Nguyễn Khiết không biết tại sao anh ấy lại gọi cô là nhóc con, lúc đầu cô ngượng ngùng không dám hỏi, sau này khi đã hoàn toàn quen thuộc cô mới hỏi Trần Vệ Đông: “Tại sao cứ gọi tôi là nhóc con? Tôi cũng chỉ nhỏ hơn anh hai tuổi. “
Tên gọi này, có cảm giác như người lớn đang gọi trẻ con, nhóc con nhóc con.
Kết quả, Trần Vệ Đông nói: “Vì em là một đứa nhút nhát, thân thiết một chút thì là nhóc con.”
DTV
Nguyễn Khiết: “...”
Bỗng không biết nói gì hơn.
Một tuần sau khi nhập học, Nguyễn Khê và Nguyễn Khiết đã hoàn toàn thích nghi với cuộc sống của học kỳ mới, công việc học tập cũng như cuộc sống thường ngày của cô dần đi vào quỹ đạo. Thời gian học trong ngày đều ôn bài, thời gian rảnh rỗi đều dùng để học kiến thức mới.
Học kiến thức mới vẫn là Nguyễn Khê học với Nguyễn Khiết, vì khả năng tự học của Nguyễn Khiết không cao lắm.
Do thời gian có hạn, Nguyễn Khê cũng không muốn lãng phí thêm một năm cho kỳ thi tuyển sinh đại học, và càng không thể để một mình Nguyễn Khiết ở đây đối mặt với Nguyễn Trường Phú và Phùng Tú Anh, vì vậy cô đã bắt Nguyễn Khiết học lấy học để.
Nội dung đời sống hàng ngày, ngoài học vẫn là học.
Đến lớp cũng học, không đến lớp cũng học.
Mỗi ngày đều có những khoảng thời gian hơi khác nhau. Thứ nhất, trên đường đi học về sẽ có Hứa Chước và Trần Vệ Đông đi cùng. Thứ hai là về nhà ăn cơm. Đối mặt với những người khác trong nhà thì thỉnh thoảng phải đối phó với họ .
Ngày tháng lặp đi lặp lại như máy móc rồi cũng trôi qua thật nhanh, dường như bình minh và hoàng hôn ngày nào cũng giống nhau.
Trong nhiều lần bình minh và hoàng hôn, vị trí của mặt trời thay đổi từ bắc xuống nam, nhiệt độ trên mặt đất dần dần bước vào mùa hè nóng bức từ mùa đông lạnh giá.
Mặc dù Nguyễn Khê và Nguyễn Khiết đều học tập mỗi ngày, nhưng nội dung chính trên trường hoàn toàn không phải là học, thậm chí những kiến thức sách vở cũng không phải là thứ quan trọng. So với học kiến thức, thì học kỹ thuật, nông nghiệp, tư tưởng chính trị mới là quan trọng nhất.
Thỉnh thoảng, nhà trường sẽ tổ chức cho học sinh ra nông trường ngoại ô hoạt động và học tập, đồng thời tổ chức các lớp tư tưởng, chính trị với tần suất nhiều, giáo viên và học sinh sẽ cùng nhau nghiên cứu Tuyên ngôn cộng sản và chủ nghĩa Marx - Lenin làm báo cáo tư tưởng.
Sau đó mở ‘đại hội nhìn đắng cay nhớ ngọt bùi’, tập trung tất cả học sinh ăn rau ăn cháo.
Hôm nay lại đến ngày mở ‘đại hội nhìn đắng cay nhớ ngọt bùi’, sáng sớm nhà trường đã đi luộc rau rừng với cám gạo. Sau khi tan học buổi sáng, giáo viên của mỗi lớp sẽ để học sinh về nhà như thường lệ, và mỗi người mang một cái chén và một đôi đũa đến trường.
Sau bữa trưa, khi gần đến giờ lên lớp, Nguyễn Khê và Nguyễn Khiết vào bếp lấy chén đũa.
Hiện Nguyễn Hồng Binh đang học năm nhất cũng tham gia các hoạt động như mọi người, thế nên tám đứa trẻ trong nhà đang xin Phùng Tú Anh chén đũa trong bếp. Phùng Tú Anh đưa cái chén nhỏ nhất bỏ vào cặp cho Nguyễn Hồng Binh.
Nguyễn Hồng Quân lại đưa tay về phía bà: “Mẹ, cho con một cái nhỏ, cho con một cái nhỏ.”
Ở nhà chỉ có hai cái chén nhỏ, hầu như không có cái nào to bằng bàn tay. Đưa cả cho Nguyễn Hồng Binh và Nguyễn Hồng Quân, còn lại là chén mà cả nhà thường ăn, vì vậy Phùng Tú Anh lấy hai chén nhỏ chia cho mỗi đứa một cái.
Đến lượt Diệp Thu Văn, bà ta hỏi như thường lệ: “Hay là dùng cái này nha?”
Diệp Thu Văn lắc đầu và nói: “To hơn đi.”
Cô ta luôn là một hình mẫu ở trường nên phải ăn nhiều mới được.
Phùng Tú Anh đành lấy cái tô lớn trong tủ chén và đưa cho Diệp Thu Văn.
Nhóm Nguyễn Khê và Nguyễn Khiết lấy chén xong cũng không nán lại lâu, xách chén đũa rồi đeo cặp ra ngoài.
Nguyễn Hồng Quân ra khỏi cổng bắt đầu kêu la, bảo rằng thằng bé không muốn đến trường ăn thức ăn cho heo..
Mỗi lần ‘nhìn đắng cay nhớ ngọt bùi’, thức ăn quả thực đúng là những thứ mà Nguyễn Khê và Nguyễn Khiết cho heo ăn ở dưới quê – vỏ cám trộn trấu nghiền với rau mọc hoang băm nhỏ, luộc với nước sôi. Muốn khó ăn cỡ nào thì có khó ăn cỡ nấy.
Nguyễn Khê cũng muốn kêu than - Không ngờ kiếp này còn có thể thêm trải nghiệm ăn thức ăn cho heo này!
Đến trường chưa được bao lâu thì chuông vào học vang lên, lớp trưởng trực tiếp tổ chức cho các bạn ra ngoài xếp hàng, cầm chén đũa tập trung, từng người một đến bên chiếc thùng sắt lớn và nhận ‘bữa cơm đắng cay” ở thao trường.
Chén nhỏ quá thì phải nghe vài câu phê bình, chén to hơn dĩ nhiên sẽ được khen vài câu.
Chén của Nguyễn Khê và Nguyễn Khiết không lớn cũng không nhỏ, không có lời phê bình hay khen ngợi, sau khi nhận đồ ăn xong, bọn họ theo hàng ngũ của lớp sang một bên, cầm đũa lần lừa thức ăn cho heo trong chén, cảm giác khó chịu trong bụng sôi trào.
Có khó chịu cỡ nào cũng không được bỏ cuộc, có giáo viên, cán bộ lớp đứng xem, buộc phải ăn sạch.