Lạc Đường

Chương 14: Tên




Sáng hôm sau tỉnh lại, cũng không có di chứng gì của say rượu.Thập Tam không ở trong phủ, tôi sảng khoái tinh thần đi gặp Trắc phúc tấn của cậuta, cảm tạ việc tiếp đãi, sau đó cáo từ.Trường Quốc Tử Giám ít khi cho nghỉ một ngày, tôi đáp ứng Lý Hạo cùngra ngoại thành chơi, kết quả sáng sớm mới trở về tiểu tử này đã bắt đầu khởi binh vấn tội. Tôi nói với cậu ta: cho cậu ta hai lựa chọn, mộtlà im lặng, bây giờ đi; hai là, tôi tìm tiết mục khác, mời cậu ta cứ tự nhiên.Vì thế cậu ta liền trưng ra khuôn mặt đần thốiim lặng. Nhưng cậu ta luôn là người mau quên, còn chưa tới nơi đã cười cười nói nói với tôi, tôi cảm thấy cậu ta rất đáng yêu.
Đích đến của chúng tôi hôm nay là Đào Nhiên Đình, ở bên ngoài nội thành Tuyên Vũ, trong ngoại thành Vĩnh Định. Nghe nói là vùng thôn dã vắng vẻ mà đẹp đẽ, là nơicủa những văn nhân mặc khắch (những người có học, biếtvăn thơ), sĩ tử các nơi vào kinh đều ở đây. Theo suy nghĩcủa tôi thì cùng lắm chỉ có mấy cây liễu già, một vùng cỏ lau và vài hồ nước. Được người ta xem trọng như vậychủ yếu là bởi vì tất cả những cung điện nguy nga tráng lệ và phong cảnh nước non hùng vĩ đều là khu cấm địa, luôn bị phong tỏa. Bằngkhông loại địa phương này sao có thể xếp ở trên?
Hóa ra Đào Nhiên Đình là một tòa miếu, gọi là am từ bi, được trùng tu lại năm Khang Hi ba mươi lăm. Bên cạnh am có mộtđình nghỉ mát, ban đầu gọi là Giang Đình, sau đó mới sửa thành Đào Nhiên. Saukhi vào miếu, chúng tôi được tiếp đãi ở phòng trà, Lý Hạo thấy phong cảnh gầnlan can là đẹp nhất, mà bàn chỗ đó chỉ có một người ngồi nên đến tỏ ý được ngồicùng, người nọ sảng khoái đồng ý.
"Tại hạ Trần Thời Hạ, tên thường gọi là Kiến Trường,xin hỏi đại danh quý tánh của hai vị tiểu huynh đệ là gì?" Sau khi ngồivào chỗ, người nọ hỏi.
Anh ta khoảng hai lăm hai sáu tuổi, mặc y phục vải màu xanhhơi cũ, cử chỉ phóng khoáng nhanh nhẹn, phong độ nho nhã. Lý Hạo nghe cách nóichuyện của anh ta không tầm thường nên rất có thiện cảm, cười đáp: "Ta làLý Hạo, đây là ca ca của ta Lý Hàm. Hôm nay Trần huynh tới đây cũng là để dungoạn?"
Trần Thời Hạ đáp: "Ta chờ người ở đây. Không ngờ lại gặphai vị."
"À, vậy sẽ không quấy rầy Trần huynh chứ?" Lý Hạonói.
"Không đâu. Cùng nhị vị uống trà nói chuyện phiếm, chẳngphải thú vị hơn ngồi một mình khổ đợi hay sao!" Anh ta cười nói, tiếp đódường như đã thấy người đang đợi, lớn tiếng gọi: "Thanh Trạc hiền đệ, đểvi huynh chờ lâu quá đó!"
Tôi ngoảnh lại nhìn người, ặc, đây đúng là một mỹ nam tử ngọcthụ lâm phong nha! Chỉ thấy anh ta vái chào Trần Thời Hạ, nói: "Đệ đến chậm,xin Kiến huynh thứ lỗi." Vẻ mặt anh ta xấu hổ, nhưng lại khiến Trần Thời Hạáy náy, vội vàng an ủi nói chỉ là đùa một chút thôi, thật ra cũng không đợi baolâu cả. Cho đến khi ngồi xuống nói chuyện, chúng tôi mới biết được vị này vôcùng nghiêm túc, mỹ nam tử mọt sách này lại là người Chính Bạch Kì Mãn Châu, gọilà Đạt Lan, Thanh Trạc là tên tự của anh ta.
Anh ta cảm thấy chúng tôi cũng là Bát Kỳ, liền hỏi:"Hai vị là kỳ nào? Họ lão là gì?"
Lý Hạo đáp: "Nhà chúng tôi là hán quân Chính Lam Kỳ."
Tôi chú ý Đạt Lan chỉ gật đầu tỏ ý đã hiểu, Trần Thời Hạ đãcó vẻ mặt xem thường. Ở triều đại địa vị người Bát Kỳ cao hơn người Hán này, cuốicùng tôi cũng cảm thấy cấp bậc của người Hán thấp bé, vào Kỳ, người Hán khôngtính là người Hán, vẫn coi là người Mãn, người ta tách một người ra, trong têncòn kèm theo một chữ "Hán", địa vị thấp hơn cả Mãn Mông. Tôi cười nóivới Trần Thời Hạ: "Trần huynh không dùng tuổi tác sỏi đời để phân biệt đốixử, sao lại vì xuất thân mà coi thường người ta vậy?"
Trần Thời Hạ ngẩn ngơ, sau đó hổ thẹn cười nói: "Đúngđúng, Lý huynh đệ nói rất đúng. Loại cổ hũ này chúng ta không nên có! Đừng nóichi, ta làm gì có tư cách xem thường người khác."
Người này rất có hiểu biết, tôi lại có thêm vài phần thiện cảmđối với anh ta. Lý Hạo và Đạt Lan rất trì độn, còn chưa hiểu hai chúng tôi đangnói cái gì.
Sau đó bốn người chúng tôi lại nói chuyện trên trời dưới đất.Trần Thời Hạ tinh thâm nho học, kiến thức uyên thâm, rất có thể mang lại khôngkhí sôi nổi. Đừng nhìn Đạt Lan là người Bát Kỳ, người này rất thích thú vớithiên văn, phong thủy, nói chuyện có chút tác phong của người nghiên cứu kinhthư, nhưng được cái cũng coi là thực tế. Hai người này cũng không đáng ghét. Đặcbiệt là Đạt Lan, anh ta cho tôi cảm giác giống anh Mẫn Huy và bạn trai TrungHòa Thể thời trung học, bộ dạng cũng vui tai vui mắt, tôi nhịn không được cứnhìn anh ta mãi.
"Ài, kỳ thi mùa xuân này lại trượt, thật có chút chán nảnrồi!" Khi Trần Thời Hạ nói về thất bại trong kì thi mới lộ ra vẻ mặt chánchường thất vọng.
Đạt Lan vừa định an ủi đôi câu, không ngờ có người bàn bên lớntiếng nói: "Mới vừa nghe cách ăn nói kiến thức của vị huynh đài này, đều rấtbất phàm, hà tất chỉ vì hai lần thất bại đã nhớ mãi chẳng quên? Không bằng cứ cốgắng lần nữa, ba năm sau nhất định có thể đề tên bảng vàng."
Chúng tôi nhìn sang bàn bên cạnh, thấy chỉ có hai người ngồichơi. Người nói chuyện khoảng chừng ba mươi bốn ba mươi lăm tuổi, còn có mộtchòm râu dê, ăn mặc kểu nhà văn, phong thái lỗi lạc. Mà một vị khác, y phục màuxanh nhạt, áo choàng lụa hoa màu xanh da trời cộc tay, còn là người tối hôm quatôi vừa gặp…Tứ a ca. Kiểu trùng hợp này khiến tôi không thích. Ánh mắt anh tanhàn nhạt lướt qua tôi, sau đó liền dời đến người Trần Thời Hạ.
Trần Thời Hạ chắp tay làm lễ nói: "Vãn sinh nhất định sẽcố gắng học ba năm sau tái chiến trường thi, chỉ mong khi đó có thể được như lờitiên sinh đây."
"Tốt, có chí khí!" Vị văn sĩ kia khen. Tiếp đó đámngười này lại chính thức ngồi cùng nhau. Văn sĩ nói mình tên là Chu Tòng Thiện,tự là Tĩnh Trai. Mà lão Tứ lại giới thiệu mình họ Ưng, xếp thứ tư. Mặc dù lão Tứcũng không nhiều lời, nhưng từ dáng vẻ cung kính của Chu Tòng Thiện đối với anhta, mọi người cũng đoán được ai là chủ ai là tớ!
Bọn họ trò chuyện từ cuộc thi khoa cử đến phong cảnh GiangNam, tôi rất hứng thú với việc gian lận ở trường thi nên liên tục hỏi mấy vấn đề.Trần Thời Hạ trêu chọc: "Chẳng lẽ Lý huynh đệ muốn tự mình làm thử? Thấyngươi trình độ tài giỏi, nhạy bén hơn người, dường như cũng không cần những thứđó."
Tôi cười đáp: "Nhưng trích dẫn kinh điển thật sự khôngphải là điểm mạnh của ta, nếu có thể đi được đường tắt thì tốt."
Trần Thời Hạ cười ha hả: "Lý tiểu huynh thật là dí dỏm!"Tôi nói thật mà, bọn họ cười cái gì chứ?
Lão Tứ cũng cười, chỉ là nhếch khóe môi một chút. Ánh mắt hướngvề phía tôi truyền thông tin nào đó, nhưng tôi quay đầu đi, giả vờ như không thấy.
Chủ đề câu chuyện lại từ phong cảnh vùng lân cận mở rộng ra.Tôi không hiểu điển cố của hai chữ Đào Nhiên, Lý Hạo nói nhỏ với tôi: "Xuấtphát từ câu 'canh đãi cúc hoàng gia nhưỡng thục, dữ quân nhất túy nhất đàonhiên' của Bạch Cư Dị. Tiểu tử này quả nhiên là có tiến bộ, tôi vỗ vỗ bờ vai cậuta bày tỏ khích lệ.
Sau đó, chẳng biết thế nào lại nói đến vấn đề trị thủy. Vềphương diện này dường như Đạt Lan rất có ý tưởng, nói rất rõ ràng mạch lạc. LãoTứ hiển nhiên là rất hứng thú với điều này, cũng tham gia thảo luận. Đạt Lannói về sở trường, thao thao bất tuyệt, thần thái phấn khởi, có chút phong độ củaanh Mẫn Huy.
Đến khi mọi người bắt đầu ngâm thơ làm phú, tôi chẳng còn hứngthú gì nữa, đến bên cạnh nhìn ra tường thành và lầu quan sát phía xa xa."Đến bên cây liễu phía sau chờ ta. Đừng làm bộ không nghe thấy."Không biết lão Tứ đi qua từ lúc nào, thuận tay chỉ một cái rồi bỏ đi.
Được rồi được rồi, tôi thừa nhận, ai kêu tôi sai lầm một lúcđể hận nghìn đời chứ. Tùy tiện viện một cớ chuồn đi, vừa rồi cũng không chú ýanh ta chỉ nơi nào, cứ đi một lúc vậy.
Phía sau am đều là đầm lầy lau sậy, những lá cỏ lau vàng sậmvươn lên thân cây, phía trên còn có bông lau, bị gió thu khẽ thổi qua cứ bay loạnđầy trời như lông vịt. Dần dần đi ra xa, trong đám cỏ lau lặng lẽ không một tiếngngười, tôi rất hưởng thụ loại yên tĩnh này. Bỗng nhiên có âm thanh sột soạt,lão Tứ tách đám lau sậy đi tới, vẻ mặt rất không vui: "Chỉ chỗ cho nàng,nàng đi đâu vậy?"
"Ngài chỉ chỗ nào đâu?" Tôi thật sự không thấy.
Anh ta cau mày không tiếng động trách mắng tôi, tôi lại vô tộinhìn anh ta. Đột nhiên anh ta lấy nón của tôi, tôi theo bản năng vươn tay đoạtlại, anh ta lại bắt được cổ tay tôi, kéo tôi vào lòng. Tôi định đứng đậy lại bịanh ta ôm chặt eo, chỉ có thể kề sát lên người anh ta không thể động đậy. Tôingẩng đầu kháng nghị, anh ta nắn nhẹ cằm tôi, hỏi: "Nàng cứ nhìn chằm chằmngười ta làm gì?"
"Ngài nói ai?"
"Đạt Lan kia."
Tôi tự nhiên trả lời: "À, chỉ là nhớ tới một cố nhân màthôi."
Anh ta nhẹ hôn tóc mai của tôi, nói: "Sau này không đượcnhìn kẻ khác như vậy nữa."
"Ừ."
"Cũng không được uống rượu."
"Được."
Tôi đáp ứng nhanh như vậy anh ta lại hoài nghi, hỏi:"Khi nào thì nàng lại nghe lời như vậy?"
Tôi nói: "Vậy thì không." Đúng là bị coi thường!
Anh ta dở khóc dở cười nhìn tôi, cuối cùng vẫn không nhịn đượchỏi: "Thiếu niên đi cùng với nàng là ai?"
"Đệ đệ tôi."
Anh ta hài lòng cười nói: "Nàng có mấy huynh đệ tỷ muội?"
"Ngoại trừ đệ ấy còn có một muội muội." Tôi cườinói, "Nếu ngài thích, sau này sẽ đưa nàng cho ngài, được không?"
Anh ta cười hỏi: "Bao nhiêu tuổi? Bộ dạng giống nàngkhông?"
Tôi suy nghĩ nói: "Đẹp hơn tôi. Hình như là...chín tuổi."
Anh ta thoải mái cười to: "Bây giờ thì thôi, nếu nàngdám chạy trốn ta sẽ lấy con bé để bồi thường."
"Lần đầu tiên tôi thấy ngài cười như vậy đấy." Tôitò mò nhìn anh ta, thật sự là rất mới mẻ.
Anh ta chậm rãi thu lại nụ cười, cúi đầu, ngày càng tới gần.Mắt thấy sắp đụng tới môi tôi, anh ta lại tách ra: "Nhắm mắt lại."
Yêu cầu đúng là nhiều. Tôi nhắm mắt lại, cảm thấy hô hấpnóng rực của anh ta phất qua khóe môi tôi, lại dời đến gò má, cuối cùng lạinghe được tiếng thở dài của anh ta bên tai: "Nàng phải lớn nhanh mộtchút."
Còn lớn hơn nữa? Tôi đã thành lão yêu quái rồi!
Sau này Lý Hạo lại hỏi: "Không biết vị Tứ gia kia là loạingười nào? Nhìn phong thái cách ăn nói dường như không tầm thường." Tôinói: "À, đó là Tứ a ca." Cậu ta lại hỏi: "Tứ a ca của phủnào?" Tôi cười trả lời: "Trong tử cấm thành." Lý Hạo liền trợn mắthỏi: "Tỷ biết y?" "Không biết". Cậu ta còn muốn hỏi tiếpthì đã bị tôi cắt ngang: "Tò mò chuyện này làm gì? Dù sao cũng chẳng liênquan gì." Cậu ta biết tiếp tục hỏi cũng không có kết quả, đành phải im lặng.
Mùa thu ở phương Bắc là mùa thoải mái nhất trong năm, nhưngkhoảng thời gian tươi đẹp bao giờ cũng ngắn ngủi, vừa qua tháng mười đã bắt đầucó gió lạnh thấu xương.
Bóng dáng của người không liên quan như lão Tứ cũng vậy,không hề xuất hiện nữa. Tôi cũng không tham gia vào vòng lẩn quẩn trong cuộc sốngcủa anh ta nữa, nếu sau này không còn gặp lại cũng chẳng có gì kỳ lạ. Tôi vẫn dựatheo nhịp bước nhất quán trong cuộc sống lúc trước.
Vì tiểu tử Lý Hạo nên cũng có chút việc để làm. Có một lầntôi thấy cậu ta làm đề bài hình học, nhịn không được nói: "Đệ tính sai rồi."Tôi viết đáp án lên giấy, sau đó nói: "Tính không ra kết quả này thì làm lạitừ đầu." Cậu ta bắt đầu phản đối, ngày hôm sau học về liền không thể khôngkhiêm tốn nhờ tôi dạy. Lúc cậu ta đưa tài liệu ra thì đến phiên tôi há hốc mồm,tôi nhìn chằm chằm cuốn sách tựa như tiếng Mãn đó, hỏi: "Có tiếng Hán haykhông?" Cậu ta lắc đầu, nhưng lại phiên dịch một cách ù ù cạc cạc, hoàntoàn không rõ ý tứ gì. Tôi đành tự mình động thủ, bắt tay phiên dịch cuốn bằng tiếng Anh sang tiếng Trung. Cũng may ngày thườngtôi rất rãnh rỗi, ngoại trừ tìm Tiểu Chung học tiếng La Tinh thì cũng chẳng cóviệc gì để làm, đây cũng được coi là cách giết thời gian rất tốt. Sau đó tôi lạidịch sách đến phát nghiện, cả mùa đông chỉ làm việc này.
Hôm nay Thập Tứ đến đây, thấy tôi chép lại, liền hỏi:"Đây là chữ gì?"
Tôi vẫn cúi đầu, đáp: "Tiếng Anh."
"Tại sao nàng lại biết cái này?" Cậu ta kinh ngạchỏi.
"Rãnh rỗi không có việc gì, học ở chỗ cha DươngDi."
Cậu ta cũng không sinh nghi, chỉ lẳng lặng ngồi xem tôi làmviệc. Người này hôm nay lại yên tĩnh như vậy, đúng là kỳ quái. Sau nửa giờ, tôingẩng đầu hỏi cậu ta: "Có chuyện gì thế?"
Ánh mắt cậu ta lấp lóe: "Không có gì." Dù sao cũngquá trẻ tuổi.
Tôi cười nói với cậu ta: "Ngài đó, cần phải học Bát gianhiều một chút."
"Học cái gì?" Cậu ta ngạc nhiên hỏi.
Tôi cười đáp: "Lúc ngài ấy nói dối, tôi chưa bao giờtìm được manh mối trên mặt ngài ấy."
Cậu ta trở nên lúng túng, không ngồi được bao lâu liền chạytrối chết. Tôi lười đi sâu nghiên cứu nội tình, có lẽ cũng chẳng quan hệ gì tớitôi.
Ngày nào đó của Tháng Chạp, tôi ngủ gà ngủ gật bên cạnh lòthan. Tiểu nha đầu Khởi Vân bên ngoài rón rén đi vào, Hồng Nguyệt Nhi kéo cô nàngkhẽ nói: "Tiểu thư đang ngủ đó. Có chuyện gì thế?" Hai người lại thìthà thì thầm. Tôi xoa xoa mắt, ngáp một cái, hỏi: "Chuyện gì?"
Hồng Nguyệt Nhi thấy tôi tỉnh dậy, liền trả lời: "Cóngười muốn gặp tiểu thư, đang đợi ở trước cổng."
"Ai vậy?" Tôi uể oải đứng lên, dùng nước trà súcmiệng.
Khởi Vân nói: "Không biết. Người đó nói gặp cô nương,cô nương sẽ biết."
Điều này cũng khơi mào lòng hiếu kỳ của tôi rồi, nói:"Cho hắn vào đi."
Khởi Vân đáp trả lui xuống. Chỉ chốc lát sau liền có một thiếuniên mười bảy mười tám tuổi, làn da ngăm đen đi vào sân, trong lòng còn ôm thứgì đó cao cỡ nửa người. Dựa vào quy củ thì người này không thể vào phòng, nhưngtừ trước tới giờ tôi chưa bao giờ chú trọng điều đó, nói với Hồng Nguyệt Nhi:"Chẳng lẽ muốn ta ra sân nói chuyện với hắn vào mùa đông lạnh lẽo này haysao? Gọi hắn vào nhà nói chuyện."
Khởi Vân liền vén rèm lên cho người nọ vào phòng. Cậu ta hỏiHồng Nguyệt Nhi: "Vị này là Lý tiểu thư." Hồng Nguyệt Nhi hé miệng cười,chỉ chỉ tôi ngồi trên ghế thái sư đùa với Mẫn Mẫn.
Mặt cậu ta có hơi đỏ, nhưng khôi phục rất nhanh, cung kínhnói: "Nô tài thay gia đến tặng lễ vật."
Tôi nhẹ nhàng vuốt ve lỗ tai Mẫn Mẫn, bỏ rơi cậu ta một lát,sau đó nói: "Ba vấn đề. Ngươi tên gì? Gia các ngươi là ai? Đưa đến lễ vậtgì?"
Cậu ta cười trả lời: "Nô tài là Chung Bình. Gia sai tiểunhân đem theo một bức thư, cô nương đọc xong sẽ hiểu." Nói xong lấy từtrong tay áo ra một tờ giấy gấp đôi. Hồng Nguyệt Nhi nhận lấy đưa cho tôi, tôimở ra chẳng nhìn thấy tên ai cả, chỉ có chữ bông lau.
Chung Bình vạch tấm vải mỏng trên thứ đồ ôm trong ngực, hóara là một nhành hồng mai cắm trong bình sứ trắng, màu trắng hòa quyện với màu đỏ,cực kì tươi đẹp.
Cậu ta giao bình hoa cho Hồng Nguyệt Nhi, nói: "Gia tiểunhân nói, hoa mai trong phủ đã nở, mời cô nương sáng mai đến thưởng thức."
Tôi gật gật đầu nhìn Hồng Nguyệt Nhi, cô liền bê bình hoa tớiđặt trên án thư bên cửa sổ. Tôi cất kỹ tờ giấy, nói với Chung Bình: "Ngươicứ trở về đi. Giúp ta cảm ơn nhã ý của chủ tử nhà ngươi."
"Vậy sáng mai..."Cậu ta thăm dò hỏi.
Tôi xen vào: "Ngươi trở về nói ta đã biết."
Có thế cậu ta mới vui vẻ hành lễ lui ra ngoài.
Hồng Nguyệt Nhi cười nói: "Hoa này thật là đẹp mắt.Không biết là vị kia có ý gì?"
Tôi cười không đáp. Ài, buông xuống lâu như vậy, còn tưởnganh ta đã quên, tôi lại quên nhanh như vậy.
Buổi chiều ngày hôm sau, vẫn là tiểu tử Chung Bình lanh lợiđến đón. Ngồi xe ngựa vào phủ, sau đó cậu ta dẫn đến sân nhỏ phía trong. ChungBình xốc vải rèm thật dày ở nhà chính, đợi tôi bước vào cửa lại buông rèm luixuống.
Tôi vòng qua bức bình phong vẽ tuyết rơi trên khóm trúc bằngmực tàu, trông thấy lão Tứ cúi người đứng trước bàn sách, trong tay còn cầmbút. Anh ta nhìn thấy tôi liền đặt bút xuống, vẫy tay gọi tôi đi qua.
Tôi đến trước bàn, cúi đầu nhìn chữ anh ta viết, khẽ đọcthành tiếng: "Ta bỉ quan lại giả, kì chức xưng trường dân, y thực bất tàmcanh, sở học nghĩa dữ nhân. Nhân đương dưỡng nhân nghĩa thích nghi, ngôn khảvăn đạt lực khả thi. Thượng bất năng khoan quốc gia chi lợi, hạ bất năng bãonhĩ chi cơ. Ngã ẩm tửu, nhĩ thực tao, nghĩ tuy bất ngã trách, ngã trách hà dođào." (đại khái là ý nói về thực trạng quan lại mục rửa thời đó). Chữ rấtđẹp, nhưng lấy trình độ của tôi thì vẫn không nhìn ra đẹp chỗ nào. Còn về bàithơ thì thôi, mặc dù có cảm xúc, nhưng không giống như là anh ta làm, vì thếtôi hỏi: "Thơ ai vậy?"
Anh ta điểm lên trán tôi, cười nói: "Kém cỏi. ‘Thực taodân’ của Âu Dương Tu cũng không biết."
Tôi nói: "Đúng vậy, tôi không biết một chữ nào cả."
"Nói hưu nói vượn!" Anh ta cười khiển trách, sauđó lại hỏi, "Ở nhà trước kia không tập viết theo mẫu chữ sao?"
"Không." Tôi chẳng bao giờ tĩnh tâm được.
Anh ta liền nhét bút vào tay tôi: "Lại đây, viết vài chữthử xem?"
"Hay là thôi đi, tôi không viết tốt được nhưngài." Tôi phản đối loại chuyện mất thể diện này.
Anh ta không cho phép tôi cự tuyệt, một tay ôm lấy tôi, mộttay nắm lấy tay cầm bút của tôi, hỏi: "Nàng thích câu của ai?"
Tôi thở dài, đáp: "Bạch Cư Dị đi." Dễ biết.
Anh ta suy nghĩ một lát liền cầm tay tôi viết hai hàng chữ:"Xuân phong đào lí hoa khai dạ, thu vũ ngô đồng diệp lạc thời." Rốtcuộc là tính tôi viết hay là anh ta viết đây?
Tôi tránh khỏi anh ta nói: "Tự tôi viết là được rồi."Anh ta liền buông tay ra.
Tôi lấy bút chấm chấm mực trên nghiên, viết hai câu ở chỗ trống:" Trên trời nguyện làm chim liền cánh, dưới đất nguyện làm cây liềncành." Anh ta mỉm cười ngưng mắt nhìn tôi, tôi cười với anh ta, tiếp tục bổsung hai câu sau: "Thiên trường địa cửu có lúc tận, thử hận miên miên vôtuyệt kì."
"Nàng!" Anh ta nhìn thấy liền trừng mắt nhìn tôi.
"Là ngài tự chọn bài này mà." Bạch Cư Dị nhiều thơnhư vậy, người nào đó lại khiến anh ta cố tình chọn bài bi thảm đến vậy? Tôinói: "Mặc kệ ý nghĩa thế nào, không phải chỉ nhìn chữ thôi sao? Cứ bàn vềchữ là được rồi."
Giọng điệu anh ta cứng đờ, nói: "Vậy thì nói về chữ, vôcùng thê thảm, cực kì gay go."
Tôi bất mãn nói: "Dùng từ khắc nghiệt vậy sao? Tốt xấugì ngài cũng phải nhẫn nhịn một chút, đưa ra lời bình an ủi một chút, tỷ như'nét chữ cứng cáp' cũng được.
Anh ta nhíu mày nói: "Tay nàng phá nét chữ, còn muốn tanói gì nữa chứ? Trở về phải nghiêm chỉnh bắt chước bản mẫu của các danh gia mớitốt."
Tôi vội xua tay nói: "Tứ gia ngài tha cho tôi đi!"
Anh ta vừa nghe lại không nhịn được bật cười, nhìn tôi nói:"Đừng gọi Tứ gia Tứ gia nữa, nghe khó chịu lắm."
Không phải người ta đều gọi thế sao? Tôi cau mày hỏi:"Vậy gọi là gì?"
"Gọi tên."
Tôi ngớ người một lát, sau đó ngẩng đầu hỏi: "Ngài têngì?"
Anh ta không nói một lời nhìn chòng chọc tôi cả buổi, cuốicùng lấy một tờ giấy mới, viết lên hai chữ "Dận Chân", đưa cho tôi.
Tôi hỏi: "Đọc thế nào?" Anh ta liền đọc một lầncho tôi nghe.
Nếu đã hỏi một người, không bằng hỏi luôn tất cả, vì thế lạihỏi anh ta, lão Bát, lão Cửu, lão Thập, Thập Tam, Thập tứ tên là gì.
Anh ta viết từng tên một. Tôi cười nói: "Tôi thích nhấttên của Thập Tam."
Anh ta hỏi: "Vì sao?"
"Bởi vì hai chữ này tôi biết." Tất cả những ngườikhác đều là chữ ít gặp. Tôi chỉ vào tên của Thập Tứ, nói: "Hóa ra Thập Tứtên là Dận Trinh."
Anh ta kéo tờ giấy ném vào chậu than.
Tôi cười nói: "Nói đến Thập Tứ, tôi cảm thấy gần đâyngài ấy có điểm kì lạ."
"Mấy ngày nay Thập Tứ đệ liên tục có việc vui, đươngnhiên là không giống với mọi ngày."
"Hả? Việc vui gì?" Tôi tò mò hỏi.
Anh ta bình thản đáp: "Ba tháng trước đệ ấy vừa mới lấyđược Lân nhi, hai ngày trước hoàng a mã lại chỉ hôn cho đệ ấy lấy nữ nhi củaHình Bộ Thị Lang La Sát làm phúc tấn, mùa xuân sang năm thành thân."
"Vậy thật đúng là việc vui rồi." Tôi cười nói.Không ngờ động tác của tiểu tử Thập Tứ này cũng nhanh quá, hơn nữa một lần đãcó con trai, không để cho Thập Tam có trước. Nếu ngày đầy tháng nữ nhi của ThậpTam đã tặng quà rồi, có phải cũng nên tỏ ý với cậu ta một chút không?
Lão Tứ vỗ mặt tôi, hỏi: "Nghĩ gì thế?"
"Tôi đang suy nghĩ, hiện tại ngài có mấy đứa nào rồi?"Tôi ngửa đầu hỏi.
Động tác của anh ta ngừng lại một lát, sau đó trả lời:"Hai."
Tôi lại hỏi: "Có mấy phu nhân?"
"Nàng thật muốn biết?"
"Rất tò mò." Tôi cười nhìn anh ta nói.
"Hai người nàng đã gặp qua."
Tôi nghĩ nghĩ rồi cười nói: "Vậy cũng không tính là nhiều."
Anh ta ôm chặt tôi, nói khẽ: "Ta có thể lý giải là nàngđang ghen hay không?"
Tôi tựa vào lòng anh ta, nói: "Tùy ngài."

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.