Thái Hậu Vô Tình

Chương 2: Chương 2




5.
Ta những tưởng rằng cuộc sống của mình sẽ trôi qua như thường lệ, ngày ngày bị mẹ con Tô Chỉ Vận lạm dụng uy quyền giở trò hẹn hạ, cho đến khi ta mười tám tuổi thì bị họ tiện tay tìm một gia đình đuổi ra ngoài.
Cái bia đỡ đạn trong cuộc chiến gia đình đa phần sẽ có kết cục này.
Không ngờ nửa tháng sau khi mẫu thân qua đời, biên cương truyền tin cha đã chết trận.
Nghe nói trận này rõ ràng là ta mạnh địch yếu, nhìn bằng mắt thường cũng có thể thấy nắm chắc được phần thắng, nhưng không hiểu tại sao cha lại như kẻ điên lao vào lưỡi kiếm của địch, không ai ngăn nổi, giống như đã quyết tâm muốn chết.
Khi người ta đưa về đại doanh đã không kịp nữa rồi.
Nghe nói cả đêm ông gọi “Hồng Y”, âm thanh đứt đoạn đến tận khi trời sáng.
Tên của mẫu thân ta là Hồng Y.
Vì trong quá trình trưởng thành ta rất ít khi gặp ông, nên ấn tượng của ta về ông cũng chẳng có mấy.
Chỉ nhớ rằng ông rất tuấn tú. Khi ta đi trên đường số người quay đầu lại rất nhiều, chuyện này phải cảm ơn mình được di truyền từ ông. Nhớ râu của ông rất cứng, thích nhất khi còn bé khi ông ôm ta cọ lên mặt ông. Ông thích bế ta lên thật cao rồi kêu “Dung Dung bay lên rồi này”, “Dung Dung bay lên rồi này”. Hoặc là bế ta lên vai vui đùa ngoài sân, chạy rong ruổi quanh sân đếm hồng đào.
Sau khi công chúa chuyển vào thì kêu cây bồ đào đó không đẹp, sai người chặt đi trồng cây hồng mai bà ta thích.
Có lần cha vất vả lắm mới về nhà được, thần thần bí bí tới biệt viện đưa cho ta một sợi dây chuyền rất đặc biệt, giống y hệt với chiếc của Tô Chỉ Vận.
Ông đứng ở cửa đeo chiếc dây chuyền gắn đầy đá quý kia lên cổ ta.
“Thích không?” Ông lật viên ngọc ở chính giữa cho ta ngắm: “Trên này khắc tên của con, Dung Dung, cha tự tay khắc lên, cái của muội muội không có đâu.”
Ta nghiêng đầu nhìn ông, không hiểu ông muốn biểu đạt điều gì.
Lẽ nào ông cho rằng như vậy ta sẽ thầm vui vẻ, sau đó đội ơn đội đức ông, ngây thơ hỏi ông cha biết hát tiểu tinh tinh hơn ngươi ư?
Ông thấy ta không có phản ứng gì thì không khỏi hơi thất vọng, cứ muốn nói rồi lại thôi, hỏi ta: “Dạo này mẫu thân con có khỏe không?”
Ta kéo cánh tay ông: “Sao cha không tự vào hỏi đi, cha mau vào đi.”
Đường đường là nam tử hán, là tướng quân của một nước, là Thống soái tam quân khiến quân địch nghe tên thôi đã phải khiếp sợ, ấy vậy mà không bước qua nổi cái bậc thềm nông.
Ông nói: “Không được. Cha đi đây. Dung Dung, con không hiểu đâu, cha không dám gặp mẫu thân con.”
Vì vậy trong mắt ta, ông chưa từng là anh hùng, ông là một gã hèn nhát.
Ông chỉ là anh hùng trong mắt mẫu thân ta.
Sau đó Tô Chỉ Vận làm mất sợi dây chuyền của mình, tìm thấy chiếc của ta thì đổ cho ta trộm của nàng ta. Còn nói ta tự tiện khắc tên mình lên trên là cố tình tỏ rõ ác ý với mình. Công chúa tiện lấy đó làm lý do để “dạy dỗ” ta và mẫu thân một trận. Mà khi ấy cha lại không có ở nhà.
Nhìn xem, ông luôn tự cho rằng những thứ ấy là tốt với mẹ con ta, nhưng thực ra chỉ là những tổn thương chất chồng.
Chẳng qua trước nay ông không biết mà thôi, rằng ông chỉ đang cảm động chính bản thân mình.
Rõ ràng ta nên hận ông, nhưng tại sao khoảnh khắc hay tin ông chết, đau thương lại nhiều hơn vui mừng.
Chiêu Vũ ngày 33 tháng Chạp năm 31, sau sinh nhật của ta mười một ngày, còn bảy ngày nữa thôi là ngày đoàn viên. Trong vòng một tháng nay, ta mất mẹ, mất cha, trở thành một đứa cô nhi không nơi nương tựa.
6.
Tết nguyên tiêu vừa qua, Thái hậu không nỡ để con gái mình chịu khổ nên gấp gáp triệu công chúa Viễn Ninh và Tô Chỉ Vận về cung ở. Đây cũng coi như là tin tốt lành duy nhất trong năm mới ta nghe được. Ta vui đến nỗi cả đêm không chợp mắt.
Suy nghĩ bước đi sau này, hợp lý nhất là bán Hầu phủ và di sản của cha đi. Nên làm ăn buôn bán, nên sống mai danh ẩn tích, rồi gả vào một gia đình tầm trung.
Ta muốn ngắm nhìn ngọn núi mẫu thân từng sống, con sông mẫu thân từng đi qua, vượt qua biển lớn, trời cao mặc ta bay.
Ta bắt đầu mong chờ mình lớn nhanh lên một chút.
Hay là mang theo một người bầu bạn....
Bạn... Văn Chiếu là một lựa chọn không tồi, nhưng không biết y có muốn đi cùng ta không.
Thậm chí ta còn định viết một cuốn sách cho riêng mình. Ta nghĩ xong tựa đề rồi, tên là “Con đường chống lại số phận của thứ nữ Hầu môn”.
Nhưng chẳng ngờ rằng ta vui hơi sớm.
Công chúa Viễn Ninh muốn biểu dương sự từ bi của bậc chủ mẫu, trước mặt người ngoài xây dựng hình tượng dựa trên hình mẫu “Vĩ Quang Chính”, lấy lý do “Để một cô nhi như ta ở phủ sợ ta khó mà sống tiếp”, bắt ta theo mẹ con bà ta cùng vào cung.
Ta:???
Ta còn chống lại số phận cái rắm gì nữa đây.
6.
Cứ như vậy, ta bị đưa vào cung.
Trong lúc ấy không một ai hỏi xem ta có muốn đi không.
Thái hậu và công chúa không buồn gặp ta. Ban đầu chỉ định tùy tiện xếp cho ta một chỗ, cho miếng cơm, không chết đói là được. Nhưng Tổ Chỉ Vận lại nói tình tỷ muội cao hơn cả trời, nên để ta ở lại thiền điện của nàng ta.
Nàng ta kéo tay áo của thái hậu nũng nịu: “Hoàng tổ mẫu, từ nhỏ tỷ tỷ và con đã như hình với bóng. Tỷ ấy chăm sóc con thành quen rồi, nếu tách con và tỷ ấy ra thì tỷ ấy sẽ khóc chết mất.”
Nàng ta quay đầu nhìn ta, khuôn mặt non nớt mỉm cười đầy giả dối: “Tỷ tỷ nói có đúng không?”
Hầu hạ thì cứ nói là hầu hạ đi, lại còn mỹ hóa lên thành cái gì mà chăm sóc. Ta trơ tráo không cười: “Phải đấy muội muội, giờ tỷ đã muốn khóc rồi đây.”
Ta ôm một bao hành lý nhỏ đi theo nhóm người của Tô Chỉ Vận đến Giáng Tuyết Hiên. Buổi chiều lúc rửa mặt chải đầu, nàng ta ngồi trên giường cởi giày, để chân trần rồi nghiêng đầu nhìn ta.
Ta nói: “Không cần nói, ta hiểu rồi.” Rồi đỡ lấy chậu rửa chân trong tay tiểu cung nữ.
Lúc ta đứng bên chân nàng ta, nàng từ trên cao nhìn xuống ta nói: "Tô Chỉ Dung, tốt nhất là ngươi nên biết vị trí mình ở đâu, ngươi chỉ xứng làm vết bùn dưới chân ta. Ngày mai đến Học cung, nếu ngươi vẫn còn huyên hoang như ở Hầu phủ thì xem ta dạy dỗ ngươi thế nào."
Thái hậu cố tình nói với đương kim thánh thượng cho Tô Chỉ Vận đến Học cung nghe giảng cùng với con cháu quý tộc thế thôi, chứ chẳng qua là thấy Tô Chỉ Vận đã mười lăm tuổi, mấy năm nữa phải kén rể rồi, nên mới tính trước kế hoạch cho nàng ta, người nào tinh mắt cũng nhìn ra được.
Ta thuộc về ánh sáng của "Vĩ Quang Chính".
7.
Học cung nằm ở Thừa Minh điện. Ngày hôm sau ta theo Tô Chỉ Vận đi báo danh. Vì trước khi đi Tô Chỉ Vận thấy mình trang điểm không ổn nên phải trang điểm lại, xong còn phải chọn lại y phục rồi trang sức, hai chúng ta không ngoài dự liệu đến trễ.
Lúc tới thì tiên sinh dạy học đã cầm cuốn sách bắt đầu tiết học, hai chúng ta không ngoài dự tính thu hút ánh nhìn của mọi người xung quanh.
Có lẽ đây chính là kết quả Tô Chỉ Vận muốn thấy. Ta cũng không rõ, dẫu sao nàng ta cũng cúi đầu cười thẹn thùng trước ánh nhìn chăm chú của mọi người, tìm chỗ trống bên cạnh tiểu thư quý tộc có quan hệ tốt rồi nhẹ nhàng ngồi xuống.
Phía sau nàng ta là chỗ của Văn Chiếu.
Lúc Văn Chiếu thấy ta bước vào còn vui vẻ gật đầu với ta.
Chỗ ngồi trong phòng đã kín, ta tìm quanh một lúc lâu, khó khăn lắm mới thấy chỗ trống dựa vào tường ở cuối lớp, vậy nên vội vàng qua đó, nói với thiếu niên ngồi chỗ ngoài bên cạnh: "Vị huynh đài này, phiền huynh nhường một chút."
Vừa nói thì hơn nửa số người trong lớp nhìn về phía ta.
Lúc đó ta không để ý, chỉ quẩn quanh trong cái rắc rối không có chỗ ngồi. Tiên sinh dạy học bị ta và Tô Chỉ Vận cắt ngang, ta không ngồi xuống thì ông ấy cũng không giảng bài tiếp được.
Thiếu niên --- người ngồi cùng bàn tương lai của ta --- mặc áo lụa đen giản dị nhìn không ra thân phận, có một đôi vai gầy gò và mái tóc đen dài. Hắn đưa lưng về phía ta như đang nhìn ra ngoài cửa sổ, thả hồn ra ngoài thiên nhiên.
Ta lại gọi hai tiếng nữa, hắn vẫn không nhúc nhích.
Ta không khỏi thấy thương, chẳng trách ai cũng có người ngồi cùng bàn mà mỗi hắn không có. Kỳ thị người khuyết tật đúng là không phân biệt thời đại mà.
"Trông sáng sủa thế này mà lại bị câm điếc."
Vừa nói xong, ánh mắt của một nửa số người trong lớp lại đổ dồn về phía ta.
Thiếu niên kia cũng quay đầu lại, lạnh lùng nhìn ta: "Ngươi nói gì?"
Ta có thể thấy rõ dung mạo của hắn, trong lòng dao động.
Tướng mạo của hắn thật sự rất đẹp, chỉ có đôi mắt màu hổ phách như con báo vậy, khiến người ta thoáng qua thôi đã thấy sợ không dám nhìn thẳng vào mắt hắn.
Ta nói: "Thì ra huynh nghe được à, vậy phiền huynh nhường chỗ chút, ta muốn vào trong ngồi.”
Cả lớp cũng chờ xem hắn sẽ phản ứng thế nào.
Hắn bất thình lình đứng lên, lúc này ta mới phát hiện hắn cao hơn ta cả một cái đầu. Khoảng cách giữa bộ bàn ghế chật hẹp và ta rất gần khiến ta có cảm giác bị đè ép.
Ta sợ hắn muốn đánh ta.
Nhưng hắn lại lùi ra một bước cho ta vào trong.
Ta nghe tiếng thở phào nhẹ nhõm của tiên sinh ở xa xa.
Tiếp theo là khoảng thời gian nghe giảng nhàm chán khô khan. Ta hoàn toàn không có hứng thú với sách vở văn chương, nhưng vẫn cố gắng nghe giảng. Làm người, nhất là nữ nhân, trong thời đại này không có gì chứ không được không có học.
Thiếu niên kia, người ngồi cùng bàn với ta ấy, lúc ta chưa tới thì hắn nhìn ra ngoài cửa sổ qua chỗ ngồi của ta, nhưng sau khi ta tới đã chắn mất tầm nhìn của hắn.
Rõ ràng hắn không muốn quay người qua nhìn người khác, nhưng cũng không thể cứ nhìn ta mãi, thế là hắn quyết định nằm xuống ngủ luôn.
Dẫu vậy thì tiên sinh dạy học cũng không nhắc nhở gì hắn.
Theo kinh nghiệm của ta, phách lối đến mức này, một là học giỏi quá, là kiểu người không học cũng có thể thi đứng đầu bảng, hai là học dốt đến độ không cứu vớt được nữa rồi, bị người nhà và thầy bỏ rơi luôn.
Ta đoán hắn thuộc vế sau, lý do là ta vô tình liếc qua vở của hắn, không thấy có nét chữ ngoáy nhanh như vẽ bùa tránh tà của đám học giỏi, hơn nữa hắn còn vẽ vớ vẩn vào sách nữa.
Rất lâu sau ta phải vỗ hắn - người đã bất tỉnh nhân sự dậy: "Huynh đài."
Hắn hơi động đậy, đầu gối lên cánh tay nghiêng nghiêng nhìn ta, hai mắt lim dim.
Ta nói: "Tan học rồi, ta muốn ra ngoài."
Hắn nhìn quanh lớp học một vòng, phát hiện mọi người đã đi hết.
Hắn cất lời: "Sao không gọi ta dậy sớm?"
Ta: "... Nửa tiếng trước ta gọi rồi, huynh ngủ say quá, trách ai?"
Những người khác đều có thư đồng thu dọn sách vở cho, còn hắn lại tự tay thu dọn như ta. Có điều ta là thấp hèn, còn hắn khả năng là chuyên cần.
Hắn vừa thu dọn vừa gật đầu, mặt không biểu cảm nói: "Lần sau nhớ nói to chút."
Ta: "..."
Ta đáp: "Huynh còn định ngủ tiếp à?"
Ý ta là nhắc hắn chú tâm học hành một chút. Trừ ta ra, những đứa trẻ tới đây không giàu cũng quý, đều có gia sản hoặc tước vị phải thừa kế, có chút văn hóa mới không bị thua thiệt.
Nhưng chắc thiếu niên nổi loạn này cũng chẳng nghe ta khuyên, phải dỗ dành mới được, vì vậy ta nói: "Ta thích đôi mắt của huynh. Đôi mắt đẹp đến vậy, cứ nhắm mãi thì tiếc lắm."
Vừa thốt ra khỏi miệng cái tự ta cũng thấy cái lý do này thật vớ vẩn, nào ngờ thiếu niên sững lại, cũng không tỏ ra lạnh lùng mà ngây ngẩn nhìn ta.
Mãi lâu sau hắn mới cầm tập sách sải bước nhanh chóng rời đi.
Ta cũng không biết hắn có ý gì.
Lúc này một bàn tay nhẹ nhàng đặt lên vai ta, ta quay đầu lại, là Văn Chiếu.
Lâu rồi không gặp, y vẫn anh tuấn sáng láng như ngày nào. Hai mắt ta sáng lên, tiện tay lấy trong tập đựng sách ra một cái bàn tính nhỏ.
"Đừng nói gì hết, để ta tính xem huynh nợ ta bao nhiêu tiền lãi rồi."
Văn Chiếu lảo đảo ngồi xuống trước mặt ta, có chút không biết làm sao nhìn ta: "Muội... tiện tay mang bàn tính theo à?"
Ta cúi đầu điên cuồng tính toán, không rảnh để ý đến y, hơi gật đầu: "Không được à? Bốn chín ba bốn sáu..."
"... Được."
"A Dung, dạo này muội sống tốt không? Mới vào cung đã quen chưa?"
Ta đáp: "Một bảy bảy... Tàm tạm."
"Mai ta sẽ nói với tiên sinh để ta ngồi cạnh muội, đừng ngồi với Cửu hoàng tử nữa."
"Ta thế nào cũng được, bốn tám ba mười hai... Hả? Tại sao?" Ta ngẩng đầu nhìn Văn Chiếu.
Đồng thời nghĩ thầm, thì ra người ngồi cùng bàn với ta là một hoàng tử.
Không biết hoàng tử có tiền không nhỉ? Có muốn đầu tư vào thứ nữ Hầu môn tay trắng lập nghiệp không?
Phải rồi, ta vẫn chưa từ bỏ con đường "chống lại số phận" đâu đấy.
Văn Chiếu hơi dừng lại, mím môi cúi đầu, cảm thấy có lỗi khi nói xấu sau lưng người khác: "Muội không nhận ra đôi mắt của hắn hơi khác người sao?"
Từ những lời dịu dàng của Văn Chiếu ta mới biết, Cửu hoàng tử tên là Tiêu Dịch, bằng tuổi ta, là một hoàng tử quái dị.
Sinh mẫu (mẹ đẻ) của Tiêu Dịch là Vân tần, vì khó sinh mà chết. Vào đêm hắn chào đời, kinh đô Đại Tề đón một trận gió bão hiếm gặp. Có người tiên đoán rằng đừa bé trai này không tốt lành, kết quả đúng là Tiêu Dịch sinh ra đã có một đôi mắt dị thường.
Tất nhiên, hắn bị coi là yêu quái, từ nhỏ đã bị mọi người xa lánh.
Chẳng trách lúc ta chủ động ngồi cùng bàn với hắn mọi người lại ngạc nhiên đến thế.
Ta hỏi Văn Chiếu: "Có phải tính tình hắn ương bướng ác độc kì quái không hòa đồng không?"
Văn Chiếu nói: "Phải đấy, vậy nên đã chứng minh hắn là... yêu quái."
Ta cười lạnh nói: "Nếu ta bị coi thường trong một thời gian dài, bị thờ ơ, vứt bỏ, phỉ nhổ, tính tình ương bướng ác độc không hòa đồng còn là may, không biết chừng còn thích tiện tay giết người ấy chứ."
Y thở dài một hơi, hết cách nói: "Ai ai cũng vậy, không phải muội hay ta có thể thay đổi được, người ngoài nghĩ thế nào ta không can thiệp vào được. Tóm lại muội không được ngồi với hắn nữa, ta sợ muội bị bắt nạt."
Lời nói của y đúng là vừa vô tình vừa làm ta cảm động.
Ta nhìn thẳng vào mắt y: "Văn ca ca, tại sao huynh không quan tâm người ngoài mà lại quan tâm đến ta thế, ta là gì của huynh?"
Văn Chiếu đỏ mặt quay đi.
Ta ở sau lưng y cười to, đến chuyện tiền nong cũng quên sạch. Trêu chọc người hiền lành đúng là khoái vô cùng.
Nhưng dưới đáy tiếng cười che giấu bao nhiêu tâm tư thì chỉ mình ta biết.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.