Ký Ức Độc Quyền

Chương 7: Chương 7




“Vậy thì trùng hợp thật, quê cậu xa như vậy mà cũng cóthể gặp lai được, đúng là duyên phận.” Tôi cảm thán.
Nhưng không ngờ, Tống Kỳ Kỳ lại bình tĩnh mà nói:“Không phải duyên phận. Mình vì anh ấy mà không ngại đường xa thi vào trườngnày.”
“Hả?”
“Năm mình học lớp 11, bỗng dưng có một thầy giáo rấttrẻ trung vào trường, rất được lòng học sinh, thầy ấy chính là Tiêu Chính. Lúcấy, anh ấy vừa mới tốt nghiệp Đại học Sư Phạm ở tỉnh thành, được phân đếntrường mình dạy môn văn học, nhưng không đắc chí. Một năm sau, anh ấy thi làmviên chức công vụ, và đã đến thành phố A, mình cũng vì thế mà điền nguyện vọnglên đây.”
Tôi cố gắng khống chế sự kinh ngạc, mặc cho trước đâycó đoán thế nào, tôi cũng không thể ngờ rằng Tống Kỳ Kỳ thi vào Đại học A là vìnguyên nhân này. Vì tình yêu. Ngày thường nhìn Kỳ Kỳ e thẹn lại hướng nội nhưvậy, ngờ đâu lại có dũng khí đến thế.
Tôi nói: “Cuối cùng thì cậu cũng chờ được rồi. Chuyệnnày… mình có thể nói cho Bạch Lâm và Hiểu Đường nghe không?” Con người của tôikhông giữ được bí mật, nhưng lại không biết Kỳ Kỳ có muốn cho người thứ ba biếthay không.
“Không sao, chị em tốt mà. Cậu cứ nói đi, mình khônghề gì.” Tống Kỳ Kỳ nói.
Và sau đó thì nó không nói thêm gì nữa, tôi cũng đànhgiữ im lặng.
“Ngày 10 tháng 4, trời trong xanh.
Hôm nay, tôi trông thấy Tống Kỳ Kỳ và Tiêu Chính ngồiđối diện với nhau, mỗi người một câu, trông rất hài hòa và hạnh phúc, thậtkhiến người ta ghanh tỵ.
Vậy… đối với Mộ Thừa Hòa mà nói, Tiết Đồng lại là gì?”
Tháng 5 là thời kỳ thực tập, mọi người đều mạnh ai nấyđi cả rồi. Tôi thì đã sắp xếp từ học kỳ trước, ở lại trường thực tập. Trongnhững ngày làm việc thực tiễn, phát hiện nhiệm vụ của mình hóa ra chính là tiếptục ngồi trước máy vi tính làm công việc Đảng viên của Học viện ngoại ngữ,không phải đánh máy thì là ngồi trước máy in và máy photo đờ đẫn, mỗi ngày đềunhư thế. Thú vị nhất là có thể nghe được những câu chuyện phiếm mà thường ngàycứ ngỡ là xa tận chân trời của các giáo viên.
Giáo viên A chợt nói với giáo viên B: “Đoán thử xemcuối tuần trước tôi gặp được ai ngoài đường?”
Giáo viên B nói: “Ai?”
Giáo viên A: “Thì là cô bé cao ráo học lớp một khoatiếng Pháp đó, tên Vương Dĩnh đúng không?”
Giáo viên B: “Đúng là Vương Dĩnh.”
Giáo viên A: “Nó dạo phố với một người làm lính đấy,nhìn người đó tôi thấy rất giống huấn luyện viên quân sự khóa này.”
Giáo viên B khựng một lúc: “Vậy sao?” Rồi thì khôngphát biểu thêm gì.
Nhưng giáo viên A huyên thuyên mãi: “Lúc đó tôi vớichị cùng vào trại quân sự chung với tụi nhỏ mà, không sai đâu. Thật không ngờthành một đôi rồi.”
Giáo viên C xoay ghế lại lắc đầu nói: “Thanh niên bâygiờ chính là như thế. Thật ra đó làm gì là tình yêu, nhất thời nông nổi thôi.”
Giáo viên A cũng gật đầu tán đồng: “Tôi cũng cảm thấythế.”
Giáo viên C: “Hai người nói chuyện này làm tôi nhớchuyện tôi đứng lớp hồi năm ngoái.” Đây là giám thị phụ đạo, do đó rất có kinhnghiệm trong việc quản lý sinh viên. “Tân sinh viên huấn luyện một tháng, bọn trẻhận huấn luyện viên lắm, vậy mà đến lúc rời khỏi, cả bọn lại khóc lóc níu kéotay áo của thầy, nói gì mà không nỡ xa thầy. Nhưng trại đó lại rất nghiêm ngặt,không cho huấn luyện viên để lại bất kỳ cách thức liên lạc nào với sinh viên.Sau đó có một nữ sinh đến cầu xin tôi hỏi giúp số điện thoại. Bảo là huấn luyệnviên này cuối tháng 10 phải về hưu rồi, họ muốn ra trạm xe lửa tiễn thầy.”
Giáo viên C tiếp tục: “Thấy bọn trẻ khóc lóc như thế,tôi cũng nhận lời. Còn nói nếu bữa đó có tiết học, tôi cho bọn chúng nghỉ mộthôm. Kết quả là sau khi trở về, ba tuần sau thầy huấn luyện viên đó phải đithật, nhưng nhóm tiểu thư này sớm đã quên người ta rồi.”
Ba vị giáo viên cùng phá lên cười.
“Bởi mới nói bọn nhỏ nhiệt tình nhất thời.” Giáo viênA tổng kết, “Chỉ là trong một tình huống đặc biệt, có tình cảm sùng bái với mộtngười đặc biệt. Chúng còn nhỏ, không hiểu, nên cứ thế mà mù quáng ảo tưởng sựsùng bái này chính là tình yêu.”
Tôi cúi gầm đầu, lặng lẽ ngồi yên giả vờ như viết gìđó, không phát ra một âm thanh nào. Cũng trong lúc này, Trần Đình mang đồ bướcvào.
Giáo viên A kịp lúc chuyển đề tài qua thầy Trần Đình:“Thầy huấn luyện viên hay thầy giáo trong trường cũng vậy thôi. Cứ lấy TiểuTrần nói này, cũng nguy hiểm đấy. Vừa trẻ trung, gương mặt lại ưa nhìn, chênhlệch tuổi tác với sinh viên cũng không nhiều, rất dễ bị nữ sinh xem là tiêuđiểm.”
Giáo viên C cười ha ha nói: “Thầy Trần à, phải cẩnthận đấy.”
Trần Đình chẳng hiểu gì cả, bị tiếng cười của họ làmcho hồ đồ rồi, thầy bồn chồn đảo nhìn quanh phòng, cuối cùng dừng lại ở tôi.Tôi cũng cười theo, mặc dù trong lòng thấy hơi chột dạ.
Nếu diễn tả theo kiểu của Bành Vũ, vậy thì tôi và TrầnĐình cũng không phải một nhà.
Trong thời gian thực tập, ba của Bạch Lâm mua cho nómột căn hộ ở thành Tây, ba Tiểu Bạch bảo giá nhà tăng nhanh quá, nên đã giúp nóổn định chỗ dừng chân trước để nó không phải âu lo mà ra đời. Sau đó, Bạch Lâmcòn kéo chúng tôi đến xem căn hộ đó. Căn hộ không nằm trong khu đông đúc, chungquanh còn đang chờ khai thác, nhưng, đây hoàn toàn là khu người giàu của thànhthị này.
Triệu Hiểu Đường cảm thán: “Thì ra, thế giới này ngườiđáng dựa dẫm nhất không phải là bản thân, cũng không phải là người đàn ông củamình, mà là người cha có tiền.”
Bạch Lâm lườm nó.
Một lúc sau, khi ngồi trên xe, Bạch Lâm dung một ngữkhí không xác định để hỏi tôi: “Tiểu Đồng, cậu là người bản xứ, cậu thấy sao?”
Tôi nói: “Rất tốt, thật đó. Tuy có hơi đắc, nhưng hoàncảnh xung quanh khá lắm, chắc chắn sẽ còn tăng giá.”
“Vậy mà cậu cũng thầy khá à. Mình thì cảm thấy nó xatrung tâm thành phố quá, từ đây cho tới trước khi nó được hoàn toàn khai thác,sẽ vắng lắm đây.” Hai bên vỉa hè của con phố rộng rãi này toàn là cao ốc đangchờ xây dựng, suốt chặng đường không có bao nhiêu người, sức sống cũng yếu hẳn.Nhãn hiệu duy nhất cũng toàn là cửa hàng xe hiệu 4S.
Vì thế mà Bạch Lâm lại phàn nàn: “Mấy cậu xem đó, muacái gì cũng không tiện lợi.”
Tôi chỉ tay ra tiệm xe 4S ngoài cửa sổ, nói một cáchthành khẩn: “Sao mà cái gì cũng không tiện được. Chẳng phải mua Porsche rấttiện sao.”
Bạch Lâm: “……….”
Tống Kỳ Kỳ: “………”
(2)
Có một lần, cuối cùng tôi cũng không nén nổi tương tư,lấy hết dũng khí gọi vào số của hắn. Chính trong lúc tôi đang thấp thỏm đắn đoxem phải mở đầu như thế nào, thì cái đáp lại tôi ở bên kia đầu dây lại là tínhiệu thông báo đã tắt máy.
Sau đó tôi lại thử thêm mấy lần, vẫn là tín hiệu đó.Thế là dần dà, việc gọi vào số của hắn biến thành công cụ giúp tôi đỡ buồnnhững lúc nhàn rỗi.
Cuối tháng 6, thành thị này đột nhiên như đi vào tiếtđại thử (tiết đại thử: mùa nóng nhất trong năm), nghe nói cả thành phố đều tiêuđiều đến không còn gì.
Chiều thứ sáu, cuối cùng cũng đón được một cơn mưa to.Mưa rơi từ sáu giờ chiều hơn đến giữa khuya mới phủi đi được một phần khí nóng.Hôm sau khi thức dậy, tôi đứng ngoài lan can hít một hơi không khí trong lànhcủa buổi sớm, tinh thần sảng khoái hẳn, sau đó mới vào toilet.
Vừa ngồi xuống, phát hiện điện thoại trong túi quần,thế là lại lấy ra vọc. Mở nhật ký cuộc gọi ra, nhìn thấy tên của Mộ Thừa Hòa,tiện tay nhấn luôn nút gọi. Thật không ngờ cái âm báo tắt máy quen thuộc kiakhông còn xuất hiện nữa, thay vào đó là tiếng chuông reo rất có tiết tấu. Nãocủa tôi treo máy rồi, trong khi tôi còn chưa nghĩ ra bước tiếp theo phải phảnứng như thế nào thì bên kia đã bắt máy.
“Alô?” Mộ Thừa Hòa nói.
Và, cuối cùng tôi đã lại được nghe thấy giọng nói đãbiến mất suốt ba tháng trời trong thế giới của tôi.
Trong ba tháng qua, tôi vô số lần diễn tập trong đầu,nếu như bất chợt gọi được, tôi phải dùng lời nói như thế nào mới để mình khôngquá đường đột. Song dù cho tôi có nghĩ hay thế nào đi nữa, cũng không thể ngờrằng tình cảnh lúc đó lại là thế này — Tôi đang ngồi trong phòng vệ sinh, taycầm điện thoại, và Mộ Thừa Hòa ở bên kia đã lên tiếng.
“Ơ….” Tôi phát ra một âm thanh không rõ ràng, chỉ cảmgiác thời tiết lại tự nhiên nóng hừng hực, trán ướt đẫm mồ hôi.
“Có phải Tiết Đồng không?” Mộ Thừa Hòa hỏi.
“Dạ, là em, thầy Mộ.”
“Lâu quá không gặp,” Hắn nói, “Dạo trước tôi đi côngtác, không ngờ vừa về thì đã nhận được điện thoại của em.”
“Hi hi” Tôi cười khờ.
“Em đang ở đâu?”
“Em……” Tôi đành nói dối, “Em đang ở trong lớp.”
Tôi vừa đứng dậy trả lời hắn, vừa một tay kéo quầnlên, sau đó nhấn nút xả nước theo quán tính, làm hết tất cả các động tác này,tôi mới giật mình sực nhớ âm thanh như thế đủ làm cho hắn biết, tôi chắc chắnkhông phải đang ở trong lớp.
Một giây sau, “Qua la” một tiếng, tiếng nước ào ào,không thể “níu kéo”…..
Tôi ngượng ngùng ho khan hai tiếng, sau đó chuyển đềtài.
“À…… thời tiết hôm nay khá mát mẻ, thầy mới về, vậy đểem rửa trần cho thầy nha.”
“Em định rửa trần cho tôi như thế nào?” Ngữ khí củahắn mang ý cười.
“Trước đây đều do thầy mời em, đáng lẽ lần này phảiđến lượt em mời thầy. Nhưng hiện giờ em vẫn chưa kiếm được tiền, do đó mời thầytiếp tục mời em vậy.” Tôi mặt dày.
“Được.” Mộ Thừa Hòa cười.
Chúng tôi hẹn 12 giờ gặp nhau ở cổng tây Quảng trườngThị Chính. Vì xe buýt vào trung tâm bị hư dọc đường, làm tôi phải đứng chờ đếnhai tuyến mới chen lên được, kết quả là trễ mất hai mươi phút.
Khi tôi vội vã chạy đến điểm hẹn, thấy Mộ Thừa Hòađang ngồi dưới bóng râm. Hắn ngồi bên thềm của bồn hoa, hai chân thon dài bắtchéo nhau thành 90 độ, mặc áo thun trắng tay ngắn rất đơn giản. Khóe môi khẽgiương lên, lắng nghe người thanh niên ngồi cách hắn khoảng ba mét đang đàn nhịhồ. Người thanh niên đó tôi đã từng gặp qua, hình như vì kinh tế gia đình rấtkhó khăn nên mới ra đây biểu diễn để kiếm phí sinh hoạt và học phí. Thanh niênấy đàn nhị hồ rất hay, có thể mang một bản nhạc trẻ quen thuộc biên soạn phổthành nhạc hồ, rất nhiều người đều chú ý đến cậu ấy.
Chỉ là hôm nay, đại khái vì đang là buổi trưa chăng,nên thính giả chỉ có một mình Mộ Thừa Hòa.
Tôi rón rén đi vòng ra phía sau lưng hắn, rồi gọi:“Thầy Mộ!”
Hắn quay đầu lại, nhìn thấy tôi liền cười.
Lần đầu tiên khi Mộ Thừa Hòa đến dạy thế cho chúng tôilà vào mùa thu, lần cuối cùng nhìn thấy hắn là mồng một tết. Vì vậy tôi chưatừng nhìn thấy dáng vẻ của hắn trong mùa hè, thật không ngờ lại chỉ là mộtchiếc quần jeans, một T-shirt, vô cùng đơn giản, hoàn toàn không giống một họcgiả, trái lại nhìn rất giống sinh viên. Tóc đã ngắn hơn, để lộ nước da phía saumang tai. Người trông cũng gầy hơn một chút.
Mộ Thừa Hòa lái xe đến một quán ăn kiểu Trung mà hắnquen thuộc. Lúc này đang là giữa trưa, khí nóng vốn dĩ đã bị cơn mưa to đêm quaxua đuổi lại cuồn cuộn trở về. Khi mở cửa xuống xe, trong giây phút mặt trờichói chang và hơi nóng ập tới, cặp chân mày của Mộ Thừa Hòa nhíu lại, nhanhchóng đi qua bãi giữ xe trốn vào khí lạnh trong quán ăn.
“Thầy rất sợ nóng à?” Sau khi ngồi xuống, tôi hỏi.
“Cũng tàm tạm.” Hắn cứng đầu.
Nhưng mồ hôi trên chóp mũi đã phản bội hắn rồi. Tôikhông nhịn được, ngồi cười một mình, không ngờ người này lại sợ nóng đến thế.Rồi cũng ngay lập tức, tôi nhớ ra mới nãy hắn còn ngồi chờ tôi gần nửa tiếngđồng hồ ở ngoài đường, tôi hơi giận mình mà nói: “Vậy sao lúc nãy khi đợi em,thầy không tìm một chỗ mát mẻ để ngồi.”
“Ngồi đó vừa đúng có thể nghe đàn hồ.”
“Thầy có hứng thú với đàn hồ?”
“Tôi có hứng thú với mọi thứ tốt đẹp trên thế giớinày.” Hắn cười.
Nói đến đây, điện thoại của Mộ Thừa Hòa rung lên. Hắnbắt máy, hàn huyên vài câu, đại khái là đối phương hỏi hắn đang làm gì chăng.
Hắn nói: “Đang ăn ở ngoài. Anh cũng tới đây đi. CóTiết Đồng lớp anh nữa.”
Nghe thấy câu này, tim tôi cọt kẹt một tiếng, tức thìđã đoán ra người trong điện thoại là ai.
Mộ Thừa Hòa cúp máy rồi nói: “Là thầy Trần lớp em, látnữa sẽ tới đây.”
“Ừm.” Tôi gật gật đầu một cách không tự nhiên.
Khoảng mười lăm phút sau thì Trần Đình đã xuất hiện.Tự nhiên bữa ăn biến thành cuộc đàm thoại của ba người. Tôi thật sự là hụt hẫngquá đi mất. Ăn cơm xong, họ bảo muốn đưa tôi về trường, nhưng tôi kiên quyết tựđón xe buýt. Mộ Thừa Hòa nhìn tôi lên xe rồi mới quay lưng cùng Trần Đình rờikhỏi.
Tôi nhìn bóng lưng của hắn, ngoài rầu rĩ ra, còn cómột cảm giác khó tả.
Bấy lâu tôi vẫn tưởng rằng, cho dù là vì thương tìnhtôi, thì chí ít trong mắt của hắn, tôi chắc chắn cũng không giống người khác.Cũng chính vì tâm thái có ưu thế này mà tôi có thể hết lần này đến lần khácbưng mặt dày xuất hiện trước mặt hắn. Giờ đây, tôi chợt nhận ra, hắn quan tâmtôi là thật. Nhưng, mỗi khi tôi tiến lên một bước, hắn sẽ lại lui một bước,dựng lên một bức tường vô hình giữa hai chúng tôi. Cũng giống như hôm nay vậy,chẳng lẽ hắn không biết rằng tôi nhớ hắn đến cỡ nào, có nhiều lời muốn nói vớihắn cỡ nào sao? Thế mà hắn lại để cho người thứ ba xuất hiện giữa hai chúngtôi.
(3)
Trở về ký túc xá nữ sinh, đúng lúc bắt gặp Lưu Khải đang ở trước cổng.
Cậu ấy cười hì hì bước tới: “Sao vậy? Tiết Đồng, sao mặt buồn rầu thế?”
Tôi sợ cậu ấy hỏi tiếp, bèn nói qua loa: “Mình đau bụng.”
Cậu ấy hỏi: “Đi khám chưa?” Thần sắc trông có hơi khẩn trương.
Tôi nói: “Không, mình về phòng nghỉ ngơi một lúc sẽ khỏe.” Tôi nói bừa vài câurồi bỏ lại cậu ấy, một mình trở về phòng.
Về đến phòng, Tống Kỳ Kỳ nói: “Cuối cùng cậu cũng về rồi. Lưu Khải mang tráicây tới cho cậu, nhưng phòng tụi mình lại chẳng có lấy một người, cậu ấy đứngchờ ở ngoài cổng, mình vừa về tới trông thấy nên đã mang lên giúp cậu.” Nó nóixong thì chỉ chỉ vào quả dưa hấu mà tôi thích ăn nhất đang được đặt trên bàn.
“Hả?”
“Vừa nãy cậu không thấy cậu ta sao?”
“Thấy rồi…..”
Buổi tối, tôi lên msn, trông thấy Mộ Thừa Hòa. Suy nghĩ rất lâu rất lâu, cuốicùng tôi vẫn đã nhắn qua đó.
Po3a: Lúc sáng quên hỏi thầy, thầy về khi nào thế?
Mộ Thừa Hòa: Hôm trước.
Po3a: Thầy đột nhiên biến mất, giống như bị người ngoài hành tinh bắt cóc vậy.
Mộ Thừa Hòa: Bây giờ, người ngoài hành tinh phát hiện hóa ra tôi cũng chỉ làmột nhân loại bình thường, nên đã thả tôi về rồi.
Po3a: Thầy mà là nhân loại bình thường sao, họ nói IQ của thầy hai trăm mấylận.
Mộ Thừa Hòa: Em chắc chắn rằng họ không phải nói IQ của tôi 250?
Po3a: hihi.
Tôi không nhịn được cười, song khi tiếng cười qua đi, tôi chợt nghiêm mặt, nhìnquả dưa hấu còn nguyên trên bàn, tôi đặt tay lên bàn phím, gửi qua đó.
Po3a: Thầy Mộ, thầy cảm thấy ở tuổi của tụi em hiện nay có thích hợp yêu đươngkhông?
Cuối cùng cũng đi đến bước này rồi.
Tôi chỉ muốn biết trong lòng anh ấy nghĩ gì thôi.
Và lần này, bên kia trả lời không nhanh như trước đó.
Mộ Thừa Hòa: Sao? Con nít cũng muốn yêu rồi sao?
Tôi hít một hơi, viết tiếp
Po3a: Một bạn nam cùng cấp với em, không phải khoa Anh.
Sau đó, thời gian ngưng chảy.
Tôi nhìn thấy con trỏ chuột của mình nhấp nháy trên màn hình, trông giống nhưcon tim đang thấp thỏm bất an của tôi vậy. Trong cửa sổ chat, trạng thái củađối phương là “đang nhập chữ”, kéo dài vài giây, dòng “đang nhập chữ” ấy biếnmất.
Dường như anh ấy đã ngừng lại một lúc.
Và, trái tim của tôi cũng như ngừng đập.
Một lúc dừng lại ấy, đối với Mộ Thừa Hòa mà nói hoặc giả chỉ là một thoángchút, nhưng đối với tôi, nó là một sự dày vò dài dẳng, tôi thậm chí có ý nghĩtắt máy chạy ra ngoài.
Tôi tự an ủi mình, có lẽ chỉ là một lúc dừng lại đơn giản của Mộ Thừa Hòa thôi,có lẽ anh ấy đang viết gì đó rồi phát hiện mình viết sai chữ, nên đã sửa lại.Sau đó, anh ấy đã cho tôi một câu trả lời rất dài.
Mộ Thừa Hòa: Tình yêu ở tuổi của các em hiện nay luôn tươi đẹp, hãy cố nắm bắt,nhưng chú ý đừng để bản thân bị tổn thương.
Tôi đọc đi đọc lại dòng chữ ấy. Cách dùng từ thỏa đáng, câu cú hợp lý, khôngbắt bẻ được một chữ nào, hoàn toàn là ngữ khí nói chuyện của một thầy giáo vàtrưởng bối đối với hậu bối, nghiêm ngặt và thành khẩn.
Nhưng….. nhưng cái mà tôi muốn nghe không phải như thế, hoàn toàn không phải.
Po3a: Cám ơn thầy, em out nha.
Tim tôi quặn thắt, vội vã để lại vài chữ rồi lập tức tắt máy. Tống Kỳ Kỳ rangoài chưa trở về, trong phòng chỉ có mình tôi, tôi đã rất quen thuộc với bànphím, do đó cũng không mở đèn phòng. Máy tính tắt đi, luồng sáng xanh ấy cũnglập tức biến mất.
Cả phòng tức thì rơi vào bóng tối.
Tôi lặng lẽ ngồi trong bóng đen, nghe tiếng vù vù phát ra từ chiếc quạt cũ kỹtrên trần, không động đậy.
Đầu tháng 8, mẹ tôi nhận được lệnh phải điều đến một trại giam ở thành C để nhậmchức phó cán bộ sở. Mẹ nói đây là lệnh điều động rất bình thường của cán bộ cấpSở.
Thông báo đến nhanh, do đó mẹ đi cũng nhanh.
Về việc này tôi không có ý kiến gì, dẫu sao mẹ cũng thường niên không ở nhà,khoảng cách giữa tôi và mẹ là mấy mươi kilomet hay mấy trăm kilomet cũng khôngcó gì khác biệt.
Vài ngày trước khi đi, tôi và mẹ đã đến thăm mộ của ba. Bà ấy lau sạch mộ củaba hai lần, sau đó đứng dậy, nhìn tôi và nói: “Tiểu Đồng, hôm nay đứng trước bacon, mẹ có chuyện này muốn thương lượng với con.”
“Ừm, mẹ nói đi.”
“Con còn nhớ bác Trần làm cùng trại với mẹ không?”
“Bác Trần?” Tôi không mấy nhớ người này.
“Lần đó con đi ăn tất niên với đồng nghiệp của mẹ, ông ấy ngồi ở bên cạnh con.”Mẹ nhắc.
Tôi suy nghĩ một lúc, vẫn không nhớ ra.
Mẹ do dự mà nói: “Mẹ muốn tái hôn với ông ấy.”
Tôi khựng người, quay qua nhìn bà ấy, “Mẹ nói gì?”
“Mẹ muốn tái hôn với ông ấy.” Mẹ lặp lại lần nữa, ánh mắt đã trở nên kiên định,bà tiếp tục nói: “Vốn dĩ mẹ định xem con nghĩ thế nào rồi mới nói. Nhưng bâygiờ mẹ phải đến nơi khác làm việc rồi, con còn một năm nữa mới tốt nghiệp, nếukhông có một người mà mẹ tin tưởng chăm sóc con, mẹ sẽ không an tâm.”
Tôi ngẩng ngơ đứng nhìn bờ môi của mẹ khép mở khép mở, chợt cảm thấy mắt củamình như có gì đó sắp tràn ra. Tôi chỉ cố liều cố sức trợn to mắt, sau đónghiến chặt răng nói: “Con không đồng ý.”
“Đồng Đồng….”
“Con nói, con không đồng ý.” Lặp lại một lần, giọng của tôi đã cao hơn. Cùnglúc đó, đôi mắt bất cẩn chớp một cái, và lệ đã tuôn ra.
“Đồng Đồng….” Mẹ lại gọi tôi.
“Tự bản thân mẹ muốn kết hôn với ông ấy mà lại nói là vì muốn chăm sóc cho con.Mẹ, sao mẹ lại có thể ích kỷ như vậy! Ba mới mất có 4 năm, ba đang nằm ở dướinày, hình của ba còn đang nhìn chúng ta cười, thế mà mẹ đã quên ba, muốn kếthôn với người khác.”
“Đồng Đồng, sao con lại có thể nói mẹ ích kỷ?”
“Vốn dĩ là vậy!” Tôi kích động, “Mẹ có từng nghĩ cho con sao? Mẹ có nghĩ đến basao? Nếu để ba biết, ba sẽ đau lòng đến mức nào? Đổi lại nếu người nằm ở dướinày là mẹ, người đứng nói chuyện với con là ba, ba chắc chắn tuyệt đối sẽ khônglàm như vậy!”
Mẹ hơi giận: “Mẹ chính vì nghĩ cho con nên mới kéo dài chuyện với bác Trần củacon đến hôm nay! Cái gì gọi là nếu là ba con thì sẽ tuyệt đối không làm nhưvậy? Con hiểu gì chứ? Con biết gì chứ? Ba của con ông ấy……” Mẹ càng nói cànggiận, câu cuối cùng như đã giận quá đỗi rồi, lời vừa vụt ra được một nửa thìsắc mặt của mẹ khựng lại, lập tức ngắt tiếng.
“Cái gì gọi là ‘con thì biết gì chứ’?” Tôi lau sạch nước mắt, hỏi ngược lại bàấy.
“….. không có gì.” Mẹ nhìn sang hướng khác, “Chuyện đã qua rồi, vốn dĩ cũngkhông định cho con biết.”
“Ba con thế nào?”
Mẹ thở dài, chuyển đề tài: “Con đã không đồng ý, vậy việc tái hôn mẹ sẽ khôngnhắc nữa, sau này hãy nói.”
Sau đó, dẫu cho tôi có hỏi thế nào, mẹ cũng không nhắc đến một chữ nào khác vềcâu nói lưng chừng lúc nãy nữa.
(4)
Một tuần sau, mẹ đến nơi làm việc mới, trước khi đi mẹ lấy ra vài ngàn trong sốtiền trợ cấp của ba, mua máy tính cho tôi, hơn nữa còn cho tôi mang vào trườngsử dụng.
Nửa năm gần đây, tiền trả góp nhà cửa cũng đã đóng gần xong, đơn vị làm việccủa mẹ lại tăng lương, điều kiện kinh tế của chúng tôi cũng được cải thiện hơn.Việc mua máy vi tính là ước mơ ngay từ khi tôi vào năm nhất, mấy hôm trước mẹchợt nhắc lại chuyện này và còn lập tức thực hiện, nhất thời làm tôi cảm thấykhông biết phải làm sao.
Tôi không biết có phải tất cả các gia đình độc thân đều như vậy hay không, khicha mẹ có trông mong gì đó ở con cái, thì sẽ dùng vật chất để đạt đến mục đích.
Cuối tháng 8, mùa khai giảng, nhiệm vụ to lớn chào đón chúng tôi đầu năm họcchính là công trình vận chuyển vĩ đại, tất cả sinh viên năm 4 đều phải chuyểntừ khu Tây về cơ sở chính. Chúng tôi phải tranh thủ dọn dẹp phòng ký túc xátrước khi tân sinh viên vào học.
Nhà trường đã sắp xếp sẵn xe chuyên chở hành lý cho sinh viên. Nhưng, nhìn núiđồ trong phòng, đừng nói là xách chúng ra trạm xe ngoài cổng, chỉ việc kéochúng xuống cổng ký túc xá thôi cũng đã là một nhiệm vụ gian khổ vô cùng rồi.
Hai ngày nay, viện nữ sinh đã phá lệ cho phép sinh vật giống đực tự do ra vào,náo nhiệt lạ thường.
Cuộc vận động hao người tốn của thế mà lại thành tựu được biết bao tình duyên.Làm cho những tình cảm bị đè nén áp chế bấy lâu nay, đột nhiên được cơ hội bùngphát, giúp không ít người đón kịp chuyến xe buýt cuối cùng của tình yêu thờisinh viên.
Phòng của chúng tôi, vắng tanh vắng ngắt.
Ngoài Lưu Khải và sư huynh Lý si tình của Bạch Lâm ra, chẳng còn người thứ banào đến giúp đỡ.
Sư huynh Lý đã thi đậu làm nghiên cứu sinh khoa Vật Lý của trường như nguyệnvọng, hai tháng không gặp, mắt của anh tăng độ hơn rồi, trông vào thấy càng tríthức hơn, nhưng cũng gầy hơn.
Bạch Lâm lườm anh ấy một cái: “Thôi đi, với cái thân của anh, làm vận chuyển,tôi không thèm.” Thế là đuổi sư huynh xuống lầu.
Triệu Hiểu Đường trêu: “Ôi….. đau lòng rồi kìa, sợ hành lý của tụi này đè chếtanh ta sao?”
Tôi thì lựa lời từ chối bàn tay nhiệt tình của Lưu Khải.
Cuối cùng, Tống Kỳ Kỳ thở dài, “Các cậu nói xem sao phòng chúng ta ế thế này?”
Triệu Hiểu Đường nói: “Ai bảo cậu và Tiết Đồng đều tìm nhằm hai người giốngtiên làm chi, chẳng nhờ cậy được đâu.”
Bạch Lâm phản bác: “Vậy Tiểu Đường, sao cậu không tìm một người nhờ cậy đượctới đây đi?”
Triệu Hiệu Đường đáp trả: “Những tên nhóc trong trường này, tớ không thèm.”
Bạch Lâm đứng bật dậy, hai người tranh cãi.
Và rồi, tôi về chỗ, lên mạng, không nói không rằng, bên tai chỉ nghe thấy BạchLâm và Triệu Hiểu Đường mỗi người một câu, tranh luận cả nửa ngày trời, khámphá từ phẩm chất của đàn ông cho đến chân lý của tình yêu, rồi lại tranh biệntới ý nghĩa của hôn nhân.
Mặt trời đã lên tới đỉnh đầu, cuối cùng tôi cũng không nhịn được nữa, xen vàomột câu: “Xin hỏi Bạch đại tiểu thư, Triệu đại tiểu thư, hai cô đã nghĩ ra cáchchưa?”
Bạch Lâm và Triệu Hiểu Đường cùng lúc trợn mắt nhìn tôi, cái thần thái đó nhưlà đang trách móc tôi quấy nhiễu cuộc so tài miệng lưỡi của họ.
Cuối cùng Triệu Hiểu Đường nói: “Gọi cho công ty vận chuyển.”
Công ty vận chuyển tuyển bốn người đến, nhanh chóng dọn đồ của chúng tôi tớinơi cần đến.
Triệu Hiểu Đường cao giọng: “Thấy chưa, đấy chính là chân lý của cuộc sống.”
“Hớ….” Bạch Lâm khinh.
Buổi chiều đến nhà ăn lấy cơm, cơ sở chính đúng là cái gì cũng mới mẻ. Khi ởkhu Tây, chúng tôi là nhóm người già nhất, giờ đây lại đột nhiên trở nên trẻ trungrồi, xung quanh toàn là những học trưởng trí thức uyên bác, học vấn uyên thâm.
Bạch Lâm chớp chớp đôi mắt phát sáng của nó: “Đâu đâu cũng là cơ hội tình yêu.”
Sau đó, tôi cố tình đi vòng qua trung tâm thực nghiệm thể lỏng, đứng nhìn từ xamột lúc, rồi vội vã rời khỏi.
Từ sau lần trò chuyện trên msn đó, tôi không còn liên lạc với anh ấy nữa.
Và, anh ấy cũng không.
Sau khi rời khỏi, hễ cách hai ba ngày mẹ sẽ lại gọi điện cho tôi, so với lúctrước khi chúng tôi ở cùng một nơi, giờ đây lời nói còn nhiều hơn. Mẹ tôi làmột người không biết cách giao lưu tình cảm với người khác, cảm giác mà bà dànhcho người khác là một kẻ điên cuồng với công việc. Trái lại ba tôi lại vô cùngdễ gần, đi đến đâu cũng vui cười và làm vui lòng mọi người.
Tôi chưa từng biết rằng tính cách của mình thật ra là di truyền từ ai trong haingười họ, hay là không giống ai cả?
Trong điện thoại, mẹ hỏi: “Tiền có đủ không?”
“Dạ đủ.”
“Thiếu thì nói với mẹ, đừng đi dạy thêm nữa, sắp thi cấp 8 rồi, hãy cố gắng ônbài.”
“Ừm, con học cũng chăm lắm.”
“Ngày 7 tháng sau mẹ sẽ về, có cần mẹ mang gì không?”
“Không cần đâu, không cần đâu.”
Sau khi gác máy, Bạch Lâm ngồi bên cạnh tôi tổng kết: “Mình cảm thấy sau khi mẹcậu đi công tác, tình cảm của hai người trái lại lại tốt hơn lúc trước.”
“Không phải chứ. Có lẽ bà ấy muốn thay đổi mình.”
“Tiểu Đồng.”
“Gì?”
Bạch Lâm đặt sách xuống, nó nhìn tôi bằng ánh mắt rất nghiêm túc, “Cậu khôngcảm thấy thật ra người ích kỷ đó không phải là mẹ cậu, mà là cậu sao?”
Tôi sững người. Sau đó chạy đi giặt đồ.
Thật ra, ngay trong ngày mẹ đi thì tôi đã hối hận rồi. Tôi không nên cãi nhauvới mẹ ở trước mộ của ba, còn nói ra lời nếu người nằm bên dưới là mẹ nữa. Bađã qua đời 4 năm, một mình mẹ lo cho tôi học đại học, còn chăm sóc cho bên nội,công việc lại nhiều, trong đơn vị làm, những người chạc tuổi với mẹ rất nhiềuđều sống dưới sự chở che của chồng, tiền kiếm ra chỉ để tiết kiệm. Mẹ sinh tôitừ lúc còn rất trẻ, con cái của bạn bè của mẹ đa số đều còn học phổ thông. Dođó, đối với mẹ mà nói, đời người đã trải qua một nửa rồi.
Những đạo lý ấy tôi đều hiểu cả, nhưng khi nó thật sự xảy ra với mình, tôi nhấtthời không thể nào chấp nhận. Tôi vẫn không thể chịu được có một người khác sẽbước vào gia đình tôi, hoàn toàn thay thế vị trí của ba tôi.
Trải qua cuộc vận chuyển lần trước, khảo sát qua sự kiên trì không từ bỏ vàtinh thần nghĩa khí của Lưu Khải, những thành viên khác trong phòng đều cảmthấy Lưu Khải đã đang đi theo con đường của sư huynh Lý, là một thanh niên cótương lai tươi sáng hết mình trong việc bồi dưỡng tình hữu nghị cách mạng. Dođó khi sư huynh Lý thi đậu nghiên cứu sinh, mời mọi người dự tiệc ăn mừng, BạchLâm đã kiên trì gọi luôn Lưu Khải.
“Anh Lưu Khải là anh em của tôi, anh không mời anh ấy tức là xem thường anh ấy.Xem thường anh ấy cũng tức là xem thường Bạch Lâm này!” Bạch Lâm dằn giọng.
Sư huynh Lý cảm xúc lẫn lộn, chỉ đành nghe theo Bạch Lâm.
Lần này Triệu Hiểu Đường vô cùng tán đồng cách làm của Bạch Lâm, nó nói bằnggiọng khuyên bảo: “Tiểu Đồng, loại sinh vật đàn ông thế này, ta phải giăng lướikhắp nơi, chọn chỗ nuôi dưỡng. Cậu không thể treo chết ở một gốc cây.”
Số người tham dự tiệc mừng vừa đủ một bàn ăn, năm người bên sư huynh Lý, bốnngười bên chúng tôi, thêm vào Lưu Khải. Bạn học của sư huynh Lý đều biết anh ấysi mê Bạch Lâm, họ không ngừng trêu chọc anh ấy, đồng thời cũng muốn tạo khôngkhí mờ ám. Bạch Lâm vì muốn di dời ánh mắt cười trêu của mọi người đi chỗ khác,nên không ngừng chuyển đề tài sang tôi và Lưu Khải. Triệu Hiểu Đường như một mỹnhân trên núi tuyết vậy, hoặc là chẳng đoái hoài đến ai, hoặc là phun ra câunói khiến tất cả trố mắt há họng. Tống Kỳ Kỳ thì chỉ nhất mực cúi đầu ăn cơm,ai gọi thì nó cười hi hi.
Ra khỏi quán ăn, cả nhóm định băng qua sân trường để đi qua cửa Bắc. Khi đi quamột tiệm tạp hóa trên phố buôn bán, Bạch Lâm nói trời nóng quá, mời mọi ngườiăn kem. Nam sinh vì muốn giữ hình tượng vững vàng nên đều lắc đầu từ chối.
Có ăn là tôi không bao giờ cự tuyệt. Và thế là, tôi ngâm nga khúc hát, vừa múctừng muỗng kem cho vào miệng, vừa cùng mọi người bước đi trên con đường nhựatrong trường.
Lưu Khải ở bên cạnh, nhóm người Bạch Lâm đi theo sau.
Triệu Hiểu Đường cũng không ăn, nó còn nhắc nhở tôi: “Chí ít cũng chăm chúthình tượng và dáng vóc một chút đi, từ sáng đến tối suốt ngày ăn ăn ăn.”
Bạch Lâm phản bác: “Bọn mình như thế này gọi là tự do tự tại, hưởng thụ cuộcsống.”
“Chính xác!” Tôi quay lại đồng ý với Bạch Lâm.
Ngay đúng lúc quay đầu lại, gió thổi tới, tóc vén bên tai bay vào miệng tôi,làm dính kem còn sót lại ở khóe môi.
Lưu Khải lấy khăn giấy ra đưa cho tôi, cười nói: “Nhìn cái tướng ăn của cậukìa.” Sau đó tiện tay vén tóc của tôi ra sau.
Lúc ấy tay phải của tôi đang cầm muỗng, tay trái cầm hộp kem, tôi… hơi ngẩnngười.
Bạch Lâm là người đầu tiên nhìn thấy cử động này, tức thì cười tươi như hoa nở,còn bắt chước Lưu Khải, nhưng thêm đường thêm muối mà nói: “Tiểu Đồng, nhìn cáitướng ăn của em kìa, dễ thương quá đi.”
Sư huynh Lý và Tống Kỳ Kỳ bọn họ đều bật cười.
Lưu Khải cũng cười theo, đầu hơi ngượng ngạo mà cúi xuống.
Tôi vờ giận, hét to với Bạch Lâm: “Cậu bắt chước nữa thử xem!”
Bạch Lâm càng cười điên cuồng hơn, “Ôi, Tiểu Đồng, em mắc cỡ rồi sao.”
Tôi lập tức chạy tới muốn nắm lấy nó, bịt miệng nó lại. Ngờ đâu nó như con cávậy, mới chớp mắt đã lách ra phía sau Lưu Khải, cười hì hì nói: “Anh Lưu Khải,anh xem kìa, Tiểu Đồng nhà anh mắc cỡ quá hóa giận rồi.”
Tôi bắt nó, nó lại kéo Lưu Khải làm bia đỡ đạn.
Tôi không nhanh nhảu bằng nó, lại thêm vào ly kem trên tay, Lưu Khải đứng ởgiữa, kiểu nào tôi cũng không thành công. Đành cắn răng nói: “Đợi mình vứt cáinày đi rồi sẽ tới bắt cậu.” Sau đó lập tức chạy đi tìm thùng rác.
Không thể ngờ rằng tôi lại đụng vào lồng ngực của một người.
Người đó mặc áo sơ mi trắng, lồng ngực tức thì bị màu đỏ hồng của kem dâu inthành một vết to.
Bạch Lâm cũng tắt hẳn tiếng cười.
Tôi nghe sư huynh Lý gọi: “Thầy Mộ.”
(5)
Bạch Lâm và những sư huynh khác cũng đồng loạt gọi theo. Tôi ngẩng đầu lên,nhìn thấy Mộ Thừa Hòa, hốt hoảng lui lại hai bước.
Hắn hỏi: “Chuyện gì mà vui vậy?”
Tôi không biết câu này là đang hỏi tôi, hay hỏi người khác, vì hơn một nửa sốngười ở đây anh ấy đều biết, nên tôi không dám trả lời.
Tống Kỳ Kỳ vội vàng lấy khăn giấy nhét vào tay tôi. Tay cầm khăn giấy của tôiđưa lên, nhưng rồi đã ngưng lại, không dám tiến tới. Đứng nhìn như thế mới pháthiện áo của anh ấy không phải màu trắng trơn, mà là màu lam nhạt. Nhưng nhìn kỹhơn, đó không đơn thuần chỉ là màu xanh nhạt, mà còn có những đường kẻ dọc.
Kem lan ra, dính trên lớp vải mỏng ấy, thấm vào đến da thịt. Tôi không kìm đượclòng mà suy nghĩ, cái cảm giác bị đồ ngọt dính vào người, chắc chắn là rất khóchịu.
Sư huynh Lý e thẹn gãi gãi đầu, giải thích: “Dạ em sắp vào viện nghiên cứusinh, nên hôm nay mời mọi người ăn một bữa.”
Mộ Thừa Hòa gật đầu, nhận lấy khăn giấy từ tay tôi rồi tùy ý lau đi vết ố trênáo. Tôi không biết anh ấy đã ở sau lưng chúng tôi từ khi nào, có nhìn thấy cửchỉ thân mật của Lưu Khải đối với tôi hay không, hoặc có nghe thấy những lờiBạch Lâm trêu ghẹo tôi và Lưu Khải không. Nhưng, cho dù anh ấy có nhìn thấy,thì đã sao?
Bạch Lâm ủ rũ nói: “Thầy Mộ, để Tiết Đồng giặt cho thầy vậy, hay mua lại chothầy một cái khác.”
Tôi không dám nhìn Mộ Thừa Hòa, nhưng tôi thấp thoáng cảm thấy ánh mắt của anhấy nhìn lướt qua tôi, rồi qua Lưu Khải, cuối cùng là những người khác, sau đóhíp đôi mắt sáng sủa ấy lại, cười nhẹ nói: “Không cần đâu, chẳng phải thứ gìquý giá. Các em chơi vui vẻ, tôi phải về phòng làm việc.”
Nói xong, liền vòng đường rời khỏi.
Nhìn bóng lưng anh ấy xa dần, Triệu Hiểu Đường nói một cách mê mẩn: “Đấy chínhlà thầy Mộ trong truyền thuyết của các cậu sao?” Đây là lần đầu tiên nó nhìnthấy Mộ Thừa Hòa.
“Không phải thầy thì còn có thể là ai.” Bạch Lâm nói
“Đây làm gì là con người.” Tình thánh Triệu Hiểu Đường cảm thán với giọng hưngphấn, “Rõ ràng là Huyền nữ ở Cửu trùng thiên hạ phàm.”
Chín người còn lại giữ im lặng một cách rất ăn ý.
Cuối cùng, sư huynh Lý phát hiện ra một vấn đề: “Tôi nhớ lúc nãy thầy Mộ nóithầy về phòng làm việc?”
Một sư huynh khác đáp trả: “Ừ.”
Sư huynh Lý lại hỏi: “Nhưng, hướng đi của thầy rõ ràng là đến thư viện mà?”
Bạch Lâm nói: “Người ta vào thư viện thay đồ trước không được sao?”
Chúng tôi lại lần nữa im lặng.
Ký túc xá ở đây khác với khu Tây, không phải toàn bộ nữ sinh ở một tòa lầuriêng, mà chia làm khu nam sinh và khu nữ sinh, xen kẽ nhau không một quy luật.
Hành lang phòng chúng tôi đối diện với cửa sổ của khu nam sinh khoa nào đó,cách nhau khoảng mười mét. Tivi trong trường đều dùng cùng một hiệu, có lúcchúng tôi không tìm được remote thì sẽ chạy qua phòng kế bên mượn dùng tạm. Kếtquả là, có một lần chúng tôi phát hiện tivi đột nhiên tự chuyển sang đài Tomatomà không cần điều khiển.
Tôi nói: “Chẳng lẽ tivi này lâu năm quá rồi, bị giật gân?”
Bạch Lâm nhún vai: “Chắc vậy.”
Sau đó, tôi chỉnh trở về đài Apple, một phút sau nó lại biến thành đài Tomato.Bạch Lâm cũng bắt đầu thấy quái lạ.
“Chẳng lẽ nó thích cà chua, không thích táo?” Tôi hỏi Bạch Lâm, tiện thể ngồimò mẫm sở thích của “người bạn mới” này.
Cuối cùng chúng tôi mới phát hiện, hóa ra không phải là tivi giở chứng, mà dođám nam sinh ở lầu đối diện. Tivi hướng ra ngoài hành lang, bên kia là lầu củanam sinh. Chúng đang cầm remote điều khiển tivi bên phòng chúng tôi. Sau này,chúng tôi rãnh rỗi không có gì làm cũng sẽ lấy gậy ông đập lưng ông. Chínhtrong bầu không khí mới mẻ vui vẻ của môi trường cơ sở chính này, phòng củachúng tôi đã xảy ra một chuyện chấn động nhất ngày tháng đại học.
Hôm đó là thứ hai, sáng sớm chúng tôi đã phải vào tiết đọc hiểu. Triệu HiệuĐường làm tóc ở trong phòng, lề mề cả nửa ngày trời, vào đến lớp thì đã trễgiờ. Giáo viên đọc hiểu đã quen với tác phong của nó nên cũng chẳng hề đoáihoài. Vì tính đặc thù của chuyên ngành ngoại ngữ, do đó mỗi lớp học chỉ có haimươi học sinh, chỗ ngồi cũng tương đối cố định, cho nên, ai nghỉ học nhìn xuốnglà biết ngay. Song cũng có một điều bất lợi khác là khi luân phiên trả lời câuhỏi, vòng xoay cũng sẽ trở về nhanh hơn. Bốn chúng tôi thích ngồi chung vớinhau, cho Tống Kỳ Kỳ ngồi chính giữa, có như vậy thì khi bị gọi tên đứng dậydịch cũng có thể giúp đỡ lẫn nhau.
Triệu Hiệu Đường là người cuối cùng vào lớp.
Mười phút sau, ngoài cửa xuất hiện một người phụ nữ trẻ tuổi lạ mặt.
Cô ta gõ cửa vài cái rồi hỏi: “Xin hỏi đây có phải là lớp 1 khoa Anh không?”
Cô ấy khá lịch sự, không cảm nhận được là có mưu đồ gì, nên giáo viên đứng lớpnói phải.
Sau khi nhận được câu trả lời khẳng định, người phụ nữ ấy chuyển ánh nhìn xuốnglớp học: “Tôi tìm Tống Kỳ Kỳ.”
Tống Kỳ Kỳ ngạc nhiên ngước đầu đứng dậy, xin phép cô giáo rồi đi ra ngoàitrong nghi ngờ.
Người phụ nữ ấy nhìn Tống Kỳ Kỳ, xác định thêm lần nữa: “Cô là Tống Kỳ Kỳ?”
Tống Kỳ Kỳ gật đầu: “Là tôi, xin hỏi có chuyện gì?”
Chữ “gì” ấy còn chưa kịp nói hết, bàn tay của người phụ nữ ấy đã giáng xuốngmặt của Tống Kỳ Kỳ, “bốp” một tiếng, giữa hành lang vắng người, âm thanh rõràng đến không ngờ.
Nhìn thấy cảnh tượng ấy, chúng tôi kinh ngạc đến chỉ biết ngồi ngơ ngác.
Ngay sau cái tát ấy, người phụ nữ lộ rõ nguyên hình của mình, cô ta mắng chửi:“Trường của mấy người sao lại có loại học sinh như cô hả, dám dụ dỗ chồng củatôi!” Vừa nói, cô ta còn vừa nắm lấy tóc của Tống Kỳ Kỳ, vẻ mặt hung dữ.
Đến lúc này thì chúng tôi đã hồi thần trở lại. Bạch Lâm ngồi ngoài cùng, nó làngười đầu tiên chạy ra đẩy người phụ nữ đó ra. Các bạn cùng lớp còn lại cũng lũlượt đổ ra ngoài cửa ngăn cản, chất vấn người phụ nữ đó.
“Sao lại đánh người chứ?”
“Bà lấy tư cách gì mà đánh người hả?”
Người phụ nữ loạng choạng với cú đẩy của Bạch Lâm, sau khi định thần lại nhìnthấy cả nhóm người chúng tôi đối phó với một mình cô ta, khí thế càng trônggiống như sống chết cũng phải kéo theo Tống Kỳ Kỳ, tay túm lấy tóc của Tống KỳKỳ, giọng cô ta tiếp tục cất cao: “Hỏi tôi lấy tư cách gì ư? Chính bằng lý donó dụ dỗ chồng tôi, phá hoại gia đình của tôi! Hồ ly tinh! Anh ấy từng là giáoviên của mày đó!”
Ba chúng tôi sững người tại chỗ.
Động tĩnh của người phụ nữ này đã ảnh hưởng đến cả hành lang lầu 7, rất nhiềulớp đều đã ngưng học, những người ra xem náo nhiệt càng ngày càng đông. Cuốicùng làm kinh động đến trưởng khoa. Dưới sự khuyên giải của giáo viên, ngườiphụ nữ đó mới chịu ngừng lại tiếng mắng chửi của mình, cùng họ vào văn phòng.
Sau khi lấy lại bình tĩnh, người phụ nữ bắt đầu rơi lệ kể lại đầu đuôi sự việc.Lúc này chúng tôi mới biết, hóa ra đó là vợ của Tiêu Chính, hai người đã kếthôn 3 năm rồi. Tôi kinh ngạc nhìn Tống Kỳ Kỳ, không nói được lời nào. Tống KỳKỳ từ đầu đến cuối chỉ cúi đầu im lặng, năm dấu tay kia vẫn còn hằn rõ trêngương mặt của nó.
Chủ nhiệm khoa nói: “Đâu thể nào. Tống Kỳ Kỳ là học sinh xuất sắc nhất cả vềthành tích lẫn phẩm chất trong khoa Anh chúng tôi, chuyện này có hiểu lầm gìkhông?”
Vợ của Tiêu Chính lau đi nước mắt, khinh khỉnh: “Hiểu lầm?”
Triệu Hiệu Đường tiến tới ba bước, đứng ngay trước mặt Tống Kỳ Kỳ, “Kỳ Kỳ!”
Tống Kỳ Kỳ cúi đầu, cả thân người như đã tê liệt, vẫn không nói không rằng,cũng không nhìn ai.
Triệu Hiểu Đường nói: “Tống Kỳ Kỳ, cậu nói với bà ta, nói cậu không biết. Cậukhông biết Tiêu Chính đã kết hôn, tất cả đều do hắn gạt cậu, cậu nhỏ hơn hắnnhiều như vậy, lại còn là sinh viên, hắn muốn gạt cậu thì dễ biết chừng nàochứ, giống như người lớn gạt trẻ con mà thôi.”
Lát sau, tôi nhìn thấy Tống Kỳ Kỳ từ từ ngước mặt lên, khoang mắt ấy trốngrỗng, nó nói: “Không phải.”
“Bắt đầu từ 17 tuổi mình đã yêu anh ấy, mãi cho đến bây giờ, anh ấy không hềgạt mình.”
“Anh ấy nói anh ấy đã kết hôn, nhưng mình nói mình không ngại; Anh ấy nói sẽkhông vì mình mà ly hôn, mình nói mình không ngại; Anh ấy cũng nói không thểcho mình một kết quả, mình cũng vẫn nói mình không ngại.” Tống Kỳ Kỳ tuôn ratừng chữ một, giữa văn phòng rộng rãi, tiếng nói của nó trở nên rõ ràng lạthường.
Sau đó, tay của Triệu Hiểu Đường run rẩy, giơ lên, và tát thật mạnh vào mặtTống Kỳ Kỳ, “Mình đánh chết cái đồ không biết tự thương mình như cậu!”
Bao nhiêu năm nay, Triệu Hiểu Đường luôn tỏ ra lạnh lùng với mọi việc, ngay cảkhi bị nợ môn, nhiều lần bị bí thư khoa cảnh cáo sẽ không cho nhận bằng tốtnghiệp, nó cũng chỉ cười lạnh với nét mặt chẳng thèm quan tâm. Nhưng lúc nàyđây, Triệu Hiểu Đường đang khóc, tay nó đang run, vừa giận dữ muốn tiếp tụcđánh Tống Kỳ Kỳ vừa nói: “Thật muốn đánh chết cậu!”
Nó ra tay mạnh hơn cả vợ của Tiêu Chính, Tống Kỳ Kỳ cũng không né tránh, chỉđứng yên đó chịu trận.
Tôi chạy tới chắn ở trước Tống Kỳ Kỳ, vừa khóc vừa hét lớn với Triệu HiểuĐường: “Đừng đánh nữa! Hiểu Đường, đủ rồi, cậu ấy đã đủ đau rồi, đừng đánhnữa.”
Bạch Lâm sống chết cũng kéo Triệu Hiểu Đường lại. Đến cuối cùng, bốn đứa chúngtôi đã đứng ôm nhau trong văn phòng, cùng khóc với nhau.
(6)
Do nghề nghiệp của mẹ hơi đặc biệt, do đó từ nhỏ tôi đã có thể nghe được từ mẹmột số chuyện cũ của những phạm nhân nữ trong tù. Nghe nói phụ nữ phạm tội,phần lớn đều là vì gia đình hoặc tình yêu.
Mẹ tôi thường dùng một danh ngôn để hình dung họ – Thương nó gặp bất hạnh, giậnnó không có chí.
Tôi không biết khi Triệu Hiểu Đường tát Tống Kỳ Kỳ, trong đầu nó có phải cũngđang nghĩ câu này hay không. Lâu nay nó luôn làm theo ý mình, trong phòng bốnngười, cảm giác nó mang đến cho người khác là không mấy thích chơi chung với bachúng tôi, do đó cũng có chút xa lạ với chúng tôi. Nhưng, ngay sau khi nó đánhTống Kỳ Kỳ, và cùng chúng tôi ôm lấy nhau, tôi mới ngộ ra, hóa ra trên đời nàycó nhiều người thích che giấu tình cảm của mình như vậy.
Chuyện của ngày hôm đó, rất nhiều người đều trông thấy, do đó sự việc càng ngàycàng trở nên to hơn, mồm năm miệng mười, một truyền mười, mười truyền trăm, lờiđồn rải khắp sân trường.
Vợ của Tiêu Chính nhất quyết bắt nhà trường phải khai trừ Tống Kỳ Kỳ, nếu khôngsẽ làm cho Đại học A bị lên báo. Nghe người ta thuật lại thì nguyên văn của bàta là: “Để người ngoài nhìn xem thế nào là trường điểm, thế nào là tài nữ, toànlà thứ dơ bẩn.”
Trong khoa cũng không tỏ thái độ gì, chỉ bảo Tống Kỳ Kỳ nghỉ học vài bữa, tựmình kiểm điểm trong khi chờ đợi quyết định của nhà trường.
Những ngày đó, nó không hề bước ra cửa, suốt ngày không nằm trên giường thì sẽngồi thẩn thờ trên ghế. Mẹ của Kỳ Kỳ cũng từ dưới quê đi xe lửa lên thành A.
Giáo viên phụ đạo sợ Kỳ Kỳ nghĩ không thoáng, nên bảo chúng tôi trông chừng nótrước khi mẹ nó đến.
Ở sau lưng Kỳ Kỳ, Bạch Lâm hỏi: “Lỡ như trường thật sự khai trừ Kỳ Kỳ thì sao?”
“Không đâu.” Tôi an ủi nó mà lòng không chắc chắn.
“Trong quy định của trường có điều lệ này không?” Bạch Lâm lại hỏi.
“Không biết nữa, lúc trước không có xem kỹ.” Tôi thở dài.
Bạch Lâm nói: “Chúng ta nghĩ cách gì đi. Nhưng nếu thật sự bị khai trừ, cả đờinày còn dám trông mong gì tương lai nữa.”
Người đầu tiên tôi nghĩ tới là người mà ngày thường rất quan tâm cho tôi, tínhtình lại hòa đồng – thư ký Ngô. Nhưng từ lúc khai giảng đến nay thì giáo sưluôn đi họp ở ngoại địa, chẳng thể lo được chuyện ở đây.
Người thứ hai là Trần Đình.
Trần Đình nói: “Tôi cũng chỉ có thể thử xem sao thôi, nói thế nào thì ảnh hưởnglần này thật sự quá xấu.”
Tôi cám ơn thầy xong, vừa định rời khỏi thì bị thầy gọi trở lại.
Thầy nói: “Tiết Đồng, em nói với Tống Kỳ Kỳ, hy vọng em ấy có thể quay đầu lại.Tình cảm như thế ấy căn bản không phải tình yêu. Người đàn ông đó cũng không cótư cách nhắc đến chữ yêu ở trước mặt Tống Kỳ Kỳ. Cũng may là hắn đã chuyển nghềtừ mấy năm trước, nếu không hắn cũng không xứng đáng làm giáo viên.”
“Cám ơn thầy, thầy Trần. Tụi em vẫn luôn khuyên bạn ấy.” Trần Đình là một ngườitốt.
Thầy lại nói: “Thiện cảm mà em ấy dành cho người đàn ông đó trong thời trunghọc, chỉ là một sự ỷ lại đối với người trưởng thành, chỉ là khát vọng đối vớitình yêu của bố mà thôi. Xét về bản chất, nó chỉ có thế, đó không phải là tìnhyêu gì cả.”
Thầy nói xong, rồi nhìn tôi với ánh mắt sâu xa.
Những ngày ấy, tôi đã suy nghĩ rất nhiều.
Ba mẹ của Tống Kỳ Kỳ đều là công nhân. Mẹ của Kỳ Kỳ rất xinh đẹp, hát rất hay.Khi còn trẻ, bác ấy là người đẹp nổi tiếng ở trong xưởng. Ba của Kỳ Kỳ là đồngnghiệp làm cùng xưởng, ngoại mạo bình thường. Nhưng mẹ Kỳ Kỳ cảm thấy ba Kỳ Kỳlà người tốt, trung thực, làm đúng bổn phận. Chỉ không ngờ rằng, người trungthực này luôn sợ hãi vợ mình đi ngoại tình, do đó sau khi kết hôn, chỉ cần bácgái mà nói chuyện với người đàn ông nào, thì về đến nhà chắc hẳn sẽ bị ba Kỳ Kỳđánh đập.
Sau khi Tống Kỳ Kỳ ra đời, tính tình của bác Tống chỉ có tăng chứ không cógiảm. Có một lần một người thân trong nhà vô tình nói, Tống Kỳ Kỳ không giốngông ấy, do đó ông đã nghi ngờ đây không phải con ruột của mình, từ đó hễ cóchuyện gì không vừa lòng ông sẽ lại lấy Tống Kỳ Kỳ ra trút giận. Nhiều năm quađi, tình cảm của hai cha con cơ hồ là con số không. Do đó Trần Đình kết luậntình yêu mà Kỳ Kỳ dành cho Tiêu Chính, thật chất chỉ là sự khát khao đối vớitình yêu của ba, nói như thế cũng không phải là vô lý.
Vậy còn tôi?
Tôi và Tống Kỳ Kỳ giống nhau biết mấy.
Về sau, trải qua quá trình thương lượng từ ba phía, nhà trường ghi nhận Tống KỳKỳ phạm một lỗi sai. Vì mức độ ảnh hưởng của sự việc, nhà trường bảo gia đìnhdắt Kỳ Kỳ về nhà, đình chỉ học ba tháng, chấm dứt học bổng và toàn bộ nhữngdanh dự đang được xét của Tống Kỳ Kỳ.
Mỗi khi nhìn chiếc giường trống trải của Kỳ Kỳ, không hiểu tại sao, tôi cũngluôn có một cảm giác đau cho người cùng cảnh ngộ.
Sau hơn một tuần bình tĩnh suy ngẫm, cuối cùng tôi cũng quyết tâm hẹn Mộ ThừaHòa đến Starbucks gặp mặt, nơi mà mấy tháng trước tôi bắt gặp Tiêu Chính vàTống Kỳ Kỳ.
Tôi đến rất sớm, ngồi tại vị trí mà Tống Kỳ Kỳ từng ngồi, nhìn dòng người và xecộ ngoài đường.
Bữa cơm với anh ấy và với Trần Đình lần trước, đa phần là Trần Đình bắt chuyệnvới tôi. Lâu nay tôi không cho rằng Mộ Thừa Hòa là một người trầm lặng ít nói,nhưng hôm đó, anh ấy nói rất ít, lúc thì nhìn tôi, lúc lại nhìn Trần Đình,giống như một người ngoài cuộc vậy, rất ít xen vào cuộc đối thoại của chúngtôi.
Hôm ấy, chúng tôi có nói đến giáo viên nạp tiền ăn vào thẻ ở nhà ăn số 3 củakhu Tây.
Tôi nóng hừng hực mà nói: “Ông thầy mập ú ấy, nếu đưa một trăm đồng, kêu thầythối tiền, thầy sẽ vứt tiền ra lại, còn rất hung dữ mà nói không có tiền lẻ. Rồinếu như đưa cho thầy hai mươi đồng loại tiền năm đồng một đồng nhờ thầy nạp vàothẻ, thầy sẽ rất bực bội mà đẩy tiền ra lại bảo đi đổi tiền chẵn. Thầy nói đó,rốt cuộc là thầy mập ú muốn sao chứ?”
Trần Đình cười ha ha, “Vậy sao? Cũng may lần nào tôi cũng mang giấy một trăm vànạp một trăm.”
Tôi quay qua hỏi: “Thầy Mộ thầy có gặp qua người đó chưa?”
Anh ấy không trả lời, chỉ cười cười. Dẫu cho chỉ là một câu hỏi rất nhỏ rấtbình thường, anh ấy cũng không chịu dùng lời nói để gần gũi với tôi, cho đếnkhi Trần Đình đứng ra làm dịu lại không khí. Trái lại khi ở MSN, tôi và anh ấynói chuyện thoải mái hơn. Do đó, tôi cứ luôn cảm thấy anh ấy chắc là biết đượcgì đó, nên cố tình né tránh tôi.
Đúng giờ hẹn, Mộ Thừa Hòa xuất hiện.
Tôi nhanh chóng đứng dậy hỏi: “Thầy uống gì? Em mua.”
Trước khi tới đây tôi đã được Bạch Lâm phụ đạo, nó nói đến Starbucks là phảitới quầy thu ngân trả tiền trước, sau đó tự mình mang thức uống đến chỗ ngồi,giống như Mc Donald’s vậy. Nó nhắc nhở tôi nhất định phải ghi nhớ điều này, đểkhỏi bị biến thành một đứa nhà quê làm người ta cười chê.
Đại khái là cử động của tôi quá kích liệt chăng, Mộ Thừa Hòa có hơi khựng ngườilại.
Anh ấy nói: “Để tôi mua cho.”
“Không được! Hôm nay em mời. Thầy uống gì?”
Thấy tôi kiên trì như vậy, anh ấy cũng không tranh giành nữa, bèn nói: “Tùy em,đừng quá đắng là được.”
Tôi đến quầy thu ngân, ngước đầu nhìn bảng giá rất lâu, hoa cả mắt, cuối cùngmới nói với nhân viên phục vụ: “Tôi muốn một ly cà phê không đắng.” Nói xong,chính tôi cũng cảm thấy câu này ngu thật.
Nhân viên phục vụ cười hiền nói: “Gần đây chúng tôi vừa cho một loại thức uốngmới, Black cherry mocha, khá ngọt.”
“Vậy tôi lấy hai ly.”
“Xin hỏi, muốn dùng loại hình nào, lớn vừa hay nhỏ?”
Tôi lại hỏi một câu rất mất mặt: “Giá cả có giống nhau không?”
“Không giống.”
“Vậy tôi lấy ly nhỏ.”
“Hai ly Black Cherry Mocha nhỏ, tổng cộng sáu mươi đồng, xin hỏi còn dùng gìkhông?”
“Không cần nữa…….” Tôi lấy tiền ra khỏi ví một cách khó khăn, cầm hai ly cà phêtrở về chỗ, chỉ cảm thấy tim mình đang nhỏ giọt. Sớm biết vậy thì không giả vờthanh cao rồi.
(7)
Mộ Thừa Hòa hỏi tôi: “Tìm việc làm ra sao rồi?”
“Thật ra…..” Thật ra sáng nay tôi chỉ mượn cớ này để hẹn anh ấy ra thôi, nhưngtôi đã chuẩn bị xong lời thoại rồi, “Thật ra em rất do dự cho công việc saunày.”
“Không biết phải lựa chọn như thế nào?”
“Phải đó. Chẳng phải tháng 11 này trường chúng ta có một buổi tuyển dụng sao,em cũng muốn đi thử lắm. Nhưng mà hôm bữa, giáo viên phụ đạo nói với em trongkhoa định tiến cử em ở lại trong trường.”
Mộ Thừa Hòa trầm ngâm một lúc, “Có thương lượng với người nhà chưa?”
“Mẹ em đi công tác ở nơi khác rồi, em có nhắc chuyện này với mẹ qua điện thoại,mẹ nói em muốn chọn thế nào cũng được.”
“Vậy bản thân em nghĩ sao?” Anh ấy hỏi.
“Không biết nữa…..” Tôi nói một cách rầu rĩ.
Dường như anh ấy đã sớm đoán biết trước câu trả lời của tôi, do đó không hề tỏra bất ngờ, chỉ phân tích rằng: “Có định làm thông dịch viên không?”
“Lúc nằm mơ có nghĩ qua. Tiếc là với cái trình độ ngoại ngữ ít ỏi đó của em,làm thông dịch viên chuyên nghiệp còn kém quá.” Trước đây không chịu ngoanngoãn học tập, hối hận rồi.
“Có muốn vào làm trong công ty nước ngoài không?”
“Chuyên ngành của người ta em không biết, chuyên ngành của em thì người ta đềubiết, em tới đó thì làm được gì chứ, chỉ có thể làm một nhân viên văn phòng,đánh máy, photo. Bạch Lâm nói nếu muốn giỏi thì đi làm sales, nhưng em lại dốtđến thế, làm không được.”
“Vậy hay là ở lại trường?”
“Làm giáo viên?”
“Sao? Lại có ý kiến?” Mộ Thừa Hòa lắc đầu cười.
“Nói thật?”
“……” Hắn hông trả lời, chắc là cảm thấy câu hỏi này của tôi hơi thừa thải.
Tôi đành thành thật nói: “Em cảm thấy làm giáo viên chán lắm, năm nào cũng nhìnquyển sách đó, giảng những bài đó, lặp đi lặp lại. Cuối cùng biến thành ngườilôi thôi như Đường Tăng, nói chuyện cũng lớn tiếng hơn.”
Hắn cười rồi.
“Em không có nói thầy nha.” Tôi vội giải thích.
Lát sau, tôi lại không kìm được lòng hỏi: “Thầy Mộ, sao thầy lại làm giáo viênvậy?”
“Ngoài Vật lý ra thì tôi không còn biết gì nữa hết, không còn cách nào khác,chỉ có thể làm giáo viên thôi.” Anh ấy nói.
“Thầy nói dối, theo lời đồn từ học sinh của thầy, là thầy sắp làm viện sĩ việnhàn lâm rồi.”
“Học sinh nào mà thích quảng cáo tôi thế này?”
Tôi le lưỡi, không dám bán đứng sư huynh Lý, vội giả vờ như uống cà phê, tôihút một hơi, quả đúng thật là ngọt muốn xiêu vẹo, hối hận thật. Nhưng nghĩ lại,dù gì cũng 30 đồng một ly, còn hơn uống vào mà đắng muốn xỉu.
Hắn chợt nói: “Cá nhân tôi cảm thấy em khá thích hợp làm giáo viên.”
“Tại sao?” Tôi nghiêng đầu hỏi.
“Hòa đồng, dễ gần, từ sáng đến chiều đều vui vẻ, không có nhiều tâm tư, môitrường lớp học rất thích hợp với em. Nhưng…..”
“Nhưng gì ạ?”
“Nếu em muốn ở lại trường, cử nhân thôi thì trụ không được đâu, trước sau cũngphải thi tiếp nghiên cứu sinh, đấy cũng là điều mà em cần phải đắn đo.”
Sau đó, Mộ Thừa Hòa lại phân tích điều lợi và điều hại.
Tôi nhìn gương mặt của hắn, trong đầu xuất hiện rất nhiều ý nghĩ. Lúc trướctừng thấy trong sách nói, tình yêu không phải chỉ là một lúc rung động, mà làbạn phải cảm thấy, bạn và người ngồi đối diện với bạn, có thể sống bên nhau nămmươi năm, bất kể đắng cay ngọt bùi, bất kể ốm đau bệnh tật, cũng đều có thểchăm sóc bảo vệ nhau.
Tôi chưa từng nghĩ qua, nếu như tôi thật sự kết hợp với Mộ Thừa Hòa, sau đócùng sống với nhau, sinh con, cùng già, thậm chí cùng đối mặt với tử vong sẽ lànhư thế nào. Tôi chưa từng nghĩ qua.
Tôi chỉ nghĩ, nếu như anh ấy tốt với tôi, nếu như anh ấy mãi quan tâm tôi nhưthế, nếu như anh ấy nói anh ấy thích tôi, nếu như anh ấy có thể ôm tôi vàolòng. Tôi nhất định sẽ vui sướng và kích động hơn bao giờ hết. Những gì tôimuốn chỉ đều là nhận lấy, cũng giống như tôi nhận lấy từ ba của tôi vậy. Mỗilần gặp phải khó khăn, người đầu tiên tôi tìm đến sự giúp đỡ đều là Mộ Thừa Hòa.Khi lạc lõng, người đầu tiên tôi nghĩ tới cũng là Mộ Thừa Hòa. Bởi vì anh ấy anủi tôi, khích lệ tôi, quan tâm tôi.
Lần đó các giáo viên nói chuyện với nhau trong văn phòng: “Chỉ ở những tìnhhuống đặc biệt, mới có một tình cảm sùng bái đặc biệt đối với một người đặcbiệt.”
Lúc này đây, tôi bất giác bật cười. Dẫu rằng đắng đấy, nhưng tôi vẫn đã cười.
Anh ấy hỏi: “Tôi nói sai sao?”
Tôi mỉm cười nói: “Dạ không.”
Anh ấy khựng lại một lúc, “Suy nghĩ kỹ chưa?”
Tôi gật đầu, “Nghĩ kỹ rồi.”
Nếu như đó vẫn chưa phải tình yêu, mà chỉ mới là thích. Nếu như cái thích nàykhông nhận được sự hồi đáp của anh ấy, vậy thì hãy thừa lúc nó chưa quấy nhiễuđến anh ấy, đóng băng nó lại, cất giữ nó vào ký ức của mình.
Sau đó, chúng tôi lại nói thêm một lúc nữa về những chuyện khác.
Mặt trời đã gần lặn, tôi còn phải về nhà lấy đồ nên xin phép về trước. Anh ấynói mình không vội, dù sao giờ này đường phố cũng kẹt xe, nên ngồi thêm látnữa.
Ra khỏi Starbucks, tôi đi tới trạm đón xe buýt, đứng một lúc vẫn chưa thấy cóxe. Nhìn những chiếc xe di chuyển từ từ trên đường, tôi không kìm được lòng,quay đầu lại nhìn, chỉ nhìn lướt qua từ xa.
Anh ấy vẫn ngồi ở đó, hơi nghiêng người đối lưng với tôi. Vì khoảng cách quáxa, tôi không nhìn rõ được gương mặt ấy, chỉ biết anh ấy đang cầm ly, tiếp tụcnhâm nhi ly mocha. Tay cầm cà phê là bàn tay trái, đó là bàn tay đã từng mangđến cho tôi rất nhiều hơi ấm và ảo tưởng. Tôi ngừng lại một lúc, tiếp đó vội vãchạy trở về, đẩy cửa kính ra.
Chiếc chuông cửa vang lên vài tiếng leng keng.
Một nhân viên đang dọn dẹp bàn ở gần cửa nhất nhìn thấy tôi vào, liền rất lịchsự mà nói: “Hoan nghênh quý khách.”
Mộ Thừa Hòa nghe thấy tiếng, khẽ quay đầu sang nhìn. Sau đó, ánh mắt của chúngtôi bắt gặp nhau. Tôi đi từ từ về phía đó, anh ấy đứng lên.
“Lúc nãy em quên nói,” Tôi nói rất thành tâm, “Thầy Mộ, cám ơn thầy. Thầy làmột thầy giáo tốt, có thể làm học sinh của thầy, là điều may mắn nhất của emtrong bốn năm đại học.”
Đôi mắt trong vắt sáng sủa Mộ Thừa Hòa nhìn lấy tôi, không nói được lời nào.
Cuối cùng, tôi nói: “Tạm biệt thầy.”
Anh ấy đáp lại: “Tạm biệt.”
Chính trong giây phút tôi quay lưng rời khỏi, Mộ Thừa Hòa đột nhiên kéo lấytôi. Đang là đầu thu, tôi mặc áo tay dài mỏng, năm ngón tay của anh ấy khóachặt cổ tay của tôi, cách nhau một lớp vải mềm, hơi ấm truyền đến từ lòng bàntay ấy. Anh ấy không dùng lực, nhưng đã rất nhanh chóng và dễ dàng ngăn cảnbước chân rời khỏi của tôi.
Tôi kinh ngạc quay đầu lại.
Anh ấy hơi ngưng lại một chút, sau đó bình tĩnh nói: “Giờ này không dễ lên xe,tôi tiễn em.”
“Không sao, nhà em gần đây lắm, đi hai trạm là tới, em đi bộ về đó cũng nhanhlắm.”
Anh ấy gật đầu, buông tay, “Vậy em nhớ cẩn thận, đừng về trường muộn quá.”
Tôi trở về con phố tấp nập, cứ mãi đi thẳng, băng qua đèn giao thông, tiếp tụctiến thẳng, không dám quay đầu lại.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.