Chương 155: Làm Bột Miso Và Nước Mắm
Chỉ mới bước sang mùa xuân – cũng là năm thứ năm kể từ khi bộ lạc Lạc Việt thành lập – nhóm gia vị, một phân nhánh nhỏ tách ra từ nhóm nấu ăn, đã mang đến một tin khiến cả bộ lạc xôn xao: nước mắm và miso đã thành công.
Nếu là người ngoài, họ sẽ nghĩ đó chỉ là một bước nhỏ. Nhưng đối với các thành viên nhóm gia vị, đó là thành quả sau một năm trời đầy thất bại, chờ đợi và cả…đậu phộng hết sạch.
Với Ain chỉ mới một năm mà thành công làm ra là điều không tưởng nhưng đối với các thành viên nhóm gia vị với họ đó là quãng thời gian khó khăn và hạnh phúc.
…
Ngay từ đầu, họ đã có ý tưởng từ Ain. Nhưng khi bắt tay vào, mới thấy mọi thứ khó gấp mười lần tưởng tượng. Chỉ riêng việc làm ra miso, họ đã thử đi thử lại không dưới hai mươi lần, đến mức kho đậu phộng của bộ lạc trở nên trống trơn lúc nào không hay.
Khi đậu phộng hết, họ chỉ biết chờ mùa mới. Nhưng nhóm không ngồi chơi – họ lao vào thử thay thế bằng các nguyên liệu khác. Đáng tiếc, không gì sánh được với hương thơm và chất béo của đậu phộng.
Đến mùa đậu mới, chưa kịp để nhóm trồng trọt hái, thì nhóm gia vị đã…xách giỏ đi thu hoạch trước, trong tiếng than trời của các nhóm khác.
Họ chọn lọc kỹ từng hạt đậu tốt nhất, ngâm nước 12 tiếng cho nở mềm, rồi nấu cho tới khi đậu vừa chín tới. Đậu được vớt ra, để nguội trên khay tre, rồi đưa vào ba chiếc cối đá quý giá nhất của bộ lạc.
Cối xay đá – do nhóm chế tác dày công làm từ đá hoa cương – là kết tinh của khéo léo và…cãi nhau.
Tay quay của nó từng khiến nhóm chế tác muốn nghỉ làm vì không thể cố định được trục.
…
Vì vậy mà muốn sử dụng nó cần phải đăng ký chỗ nhà kho trước mới được cấp, do cối đá rất tiện lợi hơn so với cối xay nước, tuy chỉ phù hợp cho việc nghiền bột, ép nước nhưng số thành viên muốn sử dụng cũng rất đông.
Cối xay có hai khối một trên, một dưới. Ở khối đá trên trung tâm có một cái lỗ, bên dưới có các rãnh để cho nguyên liệu rơi xuống mặt dưới.
Còn khối đá dưới sẽ được làm lớn hơn do nó là bệ đỡ và còn có thêm phần bè lớn để hứng nguyên liệu sau khi nghiền, có một đầu nhọn ra phía trước để hướng chảy cho việc ép nước nguyên liệu.
Ở giữa hai khối đá là một cái trục quay liên kết với nhau, phía khối đá dưới cũng có những đường rãnh nhỏ, khối đá trên còn có một cái lỗ nhỏ để nối với tay quay, tuy nhiên để tay quay có thể kết nối chặt chẽ với khối đá không hề dễ.
Vì vậy mà nhóm chế tác có lúc gần như bế tắc khi chế tạo tay quay cho cối xay đá, nhưng sau thời gian dài thử nghiệm và mày mò thì họ cũng thành công tạo ra liên kết chắc chắn.
Mãi sau này, khi đã tạo được một loại tay quay bằng gỗ gắn chặt, họ mới thề rằng nếu nó hư, họ sẽ...nhịn ăn vài ngày để sửa.
…
Đậu xay ra thành bột. Mỗi 10 phút, một người thay phiên quay cối – không phải vì lười, mà vì quay cối một giờ liền là việc ngang với đánh nhau với tê giác.
Tạo nấm men còn gian nan hơn.
Gạo được nấu chín vừa, rải ra khay tre rồi phủ vải sạch. Họ đặt nó trong nhà, canh từng giờ, chờ lớp mốc trắng xuất hiện.
Vì làm men này dựa hoàn toàn vào môi trường nên chúng được đặt trong nhà, sau 3 ngày ủ thì kết quả sẽ có, nếu mùi chua, hôi thì coi như lô gạo đó bỏ.
Sau hơn vài tháng thì các thành viên nhóm mới tìm ra cách để tạo nấm men, họ vẫn làm như bình thường, khi đặt gạo lên khay sau một ngày nếu gạo xuất hiện một lớp mốc trắng là thành công.
Chỉ khi thấy lớp nấm men mịn màng, thơm dịu, họ mới dám mỉm cười.
Không có hũ thủy tinh, họ tận dụng hũ sắt, trộn vỏ trái cây, đường và nước sạch để tạo ra thứ men sống – chính là “linh hồn” của món miso.
Từng giọt men được nhỏ lên gạo, từng hạt gạo được lật nhẹ mỗi ngày, họ chăm sóc chúng như con nhỏ.
Rồi một sáng, lớp mốc trắng bung nở như tuyết phủ, hương thơm nhẹ thoảng qua – và cả nhóm…ôm nhau gào lên như trẻ con được quà Tết.
(Tui đau đầu quá!)
Sau khi nhỏ giọt men thì các thành viên gia vị chờ thêm 2 ngày nữa thì kiểm tra thành phẩm, cứ hạt gạo nào có màu chuyển vàng và mùi thơm thoang thoảng thì họ bỏ vào hũ đựng riêng.
Dù vậy một khay gạo cũng chỉ thu được vài nắm gạo có nấm men mà thôi.
Họ trộn bột đậu đã xay với muối và nấm men, nhào nặn theo từng tỉ lệ. Không ai giống ai. Có người dùng nhiều men, có người thêm chút nước, có người tăng muối – như đang nấu cho người mình thương.
Trộn xong, các thành viên bỏ vào hũ đựng bằng sắt, dùng tay ấn chặt khối bột xuống dưới đáy hũ, sau đó là dùng vải che bên trên.
Cuối cùng là dùng một vật nặng đè lên trên, rồi đặt hũ ở chỗ thoáng mát, sau mỗi tháng các thành viên kiểm tra một lần, có lớp mốc trắng thì họ chỉ cần loại bỏ nó, còn màu khác thì dựa vào mùi của khối bột để xác định xem có cần bỏ hay không?
Không ai biết mẻ nào sẽ thành công, nhưng ánh mắt của họ, cái cách họ nhìn hũ miso đang ủ, đều giống nhau – hy vọng.
Cứ như vậy sau 3 lần thử nghiệm.
Một hũ bột duy nhất đạt thành miso, còn từ miso tạo nước tương thì Ain vô phương biết.
Sau tất cả, Ain nhận bản báo cáo. Hắn chỉ mỉm cười nhẹ. Đối với hắn, việc họ làm ra được miso chỉ sau một năm đã là kỳ tích.
Nhưng đối với những người trong nhóm gia vị, họ chẳng cần ai công nhận. Vì họ đã nếm được vị đầu tiên – không phải của miso, mà là của sự bền bỉ và tin tưởng.
Khi dùng thử một chút một miso hoàn tan với nước sạch thì tạo ra một loại súp miso rất ngon, Ain còn nhớ trong các bộ anime từng xem còn có tảo biển khô, nấm, cá hun khói rồi bào ra, đậu hũ.
Nhớ thôi mà Ain lắc đầu ngao ngán, làm bột miso thôi đã tiêu tốn gần năm, làm đậu hũ còn mất bao lâu nữa?
Ain lại đi qua chỗ làm nước mắm.
Không chỉ miso, nước mắm cũng được làm song song cùng lúc với hai dự án khác. Vừa nghiên cứu, vừa thử nghiệm, vừa đảm nhiệm những công việc bếp núc hằng ngày – từng người trong nhóm gia vị gần như không có ngày nghỉ.
Hai tuần trước, Ain đã ban thưởng hậu hĩnh cho họ. Lần này, hắn chỉ gửi lời chúc mừng ngắn gọn. Nhưng ánh mắt hắn – một người đã từng sống qua nhiều kiếp – lại ánh lên sự khâm phục thật lòng.
So với miso, nước mắm dễ làm hơn nhiều. Công thức chỉ có muối và cá, và sau khi trải nghiệm hàng loạt thất bại, nhóm gia vị đã rút ra được tỉ lệ vàng 3:1 – 3 phần cá, 1 phần muối.
Cá được chọn là cá mòi, nhỏ nhưng dồi dào đạm. Thế nhưng, không còn nhóm hải sản trong bộ lạc khiến việc đánh bắt trở nên gian nan. Phải mất vài ngày ròng rã, các thành viên mới gom đủ cá, nhưng cái giá phải trả là một tộc nhân mất đi một cánh tay do cá mập t·ấn c·ông.
…
Tai nạn này khiến Ain trăn trở. Hắn tìm đến lão Quy để hỏi về khả năng khôi phục. Và rồi hắn nhận được hai điều kiện nghe qua đã muốn lùi bước :
1/ Tích lũy số cống hiến, mỗi khi ban thưởng thì người muốn hồi phục bộ phận phải né tránh khỏi khu vực tế đàn, sau khi tích lũy đủ thì sẽ được khôi phục chi đã mất.
Nhưng cái khó là nếu một người bình thường làm việc cuối năm sẽ được 10 điểm chẳng hạn, còn người mất chi chỉ còn khoảng 5 điểm mà điểm cần khôi phục là 1000 thì mất bao lâu mới đạt.
Còn chưa hết là dựa vào nhiều yếu tố khác ảnh hưởng tới sự cống hiến là tuổi, vị trí mất chi, công việc, bộ lạc,...Cứ như vậy một tộc nhân mất chi sẽ rất khó và thời gian dài mới đạt số điểm cống hiến.
2/ Đạt được điều kiện đầu rồi thì phải chịu đựng sự đau đớn trong một năm, tới nay trong bộ lạc chưa có ai thành công khôi phục chi vì chính Ain tự chịu đựng mô phỏng trước rồi.
Nhớ lại cái cảm giác đó mà Ain còn rùng mình, nó là sự t·ra t·ấn tinh thần, khi muốn khôi phục bộ phận đã mất thì người đó phải có tình thần titan chứ không phải thép nữa.
Da mục rữa, xương lớn lại, thịt tái sinh, và mọi cảm giác ngứa ngáy, đau đớn, khó chịu đều hiện hữu từng giờ. Tới khi chi mọc xong, cả quá trình dai dẳng đó, mấy ai mà chịu nổi.
Ain từng tự mô phỏng quá trình ấy. Hắn chỉ chịu được 12 ngày rồi gục ngã. Một năm…là con số vượt quá giới hạn của một con người.
Nó cứ âm ỉ đau nhức, Ain cảm nhận rõ ràng từ mô mề, từng mạch máu, đoạn xương cứ phát triển liên tục không quản ngày đêm, lớp da cứ vài giờ là mục rữa vì vậy cần liên tục tháo vảy ra không nó sẽ bị hủy hoại ngược vào.
Nhưng còn một thứ là dinh dưỡng, trong quá trình này Ain vô cùng thèm ăn, không lúc nào mà hắn ngưng thèm, lượng dinh dưỡng mà hắn tính toán cho một cánh tay có thể đạt 1 tấn trong một năm chịu đựng đó.
Cuối cùng tất cả mà Ain chịu chỉ là mô phỏng, hắn không thể biết thật sự sẽ như thế nào, hắn sau đó khó khăn đi nói với những tộc nhân b·ị t·hương về sự thật.
Hắn đau lòng khi báo lại cho các tộc nhân hy vọng được hồi phục. Một số người vẫn muốn thử – nhưng chỉ sau vài phút mô phỏng, họ tỉnh lại, đôi mắt hoang mang nhìn hắn như muốn cầu mong đó chỉ là ác mộng. Nhưng Ain chỉ có thể gật đầu.
Mọi hy vọng đều tan biến, Ain cũng rơi lệ, tộc nhân của hắn cũng vì hắn và bộ lạc mới thành ra như vầy, nhưng Ain không còn cách nào khác.
Từ ngày đó, trong bộ lạc truyền nhau một câu:
“Thà mất chi mà sống khỏe, còn hơn cố mọc lại trong đau đớn đến tuyệt vọng.”
Dù có chút tiêu cực, nhưng đó là sự thật. Dẫu vậy, vẫn có người chọn nhìn về phía ánh sáng:
“Mất rồi mới biết quý. Mất rồi mới học được cách giữ. Có khi chấp nhận chính là cách mạnh mẽ nhất.”
…
Cá mòi sau khi rửa sạch được trộn với muối, chia thành nhiều tỉ lệ, ép chặt rồi bịt kín bằng vải sạch. Khác với miso, nước mắm cần nắng – hũ được mang ra phơi trời, hong gió, ủ ròng rã hơn nửa năm.
Ngày mở hũ đầu tiên, cả nhóm gia vị…nhăn mặt.
Mùi tanh, mặn đậm, và cả cảm giác “sai sai”. Họ đưa cho Ain nếm. Nhưng đã hơn 20 năm sống ở thời đại này, Ain chẳng thể nhớ rõ vị nước mắm xưa nữa.
Thế là hắn…chọn đại ba hũ. Và thật may, một trong ba chính là hũ tỉ lệ 3:1 – chuẩn vị nhất.
Thêm nửa năm ủ và lọc kỹ bằng vải sạch, nước mắm đã đạt độ trong, thơm nhẹ, đậm đà.
Có được nước mắm Ain liền lấy làm chén mắm mặn.
Ain trộn nước mắm với ớt, tỏi, chanh và một ít đường. Khi nước chấm lên màu đỏ nâu óng ánh, hắn nướng ít cá, ít sườn, thêm rau sống và bưng ra ăn cùng cơm.
Chỉ mới nửa chén cơm, hắn đã phải dừng lại…vì nước miếng nhỏ giọt.
Vài người trong nhóm gia vị nhìn hắn ăn ngon lành liền được mời thử. Và chỉ vài giây sau…
“Mỹ vị nhân gian là đây!”
Tiếng thốt lên vang vọng cả gian bếp. Ai cũng lao vào ăn như thể bị bỏ đói cả tháng. Ai cũng không ngờ, chỉ một chén nước mắm lại có thể kéo họ lại gần nhau như vậy.
Ain bị chen lấn, giành giật từng miếng cá. Người ngoài nhìn vào chỉ thấy một người đàn ông trẻ đang giành ăn cùng vài tộc nhân khác, không ai biết đó là…tộc trưởng của họ.
…
Nước mắm – một loại gia vị. Nhưng với người Lạc Việt, nó là biểu tượng của tinh thần sống sót, sáng tạo và chấp nhận mất mát để tiến về phía trước.
Ain đã hiểu. Không phải thứ gì cũng phục hồi được. Nhưng có thể thay vào đó là niềm vui, là tiếng cười, là bữa cơm chan đầy tình người.
tấu chương xong