Thà Đừng Gặp Gỡ (Đam Mỹ)

Chương 3: 5:Chú có thể... đừng đối xử với cháu như vậy nữa không?




5.

Quản gia và người giúp việc trong nhà đều cảm thấy Kỷ Dĩ Tinh rất hiểu chuyện. Hàng ngày cậu ấy rất yên lặng, ngoài việc ăn cơm và chào hỏi mọi người trong nhà, cậu ấy chỉ ngoan ngoãn ở trong phòng học bài.

Tôi trở thành người giám hộ hợp pháp của cậu.

Cô giáo của cậu ấy từng gọi điện thoại cho tôi. Trong điện thoại, giọng cô giáo rất phấn khởi: "Kỷ Dĩ Tinh đạt giải nhất trong cuộc thi. Thứ Hai sẽ có buổi lễ khen thưởng, anh nhớ đến dự đúng giờ nhé."

Cô ấy rất chắc chắn tôi sẽ tham dự, dù sao nghe tin con em mình đạt được thành tích thế này, ai làm phụ huynh mà chẳng cảm thấy tự hào.

Không ai nhắc đến cái tên Kỷ Dĩ Tinh trước mặt tôi. Vì vậy khi ký giấy tờ, tay tôi khựng lại một chút mới phản ứng được: "Ồ, tôi không đi."

Rồi không thèm quan t@m đến sự ngạc nhiên từ đầu dây bên kia, tôi trực tiếp cúp máy.

Lần thứ hai cô ấy gọi điện cho tôi, tôi nghĩ chắc lại là chuyện lễ khen thưởng gì đó.

Tôi để điện thoại reo đến lần thứ ba mới nhíu mày bắt máy.

"Từ giờ, đừng gọi cho tôi về mấy chuyện của cậu ta nữa."

Cô giáo ngừng lại một chút rồi nói: "Kỷ Dĩ Tinh đánh nhau với bạn ở trường, bị thương một chút, anh đến trường một chuyến nhé."

Giọng cô ấy đã không còn vẻ khách sáo như lần đầu.

Tôi nhíu mày, cúp máy, bực bội xoa trán.

Trợ lý ôm tập tài liệu bước vào, nói: "Tổng giám đốc Kiều, mọi người đã tập trung đầy đủ trong phòng họp rồi."

Tôi suy nghĩ một lúc, cuối cùng đứng dậy. "Hủy đi, tôi có việc."

Với cái tính trầm lặng của Kỷ Dĩ Tinh, kiểu tính cách mà có bị tát cũng chỉ biết cúi đầu lau nước mắt, cậu ấy mà lại đánh nhau với người khác, đúng là ngoài sức tưởng tượng.

Khi tôi đến trường, trong văn phòng đã có mấy người đứng sẵn.

Mặt mũi đối phương cũng bị trầy xước, đang được mẹ ôm vai, cúi xuống hỏi thăm. Người bố thì lớn giọng nói: "Chắc chắn con tôi không có lỗi, hôm nay nó phải bồi thường và xin lỗi con tôi!"

Cô giáo cố gắng hòa giải: "Vẫn chưa rõ nguyên nhân, chuyện bồi thường đợi phụ huynh của em ấy đến rồi bàn tiếp."

Phụ huynh đối phương liếc nhìn Kỷ Dĩ Tinh, giọng điệu gay gắt:

"Phụ huynh của em đâu? Sao mãi chưa đến?"

Kỷ Dĩ Tinh đứng ở một góc phòng, trước mặt cậu là người bạn học được bao bọc, che chở, cậu giống như hạt bụi bị lãng quên ở góc tường.

Qua khe cửa, tôi nhìn thấy bóng dáng của cậu, lần đầu tiên nhận ra cậu thiếu niên này đã lớn lên rất nhiều, chỉ là tôi chưa từng hay biết.

"Anh ấy sẽ không đến."

Tôi nghe thấy giọng của Kỷ Dĩ Tinh, rất bình thản, không mang một chút cảm xúc nào. Không có vẻ rụt rè như thường ngày ở trước mặt tôi, cũng không còn chút sức sống nào.

Cậu chỉ đang nêu lên một sự thật. Sự thật rằng cậu vốn không được ai quan tâm hay yêu thương.

Người bố của bạn học nghe vậy thì càng lớn tiếng: "Làm gì có loại phụ huynh nào như vậy? Con tôi bị đánh mà còn không đến! Đừng có mặt dày mà ở đây! Đánh con tôi mà không bồi thường, không xin lỗi, đừng hòng yên chuyện!"

Cô giáo khuyên nhủ: "Ông cứ bình tĩnh, tôi đã gọi điện thông báo rồi, chờ một lát nhé."

Ông ta thở phì phò, liếc nhìn Kỷ Dĩ Tinh một cái.

Kỷ Dĩ Tinh chỉ đứng im, tay khẽ bấu lấy mép quần của mình một cách vô thức.

"Chờ bao lâu nữa đây?" Cô giáo cũng lúng túng, vì lần trước khi báo tôi đến trường, tôi cũng không xuất hiện.

Bố mẹ cậu bé đối diện lạnh lùng nói: "Chả trách, không ai quản nên không biết cách dạy dỗ!"

Tôi không thể nghe thêm được nữa, bực bội đẩy cửa bước vào. Hai phụ huynh lập tức nhìn tôi, ánh mắt lướt qua thân hình cao lớn, bộ vest chỉnh tề, và chiếc đồng hồ trên tay tôi.

Khí thế của họ rõ ràng đã hạ xuống.

Kỷ Dĩ Tinh nhìn tôi, đôi mắt sáng lên, có chút kinh ngạc, nhưng rất nhanh đã cúi đầu, lễ phép gọi một tiếng: "Chú nhỏ."

Tôi bước vào, lúc này mới thấy rõ gương mặt Kỷ Dĩ Tinh cũng bầm tím không ít. Thậm chí còn nghiêm trọng hơn đối phương.

Tôi cau mày, trong lòng dâng lên một cơn giận dữ không tên. Bị người ta đánh mà còn phải đứng đó chịu đựng, sao có thể nhục nhã đến vậy?

Tôi cười lạnh, chắn trước mặt cậu, không để ý đến ánh mắt phức tạp của cậu nhìn tôi.

"Không phải chỉ là bồi thường thôi sao?"

"Cần bao nhiêu?"

Thén kìu cả nhà đã đọc truyện từ nhà dịch Cẩm Mộ Mạt Đào, bấm theo dõi mình để nhận được tbao triện mới nhe :333

Hai người kia không ngờ tôi mở miệng đã vào thẳng vấn đề, liếc mắt trao đổi, chưa nghĩ ra con số.

"Một vạn đủ không?"

"Chuyện này..."

Thấy họ do dự, tôi nói tiếp: "Không đủ phải không? Thế mười vạn đủ không?"

Tôi đã quá quen với những cuộc đàm phán, chỉ cần nhìn biểu cảm của họ là biết họ rất bất ngờ và hài lòng.

Tôi nhếch môi, rút séc ra, viết một chuỗi số. Một tay viết, tôi quay sang Kỷ Dĩ Tinh, nói: "Mười vạn đồng thôi, đáng để cậu bị người ta mắng như cháu trai thế à?"

"Muốn đánh thì đánh, bao nhiêu tôi cũng trả được hết."

"Muốn đánh thì cứ đánh, bao nhiêu tiền tôi cũng trả được." Nói xong, tôi đóng nắp bút và đưa tấm séc cho họ.

Tôi biết bản thân trời sinh đã mang dáng vẻ dữ tợn, sau vài năm lăn lộn trên thương trường lại càng thêm phần tàn nhẫn như kẻ săn mồi. Ánh mắt tôi nhìn thẳng vào họ, khiến đôi vợ chồng đối diện phản ứng giống hệt nhau: sợ hãi, bất an, thậm chí không dám vươn tay nhận lấy tấm séc từ tay tôi.

Tôi khẽ cười: "Nhận lấy đi, sau này còn nhiều nữa. Chăm sóc con các người thật tốt, không chịu được đánh thì chẳng làm được gì đâu."

Tôi thấy một giọt mồ hôi lạnh lăn xuống từ trán người đàn ông đối diện, giáo viên cũng không ngờ sự việc lại diễn tiến theo hướng này, lên tiếng: "Ngài bình tĩnh lại một chút, chúng tôi gọi ngài đến là để giải quyết vấn đề."

"Đúng vậy, trẻ con đánh nhau thì phải giải quyết mâu thuẫn chứ, anh đang đe dọa ai vậy?" Người mẹ kéo con mình về phía sau, ánh mắt dè dặt.

Khi ấy, ánh mắt của Kỷ Dĩ Tinh nhìn tôi, đôi môi hơi mím lại, đôi mắt đẹp long lanh sáng rực nhưng không nói lời nào.

"À, hóa ra là muốn giải quyết mâu thuẫn à, sao không nói sớm?"

"Con tôi cũng bị đánh không nhẹ, các người cứ đòi chúng tôi xin lỗi, bồi thường, tôi còn tưởng mọi lỗi lầm đều thuộc về con tôi cơ đấy."

Nghe thấy từ "con tôi", lông mày Kỷ Dĩ Tinh hơi nhíu lại, cậu nhìn tôi nhưng không nói gì.

Thật lòng mà nói, tôi cũng không muốn gọi cậu như vậy, bởi tôi chưa bao giờ thực sự coi cậu là con cháu trong gia đình. Chỉ là trong bối cảnh này, lời nói ra một cách tự nhiên mà thôi. So với việc ghét bỏ Kỷ Dĩ Tinh, tôi ghét chịu thiệt thòi hơn.

Trên đời này, mối quan hệ giữa con người với nhau là như vậy: bạn lùi một bước, họ tiến một bước; bạn cứng rắn, không nhường nhịn, thì họ mới chịu an phận thủ thường.

Cả hai đứa trẻ đều không chịu nói rõ lý do đánh nhau, vết thương trên người cũng xem như ngang nhau. Cuối cùng, sự việc được giải quyết qua loa, không rõ đầu đuôi.

Rời khỏi văn phòng, tôi bước đi nhanh chóng ở phía trước, Kỷ Dĩ Tinh lặng lẽ theo sau. Đi một đoạn, cậu mới gọi tôi: "Chú nhỏ."

Tôi hơi nghiêng người nhìn cậu, thấy gương mặt cậu ngây thơ đến lạ thường. Hình như hôm nay, tôi thực sự trở thành người giám hộ của cậu, một chỗ dựa sẵn sàng che chở và bảo vệ cậu.

Cậu mím môi, khẽ nói: "Hắn muốn tôi để hắn chép bài trong kỳ thi."

"Tôi không đồng ý, hắn mắng tôi là đồ con hoang không cha không mẹ."

"Thế là tôi với hắn đánh nhau."

Cậu còn quá trẻ và ngây ngô, có lẽ chính cậu cũng chưa nhận ra ánh mắt yếu đuối, khát khao sự an ủi của mình đã tràn ngập trong không gian.

Tôi bước lại gần, lần đầu tiên nhẹ nhàng xoa đầu cậu, một hành động gần như dịu dàng mang tính an ủi.

Đôi mắt cậu mở to, tròng mắt trong veo ánh lên sự dựa dẫm.

"Cảm thấy ấm ức lắm đúng không?"

Cậu ngập ngừng một chút, sau đó khẽ gật đầu.

Tôi không kiềm được mà bật cười, nhìn nét mặt bối rối của cậu, tôi nói: "Nhưng cậu ta nói sai chỗ nào chứ?"

"Cậu chẳng phải là đồ con hoang không cha không mẹ, chẳng ai yêu thương đó sao?"

Tôi nhìn thẳng vào cậu, cơ thể cậu như bị kim châm, cứng đờ lại.

Ánh mắt cậu mờ đi, ngấn nước mắt mờ đục.

Đã nhiều năm rồi tôi không thấy cậu khóc, kể từ cái buổi chiều tôi đưa cậu ra khỏi linh đường ấy, không ngờ đã qua lâu như vậy.

Tôi thỏa mãn với sự độc ác đầy hả hê của mình, nhưng trong lòng lại có một giọng nói nhỏ bé đang yếu ớt phản đối.

Tôi rút tay về, đút túi đứng trước mặt cậu. Gương mặt xinh đẹp, tuổi trẻ rực rỡ ấy đang giàn giụa nước mắt, từng giọt lăn dài xuống cổ, tưởng như không bao giờ ngừng.

Khoảnh khắc này cậu đã hoàn toàn vỡ nát, không cách nào chắp vá lại. Giọng nói của cậu, run rẩy, nghẹn ngào, mang theo sự sụp đổ không thể kiềm chế: "Chú có thể... đừng đối xử với cháu như vậy nữa không?"

Tôi nhìn cậu, khóe miệng dần hạ xuống, một ý nghĩ lóe lên trong đầu: Kỷ Dĩ Tinh, thật đáng thương.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.