, không mai thầy sẽ dạy nó một trận ốm người đây.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.