Phượng Kinh Thiên

Chương 118: Khát vọng có được (3)




“Có thể được ở cạnh nương đã là may mắn của con rồi, sao lại hao phí thời gian cơ chứ?”
Đáy mắt của người phụ nữ hiện lên sự bất đắc dĩ: “Nhưng nương mong rằng con có thể đi ra ngoài, bằng không cả đời con cũng không thể gặp được ý trung nhân của mình, vậy thì làm sao mà thành thân sinh con, để nương được bế cháu chứ?”
Nam nhân mỉm cười: “Chẳng phải nương đã từng nói, nương mong con phải lưỡng tình tương duyệt* mới có thể kết hôn sao?”
(*) Lưỡng tình tương duyệt: hai bên đều có tình cảm với nhau.
Phụ nhân khẽ cười: “Vậy nên ta mới muốn con rời khỏi Quảng Ninh Cung, ra ngoài đi đây đi đó để ngắm nhìn nhiều nơi, chứ nếu cứ chờ đợi suông như thế, cả đời này nương cũng đừng hòng bế được cháu.”
Nam nhân cúi đầu, trầm tư một lúc mới cười bảo: “Đợi sau khi con cập quan*, con ắt sẽ hoàn thành tâm nguyện của nương.”
(*) Cập quan: cập: đạt tới; quan: mũ (con trai thời xưa khi tròn 20 tuổi, tức là tuổi thành niên, sẽ làm lễ đội mũ).
“Trong lòng của nương, con là nam nhân xuất sắc nhất trên đời, nương rất mong chờ, không biết con sẽ yêu thích cô gái như thế nào?” Ánh mắt của bà tràn ngập sự kỳ vọng.
Nam nhân liền nở nụ cười: “Nương à, tâm nguyện này của người e rằng là vấn đề khó khăn nhất đối với con, người bảo con đi cưới cái ghế vàng kia còn dễ hơn đó, hay là người đổi một nguyện vọng khác nhé?”
Bà giận dữ liếc hắn, sau đó bà còn nhéo nhẹ vào mu bàn tay của hắn một cái.
“Nương, đau đấy, ý của con là, tâm nguyện của nương là lớn nhất, còn chiếc ghế vàng rách nát kia, có cho không con cũng chả thèm.”
“Nói vậy còn nghe được, thế tâm nguyện của nương là gì nào?”
Nam nhân vội trả lời: “Con xin thề, đợi sau khi con hai mươi, nhất định sẽ ra ngoài tìm ý trung nhân của mình, rồi cưới nàng ấy về làm vợ, sinh cho nương tám mười đứa cháu luôn.”
Phụ nhân bật cười: “Tám đứa, mười đứa? Là con nói đấy nhé, không được lừa nương đâu đó.”
Nam nhân mỉm cười, ngẩng đầu nhìn lên bầu trời xanh thẳm, có lẽ, hắn thực sự phải ra ngoài nhìn cảnh đời rồi.

Gần như cùng lúc đó, trong thư phòng tại nhà chính của Văn Thị ở Dung An thuộc nước Đại Nguyên, cũng đang tiến hành một cuộc trò chuyện.
Thư phòng rất rộng rãi, tất cả được bày biện vô cùng thanh nhã, dù là bình phong, bàn viết, giá sách, thư tịch được sưu tầm, tranh chữ được treo trên tường, bút mực hoặc thậm chí là thảm trải trên đất đều rất được chú trọng.
Cửa sổ được chạm khắc hình hoa mở hé một nửa, hai chiếc ghế được kê gần cửa cách nhau bởi một chiếc bàn con, còn có hai người đang đánh cờ ở đó.
Đến khi đánh xong một ván, Văn Vô Hà mới thản nhiên nói: “Cha, người thua rồi.”
Thời gian vô tình đã để lại trên khóe mắt của Văn Cẩm Sinh không ít nếp nhăn, nhưng chẳng hề che đậy được đường nét anh tuấn của ông. Qua gương mặt hiện tại, người ta vẫn có thể thấy được phong thái lúc trẻ. Nhìn chiến cuộc trên bàn cờ, ông khẽ thở dài một tiếng: “Ừ, thua thật rồi.”
“Nếu đã như thế, phải chăng cha có thể yên tâm rồi?”
Văn Cẩm Sinh thấy trong mắt con trai mình chẳng hề có chút cảm xúc nào, vẫn bình tĩnh giống như một hồ nước không gợn sóng.
Văn Vô Hà giương mắt nhìn thẳng vào ông, hai cha con nhìn nhau một hồi lâu.
Cuối cùng, vẫn là Văn Cẩm Sinh dời tầm mắt trước. Xuyên qua ô cửa sổ đang mở một nửa, ông nhìn xa xăm ra đình viện, lạnh nhạt nói: “Nếu con đã quyết tâm như thế, thì ta không còn gì để nói, nhưng mà ta phải nhắc con một điều.”
Văn Vô Hà hơi nhếch môi: “Hài nhi biết cha muốn nói gì.”
Văn Cẩm Sinh quay đầu, khẽ nhíu mày nhìn hắn. Lúc này, Văn Vô Hà hơi khép mắt lại, giọng nói đầy sự chắc chắn: “Chỉ được thắng không được thua!”
Văn Cẩm Sinh nở nụ cười, ánh mắt bình tĩnh không một chút xúc cảm cuối cùng cũng đã có ý cười, ông đứng dậy khẽ vỗ vào vai Văn Vô Hà: “Cha chờ con đưa Đệ Ngũ thị vào lãnh thổ nhà họ Văn.”
Văn Vô Hà gật đầu, chỉ mỉm cười mà không nói.
Văn Cẩm Sinh ra khỏi thư phòng, đi được vài bước thì giống như nghĩ ra điều gì đó, ông ta ngoảnh đầu lại nhìn về bức tranh có hai hàng chữ treo trên tường: “Thử khúc chi ưng thiên thượng hữu, Nhân gian năng đắc kỷ hồi văn?”*
(*) Hai câu trong bài “Tặng Hoa Khanh” của Đỗ Phủ. Tạm dịch: Khúc này Thượng giới có thôi, Nhân gian thử hỏi mấy người được nghe. (Hai câu Nguyên Vô Ưu đã để lại trong buổi gặp mặt tại Vọng Giang Các)
“Vô Hà nghĩ sao về chữ này?”
Văn Vô Hà nhìn qua, khẽ mỉm cười: “Thử khúc chi ưng thiên thượng hữu, Nhân gian năng đắc kỷ hồi văn?” Chỉ riêng về chữ, quả thực không thể gọi là tài hoa hơn người, nhưng có câu “nét chữ như người”, trong mắt hắn, thứ hắn nhìn thấy không chỉ là những chữ này, mà còn là một con người.
Dường như có suy nghĩ gì đó, Văn Cẩm Sinh mỉm cười hỏi: “Lần này Vô Hà để tâm như thế, e rằng không chỉ vì cùng tranh với Lâm Duy Đường phải không?”
Văn Vô Hà đón lấy ánh nhìn có vẻ tự nhiên nhưng lại rất sắc bén của Văn Cẩm Sinh, hắn thờ ơ cười: “Đương nhiên rồi.”
Văn Cẩm Sinh nhận được câu trả lời mà mình mong muốn, sau đó nhìn lại nét chữ rõ ràng lưu loát kia thêm lần nữa, rồi mới mỉm cười mà quay lưng bước đi.
Con trai của ông đi Kinh thành một chuyến, dường như đã trưởng thành chỉ trong một đêm, không biết là chuyện tốt hay chuyện xấu nữa?
Xuất thân của Vô Ưu công chúa quả thực không còn gì để nói. Trong thiên hạ này, chỉ nói về nữ tử, e là không tìm được một ai có thể tôn quý hơn nàng.
Vô Hà coi trọng nàng, cũng xem như có mắt nhìn người. Tuy Vô Ưu công chúa xuất thân cao quý, nhưng cho dù có cao quý đến đâu, chung quy thì nàng cũng chỉ là một công chúa, vẫn phải xuất giá thôi.
Vô Hà vừa là thiếu chủ của Văn Thị, lại là biểu thiếu gia danh chính ngôn thuận của Đệ Ngũ Thị. Với thân phận này của hắn, nếu thật lòng yêu thích Nguyên Vô Ưu rồi đề nghị kết thân với hoàng thất, thì không ai có thể soi mói được gì.
Chẳng qua, chuyện này cũng không cần gấp gáp vì Vô Hà vẫn chưa cập quan, Vô Ưu công chúa cũng chưa đến tuổi cập kê, cứ đợi thêm vài năm nữa xem tình hình phát triển thế nào rồi lại quyết định cũng không muộn.
Văn Cẩm Sinh trở về phòng ngủ, Văn phu nhân liền đứng dậy nghênh đón, lập tức châm trà cho ông.
Văn Cẩm Sinh uống trà rồi nở nụ cười.
Văn phu nhân thấy thế liền cười khẽ: “Xem ra phu quân rất hài lòng với quyết tâm tranh đấu của Vô Hà.”
“Đây là hiển nhiên, Vô Hà vẫn luôn quá mức lạnh lùng, chẳng hứng thú với bất kỳ chuyện gì, ngay cả vị trí gia chủ của nhà họ Văn nó cũng giữ thái độ có cũng được, không có cũng chẳng sao. Thứ khiến tôi lo lắng nhất chính là sợ một ngày nào đó, nó sẽ vứt bỏ gia nghiệp to lớn của chúng ta mà không thèm quan tâm. Nhưng bây giờ, thấy nó bằng lòng chấp thuận, tôi thật sự đã yên lòng rồi.”
Văn phu nhân im lặng trong phút chốc, sau đó lại thở dài: “Có bảy dòng họ, Lưu Thị đã bị diệt nên chỉ còn sáu mà thôi, gia tộc Đệ Ngũ lại vì vấn đề người thừa kế mà rơi vào nội đấu. Tuy ở mặt ngoài, phụ thân tôi như vẫn có thể kiểm soát mọi chuyện, nhưng trên thực tế, Đệ ngũ gia đã bắt đầu chia năm xẻ bảy từ hai mươi năm trước rồi.”
Văn Cẩm Sinh dìu bà ngồi xuống ghế, an ủi nói: “Việc đã đến nước này, phu nhân có tiếc thương cũng không làm được gì.”
Ánh mắt Văn phu nhân bình tĩnh mà vững vàng: “Các chi các nhánh trong gia tộc Đệ Ngũ đều có ngoại thích* tham dự, ngay cả mẹ con của tỷ tỷ cũng như hổ rình mồi, đều muốn chiếm lấy Đệ Ngũ Thị, cho dù chúng ta không tham gia vào cuộc chiến của nhà Đệ Ngũ, cũng không cách nào thay đổi tình thế hiện tại. Nếu Đệ Ngũ Thị đã định phải tan rã, thì Vô Hà của chúng ta có năng lực và tư cách lấy được nó hơn là Lâm Duy Đường.”
(*) Ngoại thích: Người thân bên họ ngoại.
Văn Cẩm Sinh mỉm cười: “Phu nhân yên tâm đi, nói về ngoại thích, ai có tư cách hơn Vô Hà chứ? Nói về năng lực, Vô Hà cũng chẳng kém cạnh Lâm Duy Đường.”
Văn phu nhân khẽ khép mắt lại: “Nhắc tới Lâm Duy Đường, tôi cũng không thể không thừa nhận, tỷ tỷ mình quả thực đã bồi dưỡng được một đứa con trai không tầm thường, dường như tỷ ấy quyết tâm muốn rửa sạch nỗi nhục khi xưa.”
Nghe Văn phu nhân nói, Văn Cẩm Sinh bỗng thở dài một tiếng: “Chuyện của năm đó, bà ấy đã nhận được một bài học, chúng ta cũng đừng nhúng tay vào nữa, cứ để Vô Hà đi đi.”

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.