[Quyển 2] Đại Lão Lại Muốn Tan Vỡ

Chương 196: Quyền chủ thực ngạo kiều(*) (1)




(*) Ngạo kiều: tiếng trung là 傲娇, tiếng Nhật là Tsundere. Có nghĩa là ngoài mặt thì tỏ vẻ lạnh lùng, ương bướng nhưng bên trong là kiểu người ôn nhu dịu dàng, có phần ngại ngùng, xấu hổ, có thể hiểu đơn giản là "Ngoài lạnh trong nóng".
...
Nam Nhiễm trải qua một đời trong vị diện với Sino.
Đợi đến khi cô mở mắt lần nữa thì phát hiện bản thân đang nằm trong một căn phòng cổ kính.
Giường được chế tạo bằng Bạch Ngọc(*), mặt đất được lát đá cẩm thạch, ly được làm từ Dương chi Ngọc(*), mỗi một thứ trong phòng đều toát lên vẻ quý khí sang trọng.
Màn cửa trắng tinh buông xuống.
Nam Nhiễm nằm trên giường.
Cúi đầu nhìn.
Chỉ thấy trên người cô lúc này cũng mặc một bộ y phục thuần trắng.
Vừa sạch sẽ, vừa thánh khiết.
Lúc này thanh âm của hệ thống bỗng nhiên truyền đến: [tích tích tích, hệ thống đang trong quá trình chữa trị...]
Bởi vì nó là hệ thống được đặc biệt chế tạo vì ký chủ.
Nên nó sẽ dựa vào biểu hiện của ký chủ mà kịp thời sửa chữa.
Nỗ lực giúp ký chủ trở thành một người tốt.
Một lát sau.
Hệ thống lại mở miệng: [ký chủ, mời tiếp thu ký ức của nguyên thân.]
Nguyên thân cũng tên Nam Nhiễm.
Là đích nữ(*) của Nam gia.
Xuất thân từ đại gia tộc, lại có thiên phú tập võ.
Vì thế hầu như tất cả tài nguyên tốt nhất của gia tộc đều ở trên tay nàng.
Từ nhỏ đã được nuông chiều, chưa từng bị người ta bạc đãi.
Nên tâm tư rất đơn thuần, luôn ngoan ngoãn nghe lời.
Hơn nữa, lớn lên còn rất xinh đẹp.
Vô cùng được lòng trưởng bối.
Thế nên có rất nhiều người cùng thế hệ không vừa mắt nàng.
Sau này, khi Nam gia xảy ra chuyện.
Quyền lực của gia tộc thuộc về chi thứ.
Nàng liền bị người cùng thế hệ ám hại, hủy đi tu vi.
Cả đời ấm ức, buồn tủi mà chết.
Sau khi truyền tin tức xong, hệ thống liền mở miệng: [ký chủ, cố lên, thỉnh cô làm người tốt.]
Dứt lời.
Hệ thống liền im lặng.
Không nói nữa.
Nam Nhiễm xốc màn giường lên, bước xuống đất.
Nhưng giây tiếp theo, hai chân cô liền mềm nhũn, quỳ thẳng lên mắt đất.
Nam Nhiễm dùng một tay chống lên mép giường.
Cố gắng giữ thăng bằng.
Bụng truyền đến cơn đau kịch liệt.
Lúc nãy khi mới ngồi dậy, cô không hề có cảm giác gì.
Nhưng hiện giờ vừa mới rời khỏi giường, bụng liền vô cùng đau đớn, cảm giác như bị cái gì đó chọc thủng.
Nam Nhiễm ngồi dưới đất.
Cúi đầu.
Hệ thống thấy vậy, nhỏ giọng giải thích: [ký chủ, tu vi của cô đã bị hủy, kim đan đã bị người khác lấy mất.]
Thời điểm ký chủ đến vừa vặn là lúc chi thứ đoạt quyền làm chủ Nam gia, cha mẹ đều chết hết, còn nguyên thân thì bị người cùng thế hệ ám hại.
Hệ thống nói xong liền đề cao thanh âm của mình hơn: [ký chủ, không sao hết, hệ thống có thể giúp cô giảm đau!]
Nó vừa nói xong.
Cơn đau cổ quái kia trong người Nam Nhiễm liền biến mất.
Nam Nhiễm cẩn thẩn chống tay lên giường, ngồi dậy.
Sắc mặt lúc này tuy có hơi tái, thân thể không có chút sức lực nào.
Nhưng đã không còn đau đớn như ban nãy nữa.
...
(*) đích nữ (嫡 女): là con gái của vợ cả, tức dòng chính.
Thời cổ đại, một người đàn ông có thể lấy nhiều phụ nữ thế nhưng vợ cả lại chỉ được phép có một, tất cả những người khác đều phải chịu phận làm thiếp tức vợ lẽ. Thiếp cũng có nhiều loại, chia làm lương thiếp, tiện thiếp, thông phòng, nha đầu hồi môn, cơ thiếp. Vợ cả hay chính thê khi sinh con dù là nam hay nữ cũng đều được gọi là đích tử, đích nữ, tức dòng chính thống. Ngược lại, tất cả con gái do thiếp thất sinh ra, đều có một chữ thứ đứng phía trước, ý chỉ là dòng thấp hơn. Chính thê sinh con gái gọi là đích nữ. Tiểu thiếp sinh con gái gọi là thứ nữ. Cũng từ cách gọi này, địa vị của đích nữ và thứ nữ được phân cấp rõ ràng. Tuy nhiên theo thời gian, thay đổi qua các triều đại, quan niệm này cũng có xu hướng lẫn lộn. Nói cách khác, địa vị của một thiếu nữ phụ thuộc vào thứ nhất gia phong, thứ nhì là địa vị của mẹ đẻ. Tại những gia đình giàu có, nếu chính thê xuất thân tốt, khi đích nữ gả đi sẽ được hưởng thụ giáo dục và đãi ngộ rất cao. Tiểu thiếp nếu như địa vị chỉ là dân nữ bình thường hoặc ca kỹ thấp kém, như vậy con gái của các nàng chắc chắn sẽ bị thua kém nhiều so với con gái chính thê.
Ngược lại, nếu tiểu thiếp có xuất thân cao tương đương với chính thê, chênh lệnh địa vị của tiểu thiếp so với chính thê không đáng kể, như vậy con gái của họ sẽ được hưởng thụ tài nguyên và đãi ngộ không kém bao nhiêu so với con gái của chính thê.
Ví như thời Nam Bắc triều, địa vị của đích nữ và thứ nữ khác nhau như trời và vực. Đích nữ sinh ra là thiên kim tiểu thư còn thứ nữ lại mang thân phận hèn kém, trong nhà không có tiếng nói, địa vị.
Đến thời Đường, thời Tống, đãi ngộ giữa đích nữ và thứ nữ lại không khác nhau quá nhiều. Chẳng qua, đích nữ và thứ nữ vẫn có những quyền lợi bất đồng khá lớn, tùy thuộc vào địa vị của mẹ đẻ trong gia đình.
Chỉ có điều bất di bất dịch, khi nói đến chuyện cưới gả, thời điểm chọn đối tượng, bất cứ gia đình nào cũng sẽ ưu tiên con vợ cả. Thậm chí, đồ cưới, của hồi môn dành cho đích nữ cũng sẽ phong phú hơn rất nhiều so với thứ nữ.
Trừ phi xuất thân và địa vị của tiểu thiếp cao hơn hẳn chính thê, vậy thì mới có chuyện công bằng.
Chỉ có một điểm chung, thời cổ đại, dù là dòng đích hay dòng thứ, trước khi xuất giá, các thiếu nữ tuyệt đối phải phụ thuộc vào cha mẹ, số phận cũng do cha mẹ quyết định.
Cũng bởi vậy, bên cạnh thân phận ràng buộc bởi địa vị của mẹ đẻ, quyết định vinh nhục của một thiếu nữ trong gia tộc còn phụ thuộc vào người cha. Nếu như cha không thích, dù là đích nữ cũng không thể sống thoải mái, ngược lại nếu như cha thích, dù có là thứ nữ vẫn có thể sống hống hách, ngang tàng. 
(*) Bạch Ngọc: là một loại đá ngọc cao cấp, có tên khoa học là Nephite trắng với thành phần chất khoáng. Đá Bạch Ngọc mang màu sắc trắng ngà rất cuốn hút, đá có độ trong cao, đá được hình thành trong thiên nhiên rất quý hiếm. Chính bởi lượng chất khoáng Mg có trong đá Bạch Ngọc khiến các trang sức Bạch Ngọc càng đeo càng trở nên bóng mịn.
Tính chất của Bạch Ngọc cũng giống như các dạng đá ngọc khác: nổi bật với độ tinh khiết cao mang đến vẻ đẹp hoàn mỹ. Ngọc có tính chất đặc biệt như độ bền cao, độ cứng, khả năng chống ăn mòn, độ tinh khiết đồng đều và có khả năng phản quang rất đẹp.
 Hiện nay Bạch Ngọc nguyên khối cực hiếm, sản lượng cực ít, giá trị liên thành nên những sản phẩm nguyên thủy không qua xử lý, cắt gọt đang là hot trends được nhiều đại gia săn đón nhất, nên giá cả rất cao.
(*) Dương chi Ngọc: Là một loại Bạch Ngọc có màu trắng như mỡ dê, bóng mịn, trong suốt, hoàn toàn không tạp chất. Là cấp thượng đẳng nhất trong các loại Bạch Ngọc. Trong đó, Dương là dê, cừu và Chi tức là mỡ trắng nên còn có tên gọi khác là Ngọc mỡ dê.
Nước ngọc trắng bóng mịn mướt như mỡ Dê/Cừu, có vân vàng nâu hoặc trắng ngả xanh nhạt (chủ yếu là 95% tremolite). Texture rất đẹp, thuần trắng, hơi ngà vàng nếu soi đèn, ánh sáng thường sẽ trắng bóng, loang loáng như nước và cực kì mướt tay. Được các chuyên gia đánh giá cao bởi mật độ liên kết giữa các tinh thể rất chặt chẽ tạo nên độ bóng đặc trưng của loại Ngọc mỡ dê này.
Dương chi Ngọc là loại ngọc rất được tôn vinh và ưa chuộng, là cực phẩm biểu trưng cho phẩm chất của người quân tử và đặc quyền làm Ngọc ấn, Ngọc bội cho Vua chúa, quý tộc. Hiện nay Bạch Ngọc nguyên khối cực hiếm, sản lượng cực nhỏ.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.