Mục Cửu Ca

Chương 66: Chương 66




Trong một lần đi dạo cùng Cửu Ca và Tịch Hoà, Bàn Tứ Muội nói rằng cô ấy sẽ thêu hình rồng truyền thống của dân tộc Dao trong vòng thi thứ nhất.
Theo như Cửu Ca biết, một thí sinh khác cũng sẽ thêu hình rồng, đó là Đỗ Vân Nương. Trừ hai người này, những thí sinh khác muốn thêu hình rồng phượng chỉ sợ cũng không ít. Có điều hình tượng rồng phượng ở mỗi một dân tộc, mỗi một thời kỳ đều khác nhau nên cũng không lo bài nào như bài đấy.
Tứ Muội hỏi Tịch Hoà nhưng anh ta chỉ cười, không chịu nói mình sẽ thêu hình gì.
Cửu Ca phải cảm ơn Tịch Hoà. Nếu như Tịch Hoà cũng nói, chỉ sợ cô cũng không thể tiếp tục lấp liếm ý tưởng của mình. Bàn Tứ Muội là người tốt, là một cô gái rất thẳng thắn trong sáng, có điều vô tâm vô tư, rất dễ tin người khác. Cửu Ca tin cô ấy nhưng tai vách mạch rừng, cô không muốn người khác biết ý tưởng của mình sớm như vậy.
Bàn Tứ Muội vô tư nhưng không phải không có đầu óc. Cô đùa cợt với Tịch Hoà vài câu xong cũng không hỏi tiếp nữa. Thấy Cửu Ca không chủ động chia sẻ, cô cũng không hỏi, còn dùng giọng địa phương cười nhạo hai người gian xảo.
“Em gái, đây không gọi là gian xảo. Cái này gọi là bí mật chiến lược. Tình báo nhanh chóng và chính xác có thể xoay chuyển hoàn toàn thế cục của một trận chiến, trong thi đấu cũng vậy.” Tịch Hoà vừa cười vừa nói.
Bàn Tứ Muội bĩu môi.
“Em biết mà. Em cũng chỉ nói sẽ thêu hình rồng, cũng không nói thêu như thế nào, thêu thành hình gì. Anh cho là em khờ hả?”
Cửu Ca cười nhìn hai người cãi nhau. Chủ đề của vòng thi đấu thứ nhất là ” Phục Cổ”. Chắc chắn các thí sinh sẽ chọn hình tượng truyền thống. Có điều cô vẫn chưa thể xác định mọi người sẽ dùng thủ pháp nào để thêu, trừ Hàn Điềm Phương. Cô đoán, vị đại tiểu thư nhà họ Hàn này chắc chắn sẽ chọn 1 trong 3 thủ pháp: ám tú, hỗn tú hoặc hoạt tú. Chương trình đặc cách cho Hàn Điềm Phương vào vòng chung kết chẳng phải là muốn để cô ta biểu diễn ba loại tuyệt kỹ này hay sao?
Cửu Ca tin tưởng kỹ thuật thêu của mình, thế nhưng trong hai vòng thi sắp tới, cô cũng không dám chắc chắn vị trí của mình. Bởi vì trước hai vòng thi, các thi sinh sẽ không công bố tác phẩm hoàn chỉnh. Tuy nói có thể được điểm cao nhưng cũng có thể sẽ bị điểm thấp do bất đồng quan điểm với ban giám khảo. Cửu Ca chỉ hi vọng trong hai vòng thi đấu tới cô có thể lọt vào top 5, như vậy cô mới có thể tham gia vòng thi chung kết.
8h tối thứ 6, không biết có bao nhiêu khán giả đang tập trung ngồi trước màn hình ti vi chờ đón chương trình phát sóng. Cuộc thi thêu tay truyền thống Trung Quốc hiện đang là chương trình có mức rating cao nhất trong mấy năm gần đây. Đêm nay sẽ công bố bình chọn và kết quả của vòng thi đấu thứ nhất nên những ai chú ý tới cuộc thi đều đang chăm chú theo dõi chương trình.
Sau tiết mục ca múa mở màn, MC của chương trình Thái Bình Lang bước ra sân khấu giới thiệu.
“Tương truyền thời Hoàng Đế (lão tổ của người Trung Quốc), Hoàng Hậu Luy Tổ đã  biết tự trồng dâu, nuôi tằm, con cháu của Viêm Đế sáng tạo ra cách kéo tơ diệt vải, sau đó có người phát minh ra nghề thêu nhưng thuỷ tổ là ai thì vẫn không ai biết. Theo sách cổ “Thượng Thư” (hay còn gọi là Kinh Thư, Kinh Thi) ghi lại, từ hơn 4000 năm trước nước ta đã có quy định trên quần áo và đồ dùng của quan lại và quý tộc đều phải có hoạ tiết. Qua các di vật chúng ta khai quật được đã chứng minh nghề thêu đã có hơn 2000 năm lịch sử. Hơn nữa tay nghề rất tinh xảo, chỉ sợ khiến người hiện đại như chúng ta nhìn thấy cũng khó tránh khỏi cảm thán.”
Để minh hoạ cho lời nói của MC, trên màn hình phía sau xuất hiện một bức tranh thêu vô cùng tinh xảo.
“Những năm gần đây, qua các di vật khảo cổ và tài liệu lịch sử cho thấy, nghề thêu chiếm một vị trí rất quan trọng trong lịch sử nước ta. Ngoài việc trang trí, làm đẹp, hoa văn được thêu trên quần áo còn đại biểu cho địa vị của người mặc. Nhưng đáng tiếc, theo sự phát triển của quá trình công nghiệp hoá, loại hình nghệ thuật truyền thống này của nước ta dần dần rời khỏi vũ đài lịch sử, rất nhiều tuyệt kỹ đã biến mất theo dòng thời gian, khiến cho người người cảm thấy thương cảm và xót xa.”
Nói tới đây, MC cũng đi vào trọng điểm.
“Cho nên, trước khi các loại hình này biến mất trong dòng chảy của thời gian, để nối nghiệp con cháu Viêm Đế, làm cho nghề thêu một lần nữa toả sáng, thậm chí phát triển rực rỡ trong thời đại máy móc, công nghiệp ngày nay, chúng tôi tổ chức nên cuộc thi này.”
Màn hình lại thay đổi, lần lượt xuất hiện hình ảnh đang thêu của các thí sinh.
“Chủ đề thi đấu của vòng thi thứ nhất là Phục Cổ, 33 thí sinh sẽ mang đến cho chúng ta những bất ngờ và ngạc nhiên nào, xin mọi người chú ý theo dõi.”
“Đầu tiên xin mời các thí sinh trình bày tác phẩm của mình, ban giám khảo sẽ trực tiếp bình luận và chấm điểm. Đồng thời, trong thời gian đó, khán giả có thể bình chọn qua tin nhắn. Dựa vào số điểm của giám khảo và tin nhắn bình chọn của khán giả để tìm ra top 12”
Trên màn hình lớn là hình ảnh của hơn mười thí sinh. Lần này, thí sinh không cần tới trường quay. Các tác phẩm đều được trình bày ở trong phòng và chiếu lên màn ảnh để giám khảo và mọi người cùng xem.
Để tăng sức nóng cho chương trình, MC nhấn mạnh: “Đúng vậy! Mọi người không hề nghe sai, chỉ chọn 12 thí sinh trong 33 người, 21 người sẽ bị loại! Ai là người dừng bước, ai sẽ là người đi tiếp? Xin hãy cùng chờ xem. Điện thoại của các bạn đã sẵn sàng chưa? Đừng quên, 50% cơ hội dừng lại hay đi tiếp của thí sinh nằm trong tay các bạn! Thí sinh đầu tiên………”
33 video không ngừng thay đổi trên màn hình cuối cùng dừng lại ở hình ảnh của một thí sinh nữ khoảng 40 tuổi.
“Tô Thiến!”
Tại Viện dưỡng lão ở nước D xa xôi, Tô Ngải đang ngồi đọc sách bỗng ngẩng đầu lên.
Anh bác sĩ vẫn luôn chú ý tới mọi biểu tình của Tô Ngải. Vốn dĩ anh ta bỏ tiền mua gói truyền hình vệ tinh là để Tô Ngải có thể nhìn thấy Cửu Ca – con gái của mình. Nhưng không ngờ ngay thí sinh đầu tiên lên sân khấu đã khiến Tô Ngải chú ý. Chỉ là sự chú ý này không được bao lâu thì Tô Ngải đã day day huyệt thái dương nhăn mày. Không hiểu sao cái tên vừa rồi gợi cho bà cảm giác rất quen thuộc nhưng bà lại không nhớ ra được.
“Tô Thiến, là một chi của họ Tô, nếu tính theo vai vế thì người này là em họ của dì Tô. Những người cùng lứa với dì Tô, nữ đều có bộ chữ Thảo ( 草) trong tên, nam thì có chữ Vương ( 王) ở bên cạnh.” Hoà Thượng ngồi bên cạnh Hoa Vô ý tra tư liệu.
“Cửu Ca biết người này không?” Hoà Thượng hỏi.
Hoa Vô Ý nhìn TV nói. “Chắc là không biết, chưa thấy cô ấy nhắc tới bao giờ.”
Hoà Thượng khoanh tay nheo mắt.
“Nhà họ Tô im ắng như vậy đúng là kỳ lạ. Tôi đã tìm người hỏi thăm một chút, nghe nói Hàn Vĩ Thiều có hứa hẹn gì đó với Tô gia ở  Nam Hương thành phố J. Nếu như họ đồng ý để cho ông ta thừa kế bí truyền của dòng chính, ông ta sẽ không để họ chịu thiệt. Các nhánh của Tô gia đa phần đều phân tán, hỗn tạp, chỉ có nhánh ở Nam Hương này có chút quy mô. Trước kia người bám đuổi dì Tô và Cửu Ca cũng thuộc nhánh này.”
“Cô Tô Thiến này cũng thuộc nhánh ở Nam Hương?”
“Không phải.”
Hoà Thượng cười.
“Người phụ nữ này đại diện cho thành phố Hotan. Quá khứ của cô ấy cũng khá giống với Dì Tô. Ông bà và bố mẹ của cô ấy mang theo cô ấy chạy trốn tới Hotan an cư lập nghiệp. Bởi vì sức khoẻ của cha mẹ không tốt nên từ nhỏ cô ấy phải dựa vào nghề thêu tay để kiếm tiền phụ giúp gia đình. Cô ấy cũng có một người con gái nhưng không theo nghề của mẹ, bây giờ đang học đại học ở thủ đô, theo học ngành thiết kế trang sức.
*Hotan: tiếng Trung: 和田; Hán Việt đều đọc là: Hoà Điền là một thành phố cấp huyện và là thủ phủ của địa khu Hotan tại khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc. Hotan là một đô thị trên ốc đảo sa mạc và nằm ở phía bắc dãy núi Côn Lôn.
“Nói cách khác hiện tại có tổng cộng 3 người Tô gia tham gia cuộc thi này, Cửu Ca, Hàn Điềm Phương và cô Tô Thiến này. Cửu Ca tham gia cuộc thi này vì khẳng định chính danh, Hàn Điềm Phương vì bí truyền của Tô gia và sự nghiệp của Hàn Gia, còn vị Tô Thiến này vì mục đích gì? Con gái của cô ta đang ở thủ đô…. Bọn họ có quan hệ gì với Phong Ức?”
Hoà Thượng sớm đoán được Hoa Vô Ý nhất định sẽ đoán được gì đó. Anh ta đưa tay sờ sờ quả đầu “không nhiều tóc” của mình, cười giả tạo nói.
“Con gái của Tô Thiến học ở đại học từ nhỏ đã có một ông chú chân dài.”
Hoa Vô Ý gật đầu đã hiểu.
” Phong Ức giúp đỡ gia đình Tô Thiến? Không đúng, anh nói là từ nhỏ, hơn hai mươi năm trước Phong Ức bao nhiêu tuổi? Như vậy người giúp đỡ gia đình Tô Thiến chính là bố của anh ta, người đang sở hữu một công ty bất động sản?”
Hoà Thượng gật đầu.
“Mẹ của Phong Ức và cô Tô Thiến này có quan hệ gì?”
“Là chị em ruột. Có điều từ nhỏ mẹ của Phong Ức và cô Tô Thiến này đã thất lạc nhau, được người khác nuôi nấng. Người này không ai khác chính là ông nội của Phong Ức.”
“Kỳ lạ….”
“Đúng là có chút kỳ lạ.”
Hai người cùng nhìn nhau tỏ ý đã hiểu.
Hoa Vô Ý gửi tin nhắn tới Văn Chim Câu.
“Tôi muốn tư liệu chi tiết của Phong gia, từ đời ông nội của Phong Ức.”
Trong lúc Hoa Vô Ý tìm kiếm tư liệu của Phong gia, thì giám khảo trong cuộc thi đã bắt đầu tiến hành đánh giá và cho điểm tác phẩm của Tô Thiến.
Trên màn hình lớn, Tô Thiên đang trưng bày tác phẩm của mình, còn có một nhân viên chuyên trách bên cạnh giới thiệu, phía dưới màn hình TV còn có phụ đề.
Tác phẩm của Tô Thiến là một bức tranh Tam Dương Khai Thái, lấy dê thay thế mặt trời * điểm xuyết thêm cỏ xanh, ý nghĩ may mắn cát tường.
*( trong tiếng trung dê và mặt trời đều là Dương: yang)
Trong tác phẩm là hình ảnh hai chú dê lớn và một chú dê nhỏ đứng trên thảm cỏ xanh. Cả ba chú dê đều có lông màu trắng tinh vô cùng đáng yêu nhìn giống y thật.
Cuộc thi có 6 vị giám khảo, một vị là giáo sư lịch sử yêu cầu nhân viên phóng to tác phẩm của Tô Thiến lên.
“Lông của ba chú dê này cô dùng tơ để thêu đúng không? Sử dụng kỹ thuật loạn châm? Nhưng tôi thấy hình như không giống tơ.”
Trên màn hình vang lên tiếng Tô Thiến trả lời.
“Đúng vậy, tôi đã dùng kỹ thuật loạn châm, có điều chỉ thêu ở đây không phải sợi tơ, cũng không phải sợi bông mà là lông dê.”
“Lông dê?”
Giám khảo kinh ngạc, bọn họ không nhìn ra được, chỉ có vị giáo sư kia quan sát tỉ mỉ nhận ra điều kỳ lạ.
Tô Thiến cười gật đầu.
“Đúng vậy, hơn nữa đây là kỹ thuật cổ xưa. Từ xa xưa đã có người dùng lông dê để làm chỉ thêu, chẳng qua đã thất truyền. Bao nhiêu năm nay cha mẹ và tôi đã cố gắng để khôi phục lại tuyệt kỹ này ở Hotan. Tuy rằng lông dê thêu không đẹp như lông chim… Tôi có thể kể một câu chuyện xưa không?”
“Đương nhiên.”
MC Thái Bình Lang buột miệng nói trước giám khảo.
“Nhưng xin nói ngắn gọn thôi.”
Tô Thiến cười.
“Chuyện xưa thực cũng rất ngắn. Nghe nói người đầu tiên phát minh ra phương pháp thêu bằng lông dê là một người phụ nữ bởi vì chồng của cô ấy không mua nổi da dê, mùa đông lại vô cùng lạnh nên anh ta phải đi cắt trộm lông dê của người khác mang về cho vợ mình để cô ấy tìm cách may những đám lông này lên quần áo. Người vợ này cũng khá thông minh lại khéo tay, sau khi thử mấy lần liền dùng cách thêu lông dê lên quần áo. Đây chính là khởi đầu của phương pháp thêu bằng lông dê, sau này có người kể lại, người vợ này còn kéo lông dê thành sợi nhưng không biết vì sao lại thất truyền. Mãi tới trăm năm gần đây, chỉ thêu bằng lông dê mới xuất hiện trở lại. Theo như khẩu truyền của nhà họ Tô chúng tôi, kỹ thuật thêu bằng lông dê này đã xuất hiện từ hơn hai ngàn năm trước.”
“Hả?”
Giám khảo và khán giả trong trường quay đều há hốc miệng kinh ngạc
Vị giáo sư lịch sử thở dài.
“Nếu truyền thuyết này là thật vậy thì kỹ thuật thêu bằng lông dê của nước ta đã phát triển từ hơn hai ngàn năm trước, đáng tiếc không có các văn vật để chứng minh! Thật đáng tiếc! Nhưng dù thế nào, cô có thể nghiên cứu và phát triển lại kỹ thuật này chính là minh chứng tốt nhất rồi. Công lao của cô không hề nhỏ đâu!”
Cô Tô được khen ngợi chỉ biết cười ngượng ngùng.
Bỗng nhiên Thái Bình Lang nói.
“Tô gia? Sao tôi cảm thấy hai tiếng này rất quen thuộc? Dường như thời gian gần đây hai chữ này được nhắc tới rất nhiều….. Chị có quen thí sinh Mục Cửu Ca không?”

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.