Mưu Trí Thời Tần Hán

Chương 26: Ban ơn nhỏ được tạ to





Có người nói rằng việc Lý Thế Dân giành được thắng lợi trong cuộc chiến tranh thống nhất đó, một nửa là dựa vào các tướng cũ thời Thái Nguyên khởi binh, nửa kia là nhờ hàng loạt các tướng đầu hàng. Bất luận là đối với loại tướng lĩnh nào, Lý Thế Dân đều thể nghiệm và quan sát kỹ lưỡng, ban ơn để kết nạp, nhờ thế mà tất cả các tướng lĩnh đều nguyện lấy cái chết để báo đền, quả đúng là có thể gọi là "cái ơn nhỏ" đổi được "sự báo đáp lớn". Trong số đó việc của Uất Trì Cung là một thí dụ điển hình.
Uất Trì Cung, tự Kính Đức là một trong những chiến tướng nổi tiếng nhất thời kỳ Tùy Đường. Ông vốn là thuộc hạ của Tống Kim Cương. Tháng 4 năm 620 sau Công nguyên, Tống Kim Cương bại trận phải bỏ chạy để lại Uất Trì Cung giữ cô thành. Lý Thế Dân bèn cử người đi chiêu dụ, các tướng Uất Trì Cung cùng Tầm Tương đem quân lính đầu hàng nhà Đường. Bọn Khuất Đột Thông lo rằng Uất Trì Cung tuy hàng nhưng vẫn có tâm phản phúc nên khuyên Lý Thế Dân mau chóng trừ bỏ đi, nhưng Lý Thế Dân nói: "Ta đang vui mừng vì có được mãnh tướng, các người đừng có nhiều lời".
Tháng 7 năm 620 sau Công nguyên, Lý Thế Dân đem quân tấn công Vương Thế Sung, Uất Trì Cung cũng đi theo. Mỗi tối Lý Thế Dân đều kiểm tra quân sĩ, bỗng một hôm không thấy quân Tầm Tương đã đầu hàng cùng với Uất Trì Cung đâu cả, các quân lính là thuộc hạ của Tống Kim Cương cũng đã bỏ trốn mất hơn nửa. Vì thế mà người trong doanh trại nhà Đường đều xì xầm to nhỏ về Uất Trì Cung. Bọn Khuất Đột Thông, Ân Khai Sơn lại còn trói Uất Trì Cung lại sau đó chạy đến nói với Lý Thế Dân rằng: "Uất Trì Cung kiêu dũng vô song không ai địch nổi, sợ rằng sẽ trở thành hậu hoạ nên cần phải giết sớm. Nay đã nhân cơ hội không phòng bị gì trói lại rồi, xin lệnh để chém đầu . Lý Thế Dân kinh ngạc nói: "Các ngươi thừa biết rằng nếu Uất Trì Cung muốn làm phản thì sao lại chậm hơn so với tướng quân Tầm Tương? Nay Tầm Tương làm phản mà Kính Đức vẫn ở lại đủ thấy Uất Trì Kính Đức không hề có ý làm phản!". Nói rồi vội vàng đến trước mặt Uất Trì Kính Đức, tự tay cởi trói cho ông ta, đồng thời còn dẫn vào phòng ngủ của mình ban ột chiếc hộp vàng nói: "Đại trượng phu chỉ lấy tình cảm để đối đãi xin đừng để ý đến những chuyện nhỏ đó. Nếu tướng quân muốn đi thì chiếc hộp vàng này có thể coi như lộ phí, gọi là chút lòng của ta. Đương nhiên ta không thể vì những lời gièm pha đó mà hại người ngay cũng không cố ý giữ người không muốn làm bạn với ta".

Uất Trì Cung nghe xong rơi nước mắt bái lạy rằng: "Đại vương đối đãi như vậy thần không biết lấy gì để cám ơn, xin nguyện chết vì người, còn tặng vật thực không dám nhận". Lý Thế Dân đỡ ông ta dậy nói: "Tướng quân quả chịu ở lại thì vàng cũng xin cứ nhận". Uất Trì Cung tiếp tục từ chối, Lý Thế Dân bèn nói: "Hãy nhận trước coi như tặng thưởng lúc sau này có công vậy".
Hôm sau, Lý Thế Dân dẫn theo 500 kỵ binh đi thị sát chiến trường thì đột nhiên gặp phải sự bao vây đánh lén của hơn một vạn kỵ binh của Vương Thế Sung. Đại tướng Đan Hùng Tín của quân Vương cũng là danh tướng nổi tiếng thời Tùy Đường, quen dùng giáo dài, vây chặt Lý Thế Dân. Đúng vào lúc tính mạng của Lý Thế Dân vô cùng nguy cấp thì đột nhiên có viên mãnh tướng phi như bay đến, xông thẳng vào vòng vây cứu Lý Thế Dân ra khỏi một rừng gươm giáo.
Đại tướng cứu mạng lần đó chính là Uất Trì Kính Đức, người mà tất cả đều nghi ngờ, chỉ có Lý Thế Dân là tín nhiệm. Sau khi về trại Lý Thế Dân nói với Kính Đức: "Các tướng đều nghi ngươi sẽ làm phản, ta lại cho rằng ngươi không có ý đó, lẽ nào báo đáp nhanh như vậy sao?". Nói rồi lại ban thưởng hộp vàng hôm qua, lúc này Uất Trì Cung mới chịu nhận.
Sau lần đó, Uất Trì Cung gần như đã trở thành thị vệ bên cạnh Lý Thế Dân, mỗi lần chinh chiến đều không rời nửa bước. Lý Thế Dân rất hay mạo hiểm, luôn thích tổ chức các tướng lĩnh dũng mãnh nhất thành một đội đột kích, xông pha trong trận địa quân địch để đàn áp khí thế quân địch hoặc làm rối loạn thế trận của địch, trong đó luôn luôn không thể thiếu Uất Trì Kính Đức. Uất Trì Kính Đức cũng rất lấy làm vinh dự được ở trung đội quân mạo hiểm đó, cảm tạ sự tín nhiệm của Lý Thế Dân, càng trung thành với Lý Thế Dân hơn, lâm trận càng dũng mãnh hơn.
Sau khi nhà Đường thống nhất Trung Quốc, mâu thuẫn trong nội bộ hoàng cung bắt đầu trở nên gay gắt. Anh trai của Lý Thế Dân tức thái tử Lý Kiến Thành sợ Lý Thế Dân có công lớn lại có nhiều chiến tướng dũng mãnh như vậy sẽ tranh mất ngôi vị thái tử nên đã hợp sức với em trai là Lý Nguyên Cát để ám sát Lý Thế Dân. Nhưng bọn họ cũng rất sợ các chiến tướng và hộ vệ của Lý Thế Dân nhất là một người võ công cao cường lại không rời Lý Thế Dân một bước như Uất Trì Kính Đức. Lý Kiến Thành thừa hiểu rằng muốn sát hại được Lý Thế Dân thì trước hết phải trừ bỏ được Uất Trì Cung. Một hôm ông ta sai người đến tặng cho Uất Trì Cung rất nhiều báu vật, Uất Trì Cung kiên quyết từ chối không nhận: "Kính Đức xuất thân nghèo hèn, sớm rơi vào đường nghịch đạo, may mà được Tấn Vương cất nhắc mới có ngày hôm nay. Nay muốn báo ơn tri ngộ của Tấn Vương mà chưa có cơ hội, nếu lại nhận lễ của thái tử thì tôi càng không thể báo đáp lại..."
Lý Kiến Thành thấy Uất Trì Kính Đức một lòng chỉ muốn báo ơn Tấn Vương, nhẹ không ưa mà nặng cũng không ưa đành mượn tiếng là đi dẹp Đột Quyết ở phía bắc để điều Uất Trì Kính Đức đi làm tiên phong, do Lý Nguyên Cát dẫn đầu rời khỏi Trường An, đồng thời trước khi đại quân chuẩn bị xuất phát, nhân lúc Lý Thế Dân không có Uất Trì Cung ở bên cạnh để bất ngờ hành thích.
Uất Trì Kính Đức liền cùng với các mưu thần khác thúc Lý Thế Dân ra tay trước, phát động cuộc chính biến Huyền Võ Môn. Uất Trì Kính Đức giúp Lý Thế Dân giết chết Lý Kiến Thành và Lý Nguyên Cát, tự tay chặt thủ cấp của chúng, giả thánh chỉ để quát lui đội quân mà bọn Lý Kiến Thành đã bố trí, sau đó liều mình cầm giáo xông thẳng đến trước mặt Lý Uyên, buộc Lý Uyên phải lập Lý Thế Dân làm thái tử.
Dưới sự trợ giúp của hội Uất Trì Kính Đức cuối cùng Lý Thế Dân cũng lên ngôi thái tử một cách thuận lợi và không lâu sau kế ngôi vua.
Lý Thế Dân giành được ngôi vua nhờ ban chút ơn. Công ty Đông Cảng cũng đã đặt ra "học bổng Đông Cảng" nên đã nhận được rất nhiều sự báo đáp của sinh viên các trường đại học hàng đầu. Cả hai người trong việc tài tình dùng kế "ăn mận trả đào" sao mà giống nhau thế!
Công ty Đông Cảng - Triết Giang vốn là một doanh nghiệp ở tỉnh lẻ chả được mấy người biết đến. Tháng 3 năm 1992, nhà doanh nghiệp nông dân trẻ, giám đốc công ty Đông Cảng Vương Vân Hữu bỗng nảy ra một ý tưởng kỳ lạ, mạnh dạn đưa ra ý tưởng thiết lập "học bổng Đông Cảng trước tiên là ở các trường nổi tiếng như đại học Bắc Kinh, đại học Thanh Hoa, đại học khoa học kỹ thuật Trung Quốc, đại học Triết Giang và đại học Nam Khái, mỗi suất học bổng ột nghiên cứu sinh học thi tiến sĩ ngành vật lý là 100 nhân dân tệ, định kỳ 3 năm. Hành động này đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt của 5 trường đại học đó. Đồng thời danh sách 290 nghiên cứu sinh được nhận học bổng đợt đầu đã được gởi ngay đến Đông Cảng.
Để hỗ trợ cho đợt nghiên cứu sinh này mỗi năm Đông Cảng phải bỏ ra 34,8 vạn, 3 năm tổng cộng là 104,4 vạn nhân dân tệ. Lúc đó lợi nhuận hàng năm của công ty Đông Cảng chỉ có 250 vạn, không ít người cho rằng việc công ty tự mình mang gánh nặng vào thân. Vương Vân Hữu lại nói số tiền đó chẳng qua chỉ như giọt nước ở biển đối với Đông Cảng to lớn sau này mà thôi.

Quả nhiên là hành động tiên phong đó của Đông Cảng đã ngay lập tức tạo ra một phản ứng dây chuyền. Mấy chục hãng thông tấn ở Bắc Kinh, Triết Giang, Thượng Hải liên tiếp cho đăng những bài báo tỉ mỉ ở những vị trí thu hút người xem nhất, có đài truyền hình còn làm hẳn một tiết mục chuyên đề, các ấn phẩm từ các vùng trong cả nước liên tiếp gửi về Đông Cảng, trong số đó đa phần là từ những nhân viên khoa học kỹ thuật. Họ nói rằng có nhà doanh nghiệp địa phương như Vương Vân Hữu thì những nhân viên kỹ thuật như họ chẳng còn lo sợ không có đất dụng võ nữa.
Một Đông Cảng bình thường nay đã trở thành biểu tượng của sự tôn trọng tri thức, tôn trọng nhân tài trong giới khoa học. Cái cây ngô đồng khác thường Đông Cảng này đã thu hút được hết đợt "phượng hoàng vàng" này lại đến đợt khác. 5 trường đại học đó hàng năm đều tổ chức một đợt khảo sát đến Đông Cảng cho các nghiên cứu sinh, đồng thời giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn trong vấn đề kỹ thuật. Một nghiên cứu sinh của trường đại học Nam Khai đã giúp Đông Cảng hoàn thành việc cải tiến công nghệ của sản phẩm cũ, giá thành nguyên liệu giảm xuống 30%, mỗi năm tăng thu được 200 vạn. Chỉ trong năm 1992, Đông Cảng đã đưa ra được 8 sản phẩm mới, lợi nhuận trong năm đạt hơn 1000 vạn, tăng 4 lần so với năm 1991 .
Điều đáng quý hơn cả là trong số hàng chục vạn doanh nghiệp địa phương của cả nước công ty Đông Cảng đã nổi bật hơn cả, có một bao bì văn hoá độc đáo và trở thành "thánh địa" mà các nhân viên khoa học kỹ thuật đều muốn hướng về.
Nếu so sánh điều đó với số tiền "học bổng" há chẳng phải là "một giọt nước" trong một "con suối" sao?



Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.