Nguyễn Khê đã vẽ một số kiểu đồng phục theo tính tình và dáng người của con trai bà tóc ngắn, mỗi kiểu khác nhau để bà tóc ngắn và con trai chọn hai bộ. Bà tóc ngắn xem bộ nào cũng thích, phân vân một lúc lâu mới chọn ra hai bộ.
Nguyễn Khê rập giấy theo kiểu mà bà ta chọn, Nguyễn Thúy Chi thì đứng bên cạnh làm đủ loại kỹ thuật giúp cô.
Làm được một lúc, người trong thôn đã đến xem náo nhiệt.
Người trong thôn không có trò giải trí nào khác, dù sao cũng không có trò vui nào để tụ tập. Bình thường nhà nào triệt sản heo rừng cũng thu hút rất nhiều người đến vây quanh xem trò vui, huống hồ là chuyện may quần áo này.
Người đến xem trò vui có cả trẻ con, cũng có các cô gái trẻ tuổi chưa lấy chồng, còn có cả phụ nữ và các bà già.
Chiều hôm nay mẹ Tạ cũng không làm việc trong đội sản xuất, ăn cơm xong thì đi đến nhà người phụ nữ tóc ngắn.
Hai ngày nay bà ta ăn không ngon ngủ không yên, nếu như không đích thân đến và làm rõ chuyện này, e rằng tối nay bà ta vẫn ăn không ngon ngủ không yên. Cho nên bà ta cần phải đích thân đến đây xem.
Lúc đi bà ta bảo Tạ Đào: “Con có đi không?”
Tạ Đào trốn trong phòng không ra ngoài: “Con không đi đâu.”
Trong lòng cô ấy rất hoang mang, rất sợ mình không còn thể diện nữa nên không muốn đi.
Kết quả mẹ Tạ đi được một lúc, bạn tốt của cô ấy là Nhị Mai đến.
Nhị Mai vẫn chưa biết chuyện này, chỉ nói với Tạ Đào: “Nghe nói cô thợ may đến đây may đồ, đúng lúc mình có mấy bộ nhờ cô ấy sửa, cậu đi cùng mình đi. Ở trong nhà lâu chẳng vui gì cả, ra ngoài xem trò vui.”
Tạ Đào nói trong người không khỏe, không muốn đi, nhưng lại bị Nhị Mai lôi kéo.
Đến nhà người phụ nữ tóc ngắn, Nguyễn Khê và Nguyễn Thúy Chi đang cắt may.
Nhị Mai nhìn thấy, nói: “Cô thợ may này nhìn xinh thật đấy.”
Tạ Đào đứng bên cạnh cô ấy nhìn Nguyễn Khê, rồi lại nhìn Nguyễn Thúy Chi. Trong lòng cô ấy giống như bị nhét một tấn bông, đến thở cũng thấy mệt mỏi. Nếu như Nhị Mai không ôm cánh tay cô ấy, cô ấy đã cất bước quay về nhà rồi.
Đã nửa năm rồi cô ấy chưa gặp Nguyễn Trường Sinh, nhưng khi nhìn thấy gương mặt Nguyễn Thúy Chi, chỉ cần nhìn một cái là biết cô ấy rất giống với Nguyễn Trường Sinh. Vì thế không cần người khác nói, Tạ Đào cũng chắc chắn người đó chính là chị ba của Nguyễn Trường Sinh.
Mặt cô ấy nóng ran, lòng bàn chân giống như giẫm lên gai nhím.
Cô ấy chê ghét chị ba của Nguyễn Trường Sinh là liên lụy mất mặt, không ngờ bây giờ người ta đã thành một thợ may có tay nghề, không chỉ ai thấy cũng khách khí chào hỏi mà cô ấy cũng có thể kiếm được rất nhiều tiền.
Nhị Mai không nhìn thấy vẻ mặt của Tạ Đào, vẫn xem Nguyễn Khê và Nguyễn Thúy Chi làm việc. Những người khác cũng đều xem hai người họ giống như cô ấy, có người tò mò hỏi: “Cô thợ may, đây là học trò cô thu nhận sao?”
Nguyễn Khê mỉm cười nói: “Là tôi dạy tay nghề, nhưng không phải là học trò mà là thợ may đường đường chính chính.”
Nghe thấy lời này, Nhị Mai nói với Tạ Đào đứng bên cạnh: “Cô thợ may này thật giỏi, còn nhỏ tuổi như thế, bản thân không chỉ học giỏi mà còn có thể dạy người khác. Hơn nữa còn dạy rất tốt. Cậu xem kỹ thuật của chị lớn kia kìa.”
Tạ Đào biết “Chị lớn” mà Nhị Mai nói chính là Nguyễn Thúy Chi, cô ấy cũng thấy Nguyễn Thúy Chi không phải chỉ làm việc lặt vặt cho cô thợ may mà cũng đường đường chính chính học kỹ thuật, làm việc vô cùng nhuần nhuyễn và nhanh nhẹn.
Nhưng càng như vậy, trong lòng cô ấy càng hoảng hốt.
Cuối cùng Nhị Mai cũng thu lại ánh mắt nhìn Nguyễn Khê và Nguyễn Thúy Chi, quay đầu nhìn Tạ Đào. Nhìn thấy mặt cô ấy đỏ bừng, Nhị Ma hoảng hốt nói: “Đào Tử, cậu bị sốt rồi sao? Mặt cậu đỏ quá.”
Cô ấy nói như vậy, những người khác đang xem trò vui cũng lập tức dời ánh mắt.
Kể cả Nguyễn Khê và Nguyễn Thúy Chi đang làm việc.
Tạ Đào bỗng nhiên xấu hổ gần chết, rất muốn cúi đầu tìm một cái lỗ để chui xuống.
Không có khe hở để chui vào, cô ấy giơ tay che mặt, lập tức quay người rời đi.
Nguyễn Khê và Nguyễn Thúy Chi thu ánh mắt lại, hỏi người phụ nữ tóc ngắn: “Cái người vừa chạy đi chính là Tạ Đào sao?”
Người phụ nữ tóc ngắn nói: “Đúng vậy đúng vậy, chính là Đào Tử.”
Nguyễn Khê gật đầu, trong lòng nghĩ vẻ ngoài rất xinh đẹp, gương mặt nhìn thanh thú thư thái.
DTV
Người nhạy cảm chỉ cần nói một hai câu là nghe ra tâm tình bên trong, lên tiếng hỏi: “Cô thợ may, cô biết Đào Tử sao?”
Nguyễn Khê mỉm cười, nói với người phụ nữ hỏi mình: “Tôi không biết.”
Không biết thì sao lại hỏi, rõ ràng lời nói này có mâu thuẫn.
Rồi lại có bà lão nói: “Không giống như không quen biết.”
Nguyễn Khê không trả lời, không muốn nói về chuyện của Nguyễn Trường Sinh.