[Thập Niên 70] Tiểu Thợ May Xinh Đẹp

Chương 262:




Mỗi lần Nguyễn Khê trầm ngâm một hồi, chuẩn bị tinh thần thật lâu cho món cám gạo rau dại trong chén kia, sau đó nhắm mắt nín thở, ép bản thân không nghĩ gì nữa, hớp một hơi cho xong

Ăn xong mà thấy tức bụng buồn nôn cũng phải nhịn.

Mà lần nào hớp xong chén này rồi nhìn thầy cô trên đài chủ trì khen Diệp Thu Văn ăn nhiều, Nguyễn Khê lại híp mắt chịu đựng cơn buồn nôn, nghĩ rằng học sinh ưu tú này quả thực không dễ dàng chút nào, lợi hại!

Một học sinh xuất sắc như thế, tốt hơn hết cô không tranh giành, chỉ làm một học sinh bình thường thôi nhỉ.

Là một học sinh bình thường, dẫn dắt Nguyễn Khiết học hành thì được rồi. Lại ăn ‘cơm đắng cay’ như ngày hôm nay, rồi đến nông trại nai lưng làm việc, vác bao tải như mấy hôm kia, những cơ hội để ‘thể hiện’ như vậy cô cóc thèm giành.

Thực sự không có bản lĩnh tranh giành.

Xong ‘bữa cơm đắng cay’ thì đến vòi nước rửa chén đũa, Nguyễn Khê rửa chén, lấy nước súc miệng, thấy xung quanh không có ai, cô ấy nén cơn buồn nôn nhăn mặt, đột nhiên nói: “Chị vái cho Tứ nhân bang mau sụp đổ đi, bà nội nó chịu hết nổi.”

Nguyễn Khiết bị cô chị làm cho giật mình, suýt chút nhảy dựng lên, lật đật nói nhỏ: “Chị à, đừng nói bậy!”

Nguyễn Khê nhổ nước trong miệng, cười đáp: “Không sao, có ai nghe thấy đâu.”

Nguyễn Khiết thở phào: “Chúng ta mau về đi.”

Hai người rửa chén rồi trở lại lớp, tiếp theo là nghe sơ qua về các chủ đề liên quan đến ‘nhìn cay đắng nhớ ngọt bùi’ cả buổi trời. Trên đài chủ trì từng đợt đổi người phát biểu, vào lúc này thật không thể thiếu Diệp Thu Văn và Lục Viễn Chinh.

Sau khi đại hội kết thúc, trở về phòng học nghỉ ngơi một lúc, mà cũng đến giờ về rồi.

Nguyễn Khê và Nguyễn Khiết đeo cặp ra về, cảm giác những thứ ăn hồi trưa vẫn còn đầy trong bụng, chưa hề có dấu hiệu tiêu hóa. Bây giờ muốn nôn cũng chẳng nôn được, chỉ có thể chờ nó tự tiêu thôi.

Ngay khi hai người bước ra khỏi cổng trường, Hứa Chước và Trần Về Đông đến trước mặt. Hai người họ đang cầm hai que kem trong tay và tiến đến gần, Hứa Chước đưa một que cho Nguyễn Khê, và Trần Vệ Đông đưa cho một que Nguyễn Khiết.

“Ăn đồ ngọt ngọt để dịu bớt”

Nguyễn Khê nhìn Hứa Chước, thở nhẹ và nhận que kem: “Cám ơn.”

Nguyễn Khiết nhận que kem từ tay Trần Vệ Đông và đi cạnh anh ở một bên của Nguyễn Khê, trong khi Hứa Chước đi bên phía còn lại của Nguyễn Khê. Bốn người họ vừa ăn kem que, vừa nói chuyện vừa đi về phía trước nên chiếm một chỗ ở bên đường.

Mỗi lần Nguyễn Thu Dương và Diệp Thu Văn nhìn thấy cảnh này trong lòng họ đều rất ghen tị.

Cũng chẳng biết Hứa Chước trúng tà gì, mà đã qua một khoảng thời gian lâu như vậy rồi, ngày nào anh ấy cũng kè kè sau m.ô.n.g Nguyễn Khê, không mua đồ ăn thì mua nước uống cho chị ta, không quan tâm đến thể diện nữa!

Không phải anh ấy rất lôi cuốn sao?

Tại sao không ‘cuốn’ Nguyễn Khê!

Bực mình.

Từ khi Nguyễn Khê ‘bị động’ làm thân với với Hứa Chước, cô đã không còn từ chối đồ ăn mà Hứa Chước mua cho, chủ yếu là vì từ chối rắc rối quá nên nhận cho xong. Tất nhiên, cô ấy cũng sẽ mua trả lại anh một vài thứ, chẳng hạn như mua cho anh một bao t.h.u.ố.c lá hay gì đó.

Đã nói là không làm bạn với anh, nhưng sau một thời gian dài thì gần như là bạn bè rồi.

DTV

Hôm nay là thứ bảy, trường cho nghỉ một ngày chủ nhật, nhấm nháp hết que kem thì đã về đến cổng đại viện, Hứa Chước lại rủ Nguyễn Khê và Nguyễn Khiết đi chơi vào chủ nhật. Và tất nhiên không ngoài dự kiến, Nguyễn Khê vẫn từ chối.

Không phải cô ấy không muốn ra ngoài chơi với nhóm Hứa Chước, chỉ là thời gian quý giá, hiếm khi được cả ngày, đương nhiên cô muốn dành một khoảng thời gian lớn như vậy cho việc học, dạy Nguyễn Khiết những kiến thức còn dang dở.

Thấy Nguyễn Khê sẽ không đi, Trần Vệ Đông nói với Nguyễn Khiết: “Nhóc con, vậy em đi đi.”

Nguyễn Khiết vội lắc đầu: “Chị tôi không đi tôi cũng không đi.”

Thấy không hẹn được hai chị em, Hứa Chước và Trần Vệ Đông bỏ cuộc thêm một lần nữa.

Sau khi đưa Nguyễn Khê và Nguyễn Khiết vào đại viện một đoạn, họ cũng không la cà mà nhà ai nấy về.

Mọi thời gian rảnh rỗi đối với Nguyễn Khê và Nguyễn Khiết đều buồn tẻ, đặc biệt là vào ngày cuối tuần. Sáng dậy tắm rửa ăn sáng xong rồi lên lầu ngồi học, học đến trưa thì xuống lầu ăn cơm rồi lại lên lầu học bài.

Chính cái kiểu mà Phùng Tú Anh đã phàn nàn, hai đứa ngoài giờ ăn ra không hề xuống lầu nửa bước.

Nhưng cũng có những thời điểm đặc biệt và ngoại lệ, chẳng hạn tối nay quảng trường khu đại viện sẽ chiếu phim, Nguyễn Khiết đang ngồi trên bàn đọc sách, xem một phút thì thất thần năm phút vì âm thanh của bộ phim, thế không cần cố học nữa.

Thấy tâm trí Nguyễn Khiết đã bay ra ngoài từ lâu, có ngồi trên bàn cũng không thể học vào. Này là trạng thái tồi tệ nhất, thế nên Nguyễn Khê bèn đóng sách lại và nói với cô em: “Đi thôi, chúng ta đi xem phim.”


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.