Khu Mật Viện

Chương 37: Q2. Chapter 3.1. Công xưởng đóng tàu




Q2. Chapter 3.1. Công xưởng đóng tàu
Đinh Tỵ, mùa xuân, tháng ba Thuận Thiên năm thứ tám, phong Trần Văn Tú làm Thái phó. Điện Càn Nguyên bị sét đánh, vua phải coi chầu ở điện phía Đông.
Toàn thư
Bến Cống Đông
Đảo Cống Đông
Vân Đồn
Đông Bắc Đại Cồ Việt
Năm Thiên Thành thứ ba (1030)
Một buổi sáng tháng ba.
Năm con thuyền nhỏ từ Hải Đông đang nhằm hướng bến thuyền trên đảo Cống Đông để cập bến.
Đảo Cống Đông cùng đảo Cống Tây là hai hòn đảo có vị trí song song án ngữ con đường hải lộ từ quần đảo Vân Đồn vào đất liền. Hai đảo có những ngọn núi sừng sững đứng đối nhau với một dải nước vừa sâu vừa lặng sóng ở giữa được chọn để xây dựng Trị sở của cả vùng quần đảo Vân Đồn.
Trên những đảo ở Vân Đồn, bao gồm cả Cống Đông, Cống Tây, nước biển xanh trong gợn những đợt sóng nhỏ lăn tăn đánh vào bờ biển cát trắng ánh lên màu nắng vàng óng, cùng với những ngọn gió biển vi vu tạo thành một quang cảnh thật say đắm lòng người.
Những bãi cát gần bờ trên hai đảo đều đã được kè gỗ dựng làm cửa biển. Bến thuyền trên đảo cũng lấy luôn tên đảo làm tên bến.
Năm con thuyền đã cập vào một bến dành riêng cho những thuyền nhỏ ở bến Cống Đông, bắc ván để những người trên thuyền rảo bước lên cầu cảng cũng lát bằng ván gỗ.

Nguyễn Khánh đi đầu, dẫn theo đoàn tùy tùng hơn hai chục người đã lên cầu cảng và cất bước vào Trị sở. Đi sát ngay sau Khánh là gã sư họ Hồ mắt híp, thân hình lực lưỡng.
Gió biển hiu hiu thổi nhẹ mang theo cái hương vị mặn mòi của biển vào buổi bình minh. Đoàn người vừa đi vừa ngắm bến thuyền với những cầu cảng được kè bằng ván gỗ vươn ra tận biển và những dàn tàu to bé đủ cả đang neo đậu tề chỉnh thuyền nào bến đó. Trên kè thì những thùng hàng vuông vức được xếp thẳng lối đồ sộ chật kín hai bên. Chung quanh có quán xá, cửa hàng cửa hiệu với người người bán buôn, vận chuyển hàng hóa bon chen đông đúc.
Khánh nhắm mắt hít một hơi thật sâu để cái hương vị mặn mòi kia tràn vào lồng ngực. Khánh không giấu được sự hân hoan khi hình dung sự góp mặt của nhà họ Nguyễn ở nơi hải cảng trù mật này.
Đoàn người vừa đi đến hết cầu cảng đã thấy Hữu tâm phúc Đào Văn Lỗi dẫn đám gia nhân rảo bước ra đón với những gương mặt tươi cười. Đào Văn Lỗi cùng đám gia tướng chắp tay nhưng không cúi đầu, lên tiếng:
- Chào đón Khâm sai đại nhân đến thăm Vân Đồn.
Nguyễn Khánh cùng đám người bên này cũng chắp tay đáp lễ, Khánh nói:
- Tham kiến Tâm phúc tướng quân. Quang cảnh Vân Đồn thật là trù mật, đâu vào đó. Có được cơ ngơi trên biển thế này thật là công lớn của tướng quân và nhà họ Đào.
Đào Văn Lỗi mỉm cười dang tay mời đám Nguyễn Khánh đi trước trên bờ kè rồi đáp:
- Ấy c·hết, công xá gì lớn lao đâu quan Khâm sai. Cơ ngơi ở Vân Đồn là công sức chung của hoàng gia cùng các thế gia đó chứ. Đây mới gọi là tạm ổn công việc gây dựng Trị sở. Chúng ta còn rất nhiều việc phải làm tướng quân ạ. Xuôi theo dòng nước lặng này còn cả đến mấy chục bến bãi trên các đảo Quan Lạn, Minh Châu, Kế Bào, Ngọc Vừng và vô số các đảo khác, rồi còn cả bên bờ đất liền ven biển nữa nữa. Công việc còn nhiều lắm, sẽ là cả cuộc công cuộc trường kỳ, chắc phải mất mấy chục năm đấy thưa tướng quân.
Nguyễn Khánh cười nói:
- Dẫu mất đến trăm năm mà có những bậc công thần cúc cung tận tụy như Hữu tâm phúc tướng quân ở đây ta nghĩ sớm muộn gì cũng đặng thôi mà.
Hữu tâm phúc lại cười nói:
- Lỗi tôi giờ đã nhận nhiệm vụ mới nơi hoàng cung, chỉ qua đây ít hôm hoàn thành nốt việc dang dở và quan sát để về trình tấu với Thánh thượng thôi thưa quan Khâm sai. Chứ việc ở đây giao cả cho nhà họ Ngô về trị thủy, nhà họ Lưu về xây dựng, nhà họ Đào và nhà họ Trần về đóng thuyền, vận tải. Nay có thêm cả nhà họ Nguyễn nữa mới thực là những bậc công thần cúc cung tận tụy.
Nguyễn Khánh thò tay vào vạt áo lấy ra một tờ giấy được đựng trong một phong bao, đưa cho Văn Lỗi và nói:

- À, đây là chiếu của Thánh thượng phê chuẩn cho nhà họ Nguyễn tiếp quản công việc ở Vân Đồn. Hôm qua ngài Thái úy đã cẩn mật đưa tận tay ta, nay ta xin gửi cho Tướng quân để cho đúng kề lối làm việc. Ta cũng chưa biết cái này nên đưa ai.
Văn Lỗi đón lấy phong bao rồi nói:
- Được, lát nữa Lỗi sẽ cùng tướng quân vào gửi chiếu lệnh cho Trưởng sở Vân Đồn. Giờ xin được mời quan Khâm sai cất bước đến bên xưởng tàu của Đào gia để tham quan ba chiếc Hổ thuyền lớn mà Đào gia đã đóng theo đặt hàng của nhà họ Nguyễn.
Nguyễn Khánh vui ra mặt đáp:
- Được, chúng ta đi.
Đoàn người rảo bước men theo con đường kè gỗ tiến đến một khu nhà xưởng thật lớn. Nhìn vào trong khu nhà to lớn bệ vệ thấy cả xưởng thuyền với một chiếc thuyền còn đang làm dang dở và mấy trăm nhân công đang cùng nhau làm việc. Con tàu đã bắt đầu làm xong phần khung. Đang đóng những tấm ván để vá lại thành con tàu hoàn chỉnh.
Khánh liếc nhìn những thanh xương tàu cong cong đan xen răng lược nối nhau tỏa ra từ long cốt dài phải đến năm trượng. Xung quanh trên dưới đều có những tổ nhân công đang say sưa làm việc, kẻ bào ván, kẻ đóng đinh, kẻ vá mạn, kẻ vá sàn. Khánh cùng đám tùy tùng không khỏi tấm tắc tặc lưỡi tán dương.
Văn Lỗi dẫn đám Nguyễn Khánh ngó qua công xưởng rồi tiến ra cầu cảng ngay bên ngoài. Lỗi giơ tay chỉ cho Khánh thấy hai con thuyền lớn có khắc hình đầu hổ ở mũi đang neo sẵn ở đầu cầu cảng sát ngay đường kè. Chiếc đại hạm có ba cuột buồm lớn và đến hai mươi tám tay chèo. Lỗi nói:
- Hai đại hạm đầu hổ đã làm xong xuôi theo ý chỉ của Thánh thượng và đặt hàng của Nguyễn gia đó quan Khâm sai. Ngài xem qua xem có ưng không.
Mắt Khánh sáng rực đứng sững lại ngắm nhìn. Hai chiếc thuyền thật đồ sộ và hoành tráng. Khánh thốt lên:
- Tuyệt quá, tuyệt quá. Nhà họ Nguyễn thế là từ nay đã có thuyền lớn có thể đi biển được rồi. Phiền tướng quân dẫn ta lên khoang xem thử. Nghề đóng tàu của nhà họ Đào quả là thâm diệu.
Đào Văn Lỗi mỉm cười gật đầu rồi dẫn theo đám người lần lượt lên ván đã bắc sẵn ngoài cầu cảng bước lên thuyền. Khánh thăm thú vào từng khoang, từng phòng, bước theo thang xuống cả khoang chèo để thăm thú và không tiếc lời tấm tắc khen.

Khi lên đến mạn, chuẩn bị rời thuyền Khánh quay sang hỏi Văn Lỗi:
- À còn thủy thủ thạo nghề biển mà ta có gửi gắm tướng quân đào tạo đã có chưa, có thuyền mà không có thủy thủ thì biết lấy ai mà khiển?
Văn Lỗi gật đầu trả lời:
- Một trăm hai mươi thủy thủ cự phách đã được đào tạo xong, để lát nữa ta xin gọi ra bái kiến và bàn giao cho quan Khâm sai. Còn về quân chèo thì cũng không phải đào tạo nhiều, Nguyễn gia chỉ cần tự lựa sĩ tốt khỏe mạnh cho tập chèo, làm quen với sóng gió là xong, rất đơn giản.
Khánh hân hoan đáp lại:
- Quân chèo thì Nguyễn gia cũng đã có, sẽ sớm lên nhận thuyền. Tốt, tốt, lần này Nguyễn gia ta có Văn Lỗi tướng quân đúng là có quý nhân phù trợ. Tốt lắm, tốt lắm.
Văn Lỗi khiêm tốn trả lời:
- Ấy ấy, Văn Lỗi tôi theo Thánh thượng đi chinh nam mới về, tất cả những thứ dành cho Nguyễn gia ở Vân Đồn này đều là hảo ý của Đào tộc đã gây dựng. Ta chỉ có công truyền tin về đảo và đứng ra bàn giao cho quan Khâm sai mà thôi. Ta cũng mong hai nhà như cây liền cành, giao tình thật tốt để cùng nhau làm lợi cho hoàng gia, cho bách tính và cho Đại Cồ Việt.
Khánh gật đầu chắp tay vừa cười lớn vừa đáp:
- Giao tình chắn chắn tốt. Được được, cùng làm lợi cho bách tính, cho hoàng gia và cho Đại Cồ Việt.
Nguyễn Khánh cùng đám tùy tùng đi thăm quan đảo thêm một lúc, vào Trị sở gặp Trưởng sở giao chiếu chỉ rồi cáo biệt Hữu tâm phúc Đào Văn Lỗi với cớ việc công. Đoàn người lại lên thuyền dong buồm ra khơi, lần này điểm đến là bến Cống Hẹp trên đảo Ngọc Vừng, nơi đặt xưởng thuyền và tiêu cục của nhà họ Trần.
Đảo Ngọc Vừng thì lớn hơn hai đảo Cống Đông, Cống Tây, nằm chếch về hướng Đông Nam hai đảo đó. Trên này bên bờ cũng đã được xây kè gỗ kiên cố để làm cảng, nhưng quang cảnh vẫn có phần hoang vu. Ngoài khu nhà xưởng, bến bãi tấp nập tàu bè thì vẫn là núi non, rừng rú rậm rạp.
Thuyền cập bến là đám Nguyễn Khánh kéo đuôi nhau lên cầu cảng. Trên bến, đã có hai người đang chờ sẵn. Một người tầm trung niên mặc giao lĩnh trắng, bên ngoài khoác đối khâm đen vạt áo ánh vàng, thắt đai nạm ngọc, tóc để dài buộc mai ra sau. Người này mũi dài trán rộng, mắt không to không bé nhưng đuôi mắt dài, lông mày rậm, môi dày, cằm có để râu dài quá cổ, thần thái thâm trầm nhưng lẫm liệt.
Một người trông trẻ hơn người kia, mặc viên lĩnh màu xanh thẫm, búi truy kế vấn khăn theo lối nhà quan. Người này thì mặt trắng, trán cũng cao nhưng râu ria cạo sạch. Gương mặt có nét ôn hòa hơn.
Thấy đám người Khánh rục rịch lên bờ là hai người họ đã tiến lại hành lễ:
- Chào đón Khâm sai đại thần đến thăm Vân Đồn.
Khác với lúc gặp Văn Lỗi, Khánh chỉ nhìn hai người và gật đầu. Bởi lẽ người mặc giao lĩnh trắng bên trong áo đối khâm chính là cựu Thái phó Trần Văn Tú, còn người vấn khăn áo xanh kia là Tru·ng t·hư thị lang bộ Hộ Trần Công Vĩnh. Họ là hai kẻ thông đồng tạo phản có tên trong tấm da dê mà Khánh đã tìm được trong người Vũ Đức Vương.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.