Thập Niên 60: Quân Tẩu Dựa Vào Nuôi Con Đi Lên Đỉnh Cao Nhân Sinh

Chương 199:




Lý Thanh Vận cũng coi như được xếp hạng cao trong khu người nhà, Phạm Tiểu Đan có thể có quan hệ tốt với cô, sau này Trần Kiến Bằng ra ngoài làm nhiệm vụ, sẽ không cần lo lắng cho cô ấy quá nhiều.

Cố Đình Chu ngược lại thuần túy hoàn toàn dựa vào sự yêu thích của vợ mình, vợ mình vui là được.

Sau khi bữa ăn chuẩn bị xong, thời gian cũng đã sáu giờ, những vị khách mà Trần Kiến Bằng mời lục tục đến đông đủ.

Thấy Lý Thanh Vận giúp đỡ Phạm Tiểu Đan bưng thức ăn, vợ của những đồng đội khác cũng vội vàng ra tay giúp đỡ.

Bọn họ biết rằng Trần Kiến Bằng đã cưới một cô vợ trẻ kém anh ta mười tuổi, liền có chút kiêu, cảm thấy bản thân lớn tuổi hơn Phạm Tiểu Đan, cho nên làm bộ làm tịch, đến đây trễ hơn chút.

Bây giờ nhìn thấy Lý Thanh Vận đã đến đây giúp đỡ từ sớm, lại có chút hối hận, sớm biết như vậy đã đến sớm hơn chút, có thể tạo dựng quan hệ với Lý Thanh Vận.

Hai vợ chồng bọn họ đều không phải nhân vật nhỏ, Cố Đình Chu cũng có chỗ đứng trước mặt đại thủ trưởng, tương lai chắc chắn anh sẽ càng ngày càng leo cao hơn nữa.

Vợ của anh, cô giáo Lý cũng là một người lợi hại, mỗi một người trong khu nhà lớn, chỉ cần là nhà có con nhỏ, ai không phải kính trọng gọi cô một tiếng: cô giáo Lý.

Còn chưa kể, Lý Thanh Vận thật sự có vài phần thiên phí trong việc giáo dục trẻ nhỏ.

Không hê dùng gậy gộc đánh đập, không có thủ đoạn nổi trận lôi đình, chỉ cần dùng mấy câu khuyên nhủ nhỏ mẹ, là có thể khiến cho bọn nhỏ đầy ác cảm nhà bọn họ, ngoan ngoãn nghe lời.

Cô chẳng những dạy kiến thức cho bọn nhỏ, còn có thường thức sinh hoạt, lễ nghi phép tắc cơ bản.

Rất giỏi trong việc phát hiện ưu điểm của bọn nhỏ, biết cách động viên bọn nhỏ.

Sau khi các em bé nghịch ngợm ở khu nhà lớn được đưa vào lớp Dục Hồng, mắt thường có thể thấy chúng nó trở nên dịu ngoan đáng yêu hơn rất nhiều.

Lời nói của người trong nhà cũng không chịu nghe, lời nói của cô giáo Lý lại xem là thánh chỉ, tất cả bài tập được giao về nhà đều được hoàn thành đúng giờ.

Thế cho nên trong khu nhà lớn, mọi người đều nhất trí tôn trọng Lý Thanh Vận.

Lại nói nữa, chức cấp của người đàn ông của mấy cô vợ này vốn dĩ đã kém hơn Cố Đình Chu một bậc, tự nhiên không dám làm bộ làm tịch trước mặt Lý Thanh Vận.

Bữa cơm này chia bàn nam nữ riêng biệt, những người phụ nữ không muốn nghe mấy lời xằng bậy của đàn ông, bọn họ có vòng tròn buôn chuyện của riêng mình.

Bởi vì Lý Thanh Vận quan tâm đến Phạm Tiểu Đan, cho nên bọn họ tự nhiên cũng không làm bộ làm tịch, mà bày ra bộ dạng như chị em nhà mình, nói bốc nói phét.

Cho dù cảm thấy tiếng phổ thông ồ ồ mang theo giọng địa phương của Phạm Tiểu Đan rất buồn cười, nhưng vẫn cố hết sức nhịn xuống.

Lý Thanh Vận nói rất ít, chỉ yên lặng lắng nghe bọn họ bàn tán về các lời đồn đại trong quân khu.

Bọn họ còn không e dè nói về người phụ nữ trước đây của Trần Kiến Bằng, Khâu Thục Hà.

"Nghe nói đã có kết quả thẩm tra của nhà họ Khâu rồi, đã quyết định đưa về nông thôn, hôm nay hồng vệ sinh đều đã đập phá dọn trống nhà bọn họ rồi."

"Còn những người khác ở nhà họ Khâu thì sao?”

"Ngoại trừ Khâu Thục Hà, cô con gái đã gả chồng ra, những người khác không một ai có thể chạy thoát."

"Thật sự là phong thủy thay phiên luân chuyển, trước đây khi Khâu Thục Hà còn trên đỉnh vinh quang, cô ta bỏ đá xuống giếng ít lần à? Hiện tại đến lượt nhà cô ta gặp tai dương, không biết trong lòng cô ta có cảm tưởng như thế nào."

“Đúng vậy, kiêu căng ngạo mạn, khoe khoang cái gì chứ, không phải hiện tại cũng bị lôi xuống ngựa sao, hoang mang rối loạn vội vàng gả cho một công nhân viên chức trong nhà máy quốc doanh, nghe nói là một người góa vợ, đối phương còn có một đứa con trai phải nuôi."

"Nói mới nhớ, cô ta đã ở bên Kiến Bằng ngần ấy năm, Kiến Bằng đối xử với cô ta thật tốt, ôm đồm hết việc trong nhà ngoài ngõ, mỗi ngày tan tầm trở về còn phải dọn dẹp trong nhà, quét tước vệ sinh, nấu cơm giặt giũ. Ngay cả khi cô ta không muốn sinh con, cũng nghe theo cô ta, hiện tại rơi vào hoàn cảnh phải nuôi con trai của người khác, thật là báo ứng!"

Những người phụ nữ này một câu tôi một câu chị nói về chuyện của Khâu Thục Hà.

Đây không biết là vô tình hay cố ý, liền nói nhắc đến tình trạng hôn nhân trước đây của Trần Kiến Bằng và Khâu Thục Hà. Sau khi nói xong, mới làm bộ như đột nhiên phát hiện bản thân nói sai lời rồi.

Che miệng nói: "Tiểu Đan à, em xem chị dâu này, sao lại nói với em những lời này chứ."

Rõ ràng cô ta cố ý làm vậy, muốn để Phạm Tiểu Đan nhận rõ địa vị của chính mình, từ đó trong lòng sinh ra buồn khổ.

Lý Thanh Vận dựa gần vào Phạm Tiểu Đan, sợ cô ấy khó chịu, vỗ vỗ bàn tay ở dưới bàn của cô ấy an ủi cô ấy.

Cho dù Phạm Tiểu Đan có ngốc nghếch thế nào đi chăng nữa, cũng nhận thấy những người này đang nhắm vào cô ấy, trên mặt vẫn treo nụ cười thỏa đáng, nắm lấy tay cô, ý bảo cô yên tâm.

Người nọ thấy không gây ra gì thú vị, ngay cả phản ứng dư thừa Phạm Tiểu Đan cũng không có, cũng không cần phải nhiều lời nữa.

Bữa tiệc kết thúc, tiễn khách khứa đi xong, Phạm Tiểu Đan kéo Lý Thanh Vận ở lại giúp mình quét tước vệ sinh, đưa cho cô một bình dầu ớt cay mình tự làm.

Mối quan hệ của hai người càng ngày càng chặt chữ cũng coi như bởi vì bình sa tế này.

Kể từ đó, người nhà hai gia đình kết mối duyên kéo dài đến vài thập niên, là người thân cũng là bạn bè.

Cuối năm 1998.

Người lãnh đạo chỉ thị: "Thanh niên trí thức về nông thôn, tiếp nhận giáo dục lại cho những nông dân tầng lớp hạ trung lưu, rất cần thiết."

Kết quả là, trong lúc nhất thời làn sóng thanh niên trí thức từ các nơi lên núi xuống làng tăng vọt.

Ngay cả con cái của rất nhiều cán bộ cao cấp trong khu nhà lớn, cũng không tránh khỏi việc phải xuống nông thôn tiếp nhận tái giáo dục.

Có người vui mừng có người sâu muộn.

Những người trẻ tuổi kia ôm một tấm lòng nhiệt huyết, lao tới vùng đất rộng lớn thuộc về tổ quốc. Chỉ sau khi tiếp nhận đòn giáng nặng nề từ xã hội và hiện thực, bọn họ mới biết chính mình ngây thơ biết bao nhiêu.

Ở nơi đất khách quê người, mỗi ngày vừa mở mắt đã chình thấy việc đồng áng làm mãi không xong, công điểm kiếm mãi không hết, lương thực không đủ ăn.

Còn có ngôi nhà không thể quay về.

Nhà họ Cố vốn dĩ xuất thân chân đất, mấy đứa con cái lại còn nhỏ, cho nên ngược lại không cân lo lắng vì việc này.

Chỉ cần đóng cửa tiếp tục sống cuộc sống của chính mình.

Bởi vì có mẹ Cố ở đây, rất nhiều việc không thể làm quá rõ ràng, mọi thứ về ăn dùng đều được giản lược, sống giống như bao người khác.

Người một nhà sống rất đơn giản mộc mạc.

Nhưng mấy đứa con lại cực kỳ đáng yêu và ngoan ngoãn, hai người anh võ cùng yêu thương em gái, cũng chăm sóc em gái rất chu đáo.

Tuy rằng không giàu có về mặt vật chất, nhưng mỗi ngày đều rất vui Sướng.

Lý Thanh Vận cuối cùng cũng hiểu, tại sao niềm hạnh phúc của con người ở thời đại này lại mãnh liệt hơn.

Không có quá nhiều áp lực về kinh tế và cuộc sống, ăn mặc ở và đồ dùng của mọi người đều không khác nhau là bao, không có so sánh thì không có đau thương.

Cũng rất dễ dàng thỏa mãn.

Vì đang mang thai Tam Tam và sắp sinh con cho nên mừng năm mới năm ngoái không thể về quê.

Tam Tam sinh ra vào ngày Tết Nguyên Tiêu, Tết Nguyên Tiêu năm nay cô bé sẽ tròn một tuổi.

Còn chưa được gặp những người thân ở quê, cho nên năm nay bất kể như thế nào, bọn họ cũng phải trở về quê hương một chuyến.

Hơn nữa mẹ Cố cũng rất nhớ cha Cố.

Cố Đình Chu đã cố ý tích cóp những ngày nghỉ của mình để lần về nhà này có thể ở thêm vài ngày, trừ thời gian đi đường ra, một chuyến này của bọn họ có thể ở nhà nghỉ ngơi nửa tháng.

Cửa ải cuối năm buông xuống, trong ga tàu hỏa chật kín người, đủ loại người muôn hình muôn qua lại.

Tam Tam bị mẹ Cố bó trong lòng ng.ực, trên lực bà ấy còn đeo một túi hành lý.

Lý Thanh Vận cũng giống vậy, đeo trên lưng, cầm trên tay kéo đi, một tay còn nắm thật chặt tay Nhị Bảo.

Còn mấy tháng nữa Nhị Bảo mới ba tuổi, đang trong độ tuổi ngây thơ hiếu kỳ, không có ý thức về sự an toàn, sợ chỉ hơi không chú ý cậu bé sẽ đi lạc. Học theo các mẹo phòng chống đi lạc của đời sau, Lý Thanh Vận đã làm một cái dây đeo bằng dây thừng thô, một đầu tròng lên tay của mình, một đầu trong lên tay của Nhị Bảo, phòng ngừa cậu bé chạy mất.

Dây thừng rất to, cho dù dùng con dao cũng phải cắt vài nhát mới có thể cắt đứt, rất thiết thực.

Đại Bảo bảy tuổi đã là một người lớn nhỏ, thằng bé biết nắm chặt lấy cha, còn hiểu chuyên xin cha mẹ cho chính mình đeo một cái túi nhỏ.

Về phần người chủ lực vác hành lý, phải kể tới Cố Đình Chu cao lớn khoảng 1 mét tám, trên lưng anh đeo một cái túi thật to, trước ngực cũng đeo một cái, cái tay còn lại cũng không rảnh rỗi gì.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.