Thạch Kiếm

Chương 61: Máu đổ ven sông




Bà Hồ Điểu đến Edo vào đầu thángsáu. Tiết quý hạ Oi bức như trời muốn mưa mà không mưa được khiến bà khó chịu. Tuổi già, đường trường mệt nhọc, lại thêm nỗi thất vọng đâm hụtThạch Đạt Lang càng làm bà buồn bực.
Từ ngày rời khỏi đồi Sinh Minh đến nay thấm thoát đã hai tháng. Haitháng lang thang, không tin tức gì của Mãn Hà Chí, đứa con trai duynhất, nhưng bà vẫn không nản chí. Không chùa miếu nào là bà không tạtvào thắp hương khấn vái, cầu nguyện. Bà Hồ Điểu chỉ sống với hy vọng độc nhất là bắt được kẻ thù không đội trời chung của dòng họ, đồng thời dẫn đứa con yêu quý về làng. Nhưng sức khỏe giảm dần, bà sợ chẳng còn đủthì giờ làm tròn được lời nguyền ấy trước khi nhắm mắt.
Edo đương kỳ nắng hạn. Con đường gồ ghề chói chang. Chỗ nào cũng lọc cọc xe bò, lũ lượt phu khuân vác tung bụi mù mịt phủ trắng ngọn cây và trên các mái tranh các căn lều gỗ cất san sát ven lộ.
- Đây là Edo đấy ư ? Sao người ta lại có thể chọn một nơi khô cằn thế này làm kinh đô được ?
Bà Hồ Điểu lắc đầu, không tin những gì thấy trước mắt. Qua một giàn tredựng cạnh bức tường đang xây dở, thấy chỗ râm mát, bà dừng chân nghỉ,lấy quạt trong bọc ra phe phẩy.
Bỗng “bộp” một cái, miếng vữa bằng cái bát từ trên giàn rớt ngay vào áo. Giật mình ngước lên, bà lớn giọng mắng kẻ vô ý. Bọn thợ trên giàn nhìnbà cười hô hố.
- A ! Tụi này hỗn láo quá ! Ở Miyamoto, chúng bay dám cười ta thế chăng ?
Nhưng tiếng cười càng to, vừa chế nhạo vừa khiêu khích.
- Con mẹ khùng ấy nói gì thế ?
- Đứa nào láo ? Này ta bảo cho mà biết, ta đáng tuổi mẹ chúng bay, đừng có hỗn !
Nhưng bọn thợ chẳng vì thế mà ngưng cười. Chúng còn trao đổi với nhau những câu ra ý dè bỉu khiến bà tức lộn ruột.
Trời nóng nực càng như quạt thêm lửa giận trong lòng, vừa mắng nhiếc, bà vừa lay cây cột chống. Tấm ván trên giàn đổ nhào, bọn thợ hồ ngã xuốngkéo theo nào thùng nước, nào vôi cát bắng tung tóe. May mà bà Hồ Điểutránh kịp và giàn tre cũng không cao nên không ai việc gì. Bọn thợ văngtục, vây quanh bà xắn tay áo định làm dữ. Bà Hồ Điểu cũng chẳng vừa, rút ngay cây gươm cũ ra. Tuy là gươm thờ lâu ngày cùn nhụt, nhưng trong tay một người có hành động liều lĩnh để tự vệ, nó cũng khiến bọn kia e dèkhông dám sấn tới.
Kẻ qua đường hiếu kỳ bắt đầu bu đông. Thấy bà lão dữ quá lại lăm lăm cây gươm, bọn thợ hồ đồ rằng bà cũng thuộc dòng dõi kiếm sĩ gì đây nên sợliên lụy, đưa mắt nhìn nhau rồi rút vào một xó dọn dẹp, thỉnh thoảngliếc mắt lườm nguýt bà và lẩm bẩm chửi rủa.
Sự thay đổi thái độ ấy làm bà Hồ Điểu hài lòng. Bà tra gươm vào vỏ, phủi áo, rẽ đám đông bước ra, không quên quay lại mắng vài câu lấy lệ.
Ruồi nhặng vo ve trên những đống rác. Mùi hăng ngai ngái của phân bòphơi nắng luẩn quẩn trong bầu không khí oi ả. Bà Hồ Điểu mới đi đượcchừng quãng ngắn, bỗng thấy một thiếu niên xách thùng nước bẩn chạytheo, đổ vào lưng bà, tiếp theo là những tiếng cười hăng hắc. Thiếu niên này dáng thợ thuyền, chắc cũng cùng cánh với bọn thợ hồ lúc nãy. Đổnước xong, hắn xách thùng trốn mất dạng sau những đống gạch vụn và tregỗ ngổn ngang gần đó. Bà Hồ Điểu tức lặng người, không biết xử trí rasao, đứng la hét chửi rủa một hồi, rồi cung cúc đi giữa những cặp mắtlãnh đạm của khách bộ hành qua lại.
“Đời bây giờ chẳng còn luân thường đạo lý gì ! Không ai trọng nể người già cả.
Nếu chẳng phải vì thằng Mãn Hà Chí thì không bao giờ ta ở đây thêm một ngày nào nữa”. Bà tự nhủ.
Xung quanh bà, cái gì cũng mới:
những ngôi nhà mới dựng hoặc vừa được xây xong, gạch ngói còn đỏ au, cây mớ trồng, đường mới đắp, thợ thuyền đều là những thanh niên trẻ trunglực lưỡng. Chỉ có bà là già, không hợp thời, không đúng cảnh ngộ, lạclõng và bị chế nhạo. Tủi cực dâng lên trong lòng, bà khóc. Kéo vạt áolau nước mắt, vạt áo ướt nhẹp. Bà lấy tay vắt mũi, bàn tay nhăn nheo, da điểm đồi mồi lấm tấm. Con đường đông người mà sao bà Hồ Điểu thấy côđộc như đang đi trong sa mạc.
Đến khúc rẽ, một đống đất cao nghều nghệu chắn cả lối đi. Gần đống đấtcó cắm bảng chỉ lối vào một nhà tắm công cộng. Bà Hồ Điểu theo hướngchỉ, đến nhà tắm mua tấm thẻ gỗ, cởi áo ngoài ra giặt rồi treo lên sàophơi. Tắm xong, ngồi đợi áo khô bên gốc cây, bà đưa mắt nhìn mông lungxung quanh.
Chỗ nào cũng thấy cất nhà, dựng quán. Sau quầy gỗ của một ngôi hàng xénnhỏ, một cô bé tuổi chừng mười lăm, mười sau, mãi soi gương kẻ lại lôngmày. Cử chỉ quen thuộc ấy nhắc bà nhớ lại những năm còn trẻ khiến tựnhiên bà có cảm tình với cô bé xa lại. Đó là hảo cảm đầu tiên bà có giữa những cảnh náo nhiệt chen lấn và những lời mặc cả ồn ào ở chốn kinh đôđang được tạo lập này.
Loáng thoáng vài câu trả giá miếng đất đưa đến tai. Bà ngạc nhiên khônghiểu sao một khoảnh đất rộng chừng ba trượng, sâu chừng chục trượng màgiá đắt đến thế, bằng một mẫu đất hay ruộng tốt ở quê nhà.
Bỗng nghe tiếng động sau lưng. Bà có cảm giác như ai vừa sờ vào áo. Giật mình quay lại, thằng kẻ cắp đang lần lưng bà. Bà nắm tay nó. Trễ mấtrồi, nó đã giật mất túi tiền bà buộc hờ ngoài áo lót sau khi tắm.
- Ối kẻ cắp ! Bắt thằng ăn cắp !
Vừa la hoảng, bà Hồ Điểu vừa nhoài người ra ôm lấy nó. Nó đạp mạnh mộtcái khiến bà ngã lăn ra nhưng trong tay vẫn còn nắm được vạt áo nó. Sựcnhớ đến thanh gươm, bà rút ra chém loạn.
Gã kẻ cắp tháo chạy, nhưng chẳng được xa. Dường như bị thương ở chân, gã chạy tập tễnh được một quãng. Có người đi ngược tới, nghe tiếng kêu,chẳng biết nếp tẻ ra sao, túm ngay được nó. Thì ra thằng Cốt Mục chuyênnghề cắp vặt trong vùng. Người ta trói nó lại và đi mời Diệp Hàn Khangđến phân xử.
Diệp Hàn Khang chẳng phải là kiếm sĩ hay phán quan gì ở địa phương. Ôngchỉ cai quản một toán thợ chừng mấy chục người, thầu xây cất nhà cửa khi có khách gọi đến. Nhưng ông được tín nhiệm và kính trọng nhờ tính côngbằng và lòng thương người, ưa giúp kẻ hoạn nạn.
Diệp Hàn Khang đến, thấy Cốc Mục bị trói gô nằm dưới đất, đã biết ngay là có chuyện gì rồi. Ông gọi gia nhân tới truyền lệnh:
- Trồng cây cột rồi kiếm miếng ván và bút mực đem đến đây.
Nghe nói trồng cột, Cốc Mục lo lắng ra mặt, van lạy:
- Chủ nhân tha cho, nô tài xin chừa. Từ nay sẽ về làm nghề khác.
Diệp Hàn Khang lắc đầu:
- Không được. Ngươi hứa nhiều lần rồi mà chứng nào vẫn tật nấy ... Lần này ta không tha nữa.
Cột trồng ngay ven lộ, nơi đông người qua lại. Diệp Hàn Khang tự tay viết mấy dòng chữ lên miếng ván:
“Tên này là Cốc Mục, nguyên làm công cho bản nhân, phạm tội trộm cắp bịbắt quả tang, nay trói tại đây để mọi người phỉ nhổ cho chừa. Làm tạiEdo, đường Ninh Hạ. Diệp Hàn Khang cẩn cáo”.
Viết xong, sai đóng lên đầu cột, trói Cốc Mục vào để người canh giữ vàcho ăn uống trong ba ngày. Lại đích thân đem túi tiền trả cho bà HồĐiểu. Sau khi hỏi han, được biết bà không phải người địa phương, bèn sai gia nhân săn sóc:
- Lý Tuất ! Ta thấy bà già này chẳng có ai thân thích ở đây. Để bà langthang rồi lại bị lừa nữa cho xem. Người đưa được bà về nhà thì tốt. Tuổi cao mà bị đánh, thật bất hạnh.
Bấy giờ Edo mới lập, trộm cắp như rươi. Nạn sứ quân tuy tạm yên nhưngquyền lãnh chúa chưa vững, quan quân bận tâm dẹp loạn, không đủ thì giờtuần tiễu và trừng trị kẻ gian phi. Dân chúng phải tự vệ và đảm tráchlấy an ninh, cho nên khi bắt được đứa làm bậy, họ thường trói vào cột,kể tội để mọi người qua lại sỉ nhục. Đối với thường phạm, đó là hìnhphạt phổ thông nhất, vì thời bấy giờ không nói gì đến giới sĩ phu vàkiếm sĩ, các tầng lớp dân gian khác cũng rất trọng danh dự, rất sợ bịđàm tiếu.
Diệp Hàn Khang đến Edo đã hơn mười năm, khi vùng này mới lèo tèo chỉ cóvài quán xá. Nhờ trí thông minh, tài tháo vát và nhất là khéo léo muachuộc lòng người, ông quy tụ được một số thợ giỏi làm thủ túc, nhân thầu xây cất cho những thương gia mới đến lập nghiệp. Công việc làm ăn phátđạt, có số vốn khá, ông đầu tư vào việc tạo mãi đất đai, tự xây nhà bánlấy lời. Cứ thế phất dần lên, bây giờ giàu có không phải bận tâm gì đếnviệc kinh doanh nữa, ông xoay ra kết thân với phái kiếm sĩ có quyền thếvà được mọi người kính nể, mặc nhiên coi như là hào trưởng thủ lĩnh cảvùng, hễ có việc gì khó khăn là đến nhờ giải quyết.
Thời đó hai giới được trọng vọng nhất là kiếm sĩ và hào trưởng. Tuynhiên giới sau này được quý mến hơn vì họ đứng về phía dân chúng. Đấykhông phải là một tâm trạng mới mẻ hay lạ lùng gì. Lòng quý mến này cóđã từ lâu trong dân gian và không phải chỉ thấy ở những vùng đang pháttriển như Edo.
Sự hình thành của giới hào trưởng bắt nguồn từ thời kỳ còn sứ quânAshikaga, lúc nội chiến đang mạnh. Khắp nơi, chỗ nào cũng có những bọnthảo khấu tung hoành giết người cướp của như loài dã thú. Theo truyềnthuyết, bọn này cưỡi ngựa, đóng khố, thắt lưng da trâu to bản, tóc dàixõa xuống vai và thay vì quấn khăn, chúng buộc quanh đầu một vòng thừnglớn.
Bọn đó sử dụng trường kiếm dài đến bốn thước, đoản kiếm thước hai, nhưng cũng có khi dùng bồ cào, dao quắm và cả rìu nữa. Khỏi nói, bọn thảokhấu ấy giết người không gớm tay, quan quân phải nể sợ.
Tuy nhiên cũng có một số thảo khấu chủ trương tốt, không giết bừa bãi mà chỉ giết để trừng phạt những kẻ hay hà hiếp nhân dân mà thôi, rồi lấytài sản của những kẻ đó chia cho người nghèo khó. Do đấy chúng được lòng dân và dân tôn chúng lên làm hào trưởng.
Hòa bình vãn hồi. Bọn thảo khấu phần lớn giải nghệ hoặc bị bắt đi phátvãng, nhưng cũng có kẻ đổi tên đổi họ lẩn trốn, chiêu tập đàn em lậpthành phường đảng ở các thị trấn. Một số thành công được dân chúng tincậy. Tuy danh hiệu không rõ ràng nhưng cái tinh thần hào trưởng vẫn có.
Họ được coi như loại người “lấy đạo nghĩa làm xương, lòng yêu dân làmthịt và sự dũng cảm làm da”. Nói cách khác, họ chính là những anh hùngdân gian đúng nghĩa.
Bà Hồ Điểu được Lý Tuất cõng, theo Diệp Hàn Khang về nhà ông ở bên kiacầu Đại Bản. Cầu này mới bắc được hơn năm, còn tươi màu gỗ mới. Chân cầu xây đá xanh, đồ sộ và vững chắc. Cầu này ai cũng biết và được dân chúng coi như một điểm mốc để đo các khoảng cách từ Edo đến các thị trấn lâncận.
Dưới sông, thuyền đậu san sát, chở đến Edo đủ các loại thực phẩm và vậtliệu xây cất. Bên kia cầu là chợ cá và khu thương mại chính, chia thànhnhiều phường:
phường thợ rèn, phường thợ nhuộm, thợ dệt chiếu, thợ bán đồ đồng.v.v ...
Tư thất Diệp Hàn Khang ở một ngõ hẻm xa đường cái nên ít ồn ào bụi bặm,tuy không rộng lắm nhưng có nhiều điểm hợp với bà Hồ Điểu nên bà nấn námãi mười tám tháng sau vẫn còn ở đó.
Mỗi lần cáo biệt để ra đi, bà lại được Diệp Hàn Khang chí tình lưu lại:
- Vội gì ! Vãn bối đã ra lệnh cho gia nhân hễ được tin tức gì của Mãn Hà Chí hay Thạch Đạt Lang thì thông báo ngay. Lão bá cứ ở đây, hà tất phải nhọc lòng.
Mãi rồi bà cũng thành lười, an phận. Phải công nhận Diệp Hàn Khang là người tốt.
Căn nhà của vị mạnh thường quân này chẳng phải chỉ có bà Hồ Điểu mà thôi mà còn là nơi tá túc thường xuyên của vô số những kẻ lang bạt, nhữngthanh niên phóng túng, những can phạm mới ở tù ra, thất nghiệp không aichứa chấp. Tóm lại, đó là chỗ thường trú của những kẻ vô gia cư. Chúngtụ đến ăn uống, ngủ la liệt trên sàn, ngoài hiên. Tuy có đời sống phóngtúng như vậy nhưng nói chung chúng rất trọng nghĩa khí, không bao giờlàm phiền đến ân nhân, và cũng có tổ chức:
kẻ đến trước bảo ban kẻ đến sau, ít khi để xảy ra những chuyện đáng tiếc.
Để có việc làm qua thì giờ, bà Hồ Điểu thường săn sóc những kẻ ốm đau,giúp việc may vá, nấu nướng cho cả bọn nên được bọn chúng quý trọng lắm. Phong cách kẻ cả của bà làm nhiều đứa phải nể phục và kháo nhau:
“Đúng là dòng dõi kiếm sĩ. Không biết trước đây chồng bà làm gì nhưng dòng Hồ Điểu chắc là một dòng có hạng”.
Để bà được yên tĩnh lễ Phật, Diệp Hàn Khang sai cất riêng cho bà mộtgian nhà gỗ ở góc vườn và hàng tuần đến vấn an. Có người hỏi tại sao ông đãi ngộ một người không thân thích mà hậu hĩnh như thế, Diệp Hàn Khanggiải thích:
- Khi còn song thân, ta ở chẳng hết lòng. Nay thấy có bổn phận phảitrọng những người già cả, coi họ như song thân ta lúc còn tại thế.
Mùa xuân tới. Hoa mận rừng nở rồi rụng mà những cây anh đào trồng ven lộ vẫn chưa chịu đơm hoa. Có lẽ do khí hậu hỗn tạp của đô thị đương xâycất mà hoa đào nở muộn chăng ?
Năm ấy chùa Phổ Giác ở tả ngạn sông Sumida về phía bắc có rừng mơ vừa chớm nụ. Thiên hạ rủ nhau đi lễ đông lắm.
Diệp Hàn Khang bảo với bà Hồ Điểu:
- Vãn bối lên chùa Phổ Giác, lão bá có đi không ?
- Đi chứ. Chùa Phổ Giác nghe nói linh thiêng. Ta cũng muốn tới dânghương vài ngày, trước là lễ Phật, sau du xuân cho đỡ cuồng cẳng.
Diệp Hàn Khang bèn sai gia nhân đến bãi Kyobashi thuê thuyền. Rồi bày rượu ra, rót mời bà Hồ Điểu một chén.
- Vãn bối lên chùa là có ý định cầu siêu cho thân mẫu. Tiết thanh minh,chẳng tiện về quê tảo mộ. Nhớ đến song thân, lòng lại bồi hồi ân hận,nên nhân dịp này muốn giãi bày chút lòng hiếu.
Bà Hồ Điểu rưng rưng nước mắt:
- Lão đệ nghĩ thế là phải lắm. Nếu thằng con ta cũng được như lão đệ thì ta sung sướng biết mấy ! Nhưng chưa lễ lạc gì mà rượu chè thế này cótiện không ?
- Vãn bối đã dặn trước trên chùa rồi, lão bá yên tâm. Vả lại lễ lạc rềnh rang mà làm gì ! Thiển nghĩ cỗ bàn có to đến đâu cũng chẳng nguôi đượclòng ân hận của vãn bối.
Bà Hồ Điểu cúi đầu, có lẽ cũng đồng ý với chủ nhân. Diệp Hàn Khang lại mời:
- Nào, xin cạn chén. Hôm nay ta phải đi thuyền ngược dòng sông một quãng.
Nhưng không hề gì. Thuyền to mà gia nhân đều là những chân sào thiện nghệ cả, lão bá đừng sợ.
Chén thù chén tạc, chẳng mấy chốc bà Hồ Điểu đã say khướt.
- Lâu lắm không uống rượu, nay vui miệng, ta thấy người như bay bổng.
Bữa rượu gần tàn thì thuyền cũng vừa tới. Gia nhân chạy lên thông báo.Cả bọn khiêng đồ, quẩy níp xuống thuyền, chèo ra giữa sông mà đi, vàomột ngày xuân tươi đẹp, gió nhẹ bay vừa và nước sông chỉ hơi gợn sóng.Càng lên phía bắc, càng cách xa Edo bao nhiêu, cây cỏ càng xanh tươi bấy nhiêu, mặt nước long lanh trong vắt. Ở những chỗ gần bờ, rễ cây lớn đua ra, bóng rợp che kín cả vùng khiến lòng sông như sâu thẳm.
Trong bụi cây, tiếng chim trả lời nhau lảnh lót.
- Ồ ! Tiếng chim họa mi, lão đệ nghe thấy không ?
- Có. Khu rừng này có tiếng nhiều chim. Về mùa mưa, tu hú hót cả ngày.
Diệp Hàn Khang lại bày rượu ra. Hai người chân sào cũng nhắp mỗi người một chén.
- Một chén thôi. Để khi đến nơi, các chú muốn uống bao nhiêu thì uống. Say bây giờ, lộn cổ xuống sông cả lũ.
Mọi người cười ha hả:
- Phải rồi ! Phải rồi ! Một chén mà tiểu nhân đã thấy nước sông trôi như rượu trong vò đổ ra rồi !
Qua xóm chài, thuyền ghé vào bờ mua cá. Cá tươi đủ loại vô số kể, thảtrong khoang tha hồ chọn. Mua xong, Diệp Hàn Khang xẻ thịt ra, lấy giấylau khô, rưới nước gia vị lên ăn sống. Bà Hồ Điểu ghê sợ quay mặt điniệm Phật.
Đến bến chùa trời đã quá ngọ. Bà Hồ Điểu tập tễnh trèo lên, tuy đau chân nhưng vẫn nhất định từ chối sự giúp đỡ của Diệp Hàn Khang. Từ bến lêntới cổng chùa phải qua một bãi đất rộng, lau lách mọc đầy xen lẫn vớinhững hòn đá cuội to bằng trứng ngỗng. Buộc thuyền xong, cả bốn ngườitheo chân nhau qua bãi.
Một bọn trẻ con tay xách giỏ tre đang cắm cúi vạch lau lật đá, thấy người lạ tới thì ùa đến.
- Ông khách, ông khách mua cho cháu đi !
- Lão bá ! Những món này đẹp lắm, lão bá mua đi, cháu lấy lão bá coi nhé ?
Diệp Hàn Khang có vẻ thích trẻ con, ông cười vui vẻ hỏi:
- Chúng mày bán gì thế ? Cua hả ?
- Không. Đầu mũi tên.
Vừa nói, một đứa vừa lấy trong giỏ ra một vài mũi tên bằng đồng đã han rỉ đưa Diệp Hàn Khang coi.
- Đằng kia co nhiều mộ hoang, khối người đến lễ. Họ mua đầu mũi tên cắm lên mộ. Ông mua vài cái cắm lên mộ lấy phúc.
Diệp Hàn Khang lắc đầu:
- Ta chẳng dùng đầu mũi tên làm gì. Đây, cho mỗi đứa mấy đồng, bằng lòng chứ ?
Dĩ nhiên là chúng bằng lòng, cười hể hả bỏ đi, nhưng được một quãng, một gã râu ria từ trong căn lều cuối bãi bước ra tịch thu hết cả số tiềnấy. Diệp Hàn Khang không ngạc nhiên, chỉ lắc đầu. Bà Hồ Điểu hỏi:
- Sao có nhiều đầu tên ở đây vậy ?
- Không rõ. Vãn bối dự đoán chỗ này xưa kia chắc là bãi chiến trường.Nghe nói cách đây mấy trăm năm, trên thượng lưu sông Sumida này có xảyra nhiều trận thủy chiến. Hẳn đây là di tích của những trận ấy và nhữngngôi mộ đằng kia là mồ các chiến sĩ vô danh.
Hai gã chân sào đi trước thông báo nên khi Diệp Hàn Khang và bà Hồ Điểutới nơi, vị tăng trụ trì đã đứng sẵn trên thềm nghênh tiếp.
Cảnh chùa Phổ Giác khiến bà Hồ Điểu thất vọng. Chùa chỉ là một ngôi nhàcổ, ngói vỡ nhiều nơi, cửa mục, tường đất bị nước mưa sói vào lâu ngàyđã lở lói, để lộ chân cột mối ăn lỗ chỗ. Nhưng bối cảnh thật vĩ đại. Núi cao lừng lững với rừng tùng xanh đen, xen lẫn những gốc mơ điểm hoatrắng trên sườn đá rêu phong. Tiếng chim gõ thân cây đều đều như gõ mõ,hàng lau già xào xạc khiến bà Hồ Điểu cảm thấy như có nỗi buồn vô cớđương len lỏi vào lòng lúc nào, không sao ngăn được.
- A di đà Phật ! Cung thỉnh chư vị vào chùa lễ Phật.
Tiếng vị tăng già đánh thức bà Hồ Điểu trở về thực tại.
- A di đà Phật ! Cảnh chùa điêu tàn quá đỗi ! Thế chùa ta khách thập phương không được mấy hay sao ?
- Cũng chẳng có nhiều. Như thí chủ thấy đấy, vì đường xa diệu vợi phải đi đò, lại ở nơi vắng vẻ nên không mấy người đến.
Khay trà dọn ra, chủ khách đàm đạo một lúc thì vị tăng dẫn Diệp HànKhang ra chính điện làm lễ cầu siêu cho mẹ. bà Hồ Điểu cũng theo ra ngồi phía sau nghe kinh.
Bà lâm râm khấn nguyện, cầu cho Mãn Hà Chí bình yên và cho bà chóng gặplại hắn. Rồi hai tay chống xuống chiếu, đầu cúi rạp, bà hạ thấp giọng:
- Và cũng xin chư Phật mười phương ban cho già sức khỏe để già giết được thằng Kinh Tử. Lòng thành cúi xin các ngài chứng giám.
Bà suýt soa khấn vái, kể tội kẻ thù, tưởng như đức Phật trên tòa sen kia là một phán quan, và sau những lời cầu xin ấy, không có lý do gì khôngban cho bà những điều bà mong ước.
Lễ xong, Diệp Hàn Khang và bà Hồ Điểu cúng vào chùa một số tiền đã phong bao sẵn.
Vị tăng trụ trì dẫn hai người ra hậu điện ghi tên vào sổ công đức. Nhìntrên bàn, thẻ gỗ mang danh tính thí chủ và tiền tặng xếp thành hàng.Thấy có tấm thẻ đề:
“Đại Cổ ở Narai, cúng lạng vàng lá”, Diệp Hàn Khang hỏi:
- Đại sư thứ lỗi. Mười lạng vàng này quả là món tiền lớn. Đại Cổ ở Narai là ai vậy?
- Bần tăng không rõ. Năm ngoái vị đó qua đây thấy cảnh chùa nghèo, máidột nên có nhã ý tặng số tiền ấy để sửa lại mái. A di đà Phật ! Thật làcông đức vô lượng !
- Chắc là một thương gia giàu có lại có lòng mộ đạo.
- Bần tăng cũng đoán thế. Được biết vị đó còn cúng vào chùa Kim Các tớihai mươi lạng vàng vì trong chùa có đặt vong của Thế Đạt Y Lâm. Vị đónói:
“Thế Đạt Y Lâm không phải là kẻ phản loạn mà là một hào trưởng có nghĩakhí, đáng được ghi ơn vì đã có công mở mang miền đông nước Nhật”.
Diệp Hàn Khang yên lặng một lúc rồi gật đầu:
- Cũng có lý. Ở đời này, nhiều người có hành vi kỳ lạ ...
Chưa kịp giải thích thêm, bỗng nghe ồn ào ở cửa ngoài. Vài ba đứa trẻđang tranh nhau mách với hai người chân sào và chỉ trỏ ra phía bãi.
Vị tăng bước ra nạt:
- Đi chỗ khác chơi ! Làm gì ồn thế !
- Ngoài kia đang đánh nhau ! Đại sư ra mà xem !
- A di đà Phật ! Lại có chuyện chẳng lành rồi ! Chúng bay nói thật hay bỡn ?
- Thật !
- Xin lỗi chư vị, bần tăng phải ra coi chuyện gì. Bãi này vắng vẻ, mỗikhi có chuyện, bần tăng phải thảo tờ trình cho quan quân đến điều tra,nếu không thì phiền phức lắm.
Vị tăng già xỏ dép, chống gậy hối hả bước ra, theo sau là Diệp HànKhang, bà Hồ Điểu và hai người chân sào. Nhưng đến nơi, cuộc chiến đãmãn. Cảnh vật yên lặng lạ lùng. Gió hình như cũng không thổi nữa. Mộtcon én đơn độc chao trên mặt nước ngoài xa rồi mất hút trong đám sậy.
Bốn xác người nằm rải rác giữa những vết chân chằng chịt in lên đất bùnnhão trên bãi và những ngọn lau tơi tả rụng xung quanh. Một thanh niêncao lớn mặc bào đỏ, len lỏi giữa những xác chết ấy ý chừng đang tìm lốira bờ sông. Lưng hắn đeo kiếm dài.
Hắn không có vẻ gì sợ sệt hoặc quan tâm đến năm người vừa ở chùa ra đứng sững nhìn và mấy đứa trẻ lấp ló sau gốc liễu.
Bỗng có tiếng khàn khàn gọi. Hắn quay lại. Một xác người chống tay ngồi dậy, hổn hển nói:
- Nghiệt súc ! Đừng hòng trốn chạy. Trận chiến chưa xong mà, ta thề sẽ phanh thây mày !
Loáng một cái, lưỡi gươm của gã áo đỏ bổ xuống. Một tiếng rú thất thanh, máu phọt tung tóe. Đầu kẻ vừa nói bị chẻ đôi và tiếng cười của gã áo đỏ vang lên man rợ, thích thú:
- Hà hà ! Bây giờ thì trận chiến xong chưa ?
Đoạn, kéo áo người chết lau kiếm, gã thản nhiên tra vào bao và vũng nước gần đấy rửa tay, gột những chỗ áo bị rây máu.
Vị tăng già nuốt nước bọt thấy khó. Ông chưa bao giờ chứng kiến một cảnh giết người tàn bạo đến thế.
- A di đà Phật ! A di đà Phật !
Vị tăng dường như không nói được gì hơn, chỉ luôn mồm niệm Phật. Nhưngbà Hồ Điểu ngạc nhiên trố mắt. Thấy gã áo đỏ đứng lên, bà gọi rối rít:
- Cát Xuyên Mộc ! Cát Xuyên Mộc !
Cát Xuyên Mộc quay nhìn bà. Chẳng biết gã có nhận ra bà là ai không, chỉ thấy gã mỉm cười rồi rảo bước bỏ đi.
Bờ sông, tiếng sóng vỗ rì rào làm chòng chành con thuyền gỗ.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.