Phục Hưng

Chương 24: hoành sơn quan.






Tuyệt phẩm tiên hiệp - Đạo Quân Đại quân chầm chậm tiến về phía trước, kéo theo sau là dải bụi mù trải dài cả dặm. 3000 quân cùng hơn 2 vạn dân chúng, số lượng quá đông đảo, không một toán thổ phỉ nào dám manh nha đến cướp bóc chặn đường. Người đông như vậy, mỗi người một bãi nước bọt cũng đủ khiến thổ phỉ chết đuối, chỉ cần đầu óc bình thường không bị ngựa đá thì sẽ không điên cuồng tấn công cướp bóc. Mà nhìn đoàn người này, trừ quân sĩ trông còn có vẻ no đủ, số còn lại là nạn dân, ăn uống còn cần Đại Hải đứng ra cung cấp, có gì quý giá để mà cướp.
Phía xa, một dải núi dài chia cắt đường đi của đại quân. Đây chính là núi Hoành Sơn, chính là Hoành Sơn quan trong truyền thuyết. “Hoành Sơn nhất đái, khả dĩ dung thân” Nguyễn Bỉnh Khiêm đã cho chúa Nguyễn Hoàng lời khuyên như vậy. Vượt qua Hoành Sơn thì không lo các thế lực chúa Trịnh tiêu diệt. Đối với Đại Hải hắn cũng vậy, vượt qua được Hoành Sơn quan, sức ảnh hưởng từ Thăng Long sẽ giảm xuống, mặt nam sẽ là thiên địa của hắn. Hoành Sơn quan hiểm trở, nếu có trọng quân đóng giữ thì thiên binh thiên tướng cũng khó lòng mà qua được. Không phải tự nhiên mà đây là biên giới ngàn đời giữa Đại Việt và Chăm Pa, hay xa xưa hơn là Lâm Ấp với phần còn lại. Mãi sau này đoàn quân Nam tiến thời nhà Lý mới vượt qua Hoành Sơn, mở đầu quá trình mở rộng xuống phía Nam của Đại Việt.
Đường núi khó khăn hiểm trở, mỗi bước đi mỗi bước cẩn thận, nếu không sẽ táng thân xuống vực sâu. Dưới đáy vực cũng không ít hài cốt của kẻ lữ hành kém may mắn….Vượt qua đoạn đèo mà sau này người ta gọi là Đèo Ngang này, mặt trời dần lặn xuống núi, ánh hoàng hôn nhuộm đẫm cây cối hoa đá, nhìn phần phía Bắc của tổ quốc đang lùi lại phía sau, Đại Hải bỗng ngâm bài thơ nổi tiếng của Bà Huyện Thanh Quan
“Bước đến Đèo Ngang bóng xế tà,
Cỏ cây chen lá, đá chen hoa.

Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng, con cuốc cuốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta.”
“Thơ hay, thơ hay.”
“Hay cho câu nhớ nước thương nhà”
Trong đám thân vệ không ít kẻ tài tuấn, có ăn có học hoặc xuất thân quý tộc, danh môn nhưng xuống dốc, hay tình thế bức bách phải tòng quân đánh giặc. Nghe được đầu thơ này của chủ tướng không khỏi cảm thán, chủ tướng quả là văn võ song toàn. Đầu thơ này có thể coi là thiên cổ tuyệt bút.
Nghe được chúng tướng khen ngợi Đại Hải dù da mặt dày cũng cảm thấy mất tự nhiên, đây vốn cũng không phải thơ của hắn. Mặc dù bây giờ Bà Huyện Thanh Quan còn chưa sinh nhưng đạo thơ của người ta, lại hưởng tiếng thơm của người ta thì cũng quá vô sỉ đi.

Vượt qua Hoành Sơn thì cũng sắp đến địa giới Thuận Hoá. Đây là vùng nguy hiểm, binh đao mã lạc liên miên, hàng năm Chiêm quân đều lai phạm cướp bóc, thổ phỉ tù phạm thì nhiều như nấm sau mưa, chưa kể trên núi các tù trưởng dân tộc thiểu số cũng không ăn chay…
“Vũ Tiến, dẫn 40 thân vệ, chia làm 4 đạo thám thính 20 dặm xung quanh, đề phòng giặc cướp”
“Tuân lệnh tướng quân”
Đại Hải quay đầu sang nói với viên phó tướng của mình, Vũ Tiến, tham quân cũng được gần mười năm, làm người ngay thẳng, không biết luồn cúi cũng không gặp được cấp trên tốt mà mãi không thể thăng tiến, thấy Đại Hải trẻ tuổi có tài, quyết đi theo phò tá, mong ngày kiến công lập nghiệp. Đại Hải rất trọng dụng những người có tài có đức như vậy, lại sẵn sàng đi theo mình ngay từ ngày đầu gian khó nên phong y làm phó tướng, luôn túc trực theo mình.
Qua Đèo Ngang thời tiết như thay đổi hẳn, ít đi cái lạnh miền bắc, nhiều một phần nắng nóng phương nam, may chưa vào hạ nên trời chưa nắng gắt lắm, nếu không hành quân cũng khó khăn…
“Bẩm tướng quân, xung quanh ruộng đồng bỏ hoang nhiều, dân kẻ thì trốn lên núi, kẻ thì bị Chiêm quân bắt đi làm nô, làng mạc điêu linh, trăm dặm mà không có mấy bóng người. E rằng, chinh quân, chinh lương rất khó.”
Vũ Tiến sau mấy canh giờ thám thính quay lại báo rằng. Y biết ở nơi biên ải này khó khăn chồng chất nhưng quả thực không nghĩ bết bát đến nhường này.
“Ngươi chớ lo, chúng ta lần này dẫn theo nhiều người như vậy, không sợ không chinh nổi quân. Chiến loạn vừa qua, đợi răm ba tháng, đại cục ổn định, dân chúng cũng sẽ tự động quay về quê cũ. Rốt cuộc, không đến đường cùng, ai muốn rời đi quê nhà cơ chứ.”
“Tướng quân nói phải, là thuộc hạ nghĩ nhiều. Nhưng thuộc hạ thấy dấu vết Chiêm cùng thổ phỉ hoạt động quanh đây.”
“ Chiêm quân bại trận vừa rút, còn đám tàn quân sót lại không quá đáng lo. Vua Chiêm chết, ta nghĩ mấy năm này Chiêm Thành không đủ sức rấy quân sang đánh, hoạ chăng cũng chỉ là cướp bóc nhỏ lẻ. Đại quân Chiêm Thành chúng ta còn đánh qua, há lại lo sợ lũ tàn quân này”

“Đúng đúng, thuộc hạ quá cả nghĩ rồi. Binh lính của chúng ta đều là lão binh kinh qua trận mạc, trấn áp lũ tàn quân kia không quá lo lắng!”
“Đúng vậy, ta lo là lo lũ thổ phỉ cùng tù trưởng biên giới. Lũ thổ phỉ này, hoạt động lâu năm, lại trốn nơi hoang lĩnh, rất khó tiêu diệt. Không diệt được chúng, dân chúng còn lâu mới yên ổn làm ăn được. Còn mấy tên tù trưởng các tộc lớn ở đây, mấy năm nay triều đình chiến loạn liên miên, ta e lòng chúng cũng rục rịch”
“Chúng ta phải tuyển thêm nhiều quân sao tướng quân?? Thuộc hạ e là khó, trợ cấp và quân lương của triều đình không biết bao giờ mới tới, còn không biết có đủ để mộ thêm quân không.”
“Không cần quá lo lắng mà doạ mình. Nước đến đất đỡ, binh tới tướng ngăn. Ta sẽ có kế để giải quyết cửa ải này. Ngươi trước nghỉ ngơi, rồi cho thân vệ cải trang, đi tìm hiểu kỹ tình báo về lũ phỉ ở đây cùng với các tộc lớn, đặc biệt những tộc nào hợp tác qua với quân Chiêm.”
“Thuộc hạ lĩnh mệnh!”
“Đi, động viên mọi người nhanh bước, Trấn Thuận Hoá không còn xa nữa.”
“RÕ!!!”



Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.