Khi Cố Viên học lớp chồi, bà ngoại qua đời lặng lẽ trong đêm. Sau khi bà ngoại mất, Cố Viên bỏ ăn cả hai ngày, mọi người đều nói cậu là đứa bé trọng tình trọng nghĩa. Diệp Đường cũng đau buồn, dường như có dự cảm, trước khi mẹ qua đời một ngày, Diệp Đường và Cố Trinh mua nho cho bà, bà mắng hai người ăn xài phung phí, bảo phải biết tiết kiệm tiền. Trước mặt Cố Trinh, bà đưa cho con gái một túi tiền, mỗi xấp là từng cọc mười tệ mới tinh. Lúc đầu Diệp Đường cương quyết không chịu nhận, nhưng sau không chịu nổi mẹ cằn nhằn mắng nên đành nhận lấy. Số tiền này được dùng để làm đám tang cho bà, rất trang trọng.
Không lâu sau, ông Diệp không chịu nổi cảnh cô đơn nên tìm một người bạn già, ngoài miệng thì nói lý lẽ: Nhanh như thế đã đi tìm một người bạn già khác chứng minh ông rất mãn nguyện với cuộc hôn nhân trước, những người chưa tìm là vì không phải là chung thuỷ mà là người đã mất niềm tin vào hôn nhân từ lâu. Hiện tại ông có người chăm sóc thì bớt việc cho các con. Lúc các con yêu thì ông không can thiệp, bây giờ việc của ông các con cũng đừng xen vào!
Mấy cô con gái đều không đồng ý, định tìm cách uy hiếp ông, đơn giản là nếu ông đưa con hồ ly tinh kia vào cửa thì không xem ông là cha. Ông không dao động, bảo mấy chị em chu cấp tiền sinh hoạt cho ông, nếu không sau này không chăm sóc ông thì ông sẽ kiện mấy đứa con lên toà án vì tội bất hiếu. Không lâu sau, ông đã đăng ký kết hôn với người mới.
Ông thương đứa con gái út nhất, nhưng hôm đám cưới ông Diệp Đường không tham dự, cô không vượt qua được rào cản tâm lý của mình. Nếu một năm sau thì cô còn có thể chấp nhận, nhưng giờ thì quá nhanh.
“Nếu mà em chết, anh tái hôn nhanh như thế em sẽ tìm cách lôi anh theo.”
Cố Trinh cười cô: “Không ngờ em còn có bản lĩnh này. Nhưng mà em đoán sai rồi, chắc chắn em sẽ sống lâu hơn anh.”
“Đừng lảng tránh vấn đề, anh hứa là đời này chỉ cưới một lần đi.”
Cố Trinh rất hợp tác, nói: “Cưới em rồi mà còn muốn kết hôn với người khác thì anh sẽ không được chết tử tế.”
Diệp Đường vội bịt miệng anh lại: “Nói cái gì đâu không vậy. Thật ra ngẫm lại thì vẫn có thể được.”
“Thật sự có thể được à?”
“Không được!”. Đọc 𝘁𝗿uyện chuẩn không quảng cáo ( T𝖱uMT𝖱𝑈𝘠 𝐸𝗡.𝗩n )
“Ba mươi năm Hà Đông, ba mươi năm Hà Tây”, ở thập niên 80 lại biến thành “Ba năm Hà Đông, ba năm Hà Tây”. Diệp Đường lại lên làm vai chính. (30 năm Hà Đông, 30 năm Hà Tây: đây là ngạn ngữ Trung Quốc, nói về con sông Hoàng Hà có chu kỳ 60 năm, cứ 30 năm đổi hướng một lần, nếu bên này là phía Tây, thì sau 30 năm, nó đổi thành hướng Đông. Ý nói sự đời thay đổi, chưa biết trước được điều gì.)
Năm đó Vương Đại Phát vì muốn được xem Diệp Đường diễn phải tích cóp một tháng tiền lương, đảo mắt đã trở thành Quản đốc Vương tiêu tiền như nước.
Chờ đến khi Quản đốc Vương có tiền thì thần tượng năm đó đã biến thành cô gái diễn vai phụ bên cạnh nữ chính. Quản đốc Vương muốn Diệp Đường nổi bật nên bỏ tiền bao hết nửa anh em trong xưởng mình đi xem kịch, mỗi khi Diệp Đường xuất hiện một vài khoảnh khắc ngắn ngủi thì bảo anh em mình vỗ tay nồng nhiệt. Mỗi lần nữ chính nói lời thoại thì không ngừng la ó, chèn ép nữ chính nói sai cả thoại.
Khi chào kết thúc đêm diễn, Quản đốc Vương dẫn anh em lên tặng hoa cho Diệp Đường. Một vở kịch, nữ chính chỉ nhận được hai lẵng hoa mà Diệp Đường nhận được mười lẵng. Lẵng hoa của nữ chính là do bạn trai tặng, vì lần trước Cố Trinh tặng Diệp Đường hai lẵng hoa đã chiếm mất sự nổi bật của cô ta.
Cô ta không ưa nhất là loại người như Diệp Đường. Bề ngoài thì cô ta ra vẻ thanh cao hơn ai hết, nhưng trong lòng là người vô cùng nhỏ nhen. Lần trước Cố Trinh tặng lẵng hoa cho Diệp Đường, cô mang về nhà. Cô ta chờ Diệp Đường mang lẵng cũ đến thì sẽ cười nhạo Diệp Đường, nhưng Diệp Đường lại không cho cô ta cơ hội này. Những lẵng hoa Diệp Đường mang về nhà không hề mang lên để tặng lại, những lẵng hoa được tặng trên sân khấu mỗi ngày đều là hoa mới, còn đến tận mười lẵng.
Liên tục mấy ngày, sự tự tin của nữ diễn viên chính bị rơi xuống tận đáy. Trước tiếng la ó của khán giả, cô trở nên rụt rè, lời thoại lắp bắp. Khi cô lúng túng, khán giả lại càng la ó, đến cuối cùng thì quên hẳn thoại. Vất vả kéo dài đến khi kéo màn, nữ diễn viên chính ôm mặt chạy vào hậu trường, cầu xin trưởng đoàn Lưu lấy lại công bằng cho mình.
Về lý, Diệp Đường biết hành vi đó là quá đáng, nhưng về tình, cô rất hưởng thụ. Nữ diễn viên chính kia còn trẻ, bình thường hay nói này nọ chèn ép cô, cho rằng cô già rồi, tuy lần nào cô cũng đá ngược lại nhưng không tránh khỏi việc tức giận, giờ thấy đối thủ rúm ró lại như thế, nếu không vui vẻ thì thật giả tạo. Cô không phải là người ‘mèo khóc chuột’ nên chẳng thèm giả vờ an ủi cô diễn viên chính đang nằm khóc trên bàn kia.
Ngay cả bữa ăn tối trong hậu trường cũng chia theo cấp bậc, diễn viên chính có bánh mì, sữa, trứng, Diệp Đường là diễn viên phụ chỉ có bánh mì. Cô liếc bánh mì vẻ chán ghét nhưng vẫn nhét vào túi. Con trai thích ăn lõi dứa, mỗi lúc hậu trường phát món này cô đều mang về cho con. Bây giờ chỉ là ngày qua ngày.
Buổi tối Cố Trinh đạp xe đến đón cô, lại nấu cho cô món canh trứng, chiên màn thầu, trong hộp cơm còn cá hố kho. Lúc cô ăn cơm, Cố Trinh ở bên cạnh đọc sách. Diệp Đường vừa ăn canh trứng dầu mè vừa bảo, bây giờ dầu mè không rẻ, không cần thiết phải cho vào. Cố Trinh lần nào cũng nói được, nhưng không làm theo.
Trước đây cô hay mang lẵng hoa người khác tặng cho Cố Trinh xem để anh ghen. Bây giờ cô có suy nghĩ khác nên không hề nói. Cô biết người họ Vương kia không dễ chọc, không muốn đắc tội anh ta.
Hoa được tặng liên tục một tuần, diễn viên chính ám ảnh đến mức buổi biểu diễn báo cáo diễn sai mười mấy chỗ. Vì để đảm bảo buổi diễn thành công, trưởng đoàn đành để diễn viên dự khuyết lên thế chỗ. Diệp Đường làm diễn viên dự khuyết mấy năm, chưa bao giờ được đôn lên diễn thay vai chính, chỉ toàn đóng những vai phụ nhỏ. Nếu là người khác thì có lẽ sẽ khiêm tốn từ chối vài câu, Diệp Đường thì không nói gì, gánh vác ngay.
Đêm diễn báo cáo rất thành công, Diệp Đường khôi phục được vị trí trước đây. Bữa ăn khuya của cô ngoài sữa, bánh mì, trứng gà còn có thịt hộp, trái cây đóng hộp, đồ uống, tất cả đều do Quản đốc Vương tài trợ. Cô ăn không hết thì mang về nhà.
Đối với Cố Trinh, Diệp Đường chỉ nói diễn viên chính rơi đài nên cô lên thay, không hề đề cập nửa chữ đến quản đốc Vương. Từ nhỏ cô đã có không ít người theo đuổi, cô hiểu ý nghĩ của đàn ông qua ánh mắt. Theo cô, ở độ tuổi của quản đốc Vương thì đa phần đàn ông đã kết hôn, một người đàn ông có gia đình lại nhìn một người phụ nữ với ánh mắt nóng rực như thế, hành động quá khích như thế không phải là chuyện tốt. Nhưng cô cũng biết, ngày tháng tốt đẹp hiện giờ của cô do Quản đốc Vương mang đến, không tiện chỉ trích anh ta.
Diệp Đường nghĩ đúng, quản đốc Vương đã có vợ con. Người ta thường nói, đàn ông trung niên có ba điều may mắn ‘thăng quan phát tài vợ chết’. Quản đốc Vương đã phát tài, bắt đầu làm quản đốc, nhưng vợ anh ta tung tăng nhảy nhót suốt ngày, không đi cửa hàng bách hoá mua quần áo thì đến thẩm mỹ viện chăm sóc mặt mũi với lý do là làm đẹp vì thể diện của chồng. Quản đốc Vương lại không cho là vậy, một chiếc xe đạp cho dù sửa sang thế nào thì cũng không thể so sánh với một chiếc Mercedes-Benz. Theo anh ta, vợ giống như xe đạp, hoàn thành nhiệm vụ thì nên tự giác lui vào quá khứ, nhường chỗ cho xe Mercedes chứ không phải giữ chặt lấy anh ta đến chết không rời. Đáng tiếc là bà Vương không có ý thức cao như vậy. Cờ đỏ trong nhà không đổ, cờ màu bên ngoài chỉ có thể tung bay tự do.
Quản đốc Vương đã biết Cố Trinh và Diệp Đường kết hôn từ lâu. Tuy anh ta không còn là một kẻ không xu dính túi như trước nhưng khi nghĩ tới Cố Trinh thì vẫn thấy run rẩy, đến cả chân cũng run run. Cố Trinh khiến anh ta sợ hãi.
Thời còn là thanh niên trí thức, hai nhóm thanh niên trí thức đánh nhau. Cố Trinh một mình đánh bại ba người bên nhóm họ. Sau đó, đám thanh niên trí thức buộc phải ở chung, anh ta bị bắt ở cùng đám Cố Trinh. Một đêm nọ anh ta bị sốt cao. Cố Trinh mượn một chiếc xe đẩy kéo anh ta lên trạm xá thôn. Trạm xá không trị được, Cố Trinh lại kéo anh ta lên đến bệnh viện huyện. Xong xuôi Cố Trinh lại kéo anh ta về, bảo đám thanh niên lấy đồ ăn giấu ra để Cố Trinh làm cơm cho bệnh nhân là anh ta ăn. Trận bệnh đó qua đi thì anh ta béo lên hai ba kg. Lúc đó, người anh ta ngưỡng mộ nhất là Cố Trinh, biết đánh đấm, còn không thiếu bạn gái.
Sau đó anh ta lại bị Cố Trinh đánh là vì Tập Lâm. Khi đó anh ta mặt xám mày tro, không có bạn gái, thanh niên trai tráng tràn ngập hormone không có chỗ phát tiết, chỉ biết đêm đêm nói chuyện bậy bạ với mọi người cho đỡ ghiền. Nói tới nói lui lại nói đến Tập Lâm, anh ta nói Tập Lâm phải có gì với lãnh đạo thì mới có thể đến thành phố học đại học, nếu không làm gì có chuyện lãnh đạo gạch bỏ tên con mình để cho Tập Lâm đi. Hôm đó anh ta đến phòng lãnh đạo thì thấy Tập Lâm mặt mũi đỏ bừng, ngay cả nút áo cũng cài lệch, có ngu mới tin hai người nọ không có chuyện gì mờ ám. Anh ta đem tất cả những tưởng tượng của mình gán lên người Tập Lâm và lãnh đạo, nói đến mức tựa như mình đang thực sự chứng kiến. Vì anh ta nói y như thật nên tin đồn này không lâu sau đã trở nên ầm ĩ. Chính vì vậy mà Cố Trinh đã đánh anh ta một trận thừa sống thiếu chết.
Quản đốc Vương nhỏ mọn, bị đánh thì ghi thù, từ đó ôm hận Cố Trinh. Tuy là quản đốc Vương dựa vào kinh tế thị trường mà trở nên giàu có thì tư duy vẫn còn là một người nông dân, cho rằng cách tốt nhất sỉ nhục một người đàn ông chính là cắm sừng anh ta, khiến con anh ta phải gọi mình bằng bố.
Với anh ta, nếu ngủ với Diệp Đường là kích thích mười phần thì ngủ với phụ nữ của Cố Trinh chính là kích thích trăm phần. Cho dù phụ nữ của Cố Trinh là heo nái thì anh ta cũng phải ngủ với người đó chứ đừng nói người đó là Diệp Đường mà anh ta mơ tưởng bấy lâu nay.
Quản đốc Vương không thoả mãn việc chỉ làm khán giả dưới sân khấu, bắt đầu chạy vào hậu trường. Những hộp trái cây đóng hộp lần lượt chuyển vào hậu trường.
Diệp Đường không tán thành hành động của quản đốc Vương, anh ta làm vậy quá lộ liễu, người ta lại nghĩ cô với anh ta có gì mờ ám. Anh ta càng sán đến gần thì Diệp Đường càng lạnh lùng, tuy cười thì vẫn phải cười vì cô còn cần anh ta trợ giúp.
Quản đốc Vương coi đó là hành động ‘đã nghiện còn ngại’, mời Diệp Đường lên xe anh ta đi ăn khuya. Diệp Đường từ chối ngay mà không hề nói một lý do cho có lệ. Anh ta lăn lộn trên thương trường, quyết định dùng thủ đoạn trong kinh doanh lên người Diệp Đường. Diệp Đường không cắn câu thì anh ta thay thế bằng người khác.
Cứ thế gần nửa năm, quản đốc Vương không đợi được Diệp Đường nhận lỗi với mình, đành lấy lùi làm tiến, chủ động lấy lòng Diệp Đường trở lại. Anh ta cho Diệp Đường bậc thang, Diệp Đường cũng nhân đó mà xuống thang. Mời Diệp Đường ăn cơm ba lần thì cô cũng đi một lần, chỉ có điều cô đều là người ngồi cùng cho vui, rượu trắng không chịu uống, rượu vang đỏ chỉ nhấp môi, nắm tay là trừng mắt liếc.
Để có được Diệp Đường, quản đốc Vương mua mỹ phẩm, quần áo từ Hồng Kông tặng cho cô hết bộ này đến bộ khác. Diệp Đường đều gửi trả về cho anh ta.
Một năm trôi qua, quản đốc Vương chỉ còn là khán giả hâm mộ nhiệt tình, không có được quan hệ thực sự với Diệp Đường. Đoàn trưởng Lưu đã biến Diệp Đường thành một ngôi sao, mấy ông chủ muốn mời cô ăn cơm đều phải hẹn trước, không tặng trăm lẵng hoa thì đừng mơ tới việc được nắm tay.
Trong thời gian đó, quản đốc Vương đã gặp Cố Trinh một lần. Cố Trinh chỉ nhìn anh ta một cái mà anh ta sợ muốn vỡ mật. Anh ta mong có người nào đó sẽ cắm cho Cố Trinh cặp sừng, cho dù việc khiến Cố Trinh mọc sừng không phải do đích thân anh ta làm cũng không quan trọng.
Một lần, quản đốc Vương và quản đốc Trần bên xưởng may đang uống rượu, trong lúc nói chuyện thì họ không ngừng ám chỉ Diệp Đường đã bị họ tóm gọn trong tay từ lâu. Diệp Đường bề ngoài thanh cao nhưng thực chất rất phóng đãng, ánh mắt hai người chạm nhau hiểu ý cùng cười ha ha, ngay cả nếp nhăn trên mặt cũng hiện lên vẻ đáng khinh. Quản đốc Trần bị quản đốc Vương mê hoặc, quyết định sử dụng các biện pháp cứng rắn ép Diệp Đường.
Không lâu sau, quản đốc Vương nghe tin Cố Trinh đánh vỡ đầu quản đốc Trần. Anh ta sợ Cố Trinh nên cả năm sau không dám đến đoàn kịch.
Sau khi từ diễn viên chuyển thành nhân viên giới thiệu chương trình, bữa khuya của Diệp Đường đã biến thành bánh mì cũng không có, tiền lương còn thấp hơn cả tháng làm việc đầu tiên của cô trong đoàn. Cố Trinh lại chuẩn bị bữa khuya cho cô như trước.
Việc Cố Trinh đánh vỡ đầu quản đốc Trần tạo bóng ma tâm lý lên tất cả mọi người, mấy diễn viên khác không dám chê cười gì cô. Lúc không cần trực đêm, Diệp Đường không coi ai ra gì mà đến nhà ăn tranh giành xương sườn. Cô vẫn là người đẹp nhất đoàn kịch, bất kể quần áo cô mặc vẫn là quần áo cũ của mấy năm trước.
Năm đó, cuộc thi Olympic Toán học trở nên phổ biến trong nước. Cố Trinh bắt đầu dạy bồi dưỡng toán Olympic tại nhà. Diệp Đường không ủng hộ việc này của anh, một giáo sư đại học suốt ngày ở cùng đám học sinh cấp hai, nói chung là không tốt. Cô sợ người ta nói vì ở bên cô mà tương lai của Cố Trinh đã bị huỷ hoại.
“Đó là lời của mấy người ganh ghét, phàm cứ cưới không được thì đều là ‘hồng nhan hoạ thuỷ’. Người ta muốn nghĩ thế nào thì nghĩ, còn dám nói trước mặt thì em cứ đánh gãy răng người đó.”
Diệp Đường lo Cố Trinh một người làm hai việc, chủ động gánh vác việc nấu nướng. Cô chán việc ở đoàn kịch nên thời gian ở trong đoàn thường lên thực đơn sẵn, nhưng mà cô nấu ăn thực sự không ngon. Cố Trinh để đồ ăn của nhà ăn lại cho vợ con, đồ Diệp Đường nấu anh ăn một mình.
Anh đã bắt đầu dư dả hơn, thi thoảng sẽ dẫn vợ con đi ăn tiệm. Quần áo Diệp Đường bắt đầu được đổi đồ mới. Mỗi lần Cố Trinh mua quần áo mới cho cô, Diệp Đường mặc hai ngày rồi đem trả lại. Để tránh bị lộ thì thỉnh thoảng cô sẽ giữ lại một bộ, người không biết cứ tưởng nhà anh đã phất lên.
Ngày tháng tốt đẹp không được bao lâu, Cố Trinh đã bị người ta báo cáo là dạy kèm riêng, trong khoa định phạt anh. Cố Trinh làm đơn nghỉ việc, chủ nhiệm khoa ngăn cản. Diệp Đường vẫn không hề biết những việc đó, Tập Lâm đến nhờ cô thuyết phục Cố Trinh.
Diệp Đường không ngờ mọi việc lại trở nên nghiêm trọng như vậy. Cô vội mang số tiền trả quần áo dành dụm được mua hai chai rượu Mao Đài, mang đến nhà chủ nhiệm khoa nhận lỗi. Chủ nhiệm khoa trước đây có quan hệ rất tốt với Cố Trinh, nhưng sau khi Cố Trinh và Diệp Đường kết hôn, quan hệ hai người đã rạn nứt. Trong mắt ông, Cố Trinh là đồ dại gái, bị mỡ heo che mờ mắt. Tết Nguyên đán, Cố Trinh đưa Diệp Đường đến để xoa dịu quan hệ, ông không cho anh vào, Cố Trinh không bao giờ đến nhà ông nữa.
Từ nhỏ đến lớn, chưa bao giờ Diệp Đường bị ấm ức đến vậy, người khác mắng cô, cô lập tức đáp trả. Nhưng khi chủ nhiệm mắng cô làm hư Cố Trinh, cô vẫn nhẫn nhịn. Chủ nhiệm mắng người không hề thô tục, nhưng mỗi lời đều đâm thẳng vào người cô. Đơn giản là Cố Trinh vốn là một thanh niên với tương lai sáng lạn đầy hứa hẹn, sau khi kết hôn với cô thì biến thành một người càng ngày càng thực dụng, chỉ biết đến tiền, không hề có ý chí, tham vọng. Ban đầu Diệp Đường còn biện bạch thay Cố Trinh, sau đó thì ông nói gì cô đều đồng ý cái nấy.
Cô ở đó từ bốn giờ chiều đến giờ ăn tối, sau khi nhận được lời đảm bảo thì lại xách Mao Đài quay về. Cô ngẩn ngơ suốt cả quãng đường về. Trước khi về đến nhà, cô ghé cửa hàng thực phẩm mua nửa kg thịt bò xì dầu, mua cho con trai hai hũ thạch trái cây to. Bình Mao Đài đó cô với Cố Trinh uống một nửa, cô nói với Cố Trinh, nếu anh không muốn viết kiểm điểm thì cô sẽ viết thay anh, cô phải làm vợ của giáo sư, còn ai là giáo sư thì không thực sự quan trọng.
Cố Trinh viết bản kiểm điểm 5000 chữ, ngừng lớp bồi dưỡng toán Olympic, tiếp tục đi làm.
Ngày tháng cứ thế trôi qua.
Một ngày nọ, Diệp Đường dọn dẹp nhà, tìm thấy hai thỏi vàng. Nhà anh xây dựng hơn ba mươi năm, hồi bị tịch thu thì những đồ gia dụng đều bị vứt bừa bãi dưới đất, nếu không thì ắt đã bị người ta lấy mất.
Hai người đều rất vui, cho rằng đây là dấu hiệu tốt. Đêm đó, hai người tính toán, hai thỏi vàng này để dành cho con trai đi học, hai người bàn bạc xem con nên đi học ở đâu.
Diệp Đường nói với Cố Trinh, khăn quàng cổ cô đan cho anh rất nhanh sẽ hoàn tất, cuộc sống sau này sẽ ngày càng tốt đẹp.
Hoàn toàn văn.