Thạch Kiếm

Chương 55: Lời cảnh giác của 1 người mẹ




- Con đã dùng những đòn đặc biệt, nhưng nó khoẻ và nhanh vô cùng. Sợ không làm gì được ...
Mẹ Lâm Bằng cắt ngang:
- Nói nhỏ chứ ! Khua nó dậy đấy hả ? Mày thua nó chỉ vì sơ xuất. Từtrước mày chưa gặp đối thủ nào xứng đáng nên thiếu kinh nghiệm, bây giờlà lúc có cơ hội tốt để học hỏi ...
Bà nói dịu dàng nhưng cương quyết và khích lệ, nghe như lời răn bảo một đứa trẻ lên năm.
- Phải có ý chí và quyết tâm mới nên người được chứ ! Đừng để uổng công ta nuôi dạy.
Thạch Đạt Lang tỉnh đã lâu. Những lời đối thoại của mẹ con gã nông phu ở phòng kế tuy nhỏ nhưng nghe khá rõ, làm hắn ngạc nhiên. Cuộc đụng độtối qua tưởng như kết thúc, Thạch Đạt Lang coi đó chỉ là một sự hiểu lầm giữa đôi bên, không ngờ có hậu quả nghiêm trọng trong gia đình này đếnthế.
Một tiếng nấc nhỏ, cơ hồ gã nông phu không giữ được xúc động bật lên khóc. Rồi tiếng bà mẹ nghiêm nghị:
- Vô ích ! Khóc không giải quyết được gì cả. Hãy thách nó giao đấu lầnnữa để giữ vững lòng tự tin. Ta xem đường côn của mày đâu đến nỗi ...
- Nhưng con không đủ sức. Xin mẹ tha thứ cho con, mẹ cho con bỏ võ côngđể làm một nông dân thường. Con cầm cuốc có lẽ còn có ích hơn cầm côn.
Thạch Đạt Lang nhẹ nhàng tung chăn ngồi dậy, đến bên vách ghé mắt dòmqua khe cửa. Trời mới rạng đông, phòng còn tối nhưng hắn cũng thấy mẹLâm Bằng ngồi trên chiếu đối diện với người con trai trước bàn thờ giatiên. Tuy đã có tuổi, vậy mà lưng bà chưa còng và phong cách chững chạctrong thế ngồi rất nghiêm túc của bà chứng tỏ bà đã thừa hưởng một quákhứ vinh hiển từ một dòng họ hào hùng. Bất giác Thạch Đạt Lang đem lòngkính nể và có hảo cảm với người đàn bà cương nghị ấy.
Lâm Bằng vẫn mặc bộ y phục ngày hôm trước, vóc dáng to lớn thô kệch trái hẳn với thái độ khiêm cung của gã lúc bấy giờ.
Bà cụ sẵng giọng:
- Mày nói cái gì ? Muốn làm nghề nông cả đời hay sao ?
Lâm Bằng lặng thinh, đầu cúi gục. Bà bèn nhích lại gần, kéo đầu con trai đặt vào lòng mình rồi nói bằng một giọng ôn tồn và âu yếm:
- Lâm Bằng ! Ta cố gắng đến ngày nay là để mong con trở thành hào kiệt,khôi phục lại danh dự của cha ông. Con biết đấy, ta không nề khổ cực,sinh nhai đạm bạc cũng chỉ vì mục đích ấy. Bây giờ bỏ cả, như thế là thế nào ? Con không nghĩ gì đến công phu tập luyện hàng chục năm nay, không thương ta, không quan tâm đến dòng máu hiệp sĩ đất Kiso nữa hay sao ?
Nói xong, dường như không cầm được xúc cảm, bà khóc. Xúc cảm hay lây. Lâm Bằng cũng chan chứa nước mắt.
- Sao bây giờ con khác trước ? Can đảm để đâu ?
Bà lau nước mắt:
- Nó còn ở phòng bên. Chừng nào nó tỉnh dậy, con hãy tìm cách khiêukhích nó để giao tranh lần nữa. Nếu con để mất lòng tự tin thì họ nhà ta coi như đến đây là tuyệt diệt.
Lâm Bằng lắc đầu:
- Nó khôn ngoan lắm. Đêm qua đi thuyền trên mặt hồ, con đã rình cơ hộithuận tiện để tấn công nó nhưng không lúc nào nó lộ chút sơ hở. Nhiềulần con đã tự nhủ tên đó chỉ là một võ sĩ giang hồ tầm thường, nhưngkhông hiểu sao con không dám ...
- Bởi ngươi hèn nhát, khiếp nhược. Bà gắt lên. Phải ngươi đã thề với tasẽ lập một môn phái riêng để rạng danh tổ phụ không ? Ngươi quên rồichăng ?
- Con không quên, nhưng sợ lúc đó con quá chủ quan, tin tưởng vào sức mình.
Chưa đủ chính chắn, làm sao dám lập môn phái ? Con trộm nghĩ thà bẻ cônđi cày con hơn để mẹ chịu cảnh cơ hàn trong lúc tuổi mẹ thì cao và sứckhoẻ kém dần.
Bà cụ trừng mắt:
- Nói bậy ! Mày từ bỏ võ công để săn sóc ta không làm ta sung sướng gìhơn. Trước nay, mày chưa được dự trận nào quan trọng, mới thua một lầnđã tỏ ra khiếp nhược. Ta không nói nữa. Lâm Bằng ! Khi nó dậy, mày phảikhiêu khích nó. Nếu lần này thua, bấy giờ gác côn cũng chưa muộn.
Thạch Đạt Lang thong thả quay về chỗ nằm. Nếu gã nông phu khiêu khích,nhất định hắn không thể từ chối được, mà nếu hắn xuất thủ dù chỉ để tựvệ, hắn cũng sẽ thắng dễ dàng. Trận đánh này quyết định tương lai củaLâm Bằng và tuổi thọ của bà lão, vì bất luận thế nào, cục diện cũng sẽlàm tinh thần bà chấn động, không chắc sống được.
Bình tĩnh thu nhặt hành trang, hắn yên lặng mở cửa lẻn ra ngoài.
Mặt trời mới rạng. Những ngọn bạch dương trồng trước trại ửng hồng nhưvừa được rắc phấn. Men theo vách nhà bếp, Thạch Đạt Lang thấy con bò hắn thuê nằm thản nhiên, mắt lơ đãng nhìn ra xa, miệng nhóp nhép. Hắn đưatay chào từ giã con vật, xuyên qua rặng bạch dương rồi rảo bước lẩn vàonhững bụi cây thấp ở ven rừng. Hôm ấy, núi Koma trông rõ mồn một từ chân cho đến đỉnh. Thỉnh thoảng mới có vài cụm mây hồng nhẹ nhàng trôi theogió sáng.
“Giang còn nhỏ, Oa Tử thì yếu đuối. Không biết cả hai có gặp nguy hiểm gì không.
Nếu phen này không tìm ra tung tích thì âu cũng là Trời Phật đã an bài!”. Thạch Đạt Lang tự nhủ thầm để tìm sự yên tĩnh. Sau biến cố ở thácPhu Phụ, mặc dầu đã giữ vững ý chí quyết tâm theo con đường kiếm thuật,tâm hồn hắn đôi khi vẫn bị xao động vì tình yêu và bổn phận. Trước giósớm bay vừa, lòng hắn cũng xôn xao như những lá bạch dương, không kềmgiữ nổi.
Đến Narai, trời đã quá trưa. Trấn Narai đương hồi thịnh. Có tiệm bán đồda, trưng ra đủ thứ loại da thuộc và lông thú. Tiệm khác trang hoàng mỹlệ chuyên về nghề làm lược, một đặc sản đất Kiso.
Thấy một cửa hàng treo bảng hiệu vẽ con gấu lớn với chữ đề to tướng “Đại Hùng Dược Phòng” và ngay cạnh cửa có cái cũi nhốt con gấu đen, ThạchĐạt Lang bước vào.
Trong hiệu la liệt bảng gỗ nêu tên các vị thuốc đã được bào chế sẵn bằng mật gấu.
Mãi pha trà, chủ nhân không để ý, chỉ hỏi:
- Khách quan cần gì ?
- Xin lỗi, tại hạ muốn hỏi thăm một người tên Đại Cổ, nghe nói chuyên buôn bán dược thảo ở trấn Narai này.
Chủ nhân quay ra, nhướng mày, cặp kính trễ xuống mũi:
- Đại Cổ ư ? Ông ấy ở đằng kia, gần ngã ba, cách đây một quãng.
Vừa lúc ấy, một thằng bé ăn mặc ra dáng tiểu đồng bước vào. Chủ nhân vội nói:
- Này Isu, tráng sĩ muốn tìm Đại Cổ tiên sinh, mày dẫn ông ấy đi chỉ nhà cho tường tận rồi về đây ta bảo.
Tiểu đồng đầu cạo trọc chỉ để lại túm tóc phía sau gáy, ra hiệu choThạch Đạt Lang đi theo. Nghe chủ tiệm bào chế gọi Đại Cổ bằng tiên sinhthì chắc lão hiệp này rất được dân địa phương kính nể, Thạch Đạt Langmừng thầm thấy công của mình không đến nỗi là công cốc. Đến ngã baYabuhara, thằng bé chỉ căn nhà phía trái bên kia đường và nói:
- Đấy, chỗ ấy.
Rồi tong tả quay gót.
Thạch Đạt Lang ngạc nhiên. Ngôi nhà không có vẻ gì là một cửa hiệu cóbán dược thảo. Mặt tiền, dài đến hai trượng, bốn dãy liếp gỗ mắt cáo che gần hết. Tường cao bao bọc hai gian nhà kho lớn, cổng ra vào bằng đákhá kiên cố, cửa lúc bấy giờ đang đóng kín. Hắn đến trước cổng, ngần ngừ một lát rồi vừa đằng hắng, vừa đẩy cửa vào, thấy mình đứng ngay trongmột căn phòng rộng.
- Có ai trong nhà không ?
Phòng rộng nhưng vắng, sáng mờ mờ làm hắn liên tưởng đến một tiệm nấurượu Sakê. Nền đất nện khiến không khí mát mẻ, dễ chịu khác thường.
Thạch Đạt Lang đằng hắng nhắc lại câu hỏi. Đợi khá lâu mới thấy mộtngười từ phòng trong bước ra. Phòng này trải chiếu, có lẽ là văn phòng.Người vừa bước ra hất hàm có ý hỏi. Thạch Đạt Lang trình bày mục đíchxong, ông ta chậc lưỡi, nói:
- Thì ra tráng sĩ đến vì thằng bé đấy !
Bèn mời vào, lấy thêm gối đặt lên chiếu để khách ngồi rồi tiếp:
- Tiếc quá, tráng sĩ đến hơi trễ. Thằng bé tới đây hồi nửa đêm, bấy giờchúng tôi đang chuẩn bị hành trang để chủ nhân đi du ngoạn. Theo lời kểhình như nó đi cùng với một nữ lang, nửa đường bị cưỡng bức bắt đi. Nếutên vô lại đó là thảo khấu hay cường đồ thì truy ra cũng dễ, nhưng đằngnày không phải. Dường như cũng lại là một kẻ lữ hành khác không phải ởđịa phương này.
Thấy thằng bé tứ cố vô thân lại tỏ ý sợ hãi, Đại Cổ tiên sinh dẫn nótheo, may ra trên đường đi, tìm gặp được người mà nó gọi bằng cô, tên là ...tên là ...
- Oa Tử.
- Phải rồi ! Oa Tử ! Thằng bé ấy đối với tráng sĩ là thế nào ?
- Nó là học trò tại hạ.
- Thật tiếc ! Nếu tráng sĩ đến sớm chút nữa thì gặp. Đại Cổ tiên sinh mới đi khoảng đầu giờ dần.
- Các hạ biết tiên sinh đi đâu không ?
- Khó mà biết được. Vì cửa hiệu chúng tôi không giống các hiệu khác nênchủ nhân ít khi ở nhà. Mỗi năm hai lần, vào mùa xuân hay mùa thu, nhữngkẻ hái thuốc trên núi mới mang thuốc xuống giao để chúng tôi bào chế.Lúc ấy mới bận. Còn những tháng khác, Đại Cổ tiên sinh thường đi dungoạn các nơi, khi thì suối nước nóng, khi thì chùa miếu, chỗ nào cảnhđẹp lại dừng chân nghỉ vài ngày, có khi hàng tuần khó mà lường trước.
Lần này chắc tiên sinh đi thăm thiền viện Zenkoji rồi tiện đường đếnEdo, nhưng đấy chỉ là dự đoán, chủ nhân chúng tôi không nói rõ đi đâubao giờ. Tráng sĩ dùng trà ?
Thạch Đạt Lang gật đầu cảm ơn. Người đàn ông mang trà ra, Thạch Đạt Lang lại hỏi thêm về niên kỷ cùng vóc dáng Đại Cổ.
- Ồ ! Tráng sĩ gặp chủ nhân tôi thì nhận ra ngay. Ông đã quã ngũ tuầnnhưng còn khoẻ, dáng đẫy đà, da đỏ hồng và mặt có vài vết rỗ, thái dương bên phải tóc hoa râm hơi thưa ...
- Thế y phục ra sao ?
Người kia gật gù:
- Ờ ...ờ ...Tráng sĩ có hỏi mới nhớ. Lần này ông vận y phục đặc biệt:
kimono bằng vải sọc Trung quốc đặt mua ở Sakai riêng cho cuộc hành trình này. Mới nhập cảng, ít người biết, có khi chưa ai mặc cũng nên. Trángsĩ thấy là nhận ra tức khắc.
Nghe mô tả, Thạch Đạt Lang cũng mường tượng được phong cách của Đại Cổvà có đôi chút khái niệm về nếp sống của ông. Hắn uống cạn chén trà, cảm ơn người làm công rồi ra khỏi hiệu.
Nắng chiều chênh chếch. Thạch Đạt Lang tự nhủ cứ đà này thì không thểnào đuổi kịp Đại Cổ trước khi trời tối nữa rồi, nhưng nếu đi tới khuyađể sáng sớm hôm sau trèo lên đèo Shiojiri thì có thể đợi Đại Cổ ở đóđược.
Gần đến chân đèo, ánh tà dương đã tắt hẳn. Màn sương mỏng xanh phơn phớt đã bắt đầu phủ lên mặt lộ. Trong bóng núi đổi màu đen sẫm, đây đó vàiđốm lửa tiều mới nhóm càng làm tăng vẻ cô tịch đìu hiu của vùng sơn dã.
Còn đến năm chục dặm đường nữa mới đến đèo, Thạch Đạt Lang cứ lầm lũiđi, mặc cho bóng tối bao vây tứ phía. Đi đã lâu, xem chừng thấm mệt, gặp một tảng đá nhẵn, hắn ngồi xuống giở lương khô ra ăn rồi nằm nghỉ ngaytrên tảng đá.
Gió mát hiu hiu, Thạch Đạt Lang lâng lâng dõi theo những vì sao nhấp nhánh và ngủ quên lúc nào không biết.
Giấc ngủ của người kiếm khách giang hồ say và lâu, mãi đến khi nghe những tiếng nói lào xào, hắn mới tỉnh.
Trời đã sáng rõ. Thạch Đạt Lang nhỏm dậy nhìn quanh không thấy ai. Ngôimiếu nhỏ chênh vênh trên mỏm đá ở đỉnh đèo trông càng nhỏ giữa cảnh baola của trời đất.
- Lên đây ! Lối này ! Tiếng đàn ông vọng lại. Ở đây trông thấy núi Phú Sĩ !
Thạch Đạt Lang quay nhìn tứ phía. Quả nhiên, sau lưng hắn, lềnh bềnhtrên một biển mây, ngọn Phú Sĩ uy nghi hồng rực phản chiếu ánh tháidương vừa hé. Núi cao và hùng vĩ, trên ngọn tuyết phủ trắng xóa, có giải mây năm sắc vắt ngang mang một vẻ đẹp huyền bí hắn chưa bao giờ thấy.Thạch Đạt Lang kêu lên khoái trá. Từ nhỏ, được xem nhiều tranh vẽ cảnhPhú Sĩ sơn, hắn cũng có đôi chút ý niệm, nhưng đây là lần đầu tiên đượcthấy tận mắt ngọn danh sơn này. Và cảnh thật gợi trong lòng hắn nhiềuhoài cảm bao la khiến hắn xúc động vô tả.
Từ sau trận chiến dưới gốc cổ tùng, đôi khi Thạch Đạt Lang đã dám có ýtưởng cao ngạo trên đời này mấy ai đủ khả năng là đối thủ của hắn. Nhưng trước cảnh thiên nhiên hùng vĩ, trước vẻ sáng lạn huy hoàng và bền vững của ngọn Phú Sĩ sơn, niềm ý thức sự nhỏ bé của mình và sự phù du củakiếp sống khiến hắn tự thẹn đã đặt quá nhiều quan trọng vào những võcông đạt được.
Thiên nhiên là cái thước để con người tự lượng. Hạt cát trên sông Hằng,thân phận con người là thế trong cái trình tự tạo hóa đã an bài, khôngcách gì thoát khỏi. Mặc cảm tự ti xâm chiếm lòng hắn, Thạch Đạt Lang quỳ xuống chắp tay cúi đầu lâm râm khấn nguyện xin được tha thứ về những ýtưởng ngạo mạn của mình, đồng thời cầu cho vong hồn mẹ hắn an nghỉ đờiđời, chị hắn, Oa Tử và Giang được an lành trong cuộc sống. Sau hết, lạixin tiền nhân phù hộ cho hắn đủ nghị lực làm rạng danh tổ quốc và dântộc, dù công nghiệp ấy hắn không dám sánh cùng núi non hùng vĩ trướcmặt.
Nhưng cầu nguyện xong, nhìn lưỡi gươm bên sườn, hắn lại có ý tưởng khác. Ừ, con người nhỏ bé thật, nhưng cái gì đã khiến cho con người ý thứcđược mình nhỏ bé ? Thiên nhiên chỉ cao cả qua nhãn tuyến của con người.Thần linh chỉ hiện hữu khi cảm thông được với người. Chính con người,sinh vật có tâm linh và ý thức chứ không phải gỗ đá vô tri, đã phát hiện ra sự cảm thông ấy. Cho nên con người nếu hợp nhất với thiên nhiên,không phân chia nhĩ, ngã, không phân biệt với ngoại cảnh, biết lấy cáitâm bình đẳng với vũ trụ, cái tâm chân như của nhà Phật để làm căn bảnhành động, thì khó gì không thực hiện được những công nghiệp vĩ đại ? Và với thanh kiếm ba thước này, hắn đâu còn nhỏ bé so với ngọn Phú Sĩ sơnkia ...
Nghĩ đến đấy, Thạch Đạt Lang khoan khoái lạ thường. Tuy cách xa trămdặm, ngọn núi dường như gần gũi hơn, trên cùng một bình diện với hắn.
Tiếng chân người rộn rịp cùng với tiếng gọi nhau í ới càng lúc càng gần. Dưới chân đèo, khách hành hương, tay nải, vai gánh đã thấy đông.
Thạch Đạt Lang nghĩ thầm “Sớm muộn gì Đại Cổ cùng với Giang cũng quađây, nếu lời dự đoán của người làm công là đúng. Có lẽ nên thảo vài chữđể lại chỗ này, may ra thằng bé để ý. Mình lên mỏm đá cao trên kia nhìnxuống bao quát được khoảng núi rộng hơn và thấy họ dễ hơn”. Bèn lấymiếng vải và bút mực trong bọc ra viết vội:
“Đại Cổ tiên sinh nhã giám, vãn bối là sư phụ tiểu đồng cùng đi với tiên sinh. Rất mong gặp tiên sinh ở miếu trên đỉnh đèo, xin tiên sinh lưuý”. Rồi buộc vào cành cây và rời khỏi tảng đá.
Đi được một quãng bỗng nghe phía dưới có người nói:
- Ở trên kia ! Hắn đấy !
Âm thanh quen thuộc lắm, gợi cho Thạch Đạt Lang nhớ đến tiếng rít của cây gậy tre. Quả nhiên, giọng Lâm Bằng tiếp ngay:
- Thạch Đạt Lang ! Ngươi bỏ chạy không dám giao đấu với ta ! Hèn nhát !
Thạch Đạt Lang quay lại. Đứng giữa hai tảng đá trên cao, hắn yên lặngnhìn xuống. Mẹ Lâm Bằng cưỡi bò phía sau, cách xa con trai chừng haitrượng.
Thấy Thạch Đạt Lang lặng thinh và không tỏ vẻ gì muốn giao đấu, Lâm Bằng nói:
- Mẹ đợi đây ! Con lên bắt nó !
- Không được ! Tiếng bà cắt ngang. Lúc nào mày cũng hấp tấp, nóng nảy.Trước khi giao tranh phải dự đoán ý nghĩ của địch đã. Nó đứng trên caolăn đá xuống trong khi mày trèo thì mày nghĩ sao ?
Hai mẹ con nói nhỏ với nhau, gió thổi tạt, Thạch Đạt Lang nghe không rõ, nhưng về mặt chiến thuật, rõ ràng hắn đã chiếm thượng phong. Thạch ĐạtLang không ngại giao đấu nhưng điều làm hắn khó xử là sự tháo gỡ mối oán giận của nhà này. Nếu Lâm Bằng lại thua nữa, mối hiềm khích gia tăng và sẽ không bao giờ chấm dứt. Từ sau cuộc đụng độ với phái Hoa Sơn, ThạchĐạt Lang đã ý thức sự điên rồ của những cuộc tranh chấp chỉ nhằm mụcđích thù hận. Nhìn bà mẹ Lâm Bằng, hắn liên tưởng tới bà Hồ Điểu, mộtngười đàn bà bướng bỉnh, yêu con và yêu đảng tộc đến thành mù quáng. Khẽ lắc đầu, hắn trở góc, tiếp tục trèo lên.
- Thạch đại hiệp !
Giọng bà mẹ Lâm Bằng rõ ràng như có ý cầu khẩn. Thạch Đạt Lang dừngbước, quay lại. Bà đã từ lưng bò tuột xuống, và trước sự kinh ngạc củahắn, bà quỳ xuống sụp lạy.
Bối rối, Thạch Đạt Lang không biết xử sự ra sao. Trên cao, bên những hòn loạn thạch ngổn ngang, hắn cố gắng đáp lễ, giơ tay như mời bà đứng dậy.
- Đại hiệp ! Già này thật lấy làm thẹn đã đuổi theo đại hiệp, xin đạihiệp thứ lỗi và đừng lầm là già ngoan cố. Hành động của già chẳng phảivì ác cảm hay oán thù, chỉ xin thương đứa con già, mười năm tự học không thầy, không bạn, không kinh nghiệm.
Xin đại hiệp dạy cho nó một bài học để soi sang đường nó đi ...
Thạch Đạt Lang nghe, không thốt một lời. Giọng bà cụ trở nên xúc động:
- Đại hiệp bỏ đi, già ngạc nhiên quá. Kỹ thuật thằng Lâm Bằng còn kémnhưng nó đã dày công khổ luyện. Nếu vì lý do gì nó chán nản không tậpluyện thì già này phải chết không dám nhìn mặt tổ tiên nữa. Xin đại hiệp rủ lòng thương giáo huấn cho nó.
Nói đoạn, bà lại khấu đầu làm lễ.
Thạch Đạt Lang vội vàng bước xuống cầm tay bà đỡ lên lưng bò rồi bảo Lâm Bằng:
- Túc hạ dẫn bò cho lão bá. Tại hạ cần suy nghĩ. Nhận hay không sẽ trả lời túc hạ sau.
Hắn đi trước vài bước, và mặc dầu đã hứa trả lời, lúc lâu sau cũng chẳng thấy nói gì. Lâm Bằng nhìn lưng Thạch Đạt Lang, tay gã ngứa ngáy khóchịu, thỉnh thoảng lại cầm đầu dây thừng quất nhẹ vào chân bò một cái,ra vẻ bồn chồn lắm. Mẹ Lâm Bằng có dáng tư lự.
Bỗng Thạch Đạt Lang quay lại:
- Được rồi ! Tại hạ nhận.
Lâm Bằng đứng khựng, tay nắm chặt côn tre hơn:
- Vậy ngươi đã sẵn sàng ?
Không để ý đến câu hỏi, Thạch Đạt Lang nhìn bà mẹ:
- Trận đấu này quyết định sự sống chết của đôi bên, mặc dầu võ khí có khác. Xin lão bá chuẩn bị ...
Lần đầu tiên Thạch Đạt Lang thấy bà lão mỉm cười:
- Già biết điều đó. Nếu con già thua trong tay đại hiệp, một người còntrẻ tuổi hơn hắn, thì hắn cũng nên bẻ côn mà quy ẩn. Vậy sống chết có gì khác đâu ? Và nếu chuyện đó xảy ra, già cũng không oán hận !
- Vậy được !
Thạch Đạt Lang cúi nhặt đầu dây thừng, bảo với Lâm Bằng:
- Ta chẳng nên tỷ thí ở đây, phiền người qua lại. Để buộc bò vào gốc cây rồi ra khu khoảng khoát đằng kia, túc hạ muốn giao đấu bao lâu tại hạcũng bồi tiếp.
Khu khoảng khoát ở lưng chừng đồi, rải rác vài hòn đá tảng mặt đã nhẵnvì sương tuyết. Cả ba yên lặng đến đó. Tới nơi, Thạch Đạt Lang là ngườiđầu tiên lên tiếng:
- Chuẩn bị !
Không đợi nhắc lần thứ hai, Lâm Bằng đã nhảy ra giữa bãi, côn tre cầmtay khoảng một phần chiều dài, đầu côn chỉ xuống đất. Thạch Đạt Lang tay buông thõng, dáng tự nhiên, nhưng mắt long lanh như mắt vọ nhìn địchthủ.
- Sao ngươi không chuẩn bị ?
- Tại hạ đã sẵn sàng !
- Ngươi đấu tay không chăng ?
Thạch Đạt Lang nhếch mép, tay trái đặt lên bao kiếm. Đã đến lúc hắn không muốn phí công lực vào lời nói.
Trong góc, mẹ Lâm Bằng ngồi như tượng đá.
Hai địch thủ gờm nhau. Lâm Bằng hơi gù, tấn đứng vững chãi, hít một hơidài như gom khí lực của khắp cả miền đồi núi vào trong lồng ngực để câygậy tre trong tay gã bung ra với tất cả sức mạnh mong muốn.
Thạch Đạt Lang, tia mắt sắc như dao chuyển dần sang màu hổ phách, nhìnLâm Bằng tưởng xuyên thấu tim gan gã. Tia mắt ấy có ma lực ghê gớm.Phóng ra đúng lúc, nó có thể lũng đoạn tâm ý khiến địch thủ tổn thươngcòn hơn là đao kiếm. Trúng nhược điểm, nó là mũi dùi mở đường để lưỡikiếm theo sau tàn phá. Chưa ai xuất thủ, nhưng trận chiến đã bắt đầu.
Bỗng mẹ Lâm Bằng kêu lớn:
- Khoan !
Thạch Đạt Lang tung mình nhảy về phía sau chừng một trượng.
- Đại hiệp sử võ khí gì ? Thiết kiếm hay mộc kiếm ?
- Thiết kiếm hay mộc kiếm không quan hệ, kiếm nào cũng vậy ?
- ... ?
- Kiếm, dù gỗ hay thép, là một tuyệt đối. Trong trận thư hùng như trận này, không có nửa chừng. Kẻ nào sợ thì chạy.
Bà lão im lặng rồi gật đầu:
- Phải lắm. Vậy hai bên hãy khai rõ danh tính và môn sư theo đúng nghithức để khỏi phải hối tiếc về sau. Sợ khi giao đấu xong thì đã muộn !Lâm Bằng ! Ngươi hay khai trước.
Lâm Bằng thu côn về, trịnh trọng cúi đầu trước địch thủ:
- Tiện danh là Lâm Bằng, tổ phụ phụng thị dưới trướng tướng quânYoshimida đất Kiso. Đời tiên phụ chẳng may bị vết nhơ, xin miễn khai rõ, gia đình phải bỏ đi lang bạt.
Tại hạ nguyện khôi phục lại danh dự cho tiền nhân nên đã khổ công tậpluyện và khai triển một kỹ thuật về trúc côn, lại có ý định lập riêngmôn phái.
Tại hạ đã sẵn sàng, xin lãnh giáo !
Thạch Đạt Lang cúi đầu đáp lễ rồi cũng khai danh tính:
- Tiện danh là Thạch Điền Đạt Lang, sinh quán ở Miyamoto đất Harima. Tại hạ thụ huấn võ công đầu tiên của tiên phụ, sau tự học để lập chí theokiếm đạo. Hiện không còn ai thân thích, nếu bị bại, xin đừng quan tâmđến di hài tại hạ.
Đoạn rút kiếm giơ ngang mày, lưỡi kiếm lóe sáng tựa hào quang. Mẹ LâmBằng nín thở. Không như những bà mẹ khác, bà đã đi tìm và buộc đứa concòn lại độc nhất của mình, đối đầu với một mối nguy hiểm gã chưa bao giờ gặp. Để lấy kinh nghiệm. Để duy trì lòng tự tin. Và để khôi phục lạidanh dự. Bà cho rằng đó là con đường phải đi và đó là cách duy nhất. Tất cả hoài vọng của bà đặt lên cánh tay đứa con ấy.
Ngồi trên góc đồi quạnh vắng, bà cầu nguyện không bằng lời mà bằng tấtcả lòng tin tưởng vào thần Phật, thỉnh cầu các vị xuống hỗ trợ cho conbà chiến đấu.
Nhìn mũi kiếm của Thạch Đạt Lang, Lâm Bằng lạnh người. Thạch Đạt Langhôm nay không giống như Thạch Đạt Lang gã thấy hai hôm trước.
Hai hôm trước, hắn lưu hoạt, uyển chuyển hơn nhiều trong dáng đi cũngnhư cách đứng. Tuy là đối thủ, hắn vẫn có vẻ cởi mở, thân thiết, ví nhưnhững nét chữ thảo với vẻ bay bướm, phóng dật. Bây giờ, Thạch Đạt Langnghiêm nghị đến khô khan. Mũi kiếm hắn chỉ về đằng trước như một nét chữ chân phương không mang cả đến sơ bút, tuồng như những thế kiếm sắp tung ra đã được chuẩn bị, cân nhắc kỹ càng, bất di bất dịch:
những nét chữ khắc vào đá.
Thái độ của Thạch Đạt Lang khiến Lâm Bằng phân vân. Gã chưa dám tấn công, cây côn tre vẫn ở thế chờ đợi.
Vạt sương cuối cùng buổi sáng vừa tan hết. Thình lình một tiếng “chát”ghê rợn xé bầu không khí tĩnh mịch. Bộ vị hai địch thủ đã thay đổi.Không ai biết rõ là tiếng gậy hay tiếng gươm vừa được phóng ra. Hư ảonhư là tiếng vỗ của một bàn tay.
Lâm Bằng vừa trượt đòn phạt ngang vai địch thủ mà chiêu kiếm của ThạchĐạt Lang hớt xéo lên cũng hụt, cách thái dương gã đến non nửa tấc.
Thạch Đạt Lang biến chiêu lập tức, lợi dụng uy lực của đường kiếm hụt, bổ xuống.
Chiêu này hắn đã ứng dụng trong trận đánh Hoa Sơn dưới gốc cổ tùng ngàynào, giết hại có đến chục đồ chúng. Nhưng Lâm Bằng, bề ngoài thô kệch mà thật ra nhanh nhẹn dị thường. Gã tránh chiêu kiếm sát thủ ấy, hai tayđưa ngược cây côn tre lên đỡ, khuỷu tay phải cao hơn vai trái để cây côn tiếp xúc với lưỡi kiếm phần gần lá chắn cho giảm bớt sức mạnh của lưỡikiếm chém xuống.
Kiếm và côn giao nhau trên đầu gã. Tình trạng không khác gì tình trạnghai bên khóa kiếm, một chút sai lầm có thể mất mạng trong nháy mắt.Nhưng côn khác kiếm.
Côn không lưỡi, không sống, không mũi, không chuôi, nhưng trong tay mộthảo thủ như Lâm Bằng, nó có đủ cả mọi đặc điểm ấy. Lại dài hơn kiếm, nócó thể dùng như một cây thương ngắn.
Thạch Đạt Lang không dám thu kiếm về. Hắn chưa đoán được đòn kế tiếp của Lâm Bằng nên phải vận toàn công lực đè lên võ khí của gã.
Phần Lâm Bằng, gã ở trong tình trạng nguy khốn hơn. Đang giữ thế thủ,mọi sơ hở để cây gậy lệch đi, tất lưỡi kiếm chém xuống, chẻ đôi đầu. Mặt gã tái ngắt, hai hàm răng cắn chặt vào nhau làm cổ bạnh ra. Mồ hôi rỏgiọt lên những vết nhăn ở khóe mắt. Cây côn trên đầu đã hơi run và tiếng thở của gã đã nặng hơn trước.
Mẹ Lâm Bằng hoảng sợ, sắc diện tái hơn sắc diện người con trai trong cuộc. Bà vươn cổ, mắt lồi khỏi tròng:
- Lâm Bằng, hông mày cao quá !
Vừa kêu vừa vỗ vào hông trái, rồi như không chịu nổi sự căng thẳng tinh thần, bà ngã sấp.
Sau lời cảnh giác của bà mẹ, côn và kiếm rời nhau tức khắc, mạnh vànhanh không ai nhìn kịp. Chỉ thấy Thạch Đạt Lang hơi lạng đi và tiếngLâm Bằng rống lên như bò bị chọc tiết. Rồi một thân người đổ xuống bấttỉnh.
Thạch Đạt Lang giơ tay áo quệt mồ hôi. Hắn tra kiếm vào vỏ, đến bên mẹ Lâm Bằng đỡ bà ngồi dậy. Mắt bà lão như lạc thần.
- Tại hạ chém đằng sống.
Thạch Đạt Lang ôn tồn nói. Bà lão dường như không hiểu, ngước nét mặt đần độn lên nhìn hắn.
- Lâm Bằng chắc chỉ bị thương xoàng, không can gì. Lão bá đến gọi cho tỉnh để tại hạ đi lấy nước.
Nghe Lâm Bằng bị thương xoàng, bà ngạc nhiên. Lết đến gần, sờ tay con,mạch vẫn còn đập, áo không dính máu, bà mừng rỡ cuống quít vừa lay vừagọi. Lát sau, Lâm Bằng tỉnh dậy. Mắt lờ đờ, gã nhìn Thạch Đạt Lang, lẩmbẩm:
- Tại hạ không phải đối thủ của đại hiệp. Đa tạ đã lưu tình ...
Thạch Đạt Lang nắm tay Lâm Bằng không đáp. Lát sau mới vạch áo ngoài, chỉ một vết đỏ bầm trên ngực mà nói:
- Nếu không nhanh mắt, tại hạ cũng ra người thiên cổ rồi.
Đoạn nhìn bà mẹ, hỏi:
- Sao lão bá biết mà cảnh giác Lâm Bằng hắn đã để hông cao quá.
- Già không hiểu võ công, nhưng thấy nó dồn hết tâm lực vào việc giữ cho kiếm khỏi bổ xuống đầu thành ra không tiến thoái được. Nếu biết hạ thấp hông trái xuống một chút, lưỡi kiếm sẽ tuột đi theo chiều cây côn vàđầu côn tự nhiên bung ra đập vào ngực đối thủ, già bèn bảo nó ...
Thạch Đạt Lang gật đầu. Hắn đã học được một kinh nghiệm bổ ích. Trongcuộc viễn du vào biên giới của sự sống và chết vừa qua, lời cảnh giáccủa bà mẹ Lâm Bằng hiển nhiên chẳng phải là một lời phù phiếm.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.