Kinh Thương Nước Việt

Chương 25: Bước Ra Thế Giới. Tôi Chọn Châu Phi




Khí hậu Kenya chia thành ba vùng rõ rệt, vùng ven biển chịu ảnh hưởng khí hậu xích đạo nóng ẩm; vùng nội địa phía Bắc khí hậu nóng và khô; vùng núi và cao nguyên phía Tây khí hậu tương đối mát mẻ, lượng mưa lớn hơn.
Kenya gần đây xảy ra vấn nạn ô nhiễm nguồn nước do chất thải công nghiệp và đô thị, chất lượng nước giảm do lạm dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học, nạn phá rừng, đất bị xói mòn, sa mạc hóa, tình trạng săn bắn thú rừng trái phép.
Về chính trị đối với các vấn đề châu Phi, Kenya coi trọng hợp tác với các nước châu Phi, đặc biệt là với các nước láng giềng.
Kenya cùng Ethiopia, Uganda, Somalia, Djibouti, Sudan lập IGADD (Tổ chức liên chính phủ về phát triển và chống hạn hán) năm 1985. Đối với các vấn đề tranh chấp khu vực châu Phi, Kenya giữ thái độ trung lập.
Đây là một quốc gia tương đối yên bình tại khu vực Châu Phi, nơi thường xuyên xảy ra tranh chấp chính trị. Đó cũng là lý do Dương Thiên lựa chọn nơi này làm địa điểm đầu tư và phát triển của mình tại Châu Phi.
Cao nguyên Turkana ở vùng Tây Bắc, nơi có hồ Turkana lớn nhất Kenya thuộc thung lũng Rift Valley, trải dài theo hướng Bắc Nam, nhưng khu vực này lại tương đối khô căn và ít thảm thực vật.
Đây cũng là hồ sa mạc vĩnh cửu lớn nhất thế giới, đồng thời cũng là hồ kiềm lớn nhất thế giới. Theo thể tích thì đây là hồ muối lớn thứ tư thế giới sau Biển Caspi, Issyk-Kul và Hồ Van. Khí hậu tại đây rất nóng và khô.
Người Turkana gọi hồ là Anam Ka'alakol, có nghĩa là "biển của nhiều loài cá".
Với đặc tính của hồ, khu vực đất xung quanh cũng nhiễm mặn với các mức độ khác nhau, nên rất ít loài cây trồng sinh sống được, chủ yếu là một chút cây cỏ hoang dại. Mặc dù điều kiện khắc nghiệt nhưng đây lại là những đặc điểm phù hợp với giống lúa mì và lúa mạch của Dương Thiên đang phát triển.
Kenya về cơ bản không bài xích đầu tư nước ngoài, Trung Quốc là một trong những quốc gia đầu tư lớn ở đây. Tuy vậy, các sản phẩm này chủ yếu là các loại ngô lai, cao lương, đậu tương, cà chua và khoai tây.
Lúa mì, lúa mạch không được Trung Quốc coi trọng vì không đem lại lợi nhuận, và vùng cao nguyên Turkana khô nóng không thích hợp đầu tư. Vì vậy, khi Dương Thiên tìm đến và ngỏ lời muốn mua lại trang trại ở đây, người phụ trách thậm chí rất kinh ngạc.
Thẻ thông thạo ngôn ngữ tất cả các quốc gia trên thế giới đã giúp Dương Thiên không hề bị rào cản ngôn ngữ. Hắn ở tại Kenya 1 tháng, từ nguồn tin địa phương, hắn đã thuận lợi mua được một trang trại diện tích 32,5 hecta tại một vùng quê Kenya.
Chi phí phải trả khoảng 7 tỷ đồng, tính cả tiền thủ tục, giấy tờ, người môi giới, hỗ trợ ... tổng tiêu tốn khoảng 7,5 tỷ đồng cho khu vực đất này.
Nhìn mảnh đất trống vắng, chỉ còn 1 nhánh hồ nhỏ vắt qua, người bán quay đi với nụ cười vui vẻ, Dương Thiên xoa cằm với vẻ mặt suy tư.
Hắn không lo mình bị hớ, chủ yếu là vì giá đất ở đây thật rẻ.
Đương nhiên, khu vực khô hạn “không làm ra tiền” này đối với người khác không đáng 1 xu, nhưng với Dương Thiên, có đất là có tất cả.
Nhìn Lệ Quân đi theo mình một đường chạy khắp các nơi, giúp hắn rà soát các quy định pháp luật, đảm bảo không còn kẽ hở mới cho hắn đặt bút ký, Dương Thiên hơi cảm khái, người chuyên nghiệp làm việc chuyên nghiệp.
Lệ Quân bó tay rồi. Cô không rõ vì sao người này lại có hứng thú đầu tư tại Châu Phi xa xôi, trong khi ở Việt Nam, Châu Á có rất nhiều chỗ tốt. Lệ Quân không tin Dương Thiên ham rẻ đầu tư bất động sản ở Châu Phi, chờ nơi này tăng trưởng giá đất còn không bằng mua mấy trăm mét đất ở Hà Nội hoặc Thành phố Hồ Chí Minh.
Tới khi Dương Thiên tiết lộ mục đích làm trang trại tại đây, cô lúc này mới theo hắn đi làm chuyện điên rồ.
Không nói tới năng suất nông sản thấp, thậm chí mất mùa, vùng đất khô cằn heo hút trước mắt, cô chưa nhìn thấy kỳ vọng tăng trưởng, lợi nhuận thu vào ở đâu.
Dương Thiên cũng chỉ cười cười. Bản thân hắn xác định trang trại này mục đích chính là để cung cấp lương thực, lợi nhuận xa xa không bằng trồng đậu bắp, nhưng bỏ ra mấy năm “đua đòi” theo thần tượng, để làm việc có ích, hắn tin mình đang không lãng phí thời gian.
Nếu đã mua xong đất, Dương Thiên đương nhiên không lãng phí thời gian.
Trong khi chờ chuyển giống cây trồng và men vi sinh tới, hắn thuê người địa phương tiến hành quây rào, xây nhà gỗ trên một khu đất cao ven hồ.
Thu mua rác hữu cơ từ cây nông nghiệp của địa phương đã cho vào bể chứa, đất thô cũng đã cày xới xong thì cũng tới lúc giống cây trồng, men vi sinh vừa vận chuyển tới nơi.
Vụ đầu tiên, Dương Thiên trồng 10 hecta lúa mì và 10 hecta lúa mạch, 4 hecta xây nhà xưởng. Còn 8,5 hecta còn lại, hắn dự kiến dùng 4 hecta trồng cỏ, 4 hecta làm chuồng trại chăn nuôi ngựa.
Dương Thiên lựa chọn mua một số loại cây thân gỗ nhỏ, chịu được khí hậu nóng và đất nhiễm mặn, trồng xung quanh để cải thiện vi khí hậu của trang trại.
...
Kamau là một người nông dân gốc Turkana, người này sinh ra trong một gia đình thuần nông. Cha mẹ Kamau sinh 10 người con, nhưng vì không nuôi được chỉ còn 7 người sống. Kamau là con trai trưởng trong nhà, tuổi năm nay 19, rất chăm chỉ chịu khó.
Kamau vốn có thể đi học hết lớp 9, nhưng vì trong gia đình còn nhiều em nhỏ, lại gặp hạn hán nặng, cậu út Kamya vừa tròn 1 tuổi đã đói mất, Kamau quyết định bỏ học đi làm thuê.
Thời điểm đầu, mỗi tháng Kamau được trả 3,000 Shilling Kenya (KES) (tương đương khoảng 500,000 VNĐ), sau 4 năm Kamau, lương đã tăng lên 4,000 KES (tương đương khoảng 680,000 VNĐ).
Kamau ngoài giờ ở nông trường, tối còn đi làm thêm bốc vác kiếm thêm được 50 KES mỗi ngày, làm không ngừng nghỉ kiếm được 5,500 KES, số tiền này chỉ đủ nuôi sống thêm 4 đứa em, nhưng vẫn chỉ bữa ăn bữa đói.
Ở Kenya, người dân cơ bản đều rất nhiệt tình hỗ trợ nhau.
Ngay khi có người biết tin một người nước ngoài tới xây trang trại ở khu làng của họ, tất cả đều tương đối chờ mong. Mặc dù tiền lương có thể không quá khác so với các nơi khác, nhưng thuận tiện đi lại vì gần nhà. Trang trại mà người dân ở đây thường làm cách làng cũng 300 cây số, người đi làm hầu như đều phải ở lại tại trang trại. Một năm nhiều lắm về nhà được 2-3 lần.
Kamau khi biết tin này rất mừng, hắn là một người rất yêu gia đình, việc bỏ học đi làm ngày gần 20 tiếng để nuôi các em đã nói lên tất cả.
Hôm nay tại khu đất trống được coi là “quảng trường nhỏ” của làng giờ này đã lấp kín. Ở khu trung tâm được hắn dựng lên một khu vực sân khấu nhỏ bằng gỗ, xung quanh vây kín những người trẻ tuổi, nam có, nữ có, phía xa hơn một chút là các bà mẹ bế con, không ít người hai nách 2 đứa. Xen kẽ cũng có các ông bà cụ, chống gậy nhìn lại, về cơ bản không nhìn thấy gì do lưng còng, nhưng đại khái vẫn nghe được loáng thoáng, chủ yếu tới góp cái náo nhiệt.
Nguyên nhân đông người kín chỗ như vậy vì hôm nay là ngày Dương Thiên tuyển người cho trang trại của mình.
Người dân tụ tập rất đông, nhưng lại chỉ xì xào bàn tán tương đối nhỏ, ánh mắt họ có thể thấy sự một chút hiếu kì, nhiều phần thấp thỏm, đôi chút lo lắng, thậm chí có cả kiêng dè khi nhìn “người hàng xóm” mới này của họ.
Xuyên qua một thế giới tu tiên, nhưng nhận ra bản thân lại chỉ là phế vật ngũ linh căn, Trần Lâm tỏ ra rất bất lực, chỉ là cũng không sao, thiên phú không góp lực, vậy liền gọi cô vợ trẻ tới góp sức. Một ngày nào đó vấn đỉnh chí cao, Trần Lâm vừa hồi ức vừa chia sẻ "Chỉ có người nông cạn mới muốn làm Tiên Vương, người nhìn xa trông rộng sẽ biết, làm Chạn Vương thoải mái hơn nhiều

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.