[Thập Niên 70] Tiểu Thợ May Xinh Đẹp

Chương 132:




Sau đó cho ông nằm xuống và nghỉ ngơi, Nguyễn Khê, Châu Tuyết Vân và Nguyễn Khiết, Lăng Hào đi ra sân.
Nguyễn Khê hỏi Châu Tuyết Vân: “Nếu nghiêm trọng thì làm sao ạ?”
Châu Tuyết Vân nói: “Nghiêm trọng nhất là tổn thương đến nội tạng.”
Vế sau bà ấy không nói, đã ảnh hướng đến nội tạng lại không có điều kiện chữa trị, tự nhiên chỉ có một kết quả.
Nhưng bà ấy nhanh chóng nói thêm: “Nhưng chắc ông ấy không có gì nghiêm trọng đâu cháu.”
Dầu gì ông ấy chỉ trượt ngã, có khả năng gây gãy xương sườn, nhưng có lẽ không tổn thương nội tạng. Vả lại nhìn vào trạng thái của ông ấy vừa rồi cũng không tệ đến mức đó.
Nguyễn Khê hít nhẹ một hơi: “Vậy chỉ có thể chú ý nghỉ ngơi, để xương tự lành.”
Đối với người dân miền núi mà nói, việc lên thành phố lớn khám bệnh gần như không thể. Mà rời núi đến trấn vùng này hoặc tỉnh khám bệnh cũng chẳng có ý nghĩa gì mấy, điều kiện y tế ở thị trấn và tỉnh đều kém quá, chữa không được.
Châu Tuyết Vân gật đầu nói: “Rảnh thì chườm khăn nóng. Ăn uống phải thanh đạm, dễ tiêu hóa. Ông ấy đã lớn tuổi, xương cốt sẽ rất lâu mới lành.”
Nguyễn Khê gật đầu rồi vội vàng lấy tiền trên người, định trả tiền thuốc cho bà ấy.
Châu Tuyết Vân tự nhiên không thu tiền, lúc đi hỏi Lăng Hào: “Hào Hào, còn muốn về không?”
Lăng Hào đưa thẳng hộp thuốc cho Châu Tuyết Vân và nói: “Con sẽ ở lại đây một lát.”
Châu Tuyết Vân biết rằng cậu sẽ ở lại nên một mình mang hộp thuốc trở về.
Ông lão thợ may nằm nghỉ ngơi trong phòng, Nguyễn Khê, Nguyễn Khiết và Lăng Hào sợ làm phiền ông nên ngồi ngoài sân phơi nắng.
Nguyễn Khê đang nằm trên chiếc ghế xích đu như một bà già, Nguyễn Khiết và Lăng Hào đang ngồi trên chiếc ghế dài bên cạnh, và trước mặt ba người là một chiếc ghế đẩu cao hơn một chút, trên đặt chiếc đĩa sứ trắng đựng hạt dưa và đậu phộng.
Cả buổi sáng mồng một Tết, ba người cùng nhau phơi nắng, cắn hạt dưa, ăn đậu phộng và nói chuyện phiếm.
Cách một lúc, Nguyễn Khê sẽ đứng dậy khỏi ghế xích đu và đi vào nhà để xem Ông lão thợ may đã ngủ chưa. Nếu ông chưa ngủ thì hỏi ông ấy có cần gì không, uống chút nước hay thứ gì đó.
Ông lão thợ may bảo muốn đi vệ sinh, Nguyễn Khê và Lăng Hào đã cẩn thận đỡ ông đứng dậy đi ra ngoài.
Do vết thương nằm ở phần xương trên nên chân không bị ảnh hưởng. Ông lão thợ may xuống giường, cẩn thận không chấn động đến nửa thân trên, nhìn cơn đau trong lồng n.g.ự.c vẫn có thể đi toilet.
Đi vệ sinh xong xuôi lại nằm lên giường, đau nhói đến mức rên âm ỉ vài tiếng.
Sau khi nghỉ ngơi hồi phục tinh thần được một chút, ông khàn giọng nói: “Coi bộ năm nay không suôn sẻ.”
Mới ngày đầu tiên của năm mới mà ông đã ngã đập đầu bị thương đến xương cốt, cảm giác chẳng phải là điềm lành, còn chưa bắt đầu trải nghiệm không khí mới của năm mới đã nằm liệt giường.
Nguyễn Khê không mê tín nhưng cũng không thích nghe điều này, chỉ nói: “Thầy à, thời buổi này không còn mê tín nữa đâu.”
Ông lão thợ may ậm ừ: “Thầy đã nằm đây rồi, ai bắt thầy phê bình chứ?”
Nguyễn Khê nghe ông nói vậy, nghĩ rằng vết thương của ông chắc không nghiêm trọng.
Nhưng cô không rời tiệm may mà ở lại chăm sóc ông lão thợ may cả ngày, cho đến buổi tối trước khi đi ngủ, cô nhờ Lăng Hào tắm rửa cho ông, sau đó mới khóa cửa nhà ông lại và trở về nhà.
Cô và Lăng Hào ở trong tiệm may cả ngày nhưng không để Nguyễn Khiết ở lại.
Để trấn an Lưu Hạnh Hoa, Nguyễn Khê đã bảo Nguyễn Khiết về nhà vào buổi trưa.
Đêm mồng một Tết không có trăng, bước ra khỏi nhà ông lão thợ may ngoài trời tối đến mức không thấy rõ bàn tay.
Nguyễn Khê khóa cửa sân, xoay người lại, chớp mắt nhận ra không nhìn thấy gì nên duỗi chân chậm rãi đi về phía trước.
Lăng Hào thấy dàng vẻ cô, mỉm cười đưa tay về phía cô: “Tôi dắt chị đi.”
Nguyễn Khê không thể nhìn rõ mặt của cậu ấy, trong bóng tối chớp chớp mắt hỏi: “Cậu nhìn rõ không?”
Lăng Hào gật đầu nói: “Một chút.”
Lúc đến không mang theo đèn pin nên Nguyễn Khê đành đặt tay lên tay Lăng Hào.
Rồi hai đứa tay trong tay băng qua đường núi, in hệt lần trước đi công xã vậy.
Lăng Hào dẫn Nguyễn Khê về phía trước, liên tục báo cáo tình hình đường xá dưới chân cô.
Nguyễn Khê không nhịn được cười, cảm giác cậu ấy giống như một hoa tiêu.
Chỉ là cậu dẫn đường giỏi thật nghe, suốt dọc đường không để cô vấp ngã dù một lần.
Rồi khi hai người đi được nửa đường thì thấy ánh sáng của chiếc đèn pin đang quét về phía mình.
Nguyễn Khê và Lăng Hào bị ánh sáng chiếu vào và nheo mắt theo phản xạ, đến khi ánh sáng dời xuống mới nhận ra đó là Nguyễn Trường Sinh.
DTV
Nguyễn Trường Sinh cầm đèn pin đến gần, lướt mắt đã thấy hai đứa trẻ đang tay trong tay.
Anh vô thức hắng giọng, bỗng chốc thấy mình không giỏi bằng tên mọt sách nhỏ này.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.