Thạch Kiếm

Chương 42: Trái tim đau




Tiết trời ấm áp đã hai ngày. Tuyết tan hết từ lâu, và ở trong vườn những lá non lại mới bắt đầu nhú.
Buổi trưa, không khí oi nồng. Hơi nước từ dưới đất bốc lên rung rungtrong ánh nắng chói lòa gay gắt. Người ta đã phải mặc áo mỏng mùa hèthay cho áo kép.
Bên chiếc cổng tò vò lớn trước tư dinh Tả xuyên hầu Lưu Cát, một thiềnsư trẻ tuổi đang đứng chờ, nhẫn nại. Nhà sư trang phục theo lối lữ hành:
áo xắn cao, quần bó chẽn, vai đeo tay nải, bụi đường bám lốm đốm trắngnhiều chỗ. Gọi cổng mấy lần không thấy ai ra mở nhà sư trẻ tỏ vẻ sốtruột. Ông dùng cây vồ nhỏ gõ vào cánh cổng vài lần nữa cũng không kếtquả, bèn bỏ đi, men theo chân tường đá vòng quanh mãi.
Đến một chỗ tường được thay bằng hàng giậu thấp, ông dừng lại ghé mắtnhìn vào. Bên trong, lẩn giữa những lùm cây cắt xén gọn ghẽ, là mấy gian nhà cỏ.
- Thầy chùa tìm ai ?
Nhà sư giật mình. Đang dáo dác nhìn quanh xem người vừa hỏi đứng chỗ nào, thì lại nghe tiếng nói tiếp, giọng dấm dẳn buông sõng:
- Muốn xin ăn thì lại đằng bếp. Chỗ này là nhà khách, có gì đâu !
Định thần nhìn kỹ, mới thấy một thằng bé trạc mười bốn mười lăm, đenđủi, đứng bên trong giậu. Nhà sư ngạc nhiên, kho hiểu sao trong dinh Lưu Cát tướng công lại nuôi những gia nhân nhỏ tuổi thiếu lễ độ như vậy.Tuy nhiên, vẫn ôn tồn:
- Bần tăng không phải kẻ đi khất thực. Bần tăng là Giác Nhiên ở trấnIzumi, mang thư đến cho Đại Quán, nghe nói ngụ Ở đây. Thí chủ phải chăng là tiểu bộc trong dinh ?
- Không phải. Tôi tên Giang, khách của Lưu tướng công, cũng như Đại Quán, không phải người hầu.
- Mô Phật ! Bần tăng không biết. Vậy phiền tiểu thí chủ vào báo với Đại Quán thiền sư có Giác Nhiên đợi ngoài này.
- Được ! Để tôi gọi.
Dứt lời, chạy ngay đi. Trong lúc vội vàng, thế nào vấp phải chiếc rễ cây lớn mọc chồi trên mặt đất, ngã sóng soài. Mấy quả quít giấu trong tayáo rơi ra ngoài lăn lông lốc.
Thằng bé nhặt lên gom lại rồi lật đật vào nhà. Lúc sau trở ra nói:
- Đại Quán đi khỏi rồi.
- Đi đâu ?
- Hình như lên chùa Phổ Tế.
- Bao giờ về ?
- Không rõ. Người nhà bảo “sẽ về ngay”.
Nhà sư đứng tần ngần một lát, đoạn mở tay nải đeo trên vai ra rút mộtphong thư định đưa cho Giang, nhưng nghĩ sao ông lại cất đi và nói:
- Bần tăng muốn ngồi chờ Đại Quán về. Tiểu thí chủ có biết chỗ nào có thể ngồi chờ được mà không làm phiền đến ai thì chỉ giùm.
Giang gật đầu, chui hàng rào ra dẫn nhà sư trẻ tuổi qua sân đến một căn nhà đã đổ nát dùng làm lẫm lúa.
- Đây, chỗ này. Thầy ngồi đợi ở đây chắc chẳng làm phiền ai đâu.
Lẫm lúa bỏ hoang đã lâu ngày. Rêu mọc từng đám trên nền đất ẩm lẫn với những đống phân bò và bánh xe gẫy, lưỡi cày han rỉ.
Nhà sư trố mắt nhìn Giang, chưa kịp nói câu gì, Giang đã bỏ chạy.
Đến trước căn nhà gỗ về phía tây hoa viên, nó gọi:
- Cô Oa Tử ! Em mang quít về cho cô đây !
Đã mấy ngày nay, Oa Tử bệnh nằm liệt giường. Thầy thuốc do Đại Quán mờiđến khám nói nàng bị tâm bệnh, cắt cho mấy thang thuốc bổ. Nhưng nàngnào có uống.
Thuốc sắc rồi để nguội phải đổ đi. Oa Tử sờ tay lên má, biết mình gầylắm. Những gân xanh nổi rõ trên mu bàn tay làm ngón tay nàng như dài vàtrắng hơn. Từ khi ngất đi sau miếu sơn thần đêm hôm đó, Oa Tử được đưavề tĩnh dưỡng tại tư dinh Lưu Cát. Sự sợ hãi, thất vọng và tủi cực làmtinh thần và thể chất vốn đã yếu đuối của nàng không còn được như xưanữa. Lúc nào Oa Tử cũng hâm hấp sốt mà cũng chẳng biết đói. Sáng nay, Oa Tử thèm ăn một quả quít. Nàng ngỏ ý với Giang. Thằng bé xuống bếp nhưng chẳng may, nhà bếp không có thứ trái cây ấy. Nó chạy ra tiệm thực phẩmđể mua cũng không được.
Vòng ra phố chợ, chỉ thấy rau đậu lẫn với các quầy hàng xén bán kim chỉ gương lược, chẳng chỗ nào bán quít.
Thất vọng, Giang trở về, nghĩ không còn cách gì khác ngoài cách xem vườn nhà nào trồng quít thì hái trộm vài quả. Qua một thửa vườn cây cối sumsê, thấy hai cây chĩu chịt những quả còn xanh, Giang mừng hết sức, monmen đến gần. Ngờ đâu, chẳng phải quít mà chỉ là mận. Nó không biết mùanày đâu phải là mùa quít !
Thất thểu đi một lúc, bỗng mắt Giang sáng lên vì nó vừa trông thấy trênbệ thờ lộ thiên ở góc vườn nhà kia một đĩa trái cây trong đó để lẫn lộnnhững quả táo xanh và mấy quả quít đỏ.
Giang nhổ nước bọt vào lòng bàn tay và xoa hai bàn tay với nhau. Một cửchỉ quen thuộc nó thường làm mỗi khi gặp công việc khó khăn cần phảidùng nhiều sức hay cần phải tập trung ý chí. Đoạn nhìn trước nhìn saukhông thấy ai, nó chui tọt qua hàng rào, nhanh như con sóc.
Lấy ba quả quít bỏ vào tay áo chui ra, đối với Giang không có gì khó khăn. Nhưng ra khỏi vường, nó sợ, khấn thầm trong bụng:
“Lạy các ngài, xin đừng phạt con. Con không ăn quít này, con chỉ mượntạm, sau sẽ xin hoàn lại đầy đủ”. Nó không biết bàn thờ thờ ai nên khấnbừa là các ngài, và cũng không dám nói là lấy cho cô Oa Tử ăn, sợ thầnlinh phạt cô nó.
Giang bày ba quả quít lên bàn, bóc một quả đưa cho Oa Tử. Nhưng Oa Tử không động đến.
- Sao cô không ăn ?
Oa Tử vùi mặt xuống gối, nước mắt chan hòa. Giang tặc lưỡi:
- Cô lại khóc rồi ! Sao cô khóc hoài vậy ?
- Cô xin lỗi em.
- Cô đừng xin lỗi nữa. Cô ăn đi cho em vui lòng.
- Cám ơn Giang, em cứ để đấy, cô ăn sau.
- Quả này em bóc rồi, cô ăn đi.
- Em đối với cô tốt quá, nhưng quả thật bây giờ cô chưa muốn ăn.
- Tại cô khóc nhiều quá đấy mà ! Cô nương, có chuyện gì làm cô nương buồn thế ?
- Cô khóc vì sung sướng đấy em ạ. Em tốt quá !
- Em không muốn cô khóc và gầy yếu như thế này đâu. Cô làm em cũng muốn khóc.
Oa Tử chùi nước mắt:
- Thôi cô không khóc nữa. Cô hứa với em cô không khóc nữa, em bằng lòng chưa ?
- Cô phải ăn quả quít này em mới bằng lòng. Cô muốn ăn quít, em đi lấyvề cho cô, bây giờ cô lại không ăn. Nếu không ăn uống gì thì làm sao màsống được ?
- Ừ, thì cô ăn đây !
Oa Tử cầm quả quít đã bóc. Những ngón tay trắng xanh run run nhặt nhữngsợi xơ trắng trên múi quít, nàng tách quả quít ra làm hai, đưa cho Giang một nửa.
- Em ăn với cô.
Giang nuốt nước bọt. Nó thèm lắm, nhưng nghĩ đến lời đã khấn, nó không dám.
- Không, em không ăn đâu, cô ăn đi.
- Sao không thấy thầy Đại Quán ở nhà. Em biết thầy đâu không ?
- Hình như lên chùa Phổ Tế rồi. Giang đáp.
- Hôm qua thầy Đại Quán có gặp sư phụ của em phải không ?
- Vâng, sao cô biết ?
- Thầy Đại Quán nói. Không rõ thầy ấy có cho Thạch Đạt Lang biết chúng mình ở đây không ?
- Em cũng không rõ.
- Thầy Đại Quán bảo với cô sẽ dẫn Đạt Lang về đây. Thầy ấy có nói cho em biết thế không ?
- Không.
- Vậy chắc thầy quên rồi.
- Cô có muốn em nhắc không ?
- Ừ, em nhắc thầy thì tốt.
Nàng mỉm cười. Lần đầu tiên từ khi nằm bệnh, Giang thấy Oa Tử mỉm cười, vẻ sung sướng lộ trên nét mặt.
- Nhưng đừng nhắc thầy chuyện ấy trước mặt cô.
- Sao vậy ?
- Thầy ấy gớm lắm, cứ cho là cô mắc bệnh tương tư, rồi chế giễu cô.
- Thế nếu sư phụ em đến gặp cô thật, cô có hết bệnh không ?
- Đấy ! Đến em mà cũng nghĩ cô như thế !
Tuy nói vậy, nhưng Oa Tử vui sướng hẳn ra. Niềm hân hoan và hy vọng lóesáng trên khuôn mặt xanh xao như tia nắng hửng lên trong một buổi chiềuthu ảm đạm.
Có tiếng hắng giọng bên ngoài và tiếng gọi của một gia nhân:
- Cô nương ! Giang có trong ấy không ?
- Có. Chuyện gì thế ?
- Đại Quán muốn gặp Giang. Thầy có việc muốn dặn.
Giang chạy vội ra, Oa Tử gọi với:
- Đừng quên nhắc thầy Đại Quán việc ấy, nghe em !
Rồi nằm xuống quay mặt vào vách, kéo chăn che kín đôi má gầy ửng đỏ.
oo Tả xuyên hầu Lưu Cát ngồi đàm đạo với Đại Quán trong thư phòng phíasau đại sảnh. Giang theo người hầu vào, cúi đầu chào Lưu Cát lấy lệ rồichạy ngay đến bên Đại Quán ghé tai nói nhỏ:
- Lúc nãy có một ông sư đến tìm thầy. Ông ấy ở trấn Izumi tới và cũng ăn mặc giống như thầy. Cháu đi gọi lại nhé !
- Thôi không cần. Ta gặp ông ấy rồi. Ông ấy than phiền mày đối với ông ấy tệ quá.
- Cháu đối tệ với ông ấy bao giờ ?
- Để khách ngồi đợi ở nhà kho, cạnh đống phân bò là không tệ à ?
- Thì tại ông ấy bảo tìm hộ cho một chỗ ngồi chờ không muốn ai làm phiền, cháu mới dẫn đến đó chứ.
Lưu tướng công nghe chuyện, cười bò ra, rung cả hai vai, rút khăn thấmnước mắt mấy lần. Mãi sau mới lấy lại được vẻ trang nghiêm. Đại Quáncũng lắc đầu, mỉm cười:
- Cái thằng này, thật bất trị !
Lưu Cát lại hỏi:
- Vậy ra đại sư tính đi thẳng về Tajima, chứ không qua trấn Izumi nữa đấy ?
- Dạ chính thế. Bần tăng sợ về không kịp.
Giang ngạc nhiên, giương mắt tròn xoe nhìn Đại Quán:
- Thầy định đi đâu ?
- Ta phải về nhà thăm lão mẫu. Bà bệnh nặng.
- Thầy cũng có mẹ à ?
Đại Quán cười:
- Dĩ nhiên là có.
- Bao giờ thì thầy trở lại ?
- Cái đó còn tùy tình trạng sức khỏe của bà.
- Vậy cô Oa Tử với cháu phải ở đây, không gặp lại thầy nữa ư ?
- Sao lại không ? Ta đã xin với tướng công cho Oa Tử lưu lại đây ít bữađến khi bình phục. Cháu phải săn sóc và khuyên Oa Tử chịu khó ăn uống.Đối với nàng, dưỡng sinh đúng phép tốt hơn là uống thuốc.
Giang thừ người ra suy nghĩ:
- Khó lắm ! Cháu đã khuyên nhiều lần mà cô Oa Tử chẳng nghe. Cháu sợ không đủ sức.
- Ta biết. Đấy là tâm bệnh, phải kiên nhẫn mới được.
- Nếu sư phụ cháu đến thăm, chắc cô Oa Tử khỏi. Thầy gặp sư phụ cháu rồi phải không ?
- Ừ, ta đã gặp Thạch Đạt Lang.
- Ở đâu ?
Đại Quán nhìn Lưu Cát, phân vân không muốn đáp. Giang tiếp luôn:
- Bao giờ sư phụ cháu đến ? Thầy có hứa dẫn sư phụ cháu đến thăm cô Oa Tử phải không ?
- Ờ ...ờ ...
Lưu tướng công xen vào nói:
- Thạch Đạt Lang ! Có phải anh chàng thanh niên kiếm sĩ ta gặp tại quán Lạc Thiên đó không ?
- Thưa phải. Đại Quán đáp.
Đoạn quay về phía Giang, ông ôn tồn giải thích:
- Ta không quên lời hứa ấy đâu. Vừa rồi ở chùa Phổ Tế về, ta có tạt quangõ Kim Phong tìm Thạch Đạt Lang nhưng không thấy. Chắc hắn vẫn còn ởnhà Yến Nương.
Lưu tướng công nhướng lông mày:
- Thật ư ?
Rồi lẩm bẩm:
- Tên quê mùa ấy có gì đặc biệt mà Yến Nương phải quan tâm đến thế ?
Đại Quán nghe, không khỏi cười thầm, nhưng cũng phụ họa:
- Lòng đàn bà khó dò. Hình như chẳng nhiều thì ít, Yến Nương cũng như Oa Tử, đều bị bệnh cả. Mà anh chàng Đạt Lang này xem ra rồi cũng như cácthanh niên khác thôi, khó tránh khỏi bị quyến rũ.
Trời đã về chiều. Đại Quán đứng dậy cáo từ. Lúc chia tay mỗi người mộttâm trạng, không buồn cũng chẳng bịn rịn. Nhà sư chợt đến, chợt đi là sự thường, không ai lấy làm ngạc nhiên hoặc tỏ ý lưu lại.
Đại Quán ra khỏi thư phòng, Giang chạy theo nắm áo:
- Thầy đến an ủi cô Oa Tử cháu một chút. Cô ấy cứ khóc hoài, cháu không sao dỗ được.
- Oa Tử có nhắc đến Thạch Đạt Lang không ?
- Có. Cô Oa Tử hỏi thầy bao giờ dẫn Thạch Đạt Lang về ? Nếu ông không về, chắc cô Oa Tử chết mất.
- Không sao đâu, rồi sẽ khỏi.
- Thầy Đại Quán ! Yến Nương là ai vậy ?
- Sao cháu hỏi ta câu đó ?
- Thì lúc nãy thầy nói sư phụ cháu ở nhà Yến Nương mà !
- Ờ ...ờ ...Bây giờ ta không đến thăm Oa Tử được, nhưng ta muốn nhắn một lời khuyên.
- ... ?
- Cháu bảo Oa Tử hãy cố gắng ăn uống, giữ gìn sức khỏe. Đó là phương cách thiết thực nhất trong lúc này.
- Thì cháu cũng đã nói nhiều lần như vậy. Cô Oa Tử không nghe. Cháu biết làm sao được ?
- Nếu Oa Tử không nghe, cháu cứ nói thật ...
- Nói thật cái gì ?
- Nói thật là Thạch Đạt Lang đang say mê một kỹ nữ tên Yến Nương ở xómRokyjo và hiện ở nhà nàng mấy đêm nay. Oa Tử có ngu mới đi yêu một người như vậy !
Giang trợn mắt nhìn Đại Quán. Nó sững sờ không nói nên lời. Lát sau mới hét lớn:
- Nói láo ! Ông sư này nói láo ! Ông ấy là thầy tôi ! Ông ấy là kiếm sĩ, chưa bao giờ làm điều gì bậy ! Ông xui tôi nói thế để cô Oa Tử tự tửchết hay sao ? Ông mới là thằng ngu, thằng khùng !
Đại Quán cười ha hả.
- Này ông đầu trọc kia, ông không được nói xấu sư phụ tôi ! Mà ông quyền gì bảo cô Oa Tử là ngu !
Đại Quán gật gù:
- Khá ! Cháu thật là đứa trẻ tốt, có lòng trung hậu.
Rồi đưa tay xoa đầu Giang. Nhưng Giang cúi tránh, không để tay ông chạm vào đầu nó.
- Từ nay, không nhờ ông giúp việc gì nữa. Tôi sẽ tự đi tìm thầy tôi dẫn về cho cô Oa Tử.
- Cháu biết chỗ nào không ?
- Không. Nhưng tôi sẽ tìm được !
- Tùy. Nhưng ta bảo trước, tìm chỗ ở của Yến Nương không phải dễ. Cháu muốn biết, ta chỉ cho.
- Không cần ! Tôi không cần ông chỉ.
Đại Quán nhìn thằng bé rồi mỉm cười nói:
- Giang ! Ta không thù gì Oa Tử mà cũng chẳng ghét Thạch Đạt Lang. Tráilại, trong thâm tâm, ta vẫn mong ước cả hai sum họp với nhau, sống mộtcuộc đời bình thường ...
- Vậy tại sao ông lại nói những chuyện độc ác như thế ?
Đại Quán thở dài, ngồi xuống gốc cây bên vệ đường:
- Ta lầm ! Ta không ngờ những điều ta dự đoán làm cháu hiểu lầm ta !Cháu nói có lý, nhưng cháu phải biết cả hai đều là những người bệnh.Thạch Đạt Lang, sư phụ cháu, hắn đang ở cái lúc phải tự xét mình, khắckỷ để tự tu dưỡng. Hy vọng hắn ý thức được đàn bà còn nguy hiểm hơn làđao kiếm gấp bội lần. Nhưng ngoài Thạch Đạt Lang ra, ai có thể giảiquyết được những việc riêng tư ấy của hắn. Nên ta nghĩ tốt hơn hết cứ để cho hắn tự giác ngộ. Còn Oa Tử, nàng rất cần giúp đỡ. Ta là thiền sư đã nhập thế, có bổn phận giúp đỡ nàng, chữa những người mắc tâm bệnh cũngnhư thầy lang chữa những người mắc bệnh thể chất. Nhưng hỡi ơi ! Tachẳng làm gì được ! Nếu Oa Tử không ý thức nổi được rằng mối tình củanàng vô vọng thì ta chỉ còn cách khuyên nàng giữ lấy sức khỏe mà thôi.Và nếu không được nữa thì nói thật cho nàng biết.
Đại Quán nói thao thao, chẳng biết Giang có hiểu gì hay không hay chỉ là để tự thuyết phục. Thằng bé vẫn còn giận:
- Ông không cần giúp cô Oa Tử. Tôi sẽ giúp cô ấy.
- Vậy tốt. Đại Quán gật đầu. Cháu đến xóm Liễu xem Thạch Đạt Lang làm gì rồi về nói cho Oa Tử biết. Oa Tử sẽ đau lòng lắm nhưng cũng giúp chonàng sáng mắt.
Ông nói đoạn, đứng dậy sửa lại tay nải, chống gậy bỏ đi.
Giang nhìn theo, lẩm bẩm:
- Sư khùng, láo khoét !
Rồi nghĩ thế nào, nó đưa tay ra banh mồm lè lưỡi, vẫy vẫy ngón tay saulưng Đại Quán, bắt chước cử chỉ của những trẻ đầu đường xó chợ chế giễunhững nhà sư khất thực.
Bóng Đại Quán khuất dần sau hàng cây, Giang một mình đứng lặng. Nó thấycay cay ở mắt và tự nhiên nước mắt trào ra. Nó gục đầu vào thân cây nứcnở.
Khi lòng đã nguôi nguôi, Giang chùi nước mắt. Như con chó con mất mẹ, nó thất thểu đi tìm người hỏi thăm đường đến xóm Liễu.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.