Thập Niên 70: An Bảo Đoàn Sủng

Chương 41: Chương 41




“Đã lớn rồi mà còn hấp tấp bộp chộp.” Trần Căn Sinh không nhịn được phàn nàn với Trần Hữu Lực, lại nhìn sắc trời bên ngoài nói: “Mặt trời đã sắp lặn rồi, không biết mẹ con ôm An Bảo đi đến sau núi để làm gì? Đúng rồi, thằng bé Tu Ngạn đâu? Đi theo mẹ con ra ngoài hay là về nhà?”
Ninh gia cách Trần gia không xa, chỉ một cái ngõ nhỏ, nên đôi khi Ninh Tu Ngạn sẽ tự mình về nhà.
“Con thấy thằng bé cũng lên núi cùng với mẹ và An Bảo.” Trần Hữu Lực nói “Vừa rồi em ba chính là ra ngoài tìm mẹ và An Bảo bọn họ, không biết sao lại sốt ruột quay về? Còn mang theo sọt cùng lưỡi liềm, chẳng lẽ lúc này lại đi cắt cỏ?”
“Chắc cũng không có việc gì, nếu không thằng ba đã sớm la lên.”
Trần Căn Sinh nhìn con dâu đã bắt đầu chuẩn bị làm cơm tối, nói: “Một chút chúng ta khiêng bàn ra sân ngồi ăn cơm, như vậy sẽ sáng sủa hơn một chút.”
Hiện tại thời tiết nóng nực, khi ăn cơm sẽ ra mồ hôi, còn không bằng ra ngoài ăn vừa có gió thổi mát vừa tiết kiệm được một ít dầu hỏa.
Hai người đều bận rộn việc của mình, không ai quan tâm đến việc Trần Hữu Phúc quay về rồi lại ra ngoài.
Bên này, Trần Hữu Phúc chạy nhanh lên núi, khi đi còn cố ý tránh những người đang đi trên đường.
Thời điểm anh đến thì Miêu Vân Anh gần như đã mất hết kiên nhẫn: “Nhanh bỏ mấy con gà rừng và thỏ hoang này vào sọt rồi dùng cỏ phủ lên trên, nhất định không thể để người khác nhìn ra, nếu có người hỏi thì con cứ nói là dẫn theo mấy đứa nhỏ đi cắt cỏ.”
“Mẹ cứ yên tâm.” Bản thân Trần Hữu Phúc cũng có thể hiểu được điều này, anh nhìn con gái rồi nở nụ cười.
Mấy con gà rừng và thỏ hoang này không biết có thể hôn mê bao lâu, Miêu Vân Anh ôm An Bảo rồi nắm tay Ninh Tu Ngạn, quay đầu lại ý bảo anh nhanh tay lên.
Trần Hữu Phúc tay chân lanh lẹ, rất nhanh liền ngụy trang xong chiếc sọt; bên trên là một lớp cỏ dày, chỉ cần không cố ý lật lên thì sẽ không phát hiện bên dưới đang cất giấu thứ gì.
Sau khi đã sắp xếp xong hết, Miêu Vân Anh liền thể hiện nét mặt bình tĩnh ôm An Bảo xuống núi, còn nói chuyện cười đùa với cô.
An Bảo thầm nghĩ: Bà nội cô cũng rất biết ngụy trang, trông nét mặt rất bình tĩnh; còn cha cô trên gương mặt vẫn còn nét run rẩy, e là phải cố gắng ép lại sự hưng phấn trong lòng.

Trần Hữu Phúc sao có thể không kích động, đến bây giờ anh mới nhớ ra mình quên hỏi mẹ chuyện này là như thế nào, ở đâu mà lại có nhiều gà rừng và thỏ hoang đến vậy.
“Thím Trần đi cắt cỏ sao?” Giọng nói còn mang theo vài phần vui sướng.
Miêu Vân Anh ôm An Bảo quay đầu nhìn lại, cũng thật trùng hợp, người vừa hỏi bà là người con trai thứ hai nhà lão Hứa ở ngõ nhỏ cách vách; trên tay hắn còn xách theo một con thỏ hoang đã gục đầu, trên lông thỏ vẫn còn vương chút máu màu đỏ sậm.
“Là Nhị Thắng sao, cháu đây là bắt được thỏ hoang nhỉ, con thỏ này chắc cũng phải hơn ba cân đấy.”
Hứa Nhị Thắng là người đàn ông khoảng ba mươi tuổi, nước da ngăm đen, gương mặt tươi cười nhìn chú thỏ: “Thím nói không sai, con thỏ này cũng phải ba cân, như vậy mấy người già cùng trẻ nhỏ trong nhà cũng có thể húp được chút nước canh.”
Miêu Vân Anh thầm nghĩ, thỏ hoang nặng ba cân bà cũng có hơn nữa còn có đến vài con, nhưng bà không thể lấy ra khoe khoang được. Nhà bà không giống với Hứa Nhị Thắng - là người nổi tiếng có tài bắt thỏ trong thôn.
Tuy rằng hiện giờ chính phủ quản lý nghiêm ngặt nhưng cũng không quá cứng nhắc, đặc biệt là địa phương nhỏ như thôn Thanh Dương.
Những gia đình trong thôn đã ở đây nhiều đời, nếu những đồ vật mà mọi người tìm thấy trong núi đều thuộc sơ hữu của chính phủ, người dân không thể sử dụng thì chẳng phải đến cành cây ngọn cỏ cũng không thể động vào?
Vì vậy, chỉ cần không phải động vật lớn như lợn rừng khi bắt được phải nộp cho đại đội rồi phân chia cho mọi người, thì những con mồi nhỏ có thể giữ lại.
Thế nhưng, núi Thanh Dương nguy hiểm trùng trùng, không ai chỉ vì muốn ăn thịt mà bỏ mạng. Bên ngoài dù có gà rừng và thỏ hoang, nhưng không phải ai cũng có được tay nghề như Hứa Nhị Thắng mà dễ dàng bắt được.
Dù Hứa Nhị Thắng có thể bắt được thỏ, nhưng nếu ngẫu nhiên lại gặp thêm con gà rừng thì cũng khó mà bắt được, vì hắn cũng không phải thợ săn. Huống hồ, hắn còn phải làm việc nhà nông, một ngày làm việc vất vả vừa đói lại vừa khát làm gì có thời gian nhàn rỗi lên núi bắt thỏ, chỉ có thời điểm nông nhàn mới vào núi thử vận may.
Hơn nữa, Hứa Nhị Thắng cũng lo lắng có người ghen tỵ, vì thế hắn liền nghĩ ra một biện pháp. Hắn sẽ quang minh chính đại đi qua con đường của đại đội sản xuất, nếu có ai muốn ăn thịt nhưng lại không nỡ bỏ phiếu thịt ra mua thịt heo thì có thể lấy chút lương thực đến đổi. Như vậy, thôn dân vừa có thể có thịt ăn lại vừa có thể tiết kiệm được tiền, những nhà có điều kiện thường cùng hắn trao đổi thịt đều rất cảm kích hắn.
Từ khi Trần Hữu Phúc không ra bờ sông bắt cá, Miêu Vân Anh cũng từng đến nhà hắn đổi thịt thỏ hai lần nên quan hệ giữa hai nhà cũng khá tốt.
Lúc này, Miêu Vân Anh lại càng vui mừng hơn, vì nếu Hứa Nhị Thắng xách theo con thỏ thì sẽ không ai chú ý đến trong sọt của Trần Hữu Phúc đang đựng thứ gì. Vì so với con thỏ trên tay Hứa Nhị Thắng thì những thứ trong sọt của Trần Hữu Phúc mới thật sự khiến người khác ghen tỵ đỏ mắt.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.