Phong Ba Diễn Kịch Hàng Ngày Với Thái Tử

Chương 9: Chương 9




"Huống Lưu Thanh! Tốt nhất con nên ngậm chặt miệng lại, nếu không..."  
 
"Đừng vội, con còn chưa nói xong. Mấy chuyện rối rắm trong cung này nếu chôn sâu trong quá khứ, thành chuyện cũ cũng thôi, nhưng Triệu Thái hậu không cam lòng."
 
Ta âm u nói: “Bắc Lĩnh Thập Tam Quan là cửa ngõ chống chọi Nhung Địch của Đại Lương, chủ tướng lại mất tích ngoài ý muốn. Còn lại phó tướng có thể tả hữu đại cục lại vừa khéo mang họ Triệu. Sao có thể trùng hợp thế được chứ?”
 
“Thêm nữa, Thái hậu cố ý xông vào Tuyên Chính Điện, lấy chữ hiếu để ép, bắt Thái tử phải đến Bắc cảnh, nơi tình thế con chưa rõ ràng. Gấp gáp như vậy, thật sự là vì bách tính ư? Lúc bà ta nuốt tiền tu sửa Hàm Vân Lâu, sao không nghĩ tới làm vậy sẽ có bách tính gặp nguy hiểm cơ chứ?”
 
"Huống Lưu Thanh!" Cha ta sầm mặt quát, "Đúng sai không quan trọng, ý kiến của con cũng không quan trọng. Quan trọng là người cầm quyền nghĩ thế nào, viết sử ra sao. Đạo lý bo bo giữ mình, còn cần cha phải giảng thêm nữa sao?"  
 
Ta nhìn thẳng vào mắt ông: "Tổ đã lật, trứng làm sao còn nguyên? Cha thực sự nghĩ mình có thể đứng ngoài cuộc ư?"  
 
"Vương tử tộc Nhung Địch sắp vào kinh, số lượng cấm quân tuần tra trong kinh càng lúc càng bất thường. Thiện Nghĩa Thương ở ngoại thành xưa nay hiếm ai ngó ngàng, nay lại được sửa chữa quy mô lớn, gần như vượt quá quy chế. Nhưng năm nay Bắc cảnh gặp nạn, lương thực do quan lại và phú hộ quyên góp hầu hết đã chuyển tới biên cương, đào đâu ra dư lương để lấp đầy kho?"  
 
"Những kho trống như vậy, lại ở nơi ít người qua lại... để giấu binh ngược lại là thuận tiện."  
 
Cha ta hít sâu một hơi, miệng lẩm bẩm: "Đúng vậy, năm xưa cũng có lời đồn rằng chuyện ở Đôn Nghĩa Phường vốn là ý tưởng của Thụy thân vương, nhưng cuối cùng lại xuất hiện trong tấu chương của tiên đế. Tiên đế còn được Thái Tổ ngợi khen vì chuyện đó. Thiện Nghĩa Thương này, đối với Thụy thân vương, có lẽ chẳng khác nào cái gai trong mắt..."  
 
Ta tàn nhẫn hỏi: "Việc này... Thái hậu nương nương chưa từng nói với cha nhỉ?"  
 
Sắc mặt cha ta lập tức tái đi, cố nặn ra một nụ cười chua xót: "Những điều này... là Thái tử dạy con ư?"  
 
Ta cười khẩy: "Không thể do tự con nghĩ ta sao? Chẳng lẽ nhất định phải do một nam nhân dạy bảo? Từ xưa, cha vì quyền lực của Huống gia, không trâu bắt chó đi cày, ép con phải sống như một ‘nhi tử’, những năm qua chưa bao giờ coi con là nữ nhi để thương yêu, cũng không dành cho con sự tin cậy và kỳ vọng của một người cha đối với nhi tử. Cha khinh thường con từ trong thâm tâm, nhưng lại muốn con giữ thể diện cho cha trước mặt người ngoài, chẳng phải rất nực cười hay sao?"  
 
Cha ta tức giận đến mức tái xanh tái xạm, một lúc sau ông đột ngột ngoảnh đi, chuyển chủ đề: "Nhưng những điều con nói đều là suy đoán, không có bằng chứng."  
 
Ta biết lão đầu này đã d.a.o động, bèn không dây dưa chuyện trước đó nữa, thừa dịp rèn sắt khi còn nóng: "Cha từng làm Công bộ Thượng thư, nơi nào cần quy chế ra sao, cha rõ hơn ai hết, chỉ cần đến đó xem qua một lần là biết. Nếu không, cha cũng có thể phái người điều tra kỹ lưỡng. Ngày xưa cha bo bo giữ mình thế nào con không đánh giá, nhưng nay nước nhà đã lâm nguy, sự an nguy của quốc gia như rút dây động rừng, con tin cha tự biết phải làm gì."  
 
Thực ra, chuyện này ta cũng không thể khẳng định. Nhưng người trong tay ta chỉ có Hồng Sương mà mẹ để lại, không dám mạo hiểm. Còn trong tay lão đầu thì có vô số kỳ nhân dị sĩ có thể xông vào hang hùm. Vì thế, việc này ta cứ để cha ra mặt, món lợi này mà không chiếm thì quả là phí phạm.  
 
Cha ta quả nhiên bị hù dọa: "Con có tính toán thế nào? Còn cần ta làm gì?"  
 
Ta mỉm cười: "Con cần cha... thêm dầu vào lửa."  
 
"Kinh thành yên bình đã lâu, muốn khiến triều đình động binh chỉ có thể viện cớ phỉ khấu ở ngoại thành. Không lâu nữa, Triệu đảng chắc chắn sẽ đề cập chuyện này trên triều, lấy lý do cần phải dẹp yên phỉ loạn trước khi vương tử Nhung Địch vào kinh để đề nghị xuất binh. Khi ấy, cha chỉ cần phụ họa, thổi phồng sự việc, l.à.m t.ì.n.h hình trở nên nghiêm trọng. Nhân đó, chơi một ván 'tương kế tựu kế' với bọn họ."  
 

Ta quay người hướng về phương Bắc, trong mắt cuồn cuộn gió lốc: "Nếu đến Bắc cảnh an ủi quân tâm chỉ có thể là Thái tử, thì những việc lớn như minh ước của hai nước, sao có thể tùy tiện giao cho một tiểu tướng dễ bị khống chế – để nhà họ Triệu thừa dịp điều binh cơ chứ?"  
 
Cha nheo mắt nhìn ta một lúc, cuối cùng thở dài: "Thôi! Ta già rồi. Thiên hạ này, giao lại cho lớp trẻ các con."  
 
Ta vô cùng đồng ý với câu nói ấy, lập tức quay người bước vào thư phòng, nhấc bút viết một phong thư gửi cho vị “hảo muội muội” đang làm thổ phỉ ở Lương Sơn.  
 
Suy nghĩ thêm chốc lát, ta sáng tác một bài đồng dao, rồi sai Hồng Sương đến những ổ ăn mày từng được Tứ muội cứu tế ở nơi đầu đường cuối ngõ, dạy cho bọn trẻ con ở đó.  
 
Hồng Sương tò mò đọc lên: “Bỉ hề thảo dã, Lương Sơn thần nữ. Thần nữ thù từ, Thần Nông chi duệ. Thần Nông hữu hạ, lưu dân an cư... Chủ thượng, bài này quá hoang đường rồi, tcó thể thành được sao?”  
 
“Xét đến cùng,” Ta nhàn nhã rót một chén trà, “Bách tính cần gì, thì đó chính là đúng. Đạo lý cổ kim, chẳng phải cũng là như thế hay sao?”  
 
23.
 
Sáng hôm đó buổi triều sớm náo nhiệt phi thường.  
 
Thụy Thân vương tấu rằng, vùng ngoại ô kinh thành thổ phỉ hoành hành không ngớt, quấy nhiễu cuộc sống của dân chúng. Thêm vào đó, vương tử Nhung Địch sắp vào kinh, Đại Lương cần chỉnh đốn tác phong để thể hiện uy nghiêm một nước.
 
Bởi vậy, bọn phỉ loạn này nhất định phải giải quyết.  
 
Ông ta còn nguyện ý dẫn binh bình loạn, vì Bệ hạ phân ưu.  
 
Đám quần thần trong triều còn đang âm thầm suy tính, thì Huống thừa tướng ngày thường bình ổn như con ch.ó già, lại đứng ra thêm mắm dặm muối, bẩm rằng phỉ loạn này nghiêm trọng thế nào, tình hình lửa sém lông mày ra sao, không thể chậm trễ thêm được nữa.  
 
Nói đến mức khiến quần thần gần như tin rằng chuyện đó là có thật, dường như đầu lĩnh của đám thổ phí đó phải ba đầu sáu tay, uy phong lẫm liệt, ngay tiếp theo sẽ kéo người bao vây kinh thành, đem toàn bộ những lão bất tử ăn không ngồi rồi như bọn họ lật nhào xuống, đầu chúc xuống đất chân chổng lên trời!  
 
Thụy Thân vương ban đầu còn mừng thầm, nhưng càng nghe càng thấy không ổn—--  
 
Huống thừa tướng nói thế, như thể thân vương như ông ta còn chưa đủ tư cách đi dẹp loạn , phải do Bệ hạ thân chinh mới được?  
 
“Việc này...” Thụy Thân vương lúng túng nói, “Nếu Bệ hạ thân chinh, chỉ e lòng dân trong kinh thành sẽ không yên, sợ là không thỏa đáng.”  
 
Bệ hạ cũng nhạy bén phát hiện hôm nay cha ta có điểm khác thường. Ánh mắt hai người giao nhau, Bệ hạ đập bàn một cái, nhân cơ hội đẩy thuyền, trực tiếp rập khuôn theo lý lẽ của Thái hậu.  
 
Bách tính trong kinh thành là bách tính, bách tính ngoài kinh thành cũng là bách tính, sao có thể bỏ bên này mà lo bên kia?  
 

Rồi ngài phất tay, lập tức quyết định– ngự giá thân chinh!  
 
Ta mừng húm trong lòng: Có lẽ Bệ hạ cũng chán ở trong cung, sớm đã muốn ra ngoài dạo chơi vài vòng rồi!  
 
Biết cha ta mặt mũi lớn, không ngờ lại lớn đến mức này! Ta biết mà, ông ấy có thể cân bằng giữa Bệ hạ và Thái hậu, tất không phải người tầm thường!  
 
Giữa một đám quần thần vẻ mặt muôn hình vạn trạng, sắc mặt Thụy Thân vương đen sì đến mức sắp nhỏ ra mực.  
 
24.
 
Sau buổi triều, Bệ hạ theo lệ giữ cha ta lại, ta cũng chần chừ dây dưa, quyết không rời đi, còn giả vờ bám rịt bên cạnh cha ta.  
 
Trên triều ta vốn luôn tỏ vẻ như không quen biết cha, bởi vậy ông nhìn ta lúc này cứ như thể gặp quỷ.  
 
Ta chột dạ cúi đầu, tự nói với chính mình: Dù ta chưa từng lợi dụng danh phận, nhưng việc này liên quan đến vận mệnh quốc gia, chỉ đành linh hoạt ứng biến thôi!  
 
Ta nào có ý đồ gì xấu chứ?  
 
Thế nên ta hiên ngang tiến thêm một bước tới cạnh cha, cố làm ra vẻ như hai cha con đã bàn tính từ trước —-  
 
Dù gì thì trước mặt Bệ hạ, tiểu lão đầu trọng sĩ diện sẽ không lật tẩy ta đâu.
 
Thấy những người khác đã lui khỏi đại điện, ta khẽ hắng giọng hai cái, chắp tay kính cẩn thưa: "Bẩm bệ hạ, vi thần có một vật muốn trình."  
 
Bệ hạ vuốt râu, hỏi: "Vật gì?"  
 
Ta liền rút ra một xấp thư hồi âm với chữ viết thanh tú, xinh đẹp.  
 
Đó là bức thư mà ta cố ý dặn Nhị muội viết, không những thay đổi cách xưng hô thành "huynh trưởng" mà còn khéo léo vận dụng tinh thần cốt lõi của ‘Đào Hoa Nguyên ký’. Toàn văn mô tả cảnh dân chúng an cư lạc nghiệp, còn thêm những lời như: "Kinh! Nhà Vương Nhị Ngưu đầu thôn năm nay trồng hoa màu mới, mỗi mẫu thu hoạch được XX cân!"  
 
Sau khi giải thích một hồi, Bệ hạ liếc nhìn ta, lại liếc nhìn phụ thân ta, nghi hoặc hỏi:  
"Vậy ý khanh là, vị Lương Sơn thần nữ mà kinh thành truyền tụng gần đây, cùng với ……thủ lĩnh đám thổ phỉ kia, lại là Nhị tiểu thư của Huống phủ ư?"  
 
Theo lời Nhị muội, người Lương Sơn ăn no rồi thì rất dễ nói chuyện, vì vậy nàng đã đặc biệt thương lượng với cựu đầu lĩnh thổ phỉ—Vương Nhị Ngưu đại ca ở đầu thôn, để nàng làm đầu lĩnh thổ phỉ một thời gian để phối hợp với ta, khiến mọi việc thêm phần thuyết phục.  
 
Vì thế, giờ khắc này, ta tràn đầy khí thế mà ưỡn ngực, thanh âm vang dội: "Phải, chính là nàng ấy!"  

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.