Tam Hạ Nam Đường

Chương 15: Phá chiêng phép, Dư Hồng bỏ chạy Dẹp binh ma, Phùng Mậu dọn đường







Phùng Mậu cỡi quạ bay bổng lên không, gần hai giờ mới đến Thọ Châu, lòng nghĩ thầm:

- Mình mới đến chưa lập được công chi, nếu vào thành tướng sĩ không phục, chi bằng đánh một trận rồi mới vào vào yết kiến vua Tống, ọi người biết tài.

Nghĩ rồi giục quạ bay đến dinh Đường, thấy binh mã như rừng. Lúc này vua Nam Đường đang ăn cơm trưa, thấy một người lùn, hai tay cầm hai cây thước, cỡi quạ ngũ sắc, mất đỏ tròng vàng bay xuống trước thềm. Vua Đường định chắc binh Tống sai người đến thích khách, nên thất kinh buông đũa đứng dậy, la lớn:

- Có thích khách vào điện. Bá quan cứu trẫm au. Các quan hộ giá đều rút gươm ra thềm đón lại. Phùng Mậu nói:

- Các ngươi là đồ bất tài, dám cả gan nạp mạng.


Nói rồi hai tay vung thước đánh chết quân ngự lâm rất nhiều, còn các quan hộ giá đều kiếm đường tẩu thoát. Lúc ấy vua Đường chạy ra sau trường ẩn mình. Phùng Mậu xông vào bắt được, muốn đem về nạp cho Tống Thái Tổ mà dâng công, nhưng lại nghĩ thầm:

- Người ta là vua một nước, bất quá nghe lời yêu đạo mà tranh hùng, nếu giết đi thì mang tội. Nghĩ rồi buông lời hăm dọa:

- Tội ngươi nghịch mạng trời, dám cự với chân chúa, tội đáng chết, song ta nghĩ chỗ này không phải chiến trường, nếu giết người cũng không đúng cách. Ta cần đuổi Dư Hồng để chúa tôi hàng đầu Đại Tống khỏi bị yêu đạo quấy rầy, làm hại lương dân.

Nói vừa dứt, bỗng thấy Dư Hồng cỡi cọp xông vào, đánh Phùng Mậu một gậy. Phùng Mậu đưa xác vua Đường ra đỡ, làm cho Dư Hồng phải thối lui Phùng Mậu nhân cơ hội ném vua Nam Đường xuống đất. Dư Hồng vội trở dậy, truyền tả hữu phò vào phòng, quay nhìn lại thấy Phùng Mậu hình thù như đứa con nít mười hai tuổi, liền cười ngất, nói:

- Đại Tống hết tướng rồi, mới sai đứa trẻ thơ ra trận. Thôi hãy quỳ lạy xin tội ta tha cho. Bởi chưa thành nhơn ta không nỡ giết. Phùng Mậu nghe Dư Hồng chê mình là con nít, bèn nói:

- Ngươi là đứa con bất hiếu? Ta là cha mày dạy hoài cũng không nghe, chắc ngày sau bị trời đánh, có phải làm cho cha mang tiếng, tức mình nên phải đến đây.

Dư Hồng nổi giận, quyết đánh một gậy cho bỏ mạng, chẳng ngờ Phùng Mậu múa cặp thước như gió, đánh trước đập sau, làm cho Dư Hồng đỡ không kịp, bị một thước nhằm bả vai bên tả té xuống lưng cọp. Phùng Mậu muốn đập một thước cho rồi, song trực nhớ thầy có dặn đừng giết Dư Hồng nên phải ngưng tay. Còn Dư Hồng bị té gãy răng cửa, máu chảy dầm dề, bò dậy thoát lên lưng cọp. Phùng Mậu cười ngất nói:

- Đã bị gãy răng thì phải ăn năn lạy cha xin lỗi, nếu chọc cha giận nữa thì chẳng còn hồn. Ta cũng vị tình thầy ngươi, mà dung tha ột lần, mau về non tiên mà tu luyện, nếu mê mùi phú quí mà ở lại đây, lần sau gặp cha ắt là bỏ mạng. Dư Hồng giận quá, hét lớn:

- Thằng giặc lùn, ta nói ày biết, nếu bữa nay ta không giết ngươi thì chẳng phải kẻ thần thông.

Dứt lời liền đánh lấy một gậy. Phùng Mậu vội vàng đỡ và cười lớn:

- Thằng con ngỗ nghịch, chẳng những cha đánh con gãy răng mà còn phải giáo dục nữa.

Dư Hồng đau răng quá lại nghe Phùng Mậu nói khích, bụng muốn nuốt sống thằng giặc lùn cho đã giận, ngặt Phùng Mậu cặp thước quá hay, đánh Bắc đỡ Nam, sợ rủi sa cơ quân tướng sẽ chê cười, chi bằng dùng phép mà bắt sống cho xong. Nghĩ như vậy liền nhảy trái sang một bên. Phùng Mậu rõ biết âm mưu của Dư Hồng, liền niệm chú định hồn, rồi giục thần nha bay tới, Dư Hồng thấy Phùng Mậu mắc kế liền lấy lạc hồn chiêng đánh lên mấy tiếng, nhưng Phùng Mậu vẫn đứng trơ trơ, cười lớn nói:

- Dư Hồng ngươi đánh chiêng không đúng cách, để ta đánh thử à xem.

Nói rồi ném một trái chùy trúng lạc hồn chiêng bể nát. Dư Hồng thất sắc, không dè thằng con nít tài cao. Chiêng lạc hồn đã bể rồi, nhắm dùng phép khác cũng vô ích, chi bằng chạy trước là xong. Nghĩ rồi liền độn thổ đi mất.

Phùng Mậu thấy Dư Hồng trốn chạy, không nỡ giết quân sĩ vô tội nên vội vã đi cứu Lưu Kim Đính. Phùng Mậu giục quạ bay thẳng vào thành Thọ Châu. Đến nơi, thấy vua và các quan đang xúm xít lo buồn. Tống Thái Tổ xem thấy, nghĩ chắc là thần tiên giáng hạ cứu cháu dâu mình, nhưng xem lại thì thấy đó là một đứa con nít chừng mười hai tuổi. Tống Thái Tổ suy nghĩ:

- Con nít chừng đó sao lại có phép thần thông? Hay là Dư Hồng dùng tà thuật vào đây thích khách? Phùng Mậu bước xuống lưng quạ, quỳ tâu:

- Tôi chẳng phải kẻ gian tế bên Nam Đường, tôi là Phùng Mậu con của Phùng Ích, đệ tử ông Huỳnh Thạch Công ở núi Huỳnh Hoa, nay vâng lệnh thầy xuống Thọ Châu cứu giá. Tống Thái Tổ nghe nói nghĩ thầm:

- Phùng Ích có một con trai tên Phùng Mậu, năm xưa đi săn bắn bị cọp tha mất, té ra là tiên rước về động dạy phép thần thông, đến nay cũng gần hai mươi năm, tại sao như đứa con nít? Nghệ rồi Tống Thái Tổ phán hỏi.

- Phùng Mậu, ngươi ở non tiên đã tám năm, sao thể xác có bao lớn? Hay là ngươi tịch cốc nên không lớn được chăng? Vì cớ nào ngươi chóng đến Biện Lương thăm quê hương, lại đến Thọ Châu làm gì. Thân hình ngươi bé bỏng, mà đánh giặc làm sao? Phùng Mậu nói:

- Tôi không dám khoe, nhưng thiệt tình tôi không phải là đứa bất tài.

Phùng Mậu tâu chưa dứt lời thì Phùng Ích đã bước ra mừng con. Phùng Ích đã ngoài năm mươi tuổi, có một chút trai, nay thấy mặt về đây rất mừng mà quân tướng con xấu xí. Còn Thái Tổ nhắm không nên dũng tướng, lòng chẳng vui mừng, ngồi làm thinh không hỏi thăm chi nữa. Phùng Mậu bèn tâu:

- Nay tôi vâng lệnh tiên ông xuống Thọ Châu trợ chiến, thuận đường vào bắt Lý Kiên, hăm nộ một hồi, kế Dư Hồng ra bị tôi đập bể chiêng Lạc hồn, rồi độn thổ trốn mất? Tống Thái Tổ nghe tấu nửa tin nửa ngờ, đổi ghét làm yêu, liền phán hỏi:

- Khanh làm phép chi mà phá Lạc hồn la của yêu đạo đặng? Phùng Mậu tâu:


- Tiên ông có dạy tôi phép Định hồn chú, lại ột cái thần thùy, nên tôi liệng Lạc hồn bể nát. Tống Thái Tổ nghe tâu rất đẹp và phán khen:

- Không dè khanh nhỏ mà cỏ công to, sức đánh đặng Dư Hồng, dầu phong hầu cho cũng đáng.

Cha con Phùng Mậu đồng tạ ơn chúa rồi về phòng, truyền dọn yến ăn mừng cho đến tối, rồi nói chuyện tới khuya. Lúc Phùng Mậu gần đi ngủ, nghe cách vách có tiếng rên la, Phùng Mậu hỏi thăm:

- Thưa cha! Chằng hay ai ở bên phòng và vì cớ nào mà khóc than rên xiết? Phùng Ích nghe hỏi, thở ra mà than:

- Bên phía tả là chỗ Đông Bình vương, còn người rên ấy là Lưu phu nhân, vợ Cao Quân Bảo bị Dư Hồng yêu đạo trù đã gần miền, nay đã đặng ba ngày, không phương chi giải cứu, nên cả nhà khóc than thảm thương. Tội nghiệp Lưu Kim Đính tuổi còn xanh mà phép giỏi tài hay, bởi đánh đuổi Dư Hồng nên nó báo oán, làm cho Lưu Kim Đính lập công chưa đặng mà tánh mạng gần mòn! Quân sư có xủ quẻ đoán rằng nội ba ngày thì cao nhơn đến cứu, mà chưa thấy như lời: nếu để tới bảy ngày thì không còn tánh mạng. Phùng Mậu nghe cha nói thì thưa:

- Người đến cứu Kim Đính vốn là con đây, song con chưa kịp tâu với bệ hạ. Thầy con thường nói: Lưu Kim Đính là vì sao Nữ ma đầu thai, vâng sắc Thiên đình xuống phò Tống. Tuy Dư Hồng làm hại song có người giải cứu Nữ tinh, thầy nàng là Lê Sơn Thánh mẫu có đến bàn luận với sư phụ tôi, và có dặn tôi phải lấy trộm cho được sách Thất bưu của Dư Hồng thì mới trừ nó được, và giải cứu ười hai vị tướng bị mê hồn. Nhưng việc ăn trộm không phải dễ.

Phùng Ích nghe con nói mừng rỡ, biết con đã học được phép thần thông. Hôm sau, Phùng Ích vào chầu Tống Thái Tổ, kể lại những điều con đã nói, và khen Miêu quân sư đoán quẻ không sai.

Lời bàn: Xưa nay trong cuộc sống có đủ bản chất: Vui buồn, giận, mà khôi hài cũng là phương pháp làm vui trong cuộc sống. Trong lúc chiến trường đang sôi động, tài năng, trí tuệ, phép tắc trở thành luồng sát khí nóng rực, thì tác giả lại đưa Phùng Mậu, một người học trò tiên, từ trên núi xuống, để chọc ghẹo, phá phách, làm trò cười trong cuộc chiến. Ấy vậy, tài năng không chỉ ở trong những thân hình cao to, mạnh mẽ, mà ngay trong con người bất bình thường, phải chứa đựng một tiềm năng mà kẻ khác không thể có được. Nếu ra trận, dùng pháp thuật, sức mạnh làm cho kẻ thù thất bại thì trong bóng tối một tên lùn như Phùng Mậu cũng đủ tài làm cho những kẻ anh hùng khét tiếng cũng phải sợ hãi. Nếu không thắng bằng sức lực thì thắng bằng mưu trí vẫn là một yếu tố lợi hại trong cuộc chiến.-oOo-

- Hết hồi 15:118:



Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.