Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 344: Chưng binh sáu châu bốn phủ




Dưới sự thúc ép gắt gao của Lý Từ Huy cũng như một số hành động mua chuộc của ả, Lê thị để tiết kiệm thời gian tập hợp hơn một vạn rưỡi dân phu khoẻ mạnh.
Mua chuộc bằng thứ gì?
Đơn giản là bằng vaccine , Lý Từ Huy cũng không lấy không 1,5 vạn người, đúng quy củ 1,5 vạn người Lý Từ Huy cấp cho Lê Thị đủ 1,5 vạn liều vaccine.
Trong mấy tháng vừa qua Bố Chính phát triển nhất là ngành công nghiệp gì?
Dĩ nhiên đó là công nghiệp chăn nuôi cùng y tế rồi.
Chăn nuôi dĩ nhiên là gà để lấy trứng, y tế thì các phòng thí nghiệm mọc lên khắp nơi từ dọc Cẩm Thành cho đến Hắc Thành, Bạch Thành.
Nhiệm vụ duy nhất của các phòng thí nghiệm này chính là sản xuất vaccine. Lẽ dĩ nhiên vì chỉ phục vụ cho mục đích này cho nên các phòng thí nghiệm trên chỉ tối giản trang bị cho 1 loại mục tiêu này.
Sản xuất vaccine bằng cách nuôi cấy trong phôi trứng gà có nhiều lợi ích, thứ nhất môi trường vô khuẩn được đảm bảo, sau khi phôi trứng được tiêm virus mầm bệnh thì vỏ trứng sẽ được bịt lại bởi nhựa thông hay hắc ín.
Virus sau 4 ngày phát triển trong phôi sẽ được giải phẫu lấy ra , mô phôi này sẽ được thông qua các quy trình thanh lọc để có thể thu được nhiều nhất kháng nguyên virus.
Lẽ dĩ nhiên đây vẫn là công nghệ thô sơ, khả năng lẫn lộn các tế bào, kháng nguyên của phôi trứng trong vaccine lad không thiếu, nhưng dù sao chất lượng vẫn tốt hơn việc lấy mủ trực tiếp từ đậu bò sau đó chắt lọc.
Lợi ích thứ hai đó chính là tốc độ sản xuất vaccine nhanh, số lượng lớn.
Bò ở Đại Việt tuy không hiếm nhưng không đủ để chế tạo đại trà vaccine. Có lẽ ở thảo nguyên thì dùng bò chế tạo vaccine lại hợp lý hơn vì nơi này gia cầm là khó nuôi, khó kiếm.
Tất nhiên việc nghiên cứu chế tạo vaccine ở Bố Chính nhanh đến vậy một phần nữa nguyên nhân đó là đám khoa học giả ở đây dùng người thật để thí nghiệm tác dụng của vaccine, nghe có vẻ vô nhân đạo nhưng Ký không có ở đây thì cũng chẳng ai ngăn cản nổi.
Người Ê đê ở Lôi Điện Thành tất nhiên là gặp hoạ không nhỏ, một số cuộc tấn công gây hấn lẻ tẻ vượt qua Hải Vân đèo của quân Tân Bình Lộ nhằm vào mục đích này trong mấy tháng qua là liên tục diễn ra. Mối quan hệ giữa người Ê Đê và Bố Chính vốn đã không còn tốt đẹp nay lại trở nên căng thẳng hơn nhiều.
Có vaccine trong tay thì Lý Từ Huy chính là chúa tể trong tình huống dịch bệnh lúc này. Dùng vaccine trao đổi đôi khi còn hiệu quả hơn nhiều uy hiếp võ lực hay tài vật trao đổi.
Trung tuần tháng 3 Lý Từ Huy rút khỏi Ái Châu đi theo nàng tổng cộng một vạn quân khi đến thì lúc về quân số tăng lên hai vạn rưỡi.
Điều này chưa phải là tất cả, lúc này ở Phủ Lý thì quân Thiên Trường đã tăng quân số từ sáu ngàn lên hai vạn người. Vẫn là chính sách tăng binh dân phu.
Nắm được Hoa Lư ( Tràng An) cùng Thiên Trường, Lý Từ Huy có thể chưng binh ở ba Quận , Trường Yên ( Ninh Bình ngày nay, Hoa Lư Tràng An là thủ phủ nơi này), Thiên Trường ( Nam Định ngày nay), Long Hưng ( Thái Bình).
Nói như thế nào nhỉ, Lý thị sau khi trở thành Tông Thất Đại Việt luôn có tham vọng trung ương tập quyền, dẹp bỏ chư hầu hoàn toàn và trở thành một nhà độc đại, đây là xu thế trung.
Vì nguyên nhân này Lý thị luôn cố gắng mở rộng địa bàn khống chế, đây là địa bàn thực sự trăm phần trăm Lý thị khống chế chứ không phải kiểu Vua ra lệnh chư hầu.
Vẽ một vòng tròn từ Thăng Long Thành mở rộng ra chính là vùng đồng bằng mầu mỡ rộng lớn mà gia tộc này trăm năm kinh doanh được.
Trọng điểm nhất có hai nơi.
Thứ nhất khỏi phải nói rồi. Phủ Ứng Thiên có kinh đô Thăng Long, Lý Thị rời kinh đô về nơi này gần trăm năm dĩ nhiên khống chế nơi này chẳng thể nào chê được. Từ Ứng Thiên Phủ mở ra các vùng như Phủ Thiên Đức ( Bắc Ninh ngày nay), Phủ Hà Bắc ( Bắc Giang), Phủ Tân Hưng ( Hải Phòng- Hải Dương) đều là Lý thị chặt chẽ quản lý.
— QUẢNG CÁO —

Các cọ cháu tông thất Hoàng Tộc luôn được cử ra đóng quân ở các vùng xa hơn để lãnh thổ Lý Thị bành trướng. Đương cử là Lý Kế Nguyên đóng quân ở Lộ Đông Hải , bào mòn thế gia nơi này cho đến khi Lý thị hoàn toàn trưởng khống dân chúng nơi đây.
Phụng Càn Vương Lý Nhật Trung tại Thiên Trường cũng là chung mục đích như vậy.
Gần nhất đó chính là vụ việc Bắc Chinh Đại Tống.
Vì sao cả trong chính sử lẫn trong tình hình lúc này khi Ký xuyên thì Ỷ Lan vẫn kiên trì ủng hộ Lý Thường Kiệt đánh úp Đại Tống khi mà Tống quốc chỉ mới “chuẩn bị” đánh Đại Việt. Cái chuẩn bị này chưa có thành hiện thực, Đại Tống đánh Việt hay không vẫn còn là Vương An Thạch cùng Tư Mã Quang cãi nhau chưa dứt. Sự việt tấn công Ung Châu có quá cấp thiết với Đại Việt không nếu chỉ xét trên bình diện quân sự?
Xét về quân sự việc đánh Ung Châu với người Việt chỉ là năm năm không quá cấp bách.
Thực ra Lý Thường Kiệt là người hiểu rõ nhất vấn đề này, chỉ cần nhìn cách ông ta động binh là rõ nhất.
Lấy tinh nhuệ Thiên Tử Quân đập nát Khâm Liêm nhị châu đã là phù hợp yêu cầu của việc đánh tan âm mưu chiến tranh của người Tống.
Vì sao ư?
Tống muốn đánh Việt không có thuỷ quân là không thể đánh được, vận chuyển lương thảo khí giới theo đường bộ là không thể nào.
Cho nên đập tan Liêm – Khâm, đánh rụng hoàn toàn hệ thống thuỷ binh, phá huỷ cầu cảng nơi này, lại bắt hết dân từ Khâm Liêm về Đại Việt là một công việc dễ dàng và nhẹ nhàng. Hiệu quả lại cao hơn nhiều việc cố gắng vây đánh Ung Châu.
Trên thực tế Đại Việt trong lịch sử với cuộc bắc chinh đó thực sự cản bước thời gian người Tống phản công, để Lý Thường Kiệt thoải mái dựng phòng tuyến sông Như Nguyện không phải là việc họ đánh hạ thành Ung Châu.
Đánh Hạ Ung Châu sau đó rút về nước thì sau vài ngày Ung Châu lại đầy ắp người Hán từ Quế Châu theo Ải Côn Lôn xuôi nam, mà người Tống lúc mở cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt cũng lười xây lại Ung Châu như một cứ điểm. Điều này nói thẳng Ung Châu cũng chưa hẳn là nơi quan trọng hậu cần tiếp tế.
Nhưng tại sao người Tống sau khi bị Đại Việt tí hon dằn mặt lại mất cả mười mấy tháng mới phản công được?
Đơn giản vì họ không có thuyền để xuôi Nam. Trong nhiều tài liệu sử Tống ghi lại thì Quách Quỳ Triệu Tiết ngay lập tức được điều đến Ung Châu lập tạm doanh nơi này, chỉ trong hai tháng Ung Châu đã tràn ngập quân Tống sau khi Lý Thường Kiệt rút đi.
Nhưng Quách Quỳ Triệu Tiết lại chôn chân nơi đây đến cả mười tháng mới thực sự xâm lấn biên giới Đại Việt. Vì sao lại có chuyện này?
Đơn giản sử Tống đã ghi rất rõ, bọn họ tốn nhất thời gian đó là thành lập lại thuỷ binh cùng chưng dụng thuyền buôn Chiết Giang, Giang Tô, các vùng để tạo tân thuỷ quân tại Khâm Liêm hai châu.
Sau đó đám thuỷ quân chim non mới thành lập này mói loi nhoi đến Vân Đồn đã bị Lý Kế Nguyên với tinh nhuệ thuỷ quân Đại Việt đốt sạch.
Có thể nói trận Như Nguyện Đại Việt có thể cầm cự không cho quân Tống Quách Quỳ qua sông nguyên nhân chính vì thuỷ quân Tống bị đánh hạ ở Vân Đồn.
Thực tế không có thuyền chiến Hỗ Trợ quân Quách Quỳ Triệu Tiết với bè gỗ thô sơ mà mấy lần kém chút đột phá phòng tuyền Như Nguyệt thì phải hiểu quân Tống không hề kém. Chính quy Tống so với chính quy Đại Việt là tương đương nhưng họ đông hơn nhiều.
Hãy tưởng tượng nếu Sông Như Nguyện tràn ngập chiến hạm Đại Tống, quân Tống có đủ lương thực thuốc men , khí giới thì quân Đại Việt có giữ được phòng tuyến Như Nguyệt hay không?

Cho nên Lý Thường Kiệt nhìn xa hơn một cái đầu so với Quách Quỳ là chỗ này. Ông tàn phá nặng nề hai khu Khâm Liêm khiến nơi này không thể là cảng biển tập kết cho thuỷ quân Tống sau đó.
— QUẢNG CÁO —
Thế nên mới có chuyện quái đản đó là cánh thuỷ quân do Dương Tùng lại chạy từ eo biển Đài Loan chạy thẳng không nghỉ qua Hải Nam Đảo sau đó vọt thẳng vào Vân Đồn rồi bị đánh chìm sạch nơi này. What the … có kiểu hành quân ngàn dặm không có cảng tiếp tế mà dám lao thẳng vào trận địa địch quân như vậy sao?
Dương Tùng làm gì có quyền lựa chọn? Khâm Liêm hai cái cảng nhộn nhịp thương mại trước kia đã bị quân Đại Việt phá hỏng cả rồi, hắn chỉ có thể dẫn đám thuỷ binh chim non một đường chạy thẳng rồi bị Lý Kế Nguyên đánh chìm chứ sao.
Cho nên trận chiến này mới đánh thì người Tống đã rơi vào bố trí từ trước đó của Lý Thường Kiệt rồi.
Cho nên nói lại, đánh Khâm Châu, Liên Châu là bắt buộc. Đánh tan nơi này phá huỷ hết thuyền bè cầu cảng mới là mục tiêu quân sự quan trọng nhất.
Vì sao biết tin Dương Tùng bại trận Quách Quỳ phải rút lui vội? Vì một bài Nam Quốc Sơn Hà khiến binh sĩ đại Tống xuống tinh thần?
Xin lỗi đi, chiến tranh đâu chỉ có như vậy, tâm lý chiến ừ… rất quan trọng, nhưng nó không quá mạnh mẽ đến vậy, nếu còn lương , có thuyền thì Quách Quỳ sẽ còn đánh. Nhưng Lý Kế Nguyên đốt chính là lực lượng thuyền bè cùng hải quân cuối cùng của Tống rồi.
Không nói quá , Tống cần ít nhất mười hai tháng nữa mới tổ chức được một chi hải quân khác xuôi nam tiếp viện, Quách Quỳ rút lui vì quân của hắn không lương thảo, không thuốc men không thể nào trụ được mười hai tháng.
Mà kể cả lúc này Quách Quỳ đột phá Như Nguyệt thì Tông Thất nhà Lý vẫn có thể lui về Hoa Lư, thậm chí Ái Châu. Quách Quỳ dám đánh tiếp đuổi theo khi không có thuỷ quân hỗ trợ?
Càng đánh sâu về phía nam lương thực tiếp tế càng khó, cho nên Quách Quỳ phải rút. Đây mới là nguyên nhân quân sự mang tính khách quan của Trận Như Nguyệt trong lịch sử.
Lại nói quá xa rồi.
Trở lại vấn đề tại sai Lý gia Hoàng Thất , Lý Thường Kiệt biết rõ Ung Châu khó đánh, giá trị không cao nhưng vẫn cho Tôn Đản, Lưu Kỷ cố sức đánh?
Đơn giản vì chính trị Đại Việt lúc này cần.
Các Tù Trưởng khê, động, các quân phiệt chư hầu rừng núi phía Bắc cùng Tây Bắc sau cả trăm năm nghỉ ngơi đã rất khoẻ.

Chỉ cần nhìn lần Chinh Bắc quân Đại Việt tấn công Khâm Liêm chỉ có hai vạn, quân các khê Động phía Động tổng lên tới bảy vạn. Đủ để hiểu đám khốn kê động này đã hùng mạnh đến mức độ nào.
Ngoài Thân Cảnh Phúc phò mà đúng là Tông Thất Lý gia dần mất khống chế đối với đám Lưu Kỷ.
Cho nên một cuộc chiến tiêu hao đám tù trưởng này về mặt chính trị là cần phải có, dùng lợi ích lãnh thổ và bánh vẽ Lý Thị Tông Thất dĩ nhiên lừa được đám Lưu Kỷ xuất quân.

Trong Lịch sử sau khi Lý Thường Kiệt rút quân thì để lại Ung Khâm Liêm cho Lư Kỷ chiếm giữ. Thằng này giữ chưa được ba tháng thì quân Tống ập đến. Đại Việt không hỗ trợ mà lui về Như Nguyện phòng thủ cho nên Lưu Kỷ thất thủ.
Kế hoạch dùng tù trưởng các bộ Bắc, Tây Bắc bào mòn sinh lực quân Tống trong lịch sử là quá rõ ràng.
Hoàng Kim Mãn, Lưu Kỷ , Thân Cảnh Phúc, Tôn Đản , Vi Thủ An tự rút về vùng đất cũ của mình như Quảng Nguyên, Lạng Châu, Động Giáp , Tô Mậu. Sau đó đám này toàn tự chiến. Đại Việt quân triều đình không hề hỗ trợ.
Cho nên mới xảy ra hiện tượng phần lớn đám này đầu hàng Tống cắn ngược Đại Việt. Không ai ngu cả, họ không muốn mắc bẫy Đại Việt.
Lại nói tình hình lúc này khác xa lịch sử. Lý thị Tông Thất có cách khác xử lý vấn đề. Vì cuộc bắc chinh này có Vương Thị Chiết Giang làm loạn. Tây Mân, Nam Mân, Đông Mân thành lập cho nên sẽ không có Như Nguyệt trận xảy ra.
Chính vì vậy dựa theo thoả thuận trao đổi trước đó. Vi Thủ An, Hoàng Kim Mãn, Lưu Kỷ , Thân Cảnh Phúc giao ra địa bàn sau đó lên phía bắc tiếp quản khác lãnh địa.
— QUẢNG CÁO —

Lý thị cử cọ cháu khống chế các vùng đất Quảng Nguyên, Lạng Châu, Lộ Đông Hải.

Lý thị chưa bao giờ hùng mạnh đến vậy.
Lãnh thổ thực quản mở rộng đến hơn nửa. Một loạt chư hầu hùng mạnh phía Bắc, Tây Bắc biến mất mà nhường lại địa bàn. Quan trọng nhất đó là Quảng Nguyên cực giàu tài nguyên.
Nếu cho Lý thị ổn định tình hình như vậy thêm năm mươi năm thì xu thế trung ương tập quyền của gia tộc này khả năng cực cao, cho dù toàn bộ chư hầu khác ở Đại Việt có đoàn kết lại cũng vô dụng.
Nhưng chỉ một con virus Tống Kiệt đã gần như đập tan tành bố trí của Lý thị Tông Thất rồi còn gì?
Lại nói đến phía nam khu vực.
Long Hưng hay cách gọi khác là Long Trung , chỉ vùng đất phát tích của Hoàng Tộc đương thời là nơi Hoàng Tộc cựu địa quản lý trước khi xưng Đế toàn cõi Đại Việt.
Nếu Ngô Khảo Tích xưng đế thì Tân Bình Lộ chính là Long Trung mảnh đất. Nhưng Long Trung mảnh đất của Lý Thị chính là Thái Bình ngày nay.
Quản lý Long Trung thực ra là Phụng Càn Vương Lý Nhật Trung, Long Trung tiếp giáp Thiên Trường cho nên sau đó Lý Nhật Trung mới xâm lấn và tiêu hoá Thiên Trường.
Cho nên lúc này Lý Từ Huy thừa kế gia sản từ Càn Vương thì nàng có thể dễ dàng huy động người từ ba khu vực. Thiên Trường( Nam Định) – Trường Yên( Hoa Lư) – Long Hưng( Thái Bình).
Mà ba cái nơi này là đồng bằng màu mỡ lại cũng không cách xa thủ phủ cho nên dân số cực đông. Đừng nói huy động một hai vạn dân phu, kể cả huy động năm vạn cũng dư sức.
Cho nên từ khi nhận được bức thư hai chữ Chưng Binh của cụ Lý Thường Kiệt thì Lý Từ Huy không những xẻo thịt Ái Châu mà còn hạ lệnh chưng binh ở Hoa Lư, Thiên Trường, Long Hưng.
Việc chưng binh ở ba nơi kia cực kỳ có ý nghĩa với Lý Từ Huy. Thông qua số lượng dân phu, chất lượng, thời gian tập hợp dân phu thì nàng có thể sơ bộ đánh giá sức khống chế của bản thân đối với ba vùng đất này.
Lạ lùng nhất đó là lực khống chế của Lý Từ Huy đối với Long Hưng là mạnh nhất, cho dù nơi đó là xa nhất.
Nên nhớ lúc này Lý Từ Huy đóng quân ở. Hoa Lư, nhưng dân phu từ Long Hưng lại tụ tập nhanh nhất, chất lượng tốt nhất và đến Hoa Lư sớm nhất.
Kế đến là Thiên Trường , buồn cười nhất đó là lực khống chế của Lý Từ Huy đối với Hoa Lư lại là yếu nhất cho dù nàng đàn đóng quân mấy vạn nơi này.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.