Lập Quốc Ký II

Chương 1.1: Thiên hạ đại loạn






Chương 00: Thiên hạ đại loạn
Việt Quốc là đất nước xa xôi tại vùng phía nam Đại lục địa. Địa hình hỗn tạp. Phía bắc giáp Thiên Mẫu sơn, ngọn băng sơn vươn tới tận trời cao. Phía Đông giáp sa mạt Hồi Hộp, vùng đất kỳ ảo chứa đựng bí mật của cái chết. Vùng phía tây là Đại Lâm Phong, vùng rừng núi bao la bạt ngàn đến vô tận của sự sống. Thương cảng phía nam mặt hướng ra biển Nam Dương, nơi nhộn nhịp bậc nhất của tất cả các cuộc hải trình.
Trung tâm của Việt quốc là vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn Thần Châu, được bồi đắp bởi hai con sông lớn là Triết giang chảy xuống từ hướng bắc và Lý giang bắc nguồn từ Đại Lâm Phong vùng phía tây. Tại đây hai con sông hòa với nhau, một trắng một xanh giao thoa kết hợp rồi lại tỏa ra chảy về phương nam, qua chín cửa sông đổ ra biển Nam Dương. Chính nhờ sự kết hợp này, đã tạo cho vùng đồng bằng trung tâm sức sống mãnh liệt, cây cối phát triển sinh sôi đa dạng, cảnh sắc nên thơ hữu tình, non xanh nước biết. Thật không đâu sánh bằng. Hay cho câu:
Triết Lang lãng tử nơi phương Bắc

Lam nữ Lý Nương chốn Tây miền
Cửu Long quả đó tình nhân kết
Nhớ mãi Thần Châu chốn hẹn thề
(Thần Châu tình hẹn – Dư Thời cư sĩ)
Năm Uy Võ thứ mười ba, Hoàng thượng tại vị là Hồng Cảnh, chính sách hà khắc, nổi tiếng là người độc đoán và đa nghi. Từ thời lập quốc, Hoàng tổ phong ười hai vị khai quốc công thần là sứ quân, ban cho phiên thổ, tự trị một cõi, oai danh hiển hách. Vậy mà đến nay do hoàng thượng hà khắc, nghi gian quần thần, mười hai phiên sứ quân thì đã bị hoàng thượng thanh trừng hết tám phiến. Ba phiên nổi dây lại bị quân hoàng gia đẩy lui sâu vào sa mạt phía tây. Nay chỉ còn lại một phiên, đó là phiên quân của Hàn Bá tướng quân, đóng nơi biên cương phía Bắc, vị trí trọng hiểm, cách xa triều chính nên vẫn còn được giữ lại. Tuy vậy cũng không tránh khỏi lòng nghi của hoàng thượng. Đất nước rối ren, lòng người chia rẽ.
Giáp phía bắc của Việt Quốc là nước Thanh Trà, đất nước hùng mạnh về quân sự, đang trên đà chinh phạt, mở rộng bờ cõi. Ngăn giữa Việt Quốc và Thanh Trà chính là dãy núi Thiên mẫu sơn. truyện copy từ
Dãy băng sơn hùng vĩ này có thể nói cao tận trời xanh , quanh năm phủ đầy băng tuyết , chưa từng có ai leo được đến ngọn, còn có thể vượt qua thì xưa nay chỉ có được mấy người. Vì vậy, Thiên Mẫu Sơn chính là lý do duy nhất ngăn cản bước chân của quân Thanh Trà đến Việt Quốc. Nhưng từ lâu, Việt Quốc đã là một quả ngọt chín thơm mà quân Thanh Trà luôn thèm muốn. Mà muốn băng qua Thiên Mẫu Sơn chỉ còn một con đường duy nhất chính là Tĩnh Thiên Quan do Hàn Bá tướng quân trấn giữ.
Tĩnh Thiên Quan là một con đường dài hẹp chen vào khe nứt giữa hai ngọn núi, bề rộng không quá mười thướt, kéo dài mấy trăm dặm quanh co xuyên qua lòng núi lớn. Hai bên vách đá dựng đứng cao vời vợi, chỉ biết nếu đứng từ dưới nhìn lên thì bầu trời chỉ như một lằn sáng hẹp, có cảm giác như đứng dưới lòng giếng sâu mà nhìn lên miệng giếng vậy.
Ở giữa đoạn đường Tĩnh Thiên Quan, nơi mà hai vách đá vươn lên cao nhất, khoảng mở rộng nhất chính là Đào Đô thành. Tòa thành lơ lửng giữa lưng chừng không , bám vào hai bên vách đá. Bên dưới Đào đô là quan đạo, nơi đó có lập một trạm kiểm soát mọi người qua lại Tĩnh Thiên Quan. Đào đô hình thành trên hàng ngàn, hàng vạn dầm ngang xuyên từ vách núi này sang vách núi kia. Một số là rễ cây đại thụ có đường kính gần năm thước đâm ngang vách đá, một số lại là cọc sắt cao ba thước do người ta đóng vào, tất cả hình thành nên một mạng lưới chăng ngang lộn xộn, kỳ lạ. Nhà cửa xây nên tầng tầng lớp lớp, cơ man nào là những công trình kiến trúc kỳ quái, chỉ với một mục đích là mở rộng không gian sống ở Đào Đô. Các khu vực nối với nhau bằng hàng hà sa số những cầu thang gỗ, thang treo, cầu dây văng ... Bên trên cùng là tướng quân phủ, phủ đệ của Hàn Bá tướng quân, thành chủ của Đào Đô thành.
Hàn Bá tướng quân là một đại bá cao lớn, khoát bộ cẩm bào, chòm râu trắng dài trước ngực khiến gương mặt ông trở nên quắc thước uy nghi. Từ trên Vọng Quân đài, ông nhìn xuống con đường bên dưới thành phố. Hai hàng đuốc sáng trưng di chuyển theo hai hướng khác nhau tùy theo đó là người nhập quan hai xuất quan. Bởi vì Đào Đô nằm ở vị trí sâu nhất của hẻm núi, nơi ánh mặt trời khá xa xôi nên người đi qua quan trạm bên dưới Đào Đô thường phải đốt đuốc để đi đường. Tay Hàn Bá tướng quân nắm chặt tờ chiếu chỉ, vẻ mặt ông đăm chiêu. Mật lệnh trên chiếu chỉ viết:
“Thần uy Ban mệnh,
Năm Uy Võ thứ mười ba,
Ta là Hồng Cảnh hoàng đế , con cháu đời thứ sáu của Thánh Minh tổ Hoàng.
Thanh Trà phương bắc là một nước man di mọi rợ mà lại dám nhiều lần dòm ngó nước ta, sai sứ sang sỉ nhục oai danh thần uy của ta. Thật là khi người quá mức.
Nay, ban chiếu này, lệnh cho Hàn bá tướng quân dẫn Bạch Lăng quân tấn công Thanh Trà, thể hiện thần uy của của Đại đô. Binh trọng thần tốc , khởi quân trước cuối tháng 10.
Bất đáo thu mệnh,
Uy Võ Hồng Cảnh”
Hàn Bá tướng quân thở dài một tiếng. “Với một lý do không rõ ràng như vậy, lại sai ta đem Bạch Lăng quân tiến đánh Thanh Trà. Thực là danh không chính, ngôn không thuận. Hơn nữa cuối tháng sau là bắt đầu mùa rét đậm, thời tiết chuyển biến xấu, ngay cả sống ở tại Đào Đô đã muôn vàn khắc nghiệt rồi, mà hoàng thượng lại muốn ta đem quân đánh người ta.” Hàn Bá vô cùng phiền muộn. Ông nhìn lại Đào Đô thành. Nằm giữa Tĩnh Thiên Quan, Đào Đô thành có vị trí quan trọng trong quá trình vận lương tiếp thực cho những người đi suốt mấy trăm dặm đường quanh co giữa hai hẻm núi. Tuy là quan ải, nhưng Đào Đô thực chất là trạm nghỉ chân cho thương nhân mua bán giữa Việt Quốc và Thanh Trà. Binh lính Đào Đô trước giờ đều là lính giữ thành, chỉ biết thủ không biết công. Từ thời Hàn Bá tướng quân lên làm thành chủ cũng chỉ vài lần chạm trán với quân Thanh Trà. Nhưng cũng chỉ là thủ thành chờ chúng tự rút lui.
Nếu Thanh Trà tấn công theo đường quan đạo thì với địa hình chật hẹp nơi này, khó triển khai quân theo lối đánh bài bản trên thảo nguyên của chúng. Đào Đô trở thành nơi dễ thủ khó công, chỉ cần thủ thành một tháng, quân Thanh Trà tự động tuyệt lương mà rút. Còn nếu chúng tấn công theo hướng sơn đạo, chưa vượt qua được dãy núi tuyết thì chúng cũng kiệt lực mà rút lui. Tình hình hiện nay là cân bằng, người không thể tấn công ta mà ta cũng không thể xâm phạm người.

“Hoàng thượng ban chiếu chỉ này chẳng khác nào ban ta vào chỗ chết” Hàn bá tướng quân u oán nghĩ. “Ngài đã có ý tiêu phiên, thì có lẽ cũng đã đến lúc của phiên cuối cùng của ta rồi.”
- Lão gia, tuyết lại rơi lớn. Xin người hãy vào trong uống chén trà cho ấm. – Vị lão bá mặc phục sức tổng quan đứng phía cửa, kính cẩn quay về hường Hàn tướng quân.
- Ân bá, đã có tin tức của Tam nhi, Lục nhi và Thất nhi chưa? – Hàn Bá hỏi mà mặt ngẩn đầu những bông tuyết bay bay. Tuyết chưa bao giờ ngưng rơi ở Đào Đô cả.
- Thưa lão gia, Lục Công tử đã đến Tĩnh Thiên Quan, độ chừng cuối ngày sẽ về đến Đào Đô. Tam công tử và Thất công tử đã nhận được tin báo, đang trên đường về, có lẽ chừng ba ngày sau sẽ tới – Vị tổng quản kính cẩn thưa.
- Về rồi thì tốt. Cuối tháng mười sẽ là lúc xuất binh. – Hàn Tướng quân nói như chém đinh chặt sắt.
- Nhưng, lão gia ... – Ân lão bá không thể nói hết câu, lời của ông lấp lửng nửa chừng mà như nghẹn, nửa như một câu hỏi, nửa như lời can ngăn.
- Quân xử thần tử thần bất tử bất trung. Huống chi lần này ta chưa chắc phải chết. Nếu ta không đi, e rằng phen này thiên hạ đại loạn.
Ân lão bá nhìn sâu vào đôi mắt vị chủ nhân của mình. Ông chỉ thấy trong đó sự u oán, hy vọng chiến thắng chỉ là một tia sáng nhỏ xíu, lóe lên rồi vụt tắt. Ngoài trời tuyết cứ bay bay, vài bông trắng tinh rơi trên chòm râu đã bạc của Hàn Bá tướng quân, trông ông già đi hẳn. Ân bá không thể nói thêm gì được nữa, lòng ông chỉ còn niềm hy vọng duy nhất. Hy vọng vào bảy vị công tử, con của Hàn Bá tướng quân. Hy vọng họ có thể xoay chuyển được thế cuộc đã định.



Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.