Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 324: Sâu xa nguồn gốc mâu thuẫn , Ký ca không thoát tội




Đến đây sẽ có rất nhiều người bất bình cũng như khó hiểu thậm chí cảm thấy quá vô lý vì mảnh đất đầy anh tài như Đại Việt lại có thể để một tên ngoại bang không căn cơ có thể thao thúng dễ dàng, gây loạn sau đó phủi đít bỏ đi.

Tất nhiên mọi người nghĩ như vậy không sai với điều kiện các bạn là người đứng ngoài xem diễn hoặc là người đọc truyện. Bởi lẽ kẻ đứng ngoài xem diễn bao giờ chẳng tỉnh táo.
Sự việc nói đến từ đầu nguyên nhân để dẫn đến tình trạng thê thảm của Đại Việt lúc này sâu xa gần gũi lại là từ Ký ca mà ra.

Những hành động vô tình của Ký ca đã khiến mâu thuẫn của các phương chư hầu cùng Lý gia trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.

Cho nên khi Lý gia gặp nạn, đám chư hầu tuy đánh hơi được mùi vị của Tống Kiện nhưng quyết đứng ngoài chờ cơ hội của bản thân. Thậm chí đám chư hầu còn nhìn chằm chằm vào Lý Kế Nguyên, Phụng Càn Vương, kẻ nào dị động về Thăng Long hẳn sẽ bị dựa cớ vây công.

Vì sao lại đến nông nỗi này, lỗi tất cả là từ Ngô Khảo Ký mà thành, đó là sự thật. Với kiến thức lịch sử ba trợn ba trạo về các trận đánh viết lên sách sử cho có cái ép đám trẻ học thuộc, Ký đã hoàn toàn không hiểu về cơ cấu chính trị xã hội thời Lý, và dù cho đến lúc này Ký vẫn còn chưa thực sự hiểu về cơ cấu chính trị Đại Việt lúc này.
Trong sách sử luôn nói nhà Lý đã xây dựng bộ máy trung ương tập quyền, điều này sách đúng, không có sai, sách luôn đúng. Nhưng sách lại không nói về hệ thống thế gia cự phách có thể ảnh hưởng kinh tế chính trị quân sự của Đại Việt? Một hình thức biến tướng của chư hầu?
Ký với thông tin không quá rõ về thế gia, hoàng tộc cùng mức độ tập quyền hoá của Triều Lý dẫn đến một loạt các sai lầm hành động gây mâu thuẫn sâu sắc không thể xoá nhoà giữa thế gia nhóm và Lý gia Tông thất. Xin nhắc lại đây chỉ là Ký vô ý gây nên, lúc ấy hắn chưa có bộc phát dã tâm xưng vương lập đế.

Sự việc đầu tiên đó chính là Ngô Khảo Ký điên điên dại dại ngây thơ dâng lên Tam Sách trị nước cho Ỷ Lan Thái Hậu và được Ỷ Lan tán thưởng, lợi dụng đó chèn ép thế tộc một lần. Lần này Cụ Lý đúng là phải đổ bô một hồi nếu không Ký đã bị thế gia thịt từ lúc này.
Lơi dụng Tam Sách của Ký mà ý định khoa cử Quốc Tử Giám được đẩy nhanh hơn.

Tại sao Quốc Tử Giám, khoa cử lại là chèn ép thế gia, chư hầu?
Đơn giản trước khoa cử thì quan viên Đại Việt sẽ là theo hình thức tiến cử tuyển chọn, do đó chín thành chín quan viên trong triều là đại thế gia, trung thế gia , cùng sĩ tộc. Chỉ có một vài hàn môn cực kỳ suất sắc ra nhập hệ thống trung thành thế tộc sĩ tộc mới được đám này tiến cử làm quan.
Trước Tam Sách của Ký thì dự định khoa cử cùng Quốc Tử giám đã được tên kế hoạch từ thời Lê Thánh Tông, nhưng mà mấy chục năm vẫn không thành hiện thực vì thế gia, sĩ tộc ngăn trở tạo khó khăn.
Đến cuối thời Lê Thành Tông thì hoàng tộc cùng Thế gia cho ra được nhận thức chung Khoa cử tiến hành nhưng 7 thành quan viên vẫn là do tiến cử cách từ xưa đi.
Sở dĩ thế gia nhượng bộ vì lúc này Lý Thánh Tông vừa thắng Chiên Thành, thanh thế tăng mạnh, Lý gia thế lớn nên thế gia sĩ tộc chư hầu phải nhượng bộ.
Được rồi, vì bản Tam Sách của Ký mà Ỷ lan thái hậu dựa vào đó làm văn, coi đó là dân ý là thuận ý trời cắn luôn tiến cử của thế tộc từ bảy thành còn năm thành.
Chưa hết, tiếp theo đó chính là chưng cất rượu, nhìn thì đã giải quyết hài hoà nhưng mà thực tế có phải vậy không?
— QUẢNG CÁO —

Con cháu Tông thất từ khi có khoản này thu nhập thì xa hoa hẳn lên, thiên tử quân thì mở rộng thêm bốn doanh, Đơn giản Lý gia có tiền, có tiền thì càng có thể mở rộng quân đội, hệ luỵ là vị thế càng mạnh, uy hiếp đến các thế gia càng lớn.

Nhưng kinh khủng nhất có thể phải nói đến đó là công nghệ gang thép, búa máy về tới Hoàng Gia đã khiến sự mất cân bằng giữa Lý gia và Thế gia trầm trọng hơn bao giờ hết.
Thật sự chưa bao giờ Lý gia tự tin hơn lúc này, nếu không xảy ra một cái Tân Bình Lộ có Đông Hải Vương, khiến triều đình cử mấy tàu chiến thăm dò sau đó phát hiện Tân Bình Lộ là bất khả xâm phạm thì Lý gia đã ra tay với các thế lực chư hầu Đại Việt lâu rồi.
Có thể nói Tân Bình Lộ quá mạnh Lý gia không chắc mình có thể nuốt trôi, mà có nuốt trôi cũng kiệt quệ. Cho nên Lý gia chưa đụng Tân Bình Lộ, Tân Bình Lộ chưa giải quyết thì Lý gia cũng chưa vô cớ đi đụng các thế gia khác.
Các thế gia không ngu, họ biết nếu Tân Bình Lộ đổ thì kẻ tiếp theo lên thớt lần lượt là bọn họ, cho nên trong quá trình chèn ép hay muốn tấn công Tân Bình Lộ thì đám thế gia này chỉ ra sức không ra công, nói chung là diễn mà thôi.
Cho nên ấy mà, khi Tống Kiệt nhảy nhót triệt tiêu Tông Thất nhà Lý thì đám thế gia này một mực khoanh tay đứng xem kịch vui. Bởi vì Lý gia đối với thế gia lúc này mới là nguy hiểm nhất một uy hiếp.
Chứ cỡ như Tống Kiệt sau khi dở trò đến đoạn xử lý Lý Chiêu Tú bên ngoài thành Thăng Long thì người tinh mắt đều thấy được Tống Kiệt có khả năng công kích người khác bằng dịch bệnh.
Kể từ đó ai gặp thăng này chẳng dè chừng tránh xa?
Chỉ có nội cung bị vây khốn thiếu thông tin cho nên Ỷ Lan Thái hậu trong cơn bĩ cực, lại hoảng loạn do con trai mắc bệnh cho nên tin dùng Tống Kiệt. Cuối cùng là người thông minh tinh minh vẫn có giây phút hồ đồ. Hối hận đã muộn màng.
Thật ra dịch bệnh đáng sợ nhưng không hoàn toàn như vậy, tổng hợp lực các thế gia đâu chỉ mười vạn, bỏ ra một nửa hi sinh có thể công phá Thăng Long bắt lấy Tống Kiệt tra hỏi.
Nhưng tâm lý xem kịch vui, mâu thuẫn thế gia Hoàng Tộc cùng sự không đoàn kết của thế gia đã tạo nên cục diện này.
Nếu họ thực sự trung thành không nề hà hi sinh mà cần vương, đừng nói một Tống Kiệt mười Tống Kiệt cũng đừng hòng gây nên bọt nước.
Cái đáng sợ của Tống Kiệt đó là hắn ở Kinh Đô Đại Việt bốn năm, trong thời gian đó hắn đã tìm hiểu được các mối quan hệ phức tạp lằng nhằng giữ đê quốc và thế gia Đại Việt cho nên hắn biên ra kế hoạch này đánh vào tâm lý mỗi thế gia, đánh không trượt chút nào.
Khoản này Tống Kiệt mạnh hơn Ký, cho dù Ký ở Đại Việt lâu hơn nhưng hắn ru rú ở một góc phía nam, làm gì hiểu đấu tranh thế tộc hoàng tộc Đại Việt?
Người có thể dạy hắn là Lý Thường Kiệt và Ngô Khảo Tích thì lại nghĩ chuyện đơn giản này thì Ký phải biết chứ, cho nên họ chỉ dạy hắn về quân sự.
Buồn cười thay, một người Việt lại không hiểu chính trị xã hội của đất nước mình khi đem so sánh với một tên ngoại bang mới ở Thăng Long có mấy năm.
Điều này không trách Ký, hắn dựa vào là kiến thức lịch sử hắn đã đọc và phán đoán tình hình, lịch sử sách thì đôi khi có những góc khuất không viết ra. Khốn nạn cho Ký góc khuất này lại quá quan trọng rồi.

Ký cuối cùng cũng tìm ra cách tạm thời khả dụng áp dụng gây miễn dịch đậu mùa cho binh sĩ và bản thân hắn.
— QUẢNG CÁO —
Nuôi cấy trên mô tế bào? Đừng nghĩ đến không có đủ thiết bị để làm điều này.
Nuôi cấy trên trứng gà phôi lúc này cũng khá khó và cần thời gian dài thí nghiệm, riêng việc tiêm vào mang túi niệu, màng túi ối , màng niệu đệm lòng đỏ hay não đều là cần rất nhiều thời gian thí nghiệm. Thời gian cấp bách không cho phép Ký làm như vậy.
Cuối cùng Ký vẫn học theo Tống Kiệt, Nuôi cấy trên bò. Nhưng Ký sẽ không thô thiển trích trực tiếp mủ đậu bò vào cơ thể người, quá nhiều biến cố nguy cơ.
Thứ hắn cần là kháng nguyên protein của virus sau đó tiêm vào cơ thể người khiến người sinh ra kháng thể phòng chống virus.
Theo như mạch suy nghĩ này Ký dĩ nhiên dùng nước muối ưu trương đánh loãng dịch mủ. Kể từ đây các tế bào bạch cầu sẽ rất nhanh chết đi và bị phá huỷ giải phóng lượng lớn virus. Vấn đề là virus không thể tồn tại quá lâu ở môi trường này. Tiếp tục bốn năm ngày cho cô lại dung dịch trên từ đó có được loại Vaccine an toàn hơn, ít nhất là giảm thiểu được bội nhiễm trùng cùng việc tấn công của virus còn sống.
Cơ thể phản ứng chỉ là với kháng nguyên của virus.. không quá nguy hiểm.
Một loạt tù binh người Choang ở nơi này được lôi ra làm vật thí nghiệm thực tiễn.
Ký tuy có nhân đạo tính nhưng vì tình thế ép buộc việc gì làm hắn vẫn phải làm.
Việc thí nghiệm này chỉ là tìm ra liều lượng thích hợp cấy gép để cơ thể đủ sinh ra phản ứng tạo kháng thể.
Tuy đơn giản nói năng nhưng phương pháp này tốn của Ký cả tháng trời hoàn thành các công đoạn, và lại tốn cả tháng trời để khiến cho vạn năm ngàn binh của hắn có đầy đủ sức đề kháng Virus .

Tốt rồi, lúc Ký chuẩn bị xuất bịn về Đại Việt cũng là lúc Tống Kiệt đã lênh đênh ngoài biển, Kiệu Thạc đã tiếp quản Long Thành và gây sóng gió kinh khủng hơn nhiều so với Tống Kiệt.

“ Hừ hừ… ta mới không điên tranh đấu cùng đám cuồng chiến A Nam, mẹ kiếp bọn khốn ấy đứa nào cũng có thể dẫn quân đánh trận, căn cơ ta ở Đại Việt không có , lấy đâu chiến tướng giúp ta bình thiên hạ, có mấy vạn binh trong tay cũng là vô dụng, ba sáu kế tẩu vi thượng sách…” Tống Kiệt nhâm nhi tiểu khúc Giang Nam, lúc thì khẽ lầu bàu quan sát trời đêm gió cả trên biển, hơi lạnh tràn về rồi, hắn nhớ phương bắc.

Nhưng chạy lại là về phương Nam.
Đùa à, phương bắc là thiên địa anh em. Họ Ngô, chạy lên đó để nạp mạng? Tống Kiệt hắn mới không ngu nhé.
Vâng tất nhiên không ai nói a ngu rồi, anh là nhất chạy nhạn dùm không bị tóm thì xong luôn cái chân thọt còn lại.

Nghĩ thì tức giận nhưng không thể không khen thằng này, hắn quậy tưng bừng, reo rắc đại dịch chỉ để chạy khỏi Đại Việt. Điểm đáng phục nhất là thằng này tự biết mình là ai cho nên dù nắm được binh quyền có được trong tay cả vạn tinh binh mạnh nhất miền Bắc Đại Việt hắn vẫn dứt áo ra đi.

Đơn giản vì hai nguyên nhân mà chỉ Tống Kiệt mới hiểu được, việc chiếm được dễ dàng niềm tin cùng nắm được quân đội nội thành Thăng Long đó là niềm vui ngoài mong chờ của Tống Kiệt.
Nguyên bản kế hoạch của Tống Kiệt là âm thầm thả dịch khắp nơi gây triệt để loạn Đại Việt khiến kẻ nghi ngờ xuyên không xuất hiện cứu hoả, Tống Kiệt sẽ chỉ âm thầm bỏ trốn với xe nhẹ người ít theo vài thuyền thương bỏ trốn. Thậm chí hắn đã thoả thuận ngầm với vài thương thuyền Javar để thoát thân rồi.
— QUẢNG CÁO —

Nhưng kế hoạch và thực tiễn luôn có lệch, Tống Kiệt ra tay quá chát.
Không ngờ Tông thất Lý tại Long Thành dính hạn toàn bộ, cho nên thân phận phò mã tận tuỵ cung phụng cống hiến của hắn mấy năm qua lại được lọt vào tầm tin tưởng của Ỷ Lan đàn bị rối loạn.

Một bước sai, vạn dặm sai. Tống Kiệt có được quân quyền sẽ thi triển kế hoạch dễ hơn tốt đẹp hơn và lại bố trí một cái siêu cấp đại loạn cho Ký.

Tống Kiệt chế tạo cục diện chư hầu phân tranh, nhưng đây cũng là biến chiêu khi hắn nắm được quân quyền.

Thôi không nói nhiều thằng khốn Tống Kiệt này mà quay trở lại với Kiều Thạc ở Thăng Long Thành.

Vâng các bạn nghĩ đúng rồi, Kiều Thạc không đơn giản và cũng không đơn giản mà Tống Kiệt “ chọn mẹt gửi boom” là Kiều Thạc. Thằng này đúng là đại danh đỉnh đỉnh một thời Kiều gia của Đại Việt. Tuy lúc này Kiều Gia đã lụi bại không còn đứng vào hàng ngũ siêu cấp thế gia, chư hầu của Đại Việt. Nhưng rết trăm chân vẫn có một vài sức lực đáng kể ở nơi đây.
Chỉ cẩn đọc qua lịch sử Đại Việt sẽ thấy âm oán Ngô gia- Kiều gia đời đời.

Ngô gia cũng xuống dốc sau khi Ngô quyền mất đi và người Ngô gia lúc này cũng không được xếp vào hàng ngũ chư hầu nếu không nảy sinh một Ngô Khảo Ký quái tài. Sức lực một người là cụ Lý Thường Kiệt không thể biến Ngô gia thành chư hầu, cụ nắm quân quyền chẳng qua là giúp Lý gia làm việc, Lý gia cần có thể lấy lại quân quyền bất kì lúc nào, Tất nhiên nếu Lý Thường Kiệt có dị tâm thì việc thu lại quân quyền sẽ dị thường đổ máu ở Đại Việt.
Nói như vậy để thấy Ngô- Kiều cùng là xuống dốc thế gia nhưng lực vẫn không tầm thường.
Kiều Thạc tuy là chức võ quan nhỏ ở Đại Việt nhưng hắn gia tộc ở Phong Châu vẫn còn có vài thôn cơ sở. Nhân tài trong tộc là có, kẻ có thể dẫn binh đánh nhau trong tộc không hiếm. Đây là đặc điểm của tộc Việt.
Cho nên gần hai vạn thiên tử quân rơi vào tay Kiều Thạc sẽ ngu hiểm gấp mười lần rơi vào tay Tống Kiệt một kẻ không hiểu quân sự dẫn binh.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.