[Thập Niên 70] Tiểu Thợ May Xinh Đẹp

Chương 134:




Ông thợ may từ từ nhắm mắt lại không nhìn cô, bỗng nhiên ông ấy lấy ra một cái chìa khoá từ dưới gối, đưa đến trước mặt cô nói: “Đây là chìa khóa tủ trong nhà, toàn bộ thức ăn nước uống ở bên trong các con cứ tùy ý ăn, tùy ý lấy đi.”
Nguyễn Khê không khách sáo đưa tay nhận lấy: “Thầy muốn ăn gì thì cứ nói với con ạ.”
Cô biết là ông thợ may đang cảm ơn cô và Nguyễn Thúy Chi, nhưng miệng ông ấy lại không thể nói nên lời.
Cả đời này ông ấy chỉ lẻ loi một mình, có lẽ là chưa bao giờ nghĩ đến lúc tuổi già nằm trên giường, sẽ có người đến chăm sóc mình. Nếu như không phải có Nguyễn Khê, có thể ông ấy đã chấm dứt cuộc đời này tại bên cạnh lu nước trong phòng bếp ngay vào ngày đầu năm mới.
Dù sao ngoại trừ Nguyễn Khê, cũng không còn ai đến chúc tết ông ấy.
Sau khi cất kỹ chìa khóa đi, Nguyễn Khê lại hỏi ông ấy: “Thầy, con muốn dạy cô ba của con dùng máy may, có được không ạ?”
Ông thợ may rất dứt khoát nói: “Tất cả mọi thứ trong nhà đều tùy con dùng, không cần phải hỏi lại thầy.”
Giọng nói của Nguyễn Khê được cố tình nâng cao lên: “Đều do con tự quyết định hết sao ạ?”
Ông thợ may khoát khoát tay với cô: “Đều tùy con.”
Nguyễn Khê cười lên: “Thầy nghỉ ngơi một lát đi, con đến phòng bếp nấu cơm ạ.”
Nhưng thực ra Nguyễn Thúy Chi đã ở trong phòng bếp đốt lửa rồi. Dựa theo thức ăn phù hợp cho bệnh nhân, cô ấy vẫn là nấu cháo.
Sau khi Nguyễn Khê và Nguyễn Thúy Chi chăm sóc ông thợ may ăn bữa sáng xong, hai người ăn ở bàn bên ngoài.
Khi đang ăn cháo, Nguyễn Thúy Chi nói với Nguyễn Khê: “Nếu như ngày nào cũng ăn ở đây, chúng ta vẫn nên mang theo một ít thức ăn đến. Nếu chúng ta cứ ăn như thế này, thức ăn nhà ông ấy cũng không đủ cho chúng ta ăn.”
Trước kia một mình Nguyễn Khê ăn ở đây một bữa giữa trưa, cũng không có ăn nhiều cơm lắm, ảnh hưởng không nhiều. Nhưng nếu như cô dẫn theo Nguyễn Thúy Chi đến cùng ăn ở đây, vậy thì thức ăn của nhà ông thợ may thật đúng là không đủ
Cô gật đầu với Nguyễn Thúy Chi: “Vâng.”
DTV
Sau khi hai người dùng bữa xong, Nguyễn Khê dạy Nguyễn Thúy Chi cách sử dụng máy may.
Cô không trực tiếp kêu cô ấy ngồi vào máy đạp bàn đạp liền giống như ông thợ may, mà nói tỉ mỉ qua một lược cho Nguyễn Thúy Chi các bộ phận khác nhau trên máy may, từng thứ được gọi là gì, dùng để làm gì, sử dụng như thế nào.
Nguyễn Thúy Chi cũng kiên nhẫn học tập, thời điểm chăm chú lắng nghe, cô ấy không chớp mắt lấy một cái.
Nguyễn Khê dạy cô ấy đến giữa trưa, chăm sóc ông thợ cơm nước xong xuôi, hai người cùng nhau trở về nhà.
Dù sao cũng đang là tết, đặc biệt hôm nay còn là ngày mùng hai tết, Nguyễn Thúy Lan muốn đưa cả gia đình về nhà mẹ đẻ.
Hai người đi từ từ trên con đường núi trở về, Nguyễn Khê hỏi Nguyễn Thúy Chi: “Thế nào ạ? Chơi máy may có vui không cô?”
Nhắc đến máy may, khoé miệng Nguyễn Thúy Chi tràn đầy ý cười: “Rất vui”.
Thật ra cô ấy vẫn luôn rất thích những thứ này. Khi kết hôn cô ấy có nói là muốn có một chiếc máy may làm sính lễ, nhưng Lưu Hùng biết cô ấy không biết, cảm thấy mua cũng vô dụng nên cuối cùng hai người thương lượng mua một chiếc xe đạp.
Sau khi kết hôn, chiếc xe đạp kia đều được Lưu Hùng dùng để đạp đi làm, căn bản Nguyễn Thúy Chi chưa từng đụng tới.
Thực sự không ngờ rằng cuộc đời này cô ấy vẫn còn có thể được chạm vào máy may như ý nguyện.
Cô ấy và Nguyễn Khê nói về chủ đề mà cả hai đều cảm thấy hứng thú này, vui vẻ hòa thuận đi về phía nhà mình.
Về đến nhà, có Nguyễn Thúy Lan sôi nổi ở đây, bầu không khí năm mới lại càng rộn ràng lên một tầm cao mới.
Nhưng Nguyễn Khê và Nguyễn Thúy Chi không ở nhà lâu, cơm nước xong xuôi lại đến nhà ông thợ may.
Thấy hai người muốn cùng nhau rời đi, Nguyễn Thúy Lan cười nói: “Nhìn hai cô cháu thế này, ai không biết còn tưởng là hai chị em đấy.”
Nguyễn Thúy Chi đưa tay đập cô ấy: “Suốt ngày nói vớ nói vẩn.”
Cô ấy đã hơn ba mươi tuổi rồi, Nguyễn Khê chỉ mới mười mấy tuổi, có phải người mù mới nhìn thành chị em hay không chứ.
***
Sau khi Nguyễn Khê và Nguyễn Thúy Chi rời đi sau bữa ăn trưa, gia đình Nguyễn Thúy Lan ở lại cho đến khi mặt trời lặn về phía tây mới trở về nhà.
Sau đó chân trước gia đình Nguyễn Thúy Lan vừa đi, chân sau bà mối đã đến nhà.
Lưu Hạnh Hoa đã nhờ bà mối tìm đối tượng cho Nguyễn Trường Sinh từ lâu, thấy bà mối đến, tất nhiên sẽ tiếp đãi rất nhiệt tình.
Bà mối Phương ăn chút đồ ăn vặt, uống ly trà rồi nói với Lưu Hạnh Hoa: “Tôi đã nhìn kỹ cho bà rồi, có một cô gái của nhà đó ở thôn Xích Vũ, rất thích hợp với Tiểu Ngũ Tử nhà bà. Cô gái kia vẻ ngoài xinh xắn, các thành viên trong nhà cũng tốt, còn đi học đại học mấy năm nữa”.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.