Thứ sáu, ngày 23 tháng 3
Trời xanh tươi đẹp
Tan ca trở về nhà, một mình tôi nằmdài trên chiếc ghế sofa nghe lại bản nhạc “Cánh chim tình yêu”, nghe đi rồinghe lại. Tình yêu của tôi đã như cánh chim vỗ cánh bay đi. Bay thật nhanh,thật nhanh.
Hôm qua, trong đầu tôi bất chợt xuấthiện một ý nghĩ - một mình phiêu du. Một người đàn bà đã mất tình yêu, mà vẫncòn ôm ấp mãi bóng hình xưa, chẳng khác chi ôm vào mình nỗi cô đơn, khổ sở côđộc! Chi bằng hãy một mình lãng du theo gió để con tim thanh thản tuyệt vời!
Tôi và người chồng cũ Hà Quốc An làbạn học hồi phổ thông. Hai đứa chúng tôi lại cùng thi đậu vào một trường đạihọc. Sau khi tốt nghiệp, Quốc An được giữ lại trường làm nghiên cứu sinh. Tôilại không có được may mắn như vậy. Tốt nghiệp xong tôi được phân ngay về LongTây, tỉnh Cam Túc. Lúc ấy, hai đứa chúng tôi đã yêu nhau say đắm được hơn hainăm. Để khỏi phải mỗi đứa một phương, nhớ nhung xa cách, tôi can đảm quyết địnhkhông đi nhận nhiệm sở, ở lại tìm việc làm để động viên anh, chờ anh học xong.Tôi nhanh chóng tìm được việc làm tại một công ty. Nửa năm sau tôi được lên làmgiám đốc của bộ phận quan hệ công chúng, lương tăng từ mức khởi điểm 1500 lênđến 2000 tệ. Tôi thuê một căn phòng cũ ở gần nơi Quốc An đang theo học và chungsống với anh.
Đến năm 1997, Quốc An tốt nghiệpnghiên cứu sinh và được giữ lại trường giảng dạy. Chúng tôi chính thức bước vào“thánh đường hôn nhân”. Quốc An học về khai thác phần mềm vi tính. Một thànhtựu nghiên cứu của anh được hưởng độc quyền quốc gia và nhanh chóng được ký kếtvới nhà sản xuất. Nhờ thế anh có được khoản thu nhập gần một triệu nhân dân tệ
Chúng tôi mua được một căn nhà mớivà cùng vun đắp cho tổ ấm tình yêu. Thế rồi cách đây hai năm, Quốc An đem lòngyêu một người con gái khác, khi biết được, lòng tôi chất ngất nỗi đau. Khôngngờ mình vất vả khổ sở vì anh như vậy, thế mà cuối cùng anh lại thay lòng đổidạ. Khi ấy bụng tôi đang mang bé Gia Gia. Nếu như lúc này, tôi nghe theo lýtrí, chia tay với Quốc An, thì bây giờ tôi có thể đã thoải mái một mình. Nhưnglúc ấy tôi lại nghĩ khác. Điều đầu tiên mà tôi nghĩ tới là phải níu giữ cuộchôn nhân này, bảo vệ tổ ấm của mình. Đời người ngắn ngủi, tôi đã từng khổ sởbấy nhiêu năm trời vì tình yêu, sao lại có thể giũ bỏ dễ dàng như thế. Rấtnhiều người phụ nữ có hoàn cảnh như tôi, hẳn cũng sẽ đau khổ, tủi hờn mà lựachọn như tôi. Lúc ấy tôi nghĩ, đứa con sẽ làm thay đổi tất cả, như người ta vẫnthường nói con cái chính là mối dây ràng buộc hôn nhân. Tôi cứ nhất quyết tinrằng con cái sẽ mang tình yêu của anh về lại với tôi. Thế nhưng anh lại chẳngmảy may động lòng, rất nhiều lần anh yêu cầu tôi giải quyết cái thai trongbụng, nhưng tôi đã không thể làm thế.
Tôi bụng mang dạ chửa, ngày càngnặng nề, tìm đến nhà cha mẹ Quốc An, rồi đến lãnh đạo công ty, ai cũng khuyêncan anh, nhưng anh đều bỏ ngoài tai hết. Đến lúc ấy, tôi mới thấy mọi thứ quanhmình hoàn toàn xám xịt, mới ý thức được là đứa con trong bụng mình đây sinh rasẽ không có cha. Tôi cảm thấy cuộc sống trở nên vô nghĩa, con sinh ra mà khôngcó cha, chi bằng bây giờ bỏ quách cho xong. Tôi đã thu hết can đảm đến bệnhviện nạo thai. Bác sĩ bảo đứa bé sắp đến ngày sinh, hơn nữa giữ được cái thaimấy tháng trời nay cũng đâu phải dễ. Tôi khóc lóc và kể với bác sĩ tình cảnhtồi tệ của tôi. Bác sĩ lại bảo, như vậy bệnh viện lại càng không thể thuận theoyêu cầu của tôi, mà cho dù có muốn giải quyết đi nữa thì cũng cần phải có đượcchữ ký của người cha....
Không gì đau khổ hơn khi nhớ lạinhững chuyện ấy. Thế nhưng từng ấy thời gian trôi qua mà chuyện cũ vẫn cứ giàyvò tôi. Cho đến tận bây giờ, tôi cũng không thể phủ nhận là tôi vẫn còn yêu thathiết cái người đàn ông mà tôi đã từng hiến dâng hết tuổi thanh xuân và tìnhyêu của mình.
Thứ hai, ngày 26 tháng 3
Nửa đêm
Lúc này đã nửa đêm, xuống mạng, tôi bỗng thấy căn phòng trở nên vắng lặng đếnđáng sợ. Tôi bật máy nghe bản nhạc Yêu hay không yêu em của dàn nhạc Không giờ.Đây là bài hát mà tôi và Quốc An yêu thích nhất, chúng tôi thường ngồi ôm nhautrên bộ sofa êm ái, mở nhạc to hết cỡ, rồi bay bổng theo điệu nhạc, anh đã nhẹnhàng hôn tôi, tràn đầy hưng phấn… Thế mà đêm nay, những hình ảnh, cảm xúc từnglàm tôi say đắm ấy chỉ còn là những hồi ức xa xăm...
Điều làm tôi lo lắng nhất bây giờchính là bé Gia Gia xinh đẹp và tội nghiệp của tôi. Bây giờ con bé ở với bànội, được bà nội trông coi, nhưng tôi vẫn không yên tâm. Nỗi nhớ thương con vẫnlàm tôi day dứt trong những cơn ác mộng vào lúc đêm khuya. Giờ đây tôi thực sựcảm thấy hối hận, hồi ấy, sao tôi lại ngu ngốc cho rằng con cái có thể mangtình yêu của Quốc An về lại với tôi chứ? Nếu con bé phải chịu nhiều đau khổ,mất mát, là cũng bởi vì cái tính ngu ngốc của tôi. Nhớ lại hồi đó, có lúc, vìkhông thể bỏ cái thai nên tôi đã quyết định quyên sinh cùng con. Tôi cắt cổ taytự vẫn, nhưng khi nhìn những dòng máu đỏ tươi tuôn xối xả, trong đầu tôi bỗngxuất hiện ý nghĩ không thể nào kết thúc đời mình như vậy được, nên tôi đã gắnggượng gọi điện thoại sang nhà hàng xóm cầu cứu.
Khi tôi nằm viện, Quốc An cũng cóđến thăm tôi. Thấy cảnh tôi vì anh mà tự tử, có lẽ cảm động, nên anh đã quay vềvới tôi. Thực lòng mà nói, tôi không còn tìm lại được cảm giác ấm áp tronglòng. Nhưng có anh ở nhà, tự nhiên tôi lại thấy vui sướng, hạnh phúc. Tôi biếtmình vẫn còn rất yêu anh, cũng bởi vì yêu anh tha thiết nên tôi đã tha thứ vàquên hết mọi lỗi lầm của anh.
Sau đó, nàng công chúa đáng yêu củachúng tôi ra đời. Con bé chào đời mang lại niềm hạnh phúc cho cuộc hôn nhântừng suýt đổ vỡ của chúng tôi. Đôi lúc, tôi còn thầm vui sướng vì mình đã sángsuốt không bỏ đứa con này đi. Nếu không, e rằng sẽ chẳng bao giờ có thể níu kéolại được Quốc An. Nhưng hạnh phúc chỉ kéo dài thêm được vài tháng. Bỗng mộthôm, Quốc An nói, “Tuyết Nhi, mình ly hôn đi!” Tôi thực sự choáng váng, chẳngphải chúng tôi đang sống rất vui vẻ đó sao? Tại sao lại phải ly hôn?
Quốc An cúi đầu nói, “Cô ấy về rồi”.Khi ấy, tôi hiểu ngay “cô ấy” là ai. Hóa ra, cô bồ của anh đã từ Mỹ về. Hóa ra,hơn nửa năm nay, Quốc An sống với tôi chính là để lấp đi khoảng trống “cô ấy”đi Mỹ. Lại một lần nữa, tôi bị anh ta lừa dối.
Anh ta giải thích, “Không phải vậy,anh muốn chờ cô ấy đi rồi dứt khoát luôn với cô ấy. Những ngày tháng qua, anhvề nhà là thật lòng muốn sống vui vẻ trọn đời với em, nhưng có quá nhiều chuyệnanh không thể tự mình quyết định được”. Khi ấy, tôi còn tâm trạng đâu mà nghenhững lời phân trần ấy của anh ta. Tôi những tưởng anh đã hồi tâm chuyển ý,nhưng nào ngờ tất cả đều là dối trá. Những trắc trở và đau khổ của đời sống vợchồng đã khiến tôi trở nên mềm yếu. Tôi không thể nào chấp nhận được sự thựcnày, tôi uống một đống thuốc ngủ, định chết quách cho rồi, may mà Quốc An pháthiện kịp thời, đưa đến bệnh viện. Nằm trên giường bệnh, tôi tưởng chừng như thếgiới đã đến ngày tận thế. Nhưng tôi thật không cam lòng. Tôi mệt mỏi lê bướcđến gõ cửa tìm gặp lãnh đạo công ty anh, tìm cha mẹ anh những mong họ khuyênbảo anh. Nhưng anh vẫn chỉ lạnh lùng nói, “Anh không thể tự mình quyết địnhđược”.
Đây là lý do của Quốc An sao? Chẳnglẽ anh vứt bỏ tôi cũng là vì anh không thể tự mình quyết định được? Anh đã thếthì chúng ta cùng chết, kiếp sau chúng ta lại là chồng là vợ của nhau vậy. Tôiliền viện cớ mời anh đến nhà để bàn chuyện ly hôn và bỏ thuốc chuột vào nướcuống của chúng tôi. Cả hai chúng tôi đều bị trúng độc. Thực ra cũng may, bữa đónhờ nhân viên thu tiền điện nước đến nhà thu tiền, chứ không thì chúng tôi đãđưa nhau về suối vàng mất rồi.
Sau khi thoát khỏi bàn tay thầnchết, lẽ ra Quốc An phải hồi tâm suy nghĩ lại, nào ngờ anh lại còn mắng chửitôi, “Nếu có muốn chết thì cô hãy chết một mình đi, đừng kéo tôi chết theo, cônghĩ làm như vậy thì sẽ thay đổi được tất cả sao? Xem lại cô đi, người như vậymà cũng gọi là người có ăn có học à? Đàn bà đâu mà dữ dằn, đanh đá không chịuđược!” Câu nói này của anh phút chốc làm tôi tỉnh hẳn khỏi cơn mê, tôi liên tụctự hỏi, cuộc hôn nhân này còn đáng để tôi phải đánh đổi cả mình mà níu kéo nữahay không? Một thằng đàn ông như thế, liệu có đáng để tôi yêu hay không? Tôi bìnhtĩnh suy nghĩ mãi, và sau cùng quyết định ly hôn.
Nghĩ lại những chặng đường mấy nămvừa qua, quả thật có quá nhiều đau khổ, không sao kể xiết. Đáng lý ra, ngay khibị Quốc An bỏ, tôi phải dứt khoát chia tay anh ta như lý trí mách bảo, tình yêuđã chết, thì khổ sở níu kéo cuộc hôn nhân này làm gì? Người ta thường nói, khiđời sống hôn nhân gặp khủng hoảng, hãy sống bằng lý trí, phải bảo vệ gia đìnhmình. Tôi chính là người đàn bà ấy, sẵn sàng chết để bảo vệ cuộc hôn nhân củamình. Nhưng thực tế không hẳn như thế, giữ được lòng tôn kính của con người cònquan trọng hơn cả tình yêu, hơn cả hôn nhân. Tình yêu có thể chết nhưng mà lòngtôn kính thì không thể chết được...
Thứ tư, ngày 28 tháng 3
Trời nắng
Đôi khi người ta cũng trở nên lười biếng, như tôi đây chẳng hạn. Ngồi duỗi dàitrên ghế sofa nghe tiếng điện thoại reo ở sau lưng mà tôi cũng chẳng buồn đưatay ra bắt máy. Cũng may Thành là người kiên nhẫn, chuông đổ mấy hồi nữa tôimới cầm máy lên. Thành là bạn học hồi phổ thông với tôi. Anh gọi điện nói sắpcùng Đạt Minh tổ chức một buổi họp mặt lớp, mong tôi tham gia. Tôi đùa, “Cậucũng có khả năng đó sao?” Thành cười ha hả, “Cậu vẫn còn xem thường mình nhưvậy ư, nói cho cậu biết nhé, mình bây giờ không phải là Thành như hồi còn họcphổ thông đâu nhé, cậu hãy đợi đấy”. Thành còn bảo sắp tới nếu tôi có thời gianrảnh thì mời tôi tham gia vào ban tổ chức họp mặt lớp. Tôi đồng ý ngay, ngồikhông cũng chán, gặp gỡ bạn bè có khi lại làm cho tinh thần mình thoải mái hơnlên. Sau cùng, tôi và Thành thống nhất là chiều tối hôm sau sẽ gặp nhau tạiquán trà ở gần công viên San Hô để cùng nhau thảo luận về vấn đề này.
Gác máy điện thoại, hình ảnh Thànhhồi còn đi học hiện ra trước mắt tôi. Thuở Thành rất nghèo, nhà có năm anh chịem, cả nhà sống dựa vào đồng lương ít ỏi hàng tháng của người cha làm côngnhân. Kí ức của tôi còn in đậm hình ảnh Thành, chỉ toàn mặc quần áo cũ, hơnnữa, còn vá chằng vá đụp. Thành không cao, người xương xương, học rất chămnhưng thi lại chẳng bao giờ được điểm cao. Gia đình tôi khi ấy lại khá giả, bamẹ đều là giáo viên, tôi là con một. Điều kiện gia đình như thế nên lúc nào tôicũng tự hào. Ba mẹ tôi chỉ có mình tôi là con cưng nên luôn cho tôi ăn ngon mặcđẹp, lại là giáo viên trong trường, vì thế mà các thầy cô giáo trong trường aiai cũng rất tốt với tôi, thường xuyên quan tâm chăm sóc. Tôi giống như một nàngcông chúa kiêu sa trong mắt bạn bè cùng lớp. Thành ngồi chung bàn với tôi, ítnói và luôn nhường nhịn tôi. Tôi bảo làm cái gì Thành cũng cố gắng làm, nhất làviệc dọn dẹp vệ sinh trường lớp. Tôi cũng không để Thành làm không công, hũ mựccủa tôi chủ yếu để tôi và cậu ấy dùng chung, coi như tôi đền công. Nhưng sauđó, xảy ra một chuyện làm tổn thương đến lòng tự trọng của Thành. Năm học lớp11, một hôm, tôi thấy trong cuốn sách ngữ văn của mình có kẹp một lá thư Thànhviết, chỉ có mấy dòng ngắn ngủi, đại ý là Thành rất thích tôi, hy vọng là chúngtôi có thể trở thành bạn bè hơn mức bình thường một chút. Tôi hiểu ý Thành.Nhưng khi ấy tôi lại vô tư đem bức thư đó lên mách thầy giáo. Biết được chuyệnnày, ngay chiều hôm ấy, Thành không dám bén mảng tới lớp, sau đó nghỉ học luôn.Thành không đi học nữa, tôi lại thấy trống vắng, và ngày càng buồn bã. Cuốicùng một hôm tôi cố gắng thu hết can đảm đi đến nhà Thành hỏi thăm thì mới hayThành đã chuyển sang trường khác. Thì ra, tối hôm đó, thầy giáo chủ nhiệm lớpđã đưa bức thư đó cho ba tôi, ba tôi cầm bức thư đó đến tìm ba mẹ Thành. Ôngchẳng thèm nể nang gì, nói cho cha mẹ Thành một trận. Cha mẹ Thành lại thật thàcho rằng Thành làm thế là bôi tro trát trấu vào mặt cha mẹ mình, là thằng mấtdạy, nên không cho Thành học tiếp nữa. Thành khổ sở van nài cha mẹ mình chuyểntrường để học hết bậc phổ thông. Sau cùng, hai ông bà quyết định chuyển Thànhsang một trường phổ thông khác ở ngoại ô. Thực sự bất mãn với cách cư xử của bamẹ mình, về đến nhà tôi đã phê phán ba mẹ rất gay gắt, tôi cho rằng xử sự nhưvậy là rất quá đáng, nhưng ba mẹ tôi vẫn không thấy là họ đã sai.
Một tháng sau, tôi nhận được thư củaThành. Trong thư, Thành nói thật lòng yêu tôi, và tự nhận rằng cách cậu xử sựlúc trước là quá đường đột, cậu ta chỉ trách tôi là lẽ ra không nên đem tờ giấyđó đưa cho thầy giáo. Thành nói, “Tuyết Nhi, cậu không biết được là khi vứt đibức thư đó là cậu đã vứt bỏ luôn cả trái tim của một chàng trai yêu cậu”. Tôinhớ, hôm đó đọc xong thư tôi đã khóc, thế rồi tôi vội vàng viết một lá thư xinlỗi Thành. Nhưng kể từ lần đó, Thành bặt vô âm tín. Mãi đến năm thứ nhất đạihọc, một lần có dịp về nhà, tôi mới hay là Thành đã nhập ngũ, đóng quân ở QuếLâm. Đó chính là khoảng thời gian buồn nhất giữa tôi vàThành.
Lần kế tiếp gặp Thành là khi tôi tốtnghiệp xong đại học và bỏ cơ hội làm việc ở Long Tây, Cam Túc vì Hà Quốc An.Thực ra khi ấy Thành đã giải ngũ và được phân công công tác ở Viện Tư pháp Nhândân Thành phố. Lần ấy, trên xe buýt, có một anh chàng gọi tôi, nhưng tôi thấyngười đội mũ bộ đội này lạ hoắc. Anh cười cười nói, “Mình là Thành, ngồi chungbàn với bạn hồi phổ thông đây mà”. Tôi ngạc nhiên, rồi vui mừng nhảy cẫng lên,“Có thật là bạn đấy không, Thành?” Thì ra tôi và Thành cùng sống trong mộtthành phố, và ngẫu nhiên sao chúng tôi gặp lại nhau.
Thành đúng là khiến người ta khóquên.
Thứ sáu, ngày 30 tháng 3
Trời nắng
X ế chiều, tôi đi đến quán trà ở công viên San Hô, Thành và Đạt Minh đã đợi tôiở đó từ lâu.
Thành vui vẻ đùa, “Tuyết Nhi, cậuvẫn đẹp như xưa, vẫn là nàng công chúa kiêu ngạo”.
Tôi nói, “Kiêu ngạo gì chứ, mình chỉlà một phụ nữ bất hạnh mà thôi”.
Đạt Minh tiếp lời, “Tuyết Nhi! Nghenói cậu ly hôn rồi phải không?”
Câu nói của Đạt Minh vô tình chạmvào nỗi đau trong lòng. Tôi chỉ biết im lặng cúi đầu, nhấp một ngụm trà. Lúcngẩng đầu lên, tôi thấy ánh mắt Thành cứ nhìn chằm chằm vào tôi, như thể muốnhỏi tôi, “Tuyết Nhi! Đó có phải là sự thật hay không?” Tôi gượng cười nói, “Cógì đâu, ly hôn thì ly hôn, thời nay, sợ quái gì ai cơ chứ”. Không ai nói gìnữa. Đạt Minh đánh tan không khí trầm mặc, “Thôi quên chuyện này đi, mình bànchuyện họp lớp đi chứ”. Thế rồi chúng tôi thảo luận và đưa ra chương trình, mụcđích, thời gian và các vấn đề liên quan khác của buổi họp mặt. Sau đó, Đạt Minhnói công ty có việc phải đi, chỉ còn lại tôi và Thành.
Thành an ủi tôi, “Tuyết Nhi, cậuđừng có nghĩ ngợi nhiều làm gì, hãy tìm một người đàn ông khác tốt hơn mà chungsống, ở xã hội bây giờ, cái chuyện thề non hẹn biển, sống với nhau đến đầu bạcrăng long là xưa rồi. Tội gì cứ nghĩ mãi chuyện này cho khổ thân”.
Tôi lặng thinh thầm nghĩ, Thành vẫnnhư hồi phổ thông, nói chuyện cứ hay cả thẹn như thế. Tôi biết Thành còn nhiềuđiều muốn nói nhưng khó biểu đạt hết bằng lời. Tôi nhìn Thành, “Thành à, chuyệnhồi đi học mong cậu hãy tha lỗi cho mình nhé, hồi đó mình có đến nhà tìm nhưngcậu đã chuyển trường rồi, mình vẫn luôn mong muốn nói một lời xin lỗi cậu,nhưng vẫn chưa có dịp”.
Nghe tôi nói xong, Thành dường nhưrất xúc động, ngập ngừng bảo, “Không sao, không sao, mình đã quên chuyện đó từlâu rồi, nhưng biểu hiện của cậu lúc ấy khiến mình chẳng thể nào quên được. Cậubiết không? Sau khi tốt nghiệp phổ thông, mình không thi đại học mà xin nhậpngũ. Trong quân đội, mình tranh thủ học ở Trường An ninh, trong thâm tâm mìnhluôn thề là sẽ không để cậu coi thường, cậu là sinh viên mà, thực ra thì mìnhluôn hỏi thăm tin tức của cậu, mình vẫn luôn quan tâm đến cậu...”.
Thành càng nói càng xúc động, vì vậytôi chủ động chuyển hướng câu chuyện, tôi nói, “Thành này, thôi ta hãy nói vềchuyện của cậu đi, bây giờ cậu hạnh phúc chứ? Bà xã làm việc ở đâu?”
Thành uống một hớp trà, “Bây giờ giađình mình rất yên ấm, bà xã mình cũng làm việc trong tòa án, chỉ buồn cho đườngcon cái, cô ấy không thể sinh con được, nhưng mà chúng mình cũng có nuôi mộtđứa con gái, đó là con của ai cô ấy. Cậu biết không, anh cô ấy đã chết tronglần truy bắt tội phạm cách đây 4 năm và một năm sau đó vợ anh ấy cũng qua đờivì tai nạn giao thông, chỉ còn lại mình con bé. Tội quá, tụi mình phải có tráchnhiệm nuôi dưỡng đứa bé ấy lớn khôn. Tụi mình sống rất hạnh phúc”. Tôi nói,“Chúc mừng cậu đấy, Thành ạ, cậu hạnh phúc hơn mình nhiều rồi”. Chúng tôi nóichuyện với nhau rất vui vẻ, sau đó Thành đưa tôi trở về, tôi thấy Thành chữngchạc hẳn. Từng làm tổn thương tình cảm của Thành, nên tôi muốn dùng quãng thờigian còn lại để bù đắp và chuộc lại những sai lầm thuở trước.
Chủ nhật, ngày 1 tháng 4
Trời chuyển nắng
Hôm nay đến nhà Quốc An ở huyện Đa thăm con gái. Lâu lắm rồi tôi không gặpcon. Tôi ôm chặt con vào lòng mà vẫn chưa thấy đủ, nó đưa đôi bàn tay bụ bẫmxinh xắn nhẹ nhàng sờ lên khắp mặt tôi, nước mắt của tôi cứ trào ra không cưỡnglại được. Có gì khác đâu, phụ nữ là thế, hồi ấy tôi cứ mong là Hà Quốc An sẽhồi tâm chuyển ý nên cố sanh đứa con mà đáng lẽ không nên xuất hiện trên đờinày, để đến bây giờ, con gái tôi phải côi cút thế này. Ba nó chỉ biết quấn quítbên người tình của mình, còn thời gian đâu mà ngó ngàng, chăm sóc, thương yêu nó!
Ba của Quốc An bảo, “Tuyết Nhi à, bamẹ chỉ nhận có mình con là con dâu thôi, con hãy thường xuyên đến đây nhé”.
Tôi đưa con gái đi dạo một vòngquanh huyện để mua thêm thức ăn và quần áo mới cho cháu. Đến hôm nay tôi mớithực sự hiểu được rằng chuyện hôn nhân tan vỡ làm cho con cái bị tổn thươngnặng nề như thế nào. Ly hôn rồi thì con cái sẽ ra sao? Tôi cứ nghĩ mãi chuyệnấy. Mấy hôm trước, tôi đọc được một câu chuyện trên báo. Câu chuyện kể rằng: cómột cặp vợ chồng khi đứa con đầu lòng học lớp 7 thì tình cảm vợ chồng rạn nứt,do lòng tự ái, cả hai tính chuyện ly hôn. Họ đồng ý đợi đến khi con tốt nghiệptrung học cơ sở sẽ chính thức ra tòa, bởi họ không muốn đến chuyện học hành củacon. Hai vợ chồng dù đã ly thân nhưng vẫn phải ở chung một phòng, đêm về, ngườivợ ngủ trên giường còn ông chồng thì kê một tấm ván nằm dưới đất. Thế rồi khiđứa con thi đậu phổ thông trung học với thành tích xuất sắc, vì thương con họlại cùng thống nhất với nhau là sẽ chia tay khi con mình đậu đại học. Thời giandần trôi qua, thấm thoắt đã 3 năm, con họ đã tốt nghiệp phổ thông và thi đỗ vàomột trường đại học danh tiếng. Tiễn con vào đại học xong, họ về nhà chuẩn bị lyhôn, đúng lúc ấy, có một bức thư của người con từ trường đại học gửi về, trongthư viết, “Thực ra con biết tình cảm của ba mẹ đã rạn nứt, hai người đã ly thântừ lâu, có điều chưa cho con biết mà thôi. Con cũng biết, ba mẹ làm thế hoàntoàn chỉ vì con”. Cậu còn viết, “Ba mẹ ơi, con biết hôn nhân không có tình yêuthật đau khổ, ba mẹ lại phải vì con mà chịu khổ đau như vậy thì chi bằng ba mẹhãy chia tay, như thế sẽ tốt hơn”. Đọc thư con xong, hai vợ chồng bất chợt ômnhau òa khóc, khoảnh khắc đó đã hàn gắn sự rạn nứt tình cảm trong ngần ấy năm.Trước đây, họ sống chung phòng mà không chung gối, cũng chỉ vì một mục tiêu duynhất là con cái. Không thể không thừa nhận rằng đây chính là thỏa ước ngầm vềmặt tình cảm, đời người ngắn ngủi, chẳng có lý do gì để họ không trân trọngtình cảm này. Hôn nhân chính là một thỏa ước ngầm, trong quá trình diễn ra thỏaước ngầm ấy, họ có được những điểm chung trong tình cảm. Làm cha làm mẹ, mộtkhi đã sinh con ra thì không có lý do nào mà vứt bỏ đứa con của mình.
Hôn nhân của con người thời nay mongmanh dễ vỡ, hệt như mấy món đồ gốm sứ. Khi quan niệm tư tưởng được nâng cao,người ta cố vùng vẫy để thoát ra khỏi những ràng buộc của ý thức hệ phong kiếnmấy ngàn năm nay, hôn nhân trong phút chốc tưởng đã có được một bầu trời khoángđạt, tự do, không còn những lễ nghi ràng buộc. Trong mối quan hệ giữa hôn nhânvà đạo đức, đạo đức là “luật” vô hình chế ước hôn nhân, còn hôn nhân, nếu khôngcó đạo đức làm chuẩn mực, thì trở nên vô nghĩa. Con người bây giờ dường như chỉcòn chú trọng đến mối quan hệ tình cảm - tình dục, ngoài ra chẳng quan tâm mấytới chuyện đạo đức trong hôn nhân. Thời xưa, nếu con gái chưa chồng mà yêu mộtngười đàn ông có vợ, thì chắc chắn cô ta sẽ bị lên án là hư hỏng, sẽ bị dânlàng dèm pha đàm tiếu. Thời nay thì khác, một cô gái đem lòng yêu một người đànông đã có vợ, trở thành nhân vật thứ ba, thế mà còn dám cả gan nói với vợ củangười đàn ông đó là, “Hãy nhường anh ấy cho tôi”. Hơn thế, người vợ tội nghiệpcủa người đàn ông đó lại còn bị chê trách đủ điều, nào là “Cô thử nghĩ xem, saochồng cô lại không yêu cô nữa?” hay là “Cô phải làm cho mình hấp dẫn hơn, đừng đểchồng thấy mình xấu đi”…, và vô khối những câu tương tự như vậy. Người ta cứnghĩ rằng sự xuất hiện của người thứ ba là do lỗi của người vợ. Đàn ông aichẳng ham của lạ, có mới nới cũ, khó kìm lòng được trước những cô gái trẻ đẹp,mà cái người thứ ba này cũng chẳng biết đường nghĩ, hôm nay, người đàn ông nàydám bỏ vợ mình để vui vầy bên người con gái khác, mai này, khi gặp được cô nàohay hơn, biết đâu hắn sẽ lại chẳng bỏ cô ta để chạy theo niềm vui mới!
Giám đốc công ty tôi chính là mộtngười đàn ông như thế, 46 tuổi, mà đã ly hôn đến bốn lần, ông ta kết hôn rồilại ly hôn như cơm bữa. Nhưng rốt cục, chẳng có cô nào yêu thương ông ta thậtlòng, cũng vì gia đình không yên ấm mà con cái ông ta cũng bỏ học từ lâu, rồicuối cùng thành dân trộm cắp hết.
Còn tôi thì, ly hôn rành rành rađấy, con gái yêu của tôi đã trở thành một đứa bé có mẹ không cha. Không, tôikhông thể nào để nó mất hơi ấm gia đình quá sớm. Giờ đây, trước mắt tôi lạihiện lên cảnh hai mẹ con chia tay nhau. Ôi, con gái bé bỏng, tội nghiệp của tôi…