Ký Ức Độc Quyền

Chương 10: Chương 10




Đại học năm 4, tôi bám được chuyến xe buýt cuối cùng,được nhận học bổng thấp nhất với thân phận lắp bù, trường thưởng cho tôi 300ngàn. Đó là việc mà tôi chưa bao giờ nghĩ đến. Đêm đó khi nhận được tiềnthưởng, tôi phấn khích đến nổi cả đêm cũng không ngủ được.
Bạch Lâm bò trên thanh chắn của giường, trợn mắt nói:“Có cần vậy không? 300 ngàn. Người ta không biết còn tưởng cậu mới bơm máu gà.”
“Máu gà gì?” Tôi bồn chồn.
“Nghe nói,” Bạch Lâm ngồi dậy giải thích, “Sau khidùng kim bơm máu gà vào người, toàn thân sẽ nóng lên, mặt sẽ đỏ lên, mấy thángcũng không muốn ngủ.”
Và bây giờ đây, tôi đang đứng ở chính giữa phòng, 0giờ đã gần kề, song tôi lại có cái cảm giác vừa bơm máu gà, tôi muốn chạy rangoài sân thượng hét thật to, nhưng lại sợ Mộ Thừa Hòa ở kế bên phòng nghethấy, cũng sợ bị bảo vệ bắt giữ. Và rồi tôi nhảy lên giường, giấu nguyên cả mặtmình dưới gối, dùng hết sức siết chặt nệm. Cuối cùng, tôi quyết định gọi choBạch Lâm, mặc kệ bây giờ có đang là giờ ngủ hay không, nếu không tìm một ngườiđể nói ra, tôi không biết mình có thể kiên trì đến sáng mai mà không bị điênhay không.
Ngờ đâu Bạch Lâm bị đánh thức nửa đêm lại bình tĩnhhơn tôi rất nhiều, nó nghe tôi tường thuật xong thì nói bằng giọng mang đầy ýsâu xa: “Tiểu Đồng….”
“Sao?”
“Cậu đã bỏ thuốc gì cho Mộ Thừa Hòa phải không?”
“…… đâu có.” Câu hỏi này làm tôi muốn đập nó.
“Cậu trút thầy uống rượu?”
“Không có.”
“Thầy Mộ thần trí không tỉnh táo? Não co giật?”
“Không thể nào. Một phút trước đó thầy còn nói chuyệnvới mình mà.”
“Vậy tiếp đó?”
“Tiếp đó gì?”
“Thì sau khi hôn, rồi sao nữa?”
“Chúng mình về khách sạn.”
“Trên đường về có nắm tay không?”
“Không có.”
“Có nói gì không?”
“Hình như có nói hai câu.”
“Câu gì câu gì?” Bạch Lâm phấn chấn tinh thần.
“Câu thứ nhất là, muộn quá rồi, chúng ta về thôi.” Tôihồi ức lại mà tim đập thình thịch, “Câu còn lại là, cay quá.”
“Cay quá?”
“Ừm, lúc đó mình mới ăn xong bắp nướng đầy ớt, chắclàm thầy ấy cay mất rồi.”
“……”
“Cậu nói xem,” Một lúc sau, cuối cùng tôi cũng khôngkìm được lòng hỏi, “Thầy thích mình phải không?”
“Mình thấy tội nghiệp cho Mộ Thừa Hòa thật.” Bạch Lâmkhông trả lời, trái lại nói bằng giọng than thở.
“Tại sao?” Rõ ràng là tôi đáng thương hơn.
“Nếu thầy ấy thật sự là đầu óc có vấn đề thì cũng cònđỡ, chứ thầy mà thích cậu thật thì đúng là bất hạnh.”
“Cái gì gọi là thích mình thì bất hạnh?”
“Vì cậu đần độn. Bắt người ta phải cưỡng hôn cậu luôncậu mới cảm thấy ‘hình như’ người ta thích cậu.”
“Thì lúc trước mấy cậu cũng đâu có cảm thấy Mộ ThừaHòa thích mình!” Tôi không phục.
“Lúc trước tụi mình chỉ nghe một phía từ cậu, chưatừng thấy thầy ấy đối xử với cậu thế nào, đương nhiên bị cậu làm cho nhầm lẫnrồi.”
Tiếp đó, chúng tôi im lặng một lúc lâu.
“Cậu cảm thấy thầy ấy bắt đầu thích từ lúc nào?” BạchLâm hỏi.
Lời của Bạch Lâm làm tôi hồi tưởng lại toàn bộ nhữngchi tiết dù nhỏ nhất có liên quan đến Mộ Thừa Hòa.
Đầu tiên, để xem đã, tôi bắt đầu thích Mộ Thừa Hòa từgiây phút nào nhỉ?
Thi cuối kỳ, thoát chết từ tay anh ấy.
Anh ấy đến dạy thế, trong phòng làm việc, anh ấy nângcằm tôi lên dạy tôi phát âm.
Tôi và Bạch Lâm leo tường ra ngoài, anh ấy nhận đượcđiện thoại của tôi vào lúc nửa đêm, liền đến sở cảnh sát đón chúng tôi.
Sau khi cùng Bành Vũ xem triển lãm hàng không, anh ấyquấn khăn choàng lên cổ tôi.
Đêm giao thừa, anh ấy ôm tôi, nói chúc mừng năm mới.
Trên chuyến xe đường dài, anh ấy phát bệnh đột xuất,‘Tiết Đồng, không cần’, sau đó nắm chặt tay tôi.
Khi nhìn thấy thi thể của Trần Nghiên, anh ấy lúngtúng dỗ tôi, lau nước mắt cho tôi.
Tất cả tất cả về Mộ Thừa Hòa giống như những giọt mưaxuân thấm nhuần mọi vật, rơi vào trái tim của tôi, giờ đây nghĩ lại, tôi thậmchí không biết mình rơi vào ma trưởng của anh ấy từ lúc nào.
Vốn dĩ đã hạ quyết tâm dứt bỏ mọi nhớ nhung với anhấy, nhưng đến cuối cùng mới biết điều này là vô ích biết dường nào.
Vậy còn Mộ Thừa Hòa? Anh ấy bắt đầu nảy sinh tình cảmlạ kỳ này với tôi từ khi nào?
Lâu này tôi luôn cảm thấy, hễ tôi tiến lên một bước,anh ấy sẽ lui lại hai bước. Sau đó, đến khi tôi đã từ bỏ rồi, không làm phiềnanh ấy nữa, chui trở về vỏ ốc của mình, thì anh ấy lại từ từ tiếp cận tôi.
“Nhưng mà nè, tụi mình cũng đều bị cậu lây cho căn bệnhđần độn rồi.” Bạch Lâm nói, “Bây giờ nghĩ lại, đúng thật là như vừa tỉnh giấc.”
“Nếu nói như cậu, vậy tại sao thầy ấy lại không nóitrực tiếp với mình?”
“Vậy sao cậu không nói trực tiếp với người ta, rằngcậu thích người ta?”
“Đó là vì mình không biết người ta nghĩ như thế nào.”
“Thì đó, vật tụ theo loài, người tụ theo đoàn.” BạchLâm lại dạy bảo.
“Vậy tiếp theo đây mình phải làm gì?” Tôi rất quan tâmvấn đề này.
“Việc này không cần cậu phiền não.”
“Tại sao?”
“Mộ Thừa Hòa cưỡng hôn cậu chứ có phải cậu cưỡng hônhắn đâu, có gì phải lo lắng chứ. Đêm nay người cần phải phiền não, thao thứctrắng đêm, phải là Mộ Thừa Hòa.”
“Ừ ha!”
Nhưng sự thật lại không phải như thế.
Hôm sau trên đường đi về, tôi không có chút tinh thầnvì đôi mắt sưng phù của mình. Còn Mộ Thừa Hòa, con tim của anh ấy đang thấpthỏm thế nào tôi không hề cảm nhận được, trái lại vẻ mát rượi điềm tĩnh lạihiện rõ trên mặt, là một mẫu đối lập vô cùng rõ ràng so với ánh mặt trời chóichang trên cao.
Thời tiết sang nay tương đối mát, do đó anh ấy khôngmở máy điều hòa, mặc cho gió biển ùa vào buồng xe. Tôi lén nhìn Mộ Thừa Hòa,ánh mặt trời rọi vào bàn tay đang giữ tay lái của anh ấy, có thể nhìn thấyhuyết quản bên dưới mu bàn tay. Luồng gió biển mang vị mặn ấy làm rối mái tóccủa anh ấy. Xem ra tâm trạng của Mộ Thừa Hòa không tệ, hoàn toàn là nét mặt củamột người trong sáng ngay thẳng. Như thế trái lại lại làm tôi thấp thỏm, tôikhông khỏi hoài nghi đêm qua có thật chỉ là giấc mơ của tôi hay không? Suy nghĩnày vừa hiện lên, tôi lập tức bảo mình bình tĩnh, bình tĩnh nữa, cắt đứt mọihưng phấn và kích động, chỉnh đốn lại tư duy, tiện tay lấy chai nước anh ấy muasẵn trước khi lên đường lên uống ừng ực.
“Phát hiện ngày thường em không thích uống nước.” Anhấy nói.
“Ừm.” Tôi lấy tay lau miệng, vặn nắp chai lại, “Cũnghơi hơi, mẹ em cũng nói thế.” Tôi chính là có cái tật này, không thích uốngnhiều nước, mà hễ ăn cơm là lại khát, thế là uống thật nhiều canh hoặc sẽ ăncơm nhão.
Tôi tưởng anh ấy sẽ lại dạy cho tôi một bài, ngờ đâulại chỉ là nhìn tôi cười cười.
Lát sau, Mộ Thừa Hòa nói: “Anh thích uống nước.”
“Hả?” Tôi khựng người, nhất thời không biết phải tiếpcâu thoại này ra sao, đành nói: “Uống nước tốt chứ. Mỗi ngày 8 ly nước, nước dađược nõn nà.”
Anh ấy nhìn về phía trước, không tiếp lời của tôi, làmtôi cảm thấy câu nói của mình chưa đến đâu, thế là tiếp tục huyên thuyên lợiích của nước đối với cơ thể con người mà mẹ tôi thường nói với tôi lúc nhỏ.Cuối cùng, có lẽ vì thấy tôi nói một mình nửa ngày trời cũng rất mệt mỏi, màthân làm thính giả như anh ấy lại chẳng có phản ứng gì thì sẽ giống như rất bấtnhân bất nghĩa, bèn phối hợp với tôi, bằng một câu nói: “Hóa ra là vậy à.”
Miệng của tôi vừa ngưng hoạt động, lại không nhịnđược, lén nhìn anh ấy một cái.
Chẳng lẽ, tối qua mình bị tẩu hỏa nhập ma?
Chẳng lẽ, anh ấy có chứng bệnh mất trí nhớ cục bộ?
Chẳng lẽ, đúng thật là mình đã bỏ thuốc anh ấy?
Đến trạm xăng, tôi đi vệ sinh trở về thì anh ấy đãxong việc đổ xăng, đang ngồi chờ tôi trong xe.
Anh ấy hỏi: “Buổi trưa có việc gì không? Nếu có chúngta sẽ đi đường cao tốc.”
“Không gấp, cứ từ từ.” Tôi biết anh ấy rất ít đi đườngcao tốc.
Mộ Thừa Hòa lấy chai nước suối ở trước mặt. Nhân viêntrạm xăng nói gì đó với anh ấy, anh ấy vừa gật đầu vừa mở nắp chai ra. Tôi thấpthoáng cảm thấy có việc gì đó cần phải nhắc nhở anh ấy, nhưng lại không rõ làchuyện gì. Sau đó, khi thấy anh ấy đưa miệng chai lên môi, uống một ngụm, dịchthể không màu trong vỏ chai trong suốt dập dềnh dập dềnh, sụt đi một ít, yếthầu của anh ấy động đậy một cái, tức thì, lại nuốt thêm một ngụm nữa. Phát giácra tôi đang nhìn anh ấy không chớp mắt, Mộ Thừa Hòa cũng quay lại nhìn tôitrong hồ nghi, như đang suy đoán nét mặt của tôi là ý gì. Chỉ trong chớp mắt,dường như nhận ra gì đó, Mộ Thừa Hòa cúi đầu nhìn chai nước suối trong tay mình,nét mặt của anh ấy hơi biến đổi, song lại tỏ vẻ bình tĩnh mà đặt nó về chỗ cũ.
Thời còn đi học, mọi người khi quen thân rồi thì chỉcần là bạn cùng phòng, thỉnh thoảng dùng ly của đối phương cũng không phải việcgì quá lớn. Nhưng tôi lại không thích hành vi này, cứ cảm thấy cho dù hai ngườicó thân mật cách mấy đi nữa, một khi dính phải nước bọt của người khác cũng đềusẽ thấy không thoải mái. Với ba mẹ thì không phân rạch ròi như thế, song cả nhàvẫn cố gắng dùng ly của riêng mình. Sau khi ở chung nhà với Mộ Thừa Hòa, tôiphát hiện anh ấy cũng giống y như tôi. Đừng nói là tách trà, ly súc miệng, ngaycả chén đũa cũng không dùng chung. Do đó khi phát hiện thứ mà anh ấy nuốt vàolà cái mà tôi đã uống qua, anh ấy đã bị ớn chăng? Nên đã tức thì trả nó về chỗcũ. Sau đó khởi động máy rời khỏi trạm xăng.
Tôi thừa nhận, là tôi đã tiện tay đặt lên đó, tôi cótrách nhiệm, nhưng tôi làm sao biết được anh ấy sơ ý vậy chứ, cũng đâu thể nàođỗ hết lỗi cho tôi, huống chi, môi của tôi cũng để anh ấy hôn rồi, còn kiêng kỵnước bọt gì nữa.
Tôi lầu bầu.
Bình nước để tựa vào tấm kính phía trước, cùng với sựxúc nảy của xe, nó lay qua lay lại, như là đang nỗ lực nhắc nhở hai chúng tôi,nó thật sự đã từng tổn tại! Tôi nhướn người lấy nó xuống nhét vào cánh cửa bên.
Không biết anh ấy nghĩ gì nữa, thấy tôi làm vậy thìliền đưa chai nước còn nguyên chưa dùng của mình qua cho tôi. Tôi cầm chai nướcấy, ngồi suy ngẫm, tự nhiên đưa chai mới cho mình làm gì? Chẳng lẽ ý bảo mìnhvứt chai cũ đi, hủy tiêu vật chứng? Không cần phải vậy chứ? Ở sạch đến “cảnhgiới” này sao? Nghĩ ngợi một hồi, tôi bất giác lại lườm anh ấy một cái thậtnhanh, chỉ nhìn thấy nửa gương mặt dưới của anh ấy: Bờ môi còn dính nước uốnglúc nãy, phần gần bên khóe miệng còn hơi bóng nhoáng.
Tôi tự nhiên bặm bặm môi theo tiềm thức.
Đêm qua, chính bờ môi kia đã cướp mất nhịp tim củatôi. Sự tiếp xúc mềm mại ấy giờ đây nghĩ lại phảng phất như vẫn còn đọng lại.Tôi bất giác đưa tay lên, xoa xoa miệng mình, Mộ Thừa Hòa không có nhìn tôi,nhưng tôi cảm thấy mặt của anh ấy dường như bị nhuốm lên một màu đỏ hồng. Tôibồn chồn, chẳng lẽ hôm qua bị phơi nắng vẫn chưa hết đỏ?
Xe rẽ qua một con đường khác. Anh ấy mở đài phát thanhlên. Trong đó đang phát bài hát thịnh hành nhất gần đây.
“Em hãy tranh thủ bây giờ đang rãnh tập chạy xe đi,sau này nếu như anh có đi công tác……” Anh ấy dừng lại, chần chừ hai ba giây saumới tiếp tục, “Thì một mình em cũng tiện hơn.”
Tôi nói: “Đợi đến khi em để dành đủ tiền mua xe chắccũng phải tám hoặc mười năm sau, bây giờ học cũng chẳng ích gì.”
Sóng mắt của anh ấy hơi lay động, không nói thêm gìnữa.
Không hiểu tại sao, tuy sắc mặt của anh ấy không có gìlạ thường, nhưng tôi lại cảm thấy tâm trạng của anh ấy như đột nhiên xấu đi.Sau đó, anh ấy đóng hết kính cửa sổ, cách ly làn gió và không khí bên ngoài, mởmáy điều hòa lên, chuyển đài phát thanh.
Tôi chớp chớp mắt, phải chăng vừa nói sai câu gì rồi?
(2)
Mộ Thừa Hòa vốn là một người rất dễ chung sống, lại dễtính đến không ngờ, lúc thì gian manh xảo trá, lúc lại yên tĩnh ôn hòa. Vào mùahè anh ấy không phải đi dạy, cũng không phải công tác xa, cho nên chỉ đi lạigiữa viện nghiên cứu và ở nhà. Tôi ăn ghẹ ở ghẹ tại nhà anh ấy như thế cũngthấy hơi ngại, vì thế thức ăn trong nhà tôi giành phần phụ trách, anh ấy thỉnhthoảng cũng vào siêu thị mua ít gia vị.
Ban đầu khi thấy anh ấy làm gà hầm rượu đỏ, tôi còntưởng anh ấy là một tay đầu bếp tài năng. Ngờ đâu, đó tuyệt đối là một sai lầm!Hôm nào anh ấy nấu ăn, thì món mặn sẽ là cải trắng xào thịt, món chay thì cảitrắng nhúng, ngoài ra sẽ thêm được món canh cải trắng. Nếu muốn thay đổi khẩuvị, thì cải trắng sẽ xào thịt lác, cải trắng chua ngọt, không dùng canh thì ăncải trắng trộn giấm. Đương nhiên, nếu muốn thêm chút gì hay ho nữa cũng khôngsao, với IQ của anh ấy, hoàn toàn có thể thay cải trắng thành bí đao hay đu đủ,sau đó làm y như vậy.
Mấy ngày đầu khi vừa dọn đến đây, sau vài bữa ăn liêntục như thế, tôi phát hiện hóa ra trong cuộc sống thường ngày, tôi vẫn có điểmvượt trội hơn thiên tài, không khỏi thấy an ủi cho mình, từ đó bắt đầu xungphong làm đầu bếp.
Tôi làm cơm, anh ấy rửa chén. Tôi lau nhà, anh ấy laudụng cụ gia dụng, quần áo thì tự ai nấy giặt, chăn gối giao hết cho máy làm.
Cuộc sống tươi đẹp hài hòa là thế, song từ khi trở vềtừ biển, mọi thứ trở nên quái lạ. Tôi không biết là từ sau nụ hôn đó, hay là từsau sự biến đổi tâm trạng ở trên xe. Tóm lại là những ngày tiếp theo đấy, ngườinày cực ít xuất hiện trong tầm mắt của tôi. Anh ấy bắt đầu đi sớm về muộn, cònchuẩn bị sẵn trước những lý do không về ăn cơm, lý do nào cũng đều hay ho hào nhoáng.
“Mình có một cảm giác sai lầm.” Bạch Lâm nói như thếtrong điện thoại.
“Cảm giác sai lầm gì?”
“Giống như hai người đã kết hôn rồi, lúc này thầy đangchơi bời ở bên ngoài, và cậu thành oán phụ rồi.”
“Bậy bạ!”
“Đợi khi cậu phát hiện ra vết son môi, mùi nước hoahay phiếu thanh toán tiền phòng là coi như tội chứng rành rành rồi.”
“Tiểu Bạch….. cậu đừng nói lời mát mẻ nữa.”
“Nhắc lại thì…” Bạch Lâm chuyển sang đề tài khác, “Cókhi nào cậu biến thành thế thân rồi không? Do đó thầy mới hôn cậu?”
“Mình thì có thể làm thế thân gì chứ?” Tôi vừa hỏixong thì liền hiểu ngay, “Ý cậu là giống như tình tiết mà trong phim và trongtruyện hay nói, nữ chính rất giống bạn gái cũ của nam chính, nên nam chính đãhôn nữ chính như đang hôn một người khác?”
“Nó đấy, nó đấy.” Bạch Lâm kích động, “Tiểu Đồng, cậuquả là tri kỷ của tớ mà, quá hiểu ý của tớ rồi.”
Tôi không tiếp tục đề tài này với nó, im lặng một hồitôi nói: “Tiểu Bạch, mình không muốn ở đây nữa.”
Lúc này Bạch Lâm cũng nghiêm túc hẳn, suy nghĩ vàiphút sau nó nói: “Mình cảm thấy… cũng đúng.”
Tôi chưa từng nghĩ đến bước này, chỉ là tùy tiện hỏi ýkiến nó thôi, nhưng sau khi nhận được sự đồng tình của nó, tôi thật sự đã nảyra ý định rời khỏi. Câu nói đó nói sao nhỉ? Nơi này không dung ta, ắt có xứ giữta.
Nếu muốn văn vẻ hơn thì…. trời xanh không đổi nướcchảy mãi thôi, Mộ Thừa Hòa, chúng ta hẹn ngày gặp lại.
Buổi tối khi anh ấy về nhà thì đã hơn 10 giờ, tôi đangngồi xem tivi.
“Em có chuyện muốn nói.” Tôi chỉnh nhỏ âm lượng lại.
“Chuyện gì?” Anh ấy đáp lại không suy nghĩ.
“Em tìm được việc rồi.”
“Ở đâu?”
“Học viện hạng B của Đại học sư phạm.”
“Giáo viên?”
“Ừm, không phải là giáo viên chính thức, họ đang thiếungười phụ đạo, em muốn thử xem sao.”
“Có lên lớp giảng dạy không?”
“Sẽ dạy anh văn giao tiếp cho sinh viên năm 1 và 2.”
“Vậy cũng tốt, đừng để lãng phí 4 năm chuyên ngành củamình.”
Tim có hơi chát. Những câu đối thoại này khiến chúngtôi như lại trở về điểm khởi đầu, anh ấy là giáo viên, còn tôi là học sinh.
Thế là, tôi nói: “Thầy Mộ……”
Nghe thấy cách xưng hô này, đôi đồng tử trong như nướchồ của anh ấy nhoáng lên một cái.
Tôi đã rất lâu rồi không gọi anh ấy như thế, đã cốgắng né tránh cách xưng hô này, nhưng vẫn không biết phải sửa thành gì. Đươngnhiên, đứng trước mặt anh ấy, kiểu nào tôi cũng không dám gọi thẳng ba chữ “MộThừa Hòa”, do đó chỉ đành cố gắng lướt luôn cách gọi, khi mới bắt đầu cũng cảmthấy ngồ ngộ, dần dà rồi cũng thấy quen. Lúc này đây, ánh mắt của anh ấy khẽchạm vào sợi tơ lòng nào đó trong tôi, khiến cho những lời từ giã đã nghĩ sẵnvới Bạch Lâm khi nãy trở nên chua chát đến lạ thường.
Anh ấy nhìn tôi, chờ đợi những lời tiếp theo.
“Trường của họ cách chỗ này khá xa, giáo viên bộ phậnnhân sự nói có thể tranh thủ vài ngày tới sắp xếp cho em một chỗ ở trong ký túcxá dành cho giáo viên độc thân, em cũng không thể làm phiền thầy trường kỳ nhưthế, cho nên…..”
Anh ấy cứ nhìn tôi, ánh mắt ấy lẫn tạp một thứ gì đómà tôi không thể nắm bắt. Tôi không dám nhìn trực diện anh ấy, bèn hướng ánhnhìn xuống đất, hoàn thành luôn câu nói khó khăn nhất.
Tôi nói: “Cho nên, em nghĩ em sẽ dọn đi trong mấy ngàytới.”
Không biết anh ấy đang nghĩ gì, cũng không biết nétmặt của anh ấy thế nào, thậm chí sự im lặng của anh ấy khiến tôi ngỡ rằng phảichăng mình đã nói quá nhỏ, anh ấy không nghe thấy?
Tivi vẫn đang hoạt động, vừa báo cáo xong tin tức lạiđến dự báo thời tiết. Người dẫn chương trình nói: “Do ảnh hưởng đồng thời từcơn chấn động mạnh trên cao nguyên và dòng khí lưu ẩm do gió bắc, bắt đầu từbuổi tối ngày mai, thành A chúng ta sẽ có mưa giông và mưa rào, lượng mưa phânbố không đều, một số nơi lượng mưa dày đặc hơn, từ 50-100mm/24 giờ.”
Sự trầm lặng của anh ấy khiến cho âm thanh nhỏ xíutrong tivi to rõ lên hẳn.
Đột nhiên, anh ấy động đậy, thay một tư thế khác vàhỏi: “Ở không quen ư?”
“Cũng ổn, chỉ là cảm thấy như vậy làm phiền thầy quá.”
“Không làm phiền.”
Đáng lẽ tôi còn chuẩn bị một lô lý do nữa, không ngờba chữ ngắn gọn của anh ấy đã đánh ngược hết toàn bộ lời nói của tôi. Trước đâyanh ấy chưa từng nói chuyện với tôi như thế này, thậm chí giống như một đứa trẻđang giận lẫy. Và, tôi đột nhiên mất đi khả năng ngôn ngữ, không biết phải nóigì thêm.
Ngôi nhà lại lần nữa rơi vào yên tĩnh, nhưng một lầnnữa, anh ấy đột nhiên đứng lên nói: “Đợi mai mốt làm xong công việc trong taytôi sẽ đưa em đến đó, một mình em dọn dẹp đồ đạc không tiện.” Nói xong anh ấytự trở về phòng, để lại mình tôi đứng trong phòng khách.
Anh ấy dứt khoát hơn tôi tưởng nhiều, trên cơ bản nhưđang nói rằng: em có thể lập tức biến mất rồi….
Hôm sau, tôi thức dậy rất sớm. Lâu nay tôi là mộtngười nhanh gọn, không có quá nhiều đồ đạc, hai ba cái là xong xuôi mọi thứ.Định đi ngay sau khi dọn xong, nhưng anh ấy đã nói sẽ tiễn tôi, vậy tôi đànhchờ anh ấy về vậy.
Thời tiết oi bức vô cùng, tôi cũng chẳng muốn rangoài, thế là lên mạng, xem tivi để giết thời gian. Không ngờ đến buổi chiềuvẫn không thấy bóng dáng anh ấy đâu.Thầm nghĩ, đêm qua anh ấy nói “mai mốt”,vậy có thể không hẳn là hôm nay.
Dù gì cũng là khách, tôi suy nghĩ một lúc bèn lấy đồngủ và bàn chải đánh răng ra lại, chờ đợi ngày mai.
Đến giờ ăn tối, anh ấy gọi điện về nói có hẹn gặp mộtngười, không về nhà ăn cơm. Còn tưởng anh ấy nói xong sẽ cúp máy, ai ngờ anh ấylại bổ sung thêm: “Bên tôi có chút chuyện, về trễ, lát nữa trời có mưa, ngàymai sẽ tiễn em.”
Tôi nói: “Ừm, không sao.”
Một mình tôi nấu mì ăn, sau đó bảo vệ đi lên gõ cửatừng nhà thông báo mọi người buổi tối có mưa giông, phải thu dọn cẩn thận chậuhoa ngoài sân thượng và khóa chặt cửa sổ để tránh bị thổi xuống lầu đập vàongười khác.
Ngoài sân thượng có hai gốc hoa lan, ban đầu chỉ cómột cây thôi, sau này nó nảy mầm nên bị chia làm hai chậu. Lâu nay Mộ Thừa Hòaxem những thứ này như bảo bối. Trời vừa tối, quả nhiên bắt đầu có gió, chúngcuống quýt tìm kiếm khe hở của cửa sổ để ùa vào trong nhà, hai chậu lan ngoài sânthượng lúc lắc lung lay, chụm đèn trần trong phòng khách cũng kêu lên cọt kẹt.
Tôi ngồi trước cửa kính, nhìn cây keo bên ngoài daođộng theo gió, cát bụi, lá cây đều bị cuốn cả lên. Bầu trời cũng bất chợt bịnhuộm lên một màu xám xịt. Trước đây hễ thời tiết như thế này, Tống Kỳ Kỳ sẽngồi trong phòng đọc câu thơ đó, nhìn nó trí thức hơn hẳn, so với chúng tôi,đúng là không cùng một cấp bậc.
Tôi chống cằm, vắt óc suy nghĩ mãi mới nhớ ra câu thơđó hình như là: “Khê vân sơ khởi nhật trầm các, sơn vũ dục lai phong mãn lầu.”
Sau một trận sấm sét lửa điện, những hạt mưa nặng trĩutức thì trút xuống.
Những tư tưởng được dạy cho từ thưở còn bé làm tôikhông dám mở tivi, cũng không dám lên mạng, sợ những thiết bị này bị sét đánhphải. Một mình ngồi trong nhà cũng chẳng biết làm gì, tôi bèn ngã người rasopha đọc sách. Đột nhiên “Đùng” một tiếng, tôi hoảng hồn. Sau đó sấm chớp tiếptục giáng xuống, tiếng sau lớn hơn tiếng trước. Tôi nhích người ra một chút, đểtránh rủi ro, tôi quyết định ngồi xa cửa sổ càng xa càng tốt. Và rồi, tiếp tụcđọc sách.
Không bao lâu sau thì Mộ Thừa Hòa về.
Lúc nhìn thấy anh ấy, tôi hơi kinh ngạc. Thứ nhất, anhấy về sớm hơn những ngày gần đây rất nhiều. Thứ hai, hiếm có ai dám mạo hiểmchạy xe về nhà giữa mưa sấm thế này. Thứ ba, dáng vẻ của anh ấy hiện giờ quảthật có hơi, ờ…. thê thảm.
Anh ấy cầm dù trên tay, thở hổn hển, có thể thấy anhấy đã chạy về đây. Toàn thân ngoại trừ đầu tóc khô ráo hơn một chút, quần áogiày vớ đều đã ướt cả. Anh ấy đứng tới đâu, chỗ đó liền có một vũng nước.
“Dũng cảm quá chứ.” Tôi nói, “Trời mưa to như vậy màcòn dám đi ngoài đường.”
“Gặp mặt với người ta xong liền chạy về đây.” Mộ ThừaHòa nói điềm đạm.
“Đáng lẽ phải vào chỗ nào đó trú mưa chứ.”
Nhận lấy khăn lông từ tôi xong, anh ấy nói hiền hòa:“Không sao.”
“Mau thay quần áo trước đi.”
“Để đi tắm đã.” Anh ấy nói.
“Tắm? Tắm lúc này sẽ bị sét đánh trúng đó. Lúc nhỏ emxem tin tức, có một cô bé đã bị sét đánh trong lúc bị tắm. Hình như cũng khôngthể gọi điện.”
Lời tôi vừa dứt, thiên lôi gia gia còn rất là phối hợpmà sẹt ra một tia điện.
Anh ấy phụt cười, “Em sợ sấm sét.” Đây là một câutường thuật!
“Đâu…. có.” Tôi phủ định một cách yếu ớt, “Em khôngsợ.”
“Lần trước em nói mà, em có một họ hàng….” Để chứngminh cho sự cứng đầu của tôi, anh ấy định thuật lại câu chuyện đó một lần nữa.
“Thôi được, thôi được. Em nhận.” Đầu hàng tức thì.
Chuyện là thế này, người đó cũng được xem như là họhàng của tôi. Ở dưới quê mà, người sống chung trong một thôn là cũng coi như bàcon rồi. Lúc ấy tôi học lớp một, nghỉ hè không có ai săn sóc nên bị đưa đến nhàbà ngoại ở nông thôn. Hôm đó đúng lúc có hội chợ, lúc ra về thì gặp phải mưagiông có sấm, bà ngoại dắt tôi vào một tiệm tạp hóa của người quen trú mưa. Mưamùa hè đến nhanh đi cũng nhanh. Trời vừa tạnh mưa thì liền nghe thấy phía trướccó người bị sét đánh chết. Tôi nhìn thấy cảnh tượng đó trên con đường bắt buộcphải đi ngang để về nhà, khu này lại đúng lúc là đèo núi, hội chợ cách đây kháxa, do đó chỉ có vài người sống gần đây vây lấy thi thể, bên ngoài đi ngangnhìn thấy rõ vô cùng, quần áo của người đó đã biến thành màu xám đen. Trời đangtrong mùa hè, chẳng ai mang thêm quần áo ra đường để có thể che thân thể ấylại. Bà ngoại tôi không nhẫn tâm nhìn thấy cảnh ấy, bèn lấy cây dù hoa của tôiche chắn cho cô bé ấy.
Cảnh tượng đó ấn tượng sâu sắc với tôi.
Lần trước khi đi xe, vì muốn tìm gì đó để nói nên tôiđã kể qua loa câu chuyện này cho Mộ Thừa Hòa nghe. Khi ấy anh ấy chẳng ừ hử gì,tôi còn tưởng anh ấy không hề nghe tôi nói.
Điện thoại của Mộ Thừa Hòa rung lên.
“Ừm.” Anh ấy bắt điện thoại lên, “Thấy mẹ đang bận nêncon về trước. Đến nhà rồi, không sao.”
“Lần trước đến thành B nửa đêm con mới tới nơi, sánghôm sau là con đã đi, nên không kịp đến gặp ông.”
“Con biết sắp xếp.”
Anh ấy cúp máy, nhìn tôi. Không phải tôi cố tình nghelén đâu, anh ấy đang đứng gần như vậy, tôi muốn không nghe cũng không được.
“Là mẹ tôi.” Anh ấy nói, “Lúc nãy đi gặp bà ấy.”
“Ồ.” Đáng lý tôi chỉ đáp lại cho có, nhưng sau đó chợtý thức ra “trọng lượng” của cái xưng hô này, liền hối hận vì sao lúc trưa tôikhông trốn đi luôn cho xong. Mẹ anh ấy tới rồi, nếu đột nhiên nhìn thấy contrai bảo bối của mình “sống chung” với người khác, không biết có kinh sợ khôngnữa.
“Bà ấy đến thị sát công việc, chỉ ở lại hai ngày. Bàấy chưa bao giờ lên đây.” Mộ Thừa Hòa giải thích.
Chẳng thà anh ấy không giải thích, bây giờ nói ra rồilàm tôi càng cảm thấy chúng tôi thật sự như đang lén lút ở chung với nhau. Sựngượng ngùng lẻn lên mặt, tôi liền lấy cớ vào bếp uống nước để chuồn.
Đợi khi anh ấy tắm xong, tôi cũng cảm thấy người mìnhnhích đến khó chịu, đành lấy quần áo ra đi tắm. Ngờ đâu mới vào đó được một lúcthì cúp điện.
Đột nhiên rơi vào bóng tối, bên ngoài mưa vẫn còn rơi,bên trong nước vẫn đang chảy.
“Tiết Đồng?” Mộ Thừa Hòa gõ cửa nhà vệ sinh.
“Nghe!”
“Cúp điện cả khu rồi. Chắc sẽ có điện ngay thôi.”
“Ò.” Tôi vội tắm cho sạch bông tắm trên người.
“Em đừng hoảng, cứ tắm từ từ, sẽ không cúp nước bâygiờ đâu.” Anh ấy ngưng lại một lúc rồi nói tiếp: “Em không sợ chứ? Anh sẽ đứngngoài này, có việc gì cứ gọi anh.”
“Ừm.”
Câu nói cuối cùng làm trái tim tôi chìm đắm trong mộthồ nước mật, dần dần lan ra khắp người.
Thật ra tôi không phải rất sợ tối, cũng không phải rấtsợ sấm. Cho dù là sợ, tôi cũng sẽ làm ra vẻ không hề gì. Nhưng khi có một ngườiđáng tin cậy ở bên cạnh bảo vệ an ủi mình, cho mình dựa dẫm, tôi chợt cảm thấynhát gan lại là một việc sung sướng đến vậy. Trái tim tôi, bắt đầu tham lam.
“Thầy…..” Tôi do dự, “Đừng đi đâu nha.”
“Được, không đi.” Hình như vừa nói còn vừa cười.
(3)
Buổi tối, tôi ngồi trên sopha nghe anh ấy kể rất nhiềuchuyện, cả chuyện của ba mẹ anh ấy. Khi ấy ba của Mộ Thừa Hòa du học ở Mĩ về,vào dạy học trong Đại học A, và đã gặp được mẹ anh.
“Họ quen nhau như thế nào?” Tôi hỏi.
Anh ấy dường như hơi hối hận vì đề tài này, nhưng vẫnkhông chống đỡ lại sự tò mò của tôi, đành nói: “Lúc ấy mẹ là học sinh của ba.”
Lập tức, tôi ngớ người.
Anh ấy lại nói: “Nghe nói lúc còn trẻ bà ấy rất gan dạvà chua ngoa, còn ba tuy là du học sinh nhưng cũng khá bảo thủ, do đó phải đếnnhiều năm sau họ mới kết hôn.”
Mộ Thừa Hòa chỉ dùng hai câu đơn giản dẫn dắt qua câuchuyện này, còn cụ thể bà Mộ gan dạ thế nào, ông Mộ truyền thống ra sao, haingười kết duyên bằng cách nào, anh ấy không hề nhắc đến.
“Vậy sau đó?”
“Sau đó, họ ly hôn.” Anh ấy bình tĩnh nói.
Tôi nghe xong, không nói được lời nào. Tôi những tưởngvì thầy Mộ lớn qua đời, Mộ Thừa Hòa mới phải trưởng thành trong gia đình độcthân, không hề ngờ rằng cuộc tình ấy lại có kết cục như vậy.
“Sau khi kết hôn, mẹ bắt đầu tham chính, ba thì tiếptục nghiên cứu trong công việc của mình, cơ bản là hoàn toàn tách rời với thếgiới bên ngoài. Khi mới bắt đầu, họ cãi nhau, sau đó ly thân, cuối cùng là lyhôn.”
“Tại sao?”
“Anh nghĩ lý do có rất nhiều, quan hệ xã hội, tínhcách cá nhân, mục tiêu cuộc sống, bối cảnh gia đình, tất cả kết hợp lại đưa rakết quả đó.”
Chốc lát, anh ấy lại nói: “Còn nữa, có lẽ cũng là vìanh.” Câu nói thấp thoáng như đang tự trách.
“Có liên quan gì?” Tôi sốt ruột.
“Từ lúc lên năm anh đã mắc bệnh đó, mọi người trongnhà đều dắt anh đi tìm phương pháp chữa trị. Trẻ em mắc bệnh này là rất hiếmthấy, bác sĩ nói có lẽ là di truyền cách thế hệ. Vì ông nội anh cũng bị điếckhi còn mạnh khỏe, do đó mẹ đã oán trách ông nội di truyền bệnh này cho anh.”
“Lúc ấy ba rất giận, ông cho rằng lâu nay bên nhàngoại đều xem thường mình, con trai đã theo họ mẹ rồi, bây giờ mắc bệnh cũng đỗlỗi cho ba.”
“Cũng vì việc này mà họ ly thân, mẹ thì bận suốt ngày,nên anh sống với ba.”
“Có một lần anh đi chơi bên hồ nước cạnh thư viện,nhất thời phát bệnh bị té xuống hồ, suýt nữa đã chết đuối.”
“Không bao lâu thì họ ly hôn.”
Ngữ khí của anh ấy rất nhạt nhẽo, thoáng nghe qua còntưởng là đang kể chuyện của người khác.
“Lúc ấy thầy bao nhiêu tuổi?” Tôi hỏi.
“Mười tuổi.”
Trong bóng đêm, tôi nhìn thấy Mộ Thừa Hòa đã vô tìnhhay hữu ý mà nhìn về phía cửa lớn, khuôn mặt bị đắp lên một lớp sương đauthương, rất mỏng rất nhạt, tựa như trong suốt. Lúc ấy, tôi không hề biết saulưng câu chuyện này, còn có một ký ức mà cả đời Mộ Thừa Hòa cũng không dám nhớvề.
Dẫu rằng lòng đầy nghi hoặc, nhưng tôi cũng không dámhỏi thêm nữa. Không thể ngờ rằng đã gần đến tuổi trung niên, mà những chuyệnxưa ấy vẫn còn vướng bận trong lòng anh ấy. Vậy… hiện giờ anh ấy đang đứng trênlập trường nào? Sống trong ngôi nhà của ba, giữ khoảng cách với mẹ, dù cho ởbất kỳ nơi đâu, anh ấy cũng chỉ là Mộ Thừa Hòa, chứ không phải con của mẹ mình?
Điện có lại trước khi ngủ. Ánh sáng đột ngột kéo chúngtôi trở về thế giới hiện thực. Tôi nheo mắt lại theo quán tính.
Mộ Thừa Hòa trở về phòng, song chợt quay lại nói: “TiếtĐồng, tôi có từng nói với em, thật ra tôi còn có một em gái không?”
Tôi đứng yên như trời trồng, “…. không có.”
“Về sau mẹ tôi đã tái hôn, em ấy là con của ba kế,bằng tuổi với em.”
Sáng sớm ngày mai, sau cơn mưa, trời quang mây tạnh.
Hôm nay là ngày hẹn cuối cùng với Mộ Thừa Hòa, đi haykhông đi?
“Cậu đã kiên trì rồi mà, sao tự nhiên hôm nay lại rútlui? Không phải là tối qua… hai người đã gì gì rồi chứ?” Bạch Lâm hỏi mập mờ.
“Đồ háo sắc!” Tôi nói
“Mình háo sắc hồi nào, hai người đã hôn rồi, pháttriển thêm tí gì đó cũng là chuyện bình thường thôi. Trai đơn gái chiếc mà. Cókhông? Khai thật đi! Có không?”
“Không có!” Tôi biện bạch.
“Haiz ~” Bạch Lâm thở dài thất vọng, “Hôm qua thầy cóbảo cậu đừng đi không?”
“…… không có.”
“Vậy cậu còn do dự gì nữa, đi nhanh cho rồi. Nếu thầykhông thích cậu thì sau này có gặp lại nhau cũng còn nói chuyện được. Nếu nhưthầy thích cậu,” Bạch Lâm chợt cười gian ác, “Thì cậu cứ cố tình đi đi, chothầy tức chết luôn!”
Tôi đắn đo trước sau, Bạch Lâm mặc dù cũng thuộc loạingười chẳng đâu vào đâu như tôi, nhưng nó nói cũng đúng lắm. Sớm tìm cho mìnhmột đường lui vậy. Nghĩ thế, tôi đi lòng vòng trong nhà, tiện thể dọn dẹp phòngkhách cho anh ấy.
Mấy hôm trước anh ấy mang từ đâu về một chai rượu đỏ,khi ấy chỉ tiện tay đặt trên kệ giày cạnh cửa ra vào. Tôi không biết nhiều vềrượu, không biết phải để như thế nào, chỉ nhớ mang máng bên bàn ăn có một cáitủ, hình như tất cả rượu đều được cất trong đó.
Mở tủ ấy ra, rất nhiều chai Vodka đập vào mắt tôi,song tôi chợt lườm thấy một chiếc hộp giấy hình chữ nhật, tiết diện hình thoi,chiếc hộp màu xám được thắt bằng sợi dây màu tím, đơn giản nhưng xinh xắn. Tôinhững tưởng là một hộp rượu tây nhỏ, nên mới tò mò mở ra xem. Ngờ đâu trong đókhông phải là rượu, mà là một lọ nước hoa. Sau khi rút ra kết luận này, tim củatôi chùn xuống. Đây là vật dụng dành cho phụ nữ đầu tiên tôi nhìn thấy trongngôi nhà này.
Tôi chưa bao giờ dùng thứ này, một là vì không có hứngthú với nó, hai là vì không có năng lực mua, một chai nhỏ xíu vậy thôi đã tiêumất tiền sinh hoạt một, hai tháng của tôi. Trái lại Triệu Hiểu Đường lại dùngrất thường xuyên, song nó không cần phải mua, toàn bộ đều do “các anh” của nómua tặng thôi.
Triệu Hiểu Đường từng nói: “Khi đàn ông không biếtphải chuẩn bị quà gì cho phụ nữ, chắc chắn họ sẽ chọn kim cương hoặc nước hoa.Kim cương có giá, nước hoa thì đa phần ai cũng thích.”
Lúc ấy Bạch Lâm đã lườm nó khinh bỉ: “Mình thấy cậuhoặc là đi làm tình thánh, không là chỉ có thể làm ni cô thôi. Bất cứ chuyệnlãng mạn tới đâu mà qua miệng của cậu rồi là thành như chợ buôn.”
Chiếc hộp chưa từng được mở ra, nhìn vị trí đặt nó bannãy thì xem ra cũng đã có một thời gian rồi. Anh ấy muốn tặng cho một người nhưthế nào? Tại sao mua rồi lại để ở đây? Là vì chưa có cơ hội, hay vì gần đây tôicứ mãi ở đây, làm anh ấy không thể tiếp xúc với người đó?
Chợt nhớ lại lời của Bạch Lâm, ‘có khi nào thầy xemcậu là thế thân không’. Mộ Thừa Hòa nói, ‘tôi có một đứa em gái, bằng tuổi vớiem’. Hai câu này cứ mãi văng vẳng bên tai tôi. Tôi biết tôi xem phim truyềnhình nhiều quá rồi, trí tưởng tượng đã được kích hoạt thành công, hơn nữa còntoàn là những tình tiết sến súa không thể chịu được. Nhưng, càng nghĩ tôi lạicàng cảm thấy khó chịu trong lòng.
Cẩn thận đặt lại nước hoa về chỗ cũ, tôi quay trở vềphòng thu dọn hành lý.
Chưa đến trưa thì anh ấy đã về, mang theo thức ăn, cònnói với tôi: “Anh làm cá cho em ăn nhé.” Nói xong thì hứng khởi đi tới kệ sáchlấy sách dạy nấu ăn ra, vừa đọc vừa làm.
Một lúc sau, hương thơm bốc ra từ bếp.
“Tiết Đồng! Ăn cơm thôi!” Anh ấy mang hai đĩa thức ănra bày lên bàn, đúng lúc nhìn thấy tôi cầm bàn chải đánh răng từ phòng tắm đira bỏ vào hành lý.
Mi mắt của anh ấy khẽ lay động, lại nói: “Ăn cơmthôi.”
Tôi không kén ăn, lâu nay người ta làm gì thì tôi ănđó, nhưng không thể phủ nhận, đĩa cá này thật sự rất ngon. Chua chua ngọt ngọt,là hương vị mà tôi thích ăn nhất.
“Ký túc xá bên đó đã liên hệ xong rồi ư?” Anh ấy hỏi.
“Ừm. Em ở cùng với một giáo viên mới đến, cũng vàohuấn luyện cùng đợt với em vào thứ hai tuần sau.” Tôi cúi đầu ăn cơm.
“Còn thiếu gì không?”
“Không, cần gì em về nhà lấy là được.”
“Định khi nào đi?” Anh ấy lại hỏi.
Câu nói này khiến tôi ăn mà không biết mùi vị, cơmnghẹn lại trong cổ họng, nhai được một lúc, tôi giận lẫy nói: “Ăn xong sẽ đi.”
“Tôi tiễn em.”
“Không cần đâu.” Tôi giận rồi.
Sau bữa cơm, tôi giành việc rửa chén, chẳng bao lâuthì đã rửa xong, bèn thu dọn những vật còn lại của mình.
Không khí trầm trọng.
Đồ đạc bị tôi dọn thành hai túi lớn, để ngoài cửa, sauđó tôi mang giày. Mộ Thừa Hòa ngồi yên nhìn tôi làm tất cả những việc này, cuốicùng đi tới, cúi xuống xách đồ giúp tôi. Tôi muốn giựt lại, nhưng anh ấy khôngbuông tay. Sau một lúc cố chấp của tôi, anh ấy đã chịu thua.
Tôi từ biệt: “Thầy Mộ, tạm biệt.” Nói xong bèn mở cửa.
Ngay khi cánh cửa vừa mở ra, tay của anh ấy nhanhchóng đẩy sầm cửa lại, chỉ nghe “Rầm” một cái, cửa lại bị khóa.
Sự biến hóa đột ngột này làm tôi có hơi ngỡ ngàng. Mắtcủa anh ấy lộ cơn thịnh nộ, bờ môi bím chặt, mang tai đỏ chót. Lần đầu tiênnhìn thấy anh ấy giận như thế, càng không ngờ đối tượng anh ấy nổi giận lại làtôi.
Tôi nói: “Em sẽ biến mất ngay, không làm phiền thầynữa đâu!”
Anh ấy chợt hỏi: “Tiết Đồng, rốt cuộc em muốn anh làmsao chứ?”
Tôi sững sờ.
Cho dù anh ấy có nổi nóng thì cũng đâu thể không nóilý lẽ như vậy chứ đúng không?
Tôi phản bác lại: “Làm sao gì? Người muốn em đi làthầy! Người hôn em trước là thầy! Sau đó người bỏ mặc em cũng là thầy! Suốtngày tránh mặt em cũng vẫn là thầy! Nhìn em thêm một giây cũng như sẽ nổi hộtlẹo, cũng là thầy!”
Tôi càng nói càng bất bình, cuối cùng kêu cả họ lẫntên anh ấy ra: “Mộ Thừa Hòa! Em còn muốn hỏi, rốt cuộc anh muốn thế nào?”
Anh ấy bị khựng vì những lời của tôi, nét giận trênmặt bị thay thế bằng một cảm xúc khác, “Anh…..” vẫn không có lời tiếp theo.
Tôi xua tay, hất tay anh ấy ra và nói: “Em đi đây.”Sau đó quay người đi mở cửa.
Lần này, hành động của anh ấy còn nhanh hơn ban nãy,bàn tay nhanh chóng ngăn chặn cử động của tôi, sau đó dùng cả thân người áp sátvào tôi, rồi hôn tôi, răng của anh ấy va chạm mạnh vào môi của tôi, rất đau.Tôi muốn tránh đi chỗ khác, nhưng bị anh ấy giữ chặt cằm, không thể động đậy.Càng giãy giụa thì anh ấy càng tiến gần, mãi tới giây phút này, tôi mới biếtsức lực của một người đàn ông lại có thể mạnh hơn phụ nữ nhiều đến thế.
Hơi thở cùng với nụ hôn của anh ấy lấp đầy cả thế giớicủa tôi, mạnh mẽ và cuồng nhiệt. Khác hẳn nụ hôn đầu tiên, thậm chí khác hẳn MộThừa Hòa của ngày thường, khí thế ấy cơ hồ khiến tôi muốn ngất xỉu.
Thời gian dường như đã ngưng đọng.
Không biết đã trải qua bao lâu, anh ấy buông tôi ra,song mặt vẫn đối mặt, mũi vẫn đối mũi. Môi của tôi đỏ tươi, tôi nhìn thẳng vàoanh ấy, không tỏ chút cảm xúc nào. Anh ấy cũng vậy. Cứ thế, chúng tôi nhìn nhaurất lâu, đến khi hơi thở của cả hai đều trở lại bình thường, tôi không nhịnđược nữa, cười “phụt ~” ra.
(4)
Mộ Thừa Hòa không cười. Thần sắc của anh ấy đã trở lạinhư thường, mang tai cũng dần hết đỏ, nước da đã đen hơn một chút so với trướckhi chúng tôi đi biển, song vẫn không hề che lấp nét thông minh lanh lợi trêngương mặt ấy.
Anh ấy kéo tôi vào lòng: “Đừng đi. Em đi rồi, anh sẽkhông có dũng khí ở lại đây nữa.”
Một câu nói đơn giản vậy thôi, nhưng lại như nhụy hoarắt đầy trong không khí, dần dần lan tỏa, khiến cả thân tâm tôi mềm nhũn. Tôinhận lời anh ấy.
Buổi trưa hôm đó, Mộ Thừa Hòa giống như đứa trẻ vậy,ngồi nhìn tôi moi rỗng hai túi hành lý, xếp chúng trở lại vị trí cũ. Người cóIQ cao không có nghĩa EQ cũng sẽ cao, xem ra các nhà tâm lý đều là chân lý.
Mùa nghỉ hè là thời gian để đào tạo và huấn luyện chogiáo viên mới. Cái được gọi là huấn luyện ở đây chính là họp, giáo viên trongbộ phận nhân sự phân công nhau mỗi người một đề tài, mỗi đề tài kéo dài một đếnhai ngày, cơ bản là nói về chế độ quy chương của nhà trường, và chúng tôi thìchỉ có việc ghi chú lại.
Vì là học viện hạng B, do đó trường không nằm ở khuTây, cũng không ở cơ sở chính, mà là lấy địa chỉ của một trường trung cấp cũ.Chỉ trách tôi nhất thời mềm lòng, bị Mộ Thừa Hòa mê hoặc nhận lời anh ấy ở lại,khiến cho giờ đây mỗi ngày đều phải ra cửa sớm hơn một tiếng, cũng may xungquanh đây có nhiều tuyến tàu điện ngầm, nếu không với cái thời tiết oi bức thếnày, tôi nghĩ tôi sẽ chết trên đường mà thôi. Chỗ ở trong ký túc xá ấy, bây giờtrở thành chỗ nghỉ trưa của tôi.
Người bạn cùng phòng cũng là một giáo viên mới vào nămnay, tên Trương Lệ Lệ, vừa tốt nghiệp thì cô ấy đã ký hợp đồng ở lại trường, dođó biết rõ về ngôi trường này hơn tôi.
Cô ấy nói: “Giáo viên ở đây ưu ái tôi lắm, công việccũng dễ dàng hơn.”
“Mới đây đã quen hết rồi sao?”
“Tôi chưa nói với cô sao? Tôi tốt nghiệp tại trườngnày mà, tuy chỉ là một học viện hạng B, nhưng nói thế nào cũng là mang danh Đạihọc A, đúng không?”
“Ồ.”
“Cô Tiết, cô tốt nghiệp trường nào?”
“Đại học A.”
“Hệ chính quy?”
“Hệ chính quy.” Tôi vừa ghi chú vừa trả lời.
Mặt của Trương Lệ Lệ biến sắc, nhưng rồi cô ấy cườinói: “Bởi mới nói công việc bây giờ không dễ tìm, dù là trường gì đi nữa, thiđược trường đại học danh giá thế nào đi nữa, tốt nghiệp ra rồi ai cũng như aithôi.”
Tôi biết, cô ấy đang ám chỉ tôi và cô ấy cũng chỉ cùngmột đường.
Hôm sau vào họp, cô ấy lại ngồi kế tôi. Nội dung buổihọp hôm đó là “Làm sao để xử lý tốt và đúng đắn quan hệ giữa thầy và trò.” ThầyNghệ – người phụ trách đề tài hôm nay – hỏi: “Các thầy cô cho rằng phải xử lýnhư thế nào về quan hệ thầy trò?”
Trương Lệ Lệ nói nhỏ: “Tiết Đồng, thầy Lý ấy đẹp traichứ.”
“Ừm, cũng được.”
“Lúc trước thầy ấy dạy chúng tôi môn ‘Giáo dục tâm lýhọc’, cũng thương tôi lắm. Người ngồi bên cạnh trẻ hơn kia là thầy Nghệ, cũngtốt với tôi lắm, lúc trước khi còn học…..” Cô ấy lại bắt đầu chương trình khoekhoang của mình, nó không khỏi khơi lại kỷ niệm thời đại học của tôi, “TiểuNhật Ngữ” ấy từ sau khi bị câu “Yamete” của tôi chọc tức thì chẳng còn trở lạiphòng chúng tôi nữa.
Cô này cũng vậy, chẳng qua chỉ muốn tôi ngưỡng mộ côta mà thôi.
Tiếc rằng tôi thật tình không ham muốn gì những điềunày, nếu đổi lại là hai năm trước, tôi sẽ nói với cô ta: “Thật ra cũng chẳng cógì, thầy giáo đẹp trai phong độ, tài hoa kinh người trong truyền thuyết của Đạihọc A cũng thương tôi lắm, thương đến mức cưỡng hôn tôi hai lần, còn năn nỉ tôiở chung nữa ấy chứ.”
Nhưng mấy hôm trước, Mộ Thừa Hòa đã bảo tôi phải giữquan hệ tốt với đồng nghiệp, đừng suốt ngày đấu khẩu như khi còn đi học. Bởithế, tôi nghe theo lời sư phụ, quay sang cười cười với Trương Lệ Lệ: “Vậy sao?Cô thật may mắn.”
Buổi tối về đến nhà, phát hiện tâm trạng của Mộ ThừaHòa cực đẹp. Sáng nay anh ấy đã đi đua xe, nghe nói là do ban tổ chức xe đuacao cấp nào đó thực hiện cuộc du hành văn hóa toàn cầu, và thành phố A cũng ủnghộ vào việc này bằng cách tham gia một loạt các hoạt động, họ đã mời một sốngười đến lái thử, một người bạn của Mộ Thừa Hòa biết anh ấy thích xe nên cũnggọi điện bảo anh ấy tới.
Vừa rửa rau phụ tôi, anh ấy vừa kể lại những trảinghiệm sáng nay một cách phấn khởi, trông như một đứa trẻ đang báo cáo lại vớiphụ huynh chuyến đi chơi công viên cả ngày vậy.
“Anh tự lái?” Tôi hỏi.
“Ban đầu có tay đua chuyên nghiệp của Ý và Đức hướngdẫn chạy mẫu một vòng, sau đó mới tới anh tự lái.” Anh ấy nói, “Tiết Đồng, embiết không? Nó có thể vọt lên 100km/h chỉ trong 3 giây thôi.”
Nhìn vẻ mặt hưng phấn của anh ấy, tôi không nhịn đượccười: “Lúc nãy anh nói đó là xe gì? Tên dài quá em nhớ không nổi.”
“Bugatti Veyron.”
“Xe cao cấp lắm ư? Hơn cả BMW?” Thật lòng tôi chỉ biếtcó hai hang xe hiệu là BMW và Mercedes-Benz thôi, à còn chiếc Hummer bi kịchcủa Bạch Lâm nữa.
“Cái đó phải xem ý thích của mỗi người rồi.”
“Vậy anh hãy đợi đấy, sau này em kiếm tiền mua cho anhmột chiếc.”
“Được thôi.” Anh ấy cũng cười theo.
Khoai tây đã bị cho vào chảo dầu, chúng đang “xì xìxèo xèo” trong đó.
Khi thức ăn được bày ra xong, tôi ngồi đối diện vớianh ấy, tiếp tục đề tài lúc nãy: “Và rồi thưa ông Mộ Thừa Hòa, tổng kết lại đi,cảm giác của anh thế nào khi lái thử?”
Anh ấy nhắm mắt lại, như đang hồi tưởng lại cảm giácấy, ý cười lập tức xuất hiện trên bờ môi: “Như là đang bay lướt trên mặt đất.”
“Bay à? Em chưa đi máy bay bao giờ.”
“Vậy để tìm cơ hội nào đó chúng ta đặt vé máy bay,không đi đâu chơi hết, chỉ đi tham quan sân bay của các châu lục thôi, hết chỗnày thì đi chỗ khác, vòng quanh thế giới, cho em đi một lần thỏa thích luôn.”
Tôi cười khanh khách, “Anh tưởng em là vệ tinh nhântạo sao?”
Khó khăn lắm mới chờ đến lúc thời tiết mát mẻ hơn,nhưng Mộ Thừa Hòa lại phải đi công tác. Anh ấy nói: “Anh không có ở đây thì emcũng đừng ở đây một mình, mấy ngày này em dọn đến ở chung ký túc xá với đồngnghiệp đi.”
“Ừm.”
Tiễn anh ấy đi xong, tôi về thu dọn đồ đạc rồi đếntrường.
Trương Lệ Lệ hỏi: “Cãi nhau với bạn trai sao?”
“Không. Anh ấy đi công tác.” Không thể không phủ nhận,khi nghe từ ‘bạn trai’, lòng tôi thư thái vô cùng.
“Anh ta làm nghề gì?”
“Giáo viên.”
“Hai người cùng ngành?”
“Ừm.”
“Cùng ngành có cái hay, cũng có cái xấu.”
“Tại sao?”
“Thời gian làm việc giống nhau, lại có cùng đề tài,nhưng nếu đều là giáo viên thì chán lắm, thu nhập lại không cao, xem như sầuhết trong cùng một nồi canh rồi.”
“Vậy cô định tìm một người như thế nào?” Tôi hỏi.
“Không biết, tóm lại phải kiếm nhiều tiền hơn tôi.”Trương Lệ Lệ đáp.
“Ồ.”
“Cô đừng nói với tôi cô chưa từng có suy nghĩ này nhé.Bây giờ quen nhau đâu còn như khi học đại học, đâu phải ai nhiệt tình, ai đẹptrai, ai học giỏi thì thích người đó, thấy không hợp thì thay người khác. Bâygiờ đi làm rồi, ta chỉ nên tìm những đối tượng có thể kết hôn thôi.”
Với tiêu chuẩn ấy, suy ra…. Trương Lệ Lệ chắc chắn sẽkhông quen một người làm nghề nhà giáo rồi?
Thế tại sao Mộ Thừa Hòa lại thích tôi làm giáo viênđến vậy? Tuy anh ấy không nói ra, nhưng tôi biết trong long anh ấy chắc là mừnglắm.
“Thế nhưng…” Trương Lệ Lệ bổ sung, “Còn có một loạiđàn ông, họ tuy năng lực tầm thường, nhưng họ có một người ba người mẹ tốt,loại người này cũng là nguồn tài nguyên khan hiếm.”
Chiều hôm đó, Trương Lệ Lệ trở về với gói bưu kiện từdưới quê gửi lên. Cô ấy vừa vào cửa, phòng khách liền nồng nặc một mùi vị quáilạ.
Trương Lệ Lệ nấp vào nhà vệ sinh gọi điện thoại, giọngđiệu bực dọc: “Đã bảo đừng gửi đến mà, đồng nghiệp nhìn thấy người nhà con gửitoàn những đồ dưới quê thế này, con mất mặt lắm!”
Tôi không quan tâm, tiếp tục đọc sách, lát sau cô ấyra khỏi nhà vệ sinh, vứt cả gói bưu kiện vào sọt rác.
Tiếp đó, nhóm giáo viên mới ở cùng tầng gọi chúng tôiđi ăn tối chung. Trời nóng, uống bia hơi ướp lạnh, ăn lẩu, đúng là một thú vuicực đỉnh. Giữa tiếng huyên náo ồn ào như thế, tôi chợt nhớ đến Mộ Thừa Hòa, chỉngay sau 12 tiếng từ khi chia tay anh ấy.
Trương Lệ Lệ đùa giỡn với các giáo viên nam, tuy nhómngười này không nằm trong mục tiêu của cô ấy, song cũng không làm ảnh hưởng đếnsự nhiệt tình của cô ấy đối với người khác phái. Tôi không thích loại phụ nữthích tạo cảm giác mờ ám với phái nam, cũng không thích những người thích tựkhoe khoang, càng không thích những người hiềm chê xuất thân của mình thậm chílà ba mẹ mình.
Do đó tôi không thích Trương Lệ Lệ: khoa trương, giảtạo, tham lợi.
Trở về ký túc xá, tắm rửa sạch sẽ xong, tôi phát hiệngói bưu kiện trong thùng rác đã bị ai đó nhặt lên, để ngoài cửa sổ. Những ngàysau đó, căn phòng đều mang hương vị ấy.
Cuối tuần tôi đi dạo cùng Bạch Lâm và Triệu HiểuĐường, kể lại với họ chuyện này.
Bạch Lâm nói: “Nếu nói đến khoa trương tham tiền, aidám so sánh với Triệu Hiệu Đường của chúng ta, nhưng cậu cũng đâu có nói gì nóđâu.”
Tôi nói: “Không giống.”
Triệu Hiểu Đường tự hỏi: “Không giống chỗ nào?”
Bạch Lâm tiếp lời: “Tại cậu nhỏ mọn thôi.”
Đúng lúc đi ngang một tiệm nước hoa, Bạch Lâm hỏi: “Àlọ nước hoa ở nhà ai kia của cậu thế nào rồi? Vẫn còn ở đó?”
“Ừm.”
“Là hiệu gì vậy?”
“Không biết nữa, mình không thạo những thứ ấy, tóm lạitrước đây chưa từng thấy các cậu dùng.”
“Hay là… cậu cũng mua một ít nhang thơm về, ‘tấn công’thầy Mộ nhà cậu?” Bạch Lâm cười.
Cuối cùng, tôi đã vào đó mua một lô nhang thơm và tinhdầu, bà chủ còn tặng tôi một cây đèn thơm.
Về đến ký túc xá, vì háo hức và tò mò, tôi liền lấynhang thơm ra đốt lên, rồi rót một chén nước, nhỏ tinh dầu vào. Giây lát sau,cả căn phòng đều lan tỏa mùi thơm của huân y thảo, cả người tôi nhẹ nhõm hẳnra, liền vui vẻ gấp quần áo.
Khi Trương Lệ Lệ đẩy cửa bước vào thì tay cô ấy đangcầm bát nước sôi vừa lấy từ phòng kế bên về để nấu mì.
Ngửi thấy mùi hương, cô ấy khựng người một lúc, sắcmặt sầm xuống, rồi đặt nước sôi lên bàn, đi nhanh tới cửa sổ mang cái hộp chứađậu hủ, cải mặn, hột vịt muối vứt hết vào thùng rác, sau đó cột bao rác lạiđịnh mang ra ngoài cầu thang.
“Trương Lệ Lệ,” Tôi cuống lên, “Tôi không có ý này.”
“Vậy ý cô là gì?” Cô ấy nhìn tôi bằng ánh mắt lạnhbăng, cầm túi rác lên.
Tôi vội chạy tới ngăn cô ấy lại, ngờ đâu bất cẩn lậtđổ nhang thơm, tinh dầu trong đó văng ra bắn vào tay tôi, tôi hoảng hồn nhảycẫng lên, tay vừa hất một cái lại đánh đổ bát nước sôi bên cạnh, nước rẩy gầnnửa bát lên khuỷu tay, hai giây sau, da bắt đầu đỏ và nóng lên, tôi nghiến răngđau đớn chạy nhanh vào nhà vệ sinh xối nước lạnh vào, được một lúc, khuỷu taydần xuất hiện vài bong bóng nước. Và cũng bởi vì thế mà hai ngày sau khi MộThừa Hòa trở về, tay trái của tôi đang bị thoa thuốc trị phỏng.
Anh ấy chau mày, “Làm sao mà bị như vậy?”
Tôi bắt đầu tỏ vẻ oan ức mà tố cáo với anh ấy.
Sauk hi nghe xong, kiểm tra vết thương một hồi, anh ấynói: “Không thể để dính nước, mùa hè trời nóng, bị nhiễm trùng thì nguy.”
Trước khi tắm, Mộ Thừa Hòa băng bó cẩn thận vết thươngcho tôi, để cả cánh tay đều không phải bị trúng nước. Và rồi, tôi đã phải hoànthành công việc tắm rửa thay quần áo chỉ bằng một cánh tay.
“Nhưng em còn muốn gội đầu.” Tôi gãi gãi da đầu.
“Ngày mai đi rồi gội.” Anh ấy nói.
“Không được, khó chịu lắm. Bây giờ mấy giờ rồi? Em ratiệm cho người ta gội vậy.”
Anh ấy nhìn đồng hồ, suy nghĩ một lúc rồi nói: “Anhgội cho em vậy.”
Mộ Thừa Hòa đi ra khiêng chiếc ghế trước bàn vi tínhvào, chỉnh thành kê lưng thấp xuống cho vừa bằng với độ cao của bồn rửa tay,sau đó đặt thêm một tấm đệm vào chỗ ngồi, thử độ ấm của nước xong rồi bảo tôinằm xuống. Tôi nghe theo lời anh ấy, nằm ngửa người lên, một chiếc khăn lôngđược quấn vào cổ, tóc của tôi vừa vặn nằm hết trong bồn rửa tay. Anh ấy cúixuống, khom lưng, ngón tay len lỏi vào tóc của tôi. Nước ấm đánh vào da đầuthoải mái vô cùng.
“Ngay cả việc này mà anh cũng biết sao?”
“Khi ba bị bệnh, anh đã chăm sóc cho ba một thời gian,lúc ấy anh cũng gội đầu cho ba như thế.” Anh ấy nói.
Nước dọc theo ngón tay của anh ấy, chảy vào mang taicủa tôi, sướng chết đi được, tôi muốn nhắm mắt lại hưởng thụ cảm giác này,nhưng lại không đành lòng không nhìn anh ấy, gương mặt thanh tú kia giờ đâyđang ở ngay phía trên mặt của tôi, chân mày hơi nhíu lại, anh ấy đang rấtnghiêm túc, rất nghiêm túc mà trích dầu gội đầu. Và tôi, đang nhìn anh ấy, mộtgiây, hai giây, ba giây……
Anh ấy lườm tôi một cái, sau đó lấy khăn lông đắp lênmặt tôi, che mất tầm nhìn của tôi: “Như vậy nước sẽ không văng vào mắt.”
“Chắc chắn là anh không muốn em nhìn anh.” Tôi chumôi.
Anh ấy cười, không cãi lại.
“Tóc của em dài lắm, hơi khó gội.”
“Ừm, dài thật.”
“Lúc nhỏ, mẹ sợ phiền nên cứ bắt em để tóc ngắn. Anhkhông biết đâu, em ngưỡng mộ những bạn gái cùng trang lứa lắm, lúc thì đượcthắt bím, lúc thì xõa dài ra. Lúc đó em đã nghĩ, đợi khi em lớn rồi, em nhấtđịnh phải để tóc dài thật dài.”
Anh ấy vẫn massage da đầu cho tôi, không vội khôngvàng.
“Nhưng Bạch Lâm nói em nhỏ con, để tóc dài quá sẽ làmem trông nhỏ bé hơn nữa, nên em cột hết cả lên. Triệu Hiệu Đường cũng nói, nếuem cắt tóc ngắn, trông em sẽ tinh nghịch hơn.”
Tôi nói đến đây, Mộ Thừa Hòa không tiếp tục giữ imlặng nữa, anh ấy nói: “Anh thấy để tóc dài cũng được, mắt em to, để mái ngang,tóc vừa dài vừa đen, nhìn như con búp bê vậy.”
Tôi nghe thế liền mừng rỡ nói: “Anh đang khen em xinhđẹp đáng yêu sao?”
“Ừm.” Anh ấy đáp.
Vì đang bị khăn lông che mất tầm nhìn, tôi không thấyđược nét mặt của anh ấy. Lúc nói chữ “ừm” này, gương mặt của anh ấy như thếnào? Tôi không bao giờ biết được.
Bọt dầu gội dính lên trán của tôi, anh lấy lau nó đi.
“Để em nghĩ xem em cắt mái ngang từ khi nào nhỉ?!”
“Lúc anh còn dạy em thì chưa cắt đâu, sau đó gặp lạiem vào đêm giao thừa thì thấy em đã cắt mái rồi, hôm đó em mặc áo màu đỏ.” Anhấy nói.
“Áo măng tô màu đỏ?”
“Không, là dạng áo lông ngắn.”
“Ồ, hôm ấy em mặc chiếc áo cũ đó sao?”
“Anh nhớ phía sau áo còn có cái nón, nút áo bằng gỗ.Lúc đỗ chuông, em còn muốn ôm anh nữa, vậy mà cuối cùng lại kìm chế lại.” Anhấy bật cười.
“Em… em không còn nhớ nữa.” Hảo hán không nhắc chuyệnnăm xưa!
“Hôm đó… là sinh nhật của anh.” Anh ấy nói.
“Đúng 30 tết âm lịch?”
“Ừm, sinh ra vào đêm giao thừa, vì dễ nhớ nên anh chỉăn sinh nhật theo lịch âm thôi.”
“Thật sao? Sinh tốt vậy à.” Tôi bất ngờ thật sự, “Tiếcthật, anh phải nói cho em biết sớm hơn chứ. Anh tặng Vodka làm quà tết cho em,vậy mà em không chuẩn bị quà sinh nhật gì cho anh hết.”
Rửa sạch bọt gội, anh ấy gội cho tôi lần hai, rồi bấtchợt, khẽ gọi tên tôi.
“Sao?” Tôi hỏi.
“Giao thừa năm thứ hai em đã ở đâu?”
Nếu theo ý của anh ấy, lần trước là năm thứ nhất, vậynăm thứ hai tức là chỉ tết năm nay rồi, tôi suy nghĩ rồi nói: “Em đến chỗ củamẹ.”
“Em không có gọi điện cho anh, ngay cả tin nhắn cũngkhông có.” Anh ấy nói ảm đảm.
Nghe câu nói này, tim của tôi chợt thắt lại. Và rồi,tôi từ từ lấy tay giở chiếc khăn lông che mặt mình ra, một lần nữa nhìn thấygương mặt của anh ấy. Tôi nhìn anh ấy, và anh ấy cũng vậy, hai chúng tôi khôngai nói gì.
Chắc hẳn anh ấy chưa hề biết rằng mình đẹp đến thế.Lông mi không quá dài, nhưng những sợi ở đuôi khóe mắt lại rất tự nhiên mà conglên, khiến cho đôi mắt ấy trông rất linh động, rất trong. Chả trách khi xemhình lúc nhỏ của anh ấy, đến bốn, năm tuổi cũng chưa phân biệt được anh ấy lànam hay là nữ.
Và ngay bây giờ đây, gương mặt ấy đang ở trước mặttôi, mang một nét lạc lõng. Tôi vốn định nói rằng ‘không thể hoàn toàn tráchem, anh cũng có trách nhiệm, cũng tại anh né tránh em, nên em mới cố tình làmvậy’. Thế nhưng, tôi không muốn nói gì nữa cả, chỉ dùng tay chống người lên,cắn vào cằm của anh ấy.
(5)
Tắm rửa sạch sẽ xong, anh ấy lấy khăn khô lau tóc cho tôi. Tôi đột nhiên cảmthấy mình nên cám ơn Trương Lệ Lệ, nếu không phải cô ấy tôi cũng không có đượcđãi ngộ như thế này.
Mộ Thừa Hòa nói: “Thật ra có lẽ đồng nghiệp của em có hơi tự ti.”
“Chắc là phải, có lẽ cô ấy sợ người khác xem thường mình.”
“Em hiểu được là tốt.”
Rồi anh ấy đi lấy máy sấy sấy tóc cho tôi. Vì âm thanh của máy quá to, trunggian chúng tôi không nói chuyện nữa. Đến khi tóc gần khô, tôi mới tự cầm lượcchải gọn lại.
Anh ấy nói: “Em có biết có lúc em cũng làm anh cảm thấy tự ti không?”
“Tại sao?” Tôi ngạc nhiên, “So sánh hai chúng ta với nhau, ai giỏi hơn ai khôngphải nhìn vào là biết ngay sao?” Ngoại trừ việc tôi là phái nữ ra, tôi thật sựkhông nghĩ ra được tôi có điểm nào có thể khiến anh ấy cảm thấy tự ti.
“Thật ra, anh có mua một thứ, vốn định tặng cho em vào đêm giao thừa.” Anh ấynói.
“Hả? Là gì?”
“Nước hoa.”
“Nước hoa?” Tim tôi đập thình thịch, liếc nhìn qua tủ rượu bên kia. Chẳng lẽnước hoa kia là mua cho tôi?
“Nhưng em lại không gọi cho anh, sau đó, anh lại không tìm được dịp nào thíchhợp.” Vừa nói anh ấy vừa đi tới tủ rượu đó.
Tôi nhận lấy nó, vui mừng mở ra. Bên trong là một lọ thủy tinh trông như bìnhmực, nửa thân trên màu tím, nửa thân dưới trong suốt. Tôi phun ra một ít, hítvào, “Thơm thật!”
“Anh nghĩ ngày thường em chắc chắn không dùng thứ này.”
“Tại sao?”
“Em y như con trai.”
Mùi nước hoa đã lan ra, tôi lại hít sâu một lần nữa, “Có hương hoa, là nước hoagì vậy?”
“Stella.”
“Sao lúc ấy lại muốn tặng cho em cái này?”
Anh ấy né tránh câu hỏi, còn hỏi ngược lại tôi: “Em nghĩ đây là mùi hương củahoa gì?”
“Hoa hồng?”
Anh ấy nhe răng cười, “Ừm, là bông hồng Bulgaria. Rất đặc biệt, nó không phảimàu đỏ chót, mà mang màu phấn, cánh hoa rất nhỏ nhắn, nó mọc ở vườn hoa hồngDamascus trên núi Bulgaria. Có một năm anh đi họp ở Bulgaria, được vài ngàynghỉ ngơi, nên đã đến phía Nam Sofia, ở đấy có các thôn trang, cả ngọn đồi đềutrồng loài hoa hồng này, trên trời dưới đất đều là màu hồng phấn, trông rấtđẹp!”
“Hoa hồng không phải ở nước Anh sao? Lâu nay em cứ tưởng hoa hồng nổi tiếngnhất là của Anh.”
“Bulgaria có một tên gọi khác là ‘Vương quốc của hoa hồng’.”
“Bulgaria ở đâu?” Tôi thừa nhận tôi hơi dốt về địa lý, tôi hoàn toàn không biếtquốc gia này nằm ở góc nào của châu Âu.
“Ở cạnh Hy Lạp, họ cũng hiểu được tiếng Nga.”
Tôi nghiên cứu những dòng chữ tiếng Anh trên hộp. Anh ấy ngồi xuống cạnh tôi,ngón tay quấn quấn đuôi tóc áp cạnh tay anh ấy của tôi.
“Tiết Đồng.” Anh ấy gọi.
“Hmm?”
“Em biết vì sao anh gọi em là Роза không?”
Ờ…..
Chẳng lẽ anh ấy đặt cái tên này không phải là để chọc tôi sao? Tôi dời mắt khỏinhững dòng chữ tiếng Anh, nhìn anh ấy trong hồ nghi: “Hoa hồng?”
Chân mày của Mộ Thừa Hòa giãn ra, “Bồng hồng Bulgaria đó.”
Mở máy vi tính lên, anh ấy tìm lại những tấm hình đã chụp ở đó cho tôi xem, đâuđâu cũng là bông hồng màu hồng phấn, những cánh hoa nhỏ trùng trùng điệp điệp.Một tấm khác là đóa hoa vừa hái xuống, đang đọng sương sớm, còn phong nhụy chờngày nở, trông rất giống bờ môi hồng đang chờ đợi một nụ hôn.
Còn có một tấm!
Đây có lẽ là tấm hình anh ấy bị chụp lén khi không để ý.
Mộ Thừa Hòa ở trong hình đang đứng dưới ánh nắng mặt trời, dường như vừa bị gaihoa hồng đâm phải, hai chân mày túm lại và cúi đầu nhìn ngón tay của mình, cònphải cố gắng tránh khỏi ông mặt trời có khả năng làm anh ấy hắt xì liên tục, côgái Bulgaria bên cạnh đang định đưa đóa hoa vừa được cắt xuống cho anh ấy. Phíasau anh ấy là bụi hoa hồng, trời xanh thăm thẳm.
Thật lòng mà nói, chúng không yêu kiều như tôi đã tưởng. Những bụi hoa hồng nhonhỏ, chia nhánh vươn lên, màu sắc nhàn nhạt, nhánh cây đầy rẫy những gai nhọn.Song không hiểu vì sao Mộ Thừa Hòa lại cảm thấy, tôi và chúng giống nhau.
“Tại sao vậy?” Tôi hỏi.
“Không biết nữa, trực giác.”
“Anh là học sinh xuất sắc khoa tự nhiên mà, không phải mọi thứ đều phải nóilogic sao?” Tôi không chịu bỏ qua.
“Phải ha, thế em nói xem đó là tại sao vậy?” Anh ấy vừa cười vừa đánh trốnglãng với tôi, sau đó cầm hộp lửa ra sân thượng hút thuốc.
Về sau, có một lần tôi đã tình cờ đọc được ý nghĩa của loài hoa hồng màu hồngphấn trên tạp chí —-
Mối tình đầu.
Thích nụ cười rạng rỡ của em.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.