[Thập Niên 70] Tiểu Thợ May Xinh Đẹp

Chương 284:




Trong lòng ông tạ, Diệp Thu Văn và Nguyễn Thu Dương không giống nhau, mấy người Nguyễn Thu Dương phạm sai lầm bởi vì tuổi còn nhỏ hoặc nhất thời miệng nhanh hơn não, cần giáo dục. Nhưng Diệp Thu Văn cái gì cũng hiểu, đây là việc khiến Nguyễn Trường Phú không thể tha thứ nhất.

Cho dù Phùng Tú Anh vô dụng, đầu óc mơ hồ, không thể nhận ra vấn đề của cô ta để ngăn cản cô ta, nhưng rõ ràng ông ta đã nói không được yêu đương, không được vi phạm kỷ luật trường học. Mấy người Nguyễn Thu Dương đều nghe hiểu, lẽ nào Diệp Thu Văn không nghe hiểu sao?

Cái gì cô ta cũng hiểu, thậm chí cô ta có thể dễ dàng làm hài lòng Phùng Tú Anh, chỉ là không để người cha này vào mắt mà thôi.

Ông ta đối với cô ta còn thân thiết hơn con gái ruột, trong nhà ai cũng chịu ủy khuất chỉ có Diệp Thu Văn là không hề. Từ nhỏ đến lớn vì sợ tâm tư cô ta nhạy cảm nhớ cha mẹ ruột của mình, sợ cô ta mang theo em trai của mình là Diệp Phàm cùng chịu ủy khuất, cho nên bọn họ dốc hết toàn lực đối tốt với cô ta.

Vì cô ta, ông ta để cho những đứa con của mình chịu ủy khuất, để Nguyễn Thu Dương, Nguyễn Thu Nguyệt không tranh giành với cô ta, thậm chí ngay từ đầu còn ném Nguyễn Khê về nông thôn để ông bà nội nuôi dưỡng, kết quả thì sao, cô ta báo đáp người cha như ông ta như vậy đó.

Trong ngôi nhà này, với ai ông ta cũng mang nợ, nhưng đối với Diệp Thu Văn, ông ta không thẹn với lòng!

Nếu gia đình không cho cô ta đủ cảm giác an toàn và tình yêu thương, cô ta đi ra ngoài để tìm kiếm sự ấm áp và tình yêu thương của người khác thì đây là điều ông ta đáng phải chịu. Nhưng ở nhà bọn họ, bất kể là vật chất hay tinh thần, Diệp Thu Văn đều là người có được nhiều nhất. Tám đứa con trong nhà, người không nên làm chuyện này nhất chính là cô ta!

Có đôi khi ông ta nghĩ, có lẽ đây chính là báo ứng.

Lúc trước ông ta vì Diệp Thu Văn mà đưa Nguyễn Khê về nông thôn, một năm kéo một năm không trở về đón, kéo dài mười mấy năm, từ thời khắc Nguyễn Khê trở về thành phố vào năm ngoái, báo ứng của ông ta cũng đã bắt đầu.

Cho đến bây giờ, ông ta đã trở thành một người cha thất bại đến cực điểm, đối với con gái lớn cẩn thận dốc hết toàn lực nhưng không nuôi dạy tốt, ném con gái thứ hai ở nông thôn chịu mười mấy năm khổ sở, đến bây giờ căn bản cũng không thèm nhận người cha như ông ta.

Người làm cha như ông ta thất bại vô cùng!

Bên đường, cây ngô đồng và bạch quả đã rụng hết lá chỉ còn lại những cành cây trơ trụi.

Mùa đông đã đến.

Ngày cuối cùng trước khi kỳ nghỉ đông bắt đầu, lớp học chỉ còn lại một vài học sinh thưa thớt.

Nguyễn Khê và Nguyễn Khiết đến trường lấy đề thi cuối kỳ, sau khi lấy được cũng không vội vàng đi, ngồi lại trong lớp học một lúc. Đợi đến giờ tan học, hai người mới thu dọn sách vở về nhà.

Hoàng hôn buổi chạng vạng đỏ rực rỡ, bóng của hai người kéo dài bên đường.

Nguyễn Khiết hỏi Nguyễn Khê: “Năm nay có về ăn Tết không?”

Nguyễn Khê không chút nghĩ ngợi nói: “Đương nhiên phải về chứ, tối nay khi về chị sẽ nói với Nguyễn Trường Phú một tiếng, bảo ngày mai ông ta chuẩn bị giấy tờ thông hành cho chúng ta rồi sắp xếp một chút, sáng sớm ngày kia chúng ta sẽ trở về.”

Nguyễn Khiết cười rộ lên: “Lại sắp được về thăm ông bà nội rồi.”

Cả năm không gặp, bình thường hai nơi liên lạc tương đối khó khăn, mấy tháng mới có thể qua lại một phong thư, hơn nữa trong thư cũng không nói gì nhiều, mỗi lần đều chỉ viết một vài lời báo bình an cùng mấy chuyện vặt vãnh, căn bản không xua đi được cảm giác nhớ nhà.

Hai người nói xong chuyện về nhà ăn tết thì cũng về đến nhà, lúc định vào cửa, Nguyễn Khê chợt quay lại, đến bên hòm thư xem có lá thư nào gửi cho mình hay không. Bình thường cô không nhận được nhiều thư, cách vài ngày mới kiểm tra hòm thư.

Nhưng hôm nay may mắn hơn, cô mở hòm thư và thấy được lá thư gửi cho mình.

Xem xong bì thư, cô cười nói với Nguyễn Khiết: “Là Lăng Hào gửi tới.”

Nhận được thư, cô không lập tức xé mở để xem, mà cầm trong tay rồi đi lên lầu, vào trong phòng mới mở ra xem.

Bởi vì không phải viết cho Nguyễn Khiết, Nguyễn Khiết đương nhiên không tò mò trong thư viết gì.

Nếu đó là một lá thư từ gia đình, hai người sẽ đọc cùng nhau.

Nguyễn Khê ngồi ở bên bàn cẩn thận mở phong thư, chậm rãi đọc thư, đọc được một nửa ánh mắt cô đột nhiên sáng lên, sau đó trên mặt hiện lên ý cười, cuối cùng đọc xong bức thư cô nhìn về phía Nguyễn Khiết nói: “Nhà Lăng Hào được sửa lại án xử sai rồi!”

Nguyễn Khiết nghe nói như vậy sửng sốt, ngẩng đầu nhìn Nguyễn Khê: “Sửa lại án xử sai ư?”

DTV

Nguyễn Khê gật gật đầu: “Từ sau khi bốn người ngã xuống, rất nhiều người đều bình phản.”


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.