Thập Niên 70: Đôi Vợ Chồng Nhỏ

Chương 97:




Lời nói trêu đùa của cô khiến bà nội phải mắng yêu một câu, người ta tốt bụng tặng đồ cho, con còn xuyên tạc ý tốt của người ta.
Bị mẹ mắng một câu, cô vội vàng nịnh nọt.
Tề Ngọc Trân cũng không nhịn được cười.
Bà nội lên tiếng:
“Bóc tỏi xong nhớ rửa tay bằng xà phòng cho sạch sẽ, kẻo trong găng tay ám mùi tỏi.”
Trước khi ăn cơm, nhà bọn họ đều phải rửa tay, nghe bà nội dặn dò, mọi người đều đồng thanh đáp lại.
Ăn xong bữa trưa ngập tràn các món tỏi, cả nhà ngồi quây quần trong phòng khách trò chuyện, cuối cùng cũng đi vào chủ đề đại hội.
Tề Ngọc Trân là phận con cháu, không tiện chen ngang, im lặng ngồi bên cạnh chồng, lắng nghe người lớn nói chuyện về cải cách mở cửa.
Có lẽ là sợ con cháu buồn chán, nói chuyện được khoảng hơn nửa tiếng, Tống Tâm Hỉ bèn khai đao từ con cái nhà mình trước, hỏi bọn trẻ có suy nghĩ gì.
Bọn họ nào có suy nghĩ gì, bọn họ đều nói giai đoạn này chỉ mong sau này thi đại học đừng trượt là được.
Trừ Lan Hinh và Tầm Kỳ ra, mấy đứa em họ còn lại, đứa lớn nhất cũng mới chỉ học cấp ba.
Bảo bọn họ nghĩ đến những chuyện khác ngoài thi đại học quả thật là hơi thiếu thực tế.
Cô hỏi han từng đứa một, cuối cùng hỏi đến con cái nhà anh cả.
Tống Tầm Chu không nói gì, Tống Lan Hinh bày tỏ một chút suy nghĩ của mình về việc mở cửa.
Cô ấy học chuyên ngành văn học, mà đã học văn học thì không thể không nhắc đến văn học nước ngoài.
Mặc dù cô ấy không được ra nước ngoài như ba mẹ, nhưng đối với thế giới bên ngoài, cô ấy vẫn có những suy nghĩ của riêng mình.
Cuối cùng cô ấy cũng nói rõ những suy nghĩ đó là do tác phẩm văn học mang lại cho cô ấy, cô ấy biết thực tế chưa chắc đã như vậy, nhưng việc mở cửa là rất cần thiết.
Đến lượt Tề Ngọc Trân, Tề Ngọc Trân chưa từng ra nước ngoài, cũng không học văn học, cô không thể đưa ra bất kỳ suy nghĩ nào về việc mở cửa, chủ đề được cô tập trung nói đến là việc cải cách nông thôn, cô không nói đến các biện pháp cải cách, mà chỉ nói đến những tai hại của việc thực hiện tập thể hóa ở giai đoạn hiện tại.
Chính bởi vì ba cô là đội trưởng đội sản xuất, cô mới có thể nhìn thấy những tai hại của việc tập thể hóa.
Tống Tầm Chu đã từng sống ở đội sản xuất Phong Đăng năm năm, lúc vợ đang nói, anh sẽ bổ sung thêm một vài câu.
Những người chưa từng xuống nông thôn thì sẽ không thể nào hiểu được hiện tại việc tập thể hóa có bao nhiêu vấn đề, anh nói rõ ràng:
“Nếu không có ba mẹ gửi tiền phụ cấp anh, chỉ dựa vào bản thân thì có thể chết đói, đi đào rau dại cũng chưa chắc đã tranh giành lại người khác.”
Tề Ngọc Trân:
“Bây giờ trên cả nước vẫn còn rất nhiều người phải chịu cảnh đói khổ, nếu tiếp tục thực hiện theo chính sách cũ, thì việc muốn được ăn no mặc ấm là điều rất xa vời, cải cách nông thôn là việc bắt buộc phải làm.”
Ông bà nội đều đồng tình với lời Ngọc Trân nói, vấn đề ăn no mặc ấm là vấn đề lớn, hiện tại bọn họ có tiền cũng không mua được đủ lương thực.
Mười năm đại nạn không vét sạch tài sản của ông bà nội, con cái trong lĩnh vực của họ cũng được coi là nhân tài, bậc lương cao, tiền lương kiếm được cao hơn 99% người dân cả nước, vậy mà bọn họ còn không được ăn ngon mặc đẹp, huống chi là người dân lao động bình thường.
Cho tới bốn giờ chiều, mọi người ai về nhà nấy.
Lúc đó bên ngoài còn có tuyết rơi. Qua mấy tiếng, mặt đất và nóc nhà đã có một tầng tuyết đọng.
Hai vợ chồng không bung dù trên đường về nhà. Tống Tầm Chu một tay xách rổ, một tay đỡ Ngọc Trân để cô không bị trượt chân ngã xuống đường. Trên đường ddi, hai vợ chồng không nói một câu, về đến nhà thì lập tức vào phòng ngồi cạnh bếp lò sưởi ấm.
Đến mùa đông, Tề Ngọc Trân mới biết đốt lò than không phải dễ, với lại lúc ra ngoài vẫn phải để lò cháy, không nên dập tắt.
Nếu dập tắt thì kết quả là về đến nhà sẽ lạnh gần chết, nhiệt độ trong nhà và bên ngoài không có gì khác nhau.
Không thể nào che kín căn phòng đến mức không còn kẽ hở được, vì vậy nên phải đốt lò.
Tề Ngọc Trân:
“Chiều nay trò chuyện thật là thoải mái, em rất muốn nhanh đến tết ông công ông táo, cả nhà mình cùng gặp nhau rồi cười nói vui vẻ như vậy."
Ý kiến của ông bà, chú bác về chuyện cải cách nông thôn có thể vô cùng hợp lý và thấu đáo, nhưng mọi người cũng không phản bác cô, còn chân thành nghe cô nói chuyện rồi biểu đạt quan điểm của mình.
Góc nhìn của mọi người đều xuất phát từ những lý lẽ của cô, đứng trên lập trường của cô mà giảng giải, khiến cô cảm thấy rất dễ chịu.
Cô và chồng mình có những người thân thật tuyệt.
Tống Tầm Chu thì lại suy nghĩ khác, anh không quá thích cảnh tượng cả nhà tụ tập náo nhiệt.
Tuổi anh cách xa cô chú, ngành nghề theo học cũng khác nhau nên không có câu chuyện chung để nói.
Không nói chuyện được với người lớn, còn những người cùng thế hệ cũng không tốt hơn được bao nhiêu.
Đến cả em trai ruột, em gái ruột của mình mà anh cũng không nói chuyện nhiều, vậy thì càng không cần nhắc tới các anh em họ.
Anh hoàn toàn không thân thiết gì với họ
Anh cũng không muốn chủ động tìm chủ đề để nói chuyện phiếm. Đa phần anh chỉ mở miệng để tiếp lời Ngọc Trân hoặc trả lời câu hỏi của mọi người.
Ngọc Trân đã giúp anh thay đổi, nhưng cũng không thể thay đổi anh hoàn toàn.
Khi rời khỏi ngôi nhà nhỏ của hai người, anh vẫn chính là anh.
Không thể nói là hoàn toàn giống nhau. Khi ở bên cạnh Ngọc Trân, cuối cùng trên người anh cũng có một sự ấm áp chân thực, không cẩn phải giả vờ.
Nhìn vẻ mặt Ngọc Trân, anh không thể nói những lời làm cô mất hứng:
“Tết sẽ đến rất nhanh thôi, đến lúc đó em có thể ăn kẹo mạch nha, cùng mọi người làm bánh trôi và sủi cảo."
Cô cố ý nhắc đến tết là vì muốn ăn sủi cảo và bánh trôi, cô muốn ăn cả hai, ông bà nội cũng đồng ý.
Với độ tuổi của cô thì hoàn toàn có thể tự quyết định được, anh và các chị dâu cũng sẽ không phản đối, chủ yếu là vì có ông bà và ba mẹ ở đây, cô đã quen để họ quyết định..
Tề Ngọc Trân càng thêm chờ mong:
“Còn có thể cắt giấy cắt hoa, dán câu đối xuân nữa. Câu đối xuân phải do ông nội tự mình viết, em muốn xem mọi người viết câu đối xuân."
Ông nội viết chữ nhất định sẽ rất đẹp.
Tống Tầm Chu phụ họa:
“Anh đã nghiên cứu một vài kiểu cắt giấy hoa rồi, nhà thuê thì không dán được, nhưng nhà ba mẹ thì thoải mái."
Sau khi Tề Ngọc Trân thấy ấm hơn, cô bắt đầu nói đến chuyện khăn quàng cổ với chồng:
“Lan Hinh đoán ra chiếc khăn anh mang hôm nay là do em đan, con bé có khen em vài câu. Nếu biết trước thì em đã mang chiếc khăn anh làm cho em, anh đan khăn khéo hơn em nhiều, còn có hình bông hoa nữa, con bé mà thấy chắc còn khen nhiều hơn nữa."
"Không cần nó khen anh, nó biết em đan khăn quàng cổ cho anh là được rồi."
Tề Ngọc Trân mơ hồ nhận ra chồng mình cố ý mang khăn quàng cổ do cô làm để đi họp mặt gia đình tụ hội. Nếu anh đã có ý muốn khoe, vậy thì cô sẽ cố ý đề cập đến chuyện khăn quàng, cho anh biết em gái anh có phát hiện chi tiết khăn quàng cổ.
Nghe ra sự tự hào trong giọng nói của anh, cô biết mình đã không đoán sai.
Đúng là anh muốn khoe khoang.
"Tầm Chu mau đến đây viết câu đối." Ông nội gọi cháu trai lớn tới.
Ngọc Trân vẫn đang đứng xem ông nội viết câu đối xuân. Ngoại trừ lúc nấu cơm, Tống Tầm Chu cả ngày đi theo tất nhiên cũng đang đứng cách ông nội không xa.
Nghe ông nội gọi tên mình, anh rất tự nhiên tiếp nhận bút lông, bắt đầu viết câu đối xuân.
Mọi người không cầu mong danh lợi khi viết câu đối xuân, vì họ đã có rồi. Vậy thì nội dung nên liên quan đến bình an khỏe mạnh.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.